Sử dụng thuốc chống đông – chống ngưng tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhồi máu não cấp

Tóm tắt Sử dụng thuốc chống đông – chống ngưng tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhồi máu não cấp: ...xcel 2003. III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Tuổi và giới tính - Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 68,6 ± 1,55 tuổi, bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 16 tuổi, cao nhất là 101 tuổi. - Tỷ lệ mắc NMN tăng theo tuổi, đặc biệt sau 45 tuổi và cao nh...el (2,9%, 2 bệnh nhân). Đối chiếu với Hướng dẫn của ASH/AHA 2007, aspirin đơn độc hoặc clopidogrel đơn độc đều là liệu pháp muộn chống NTTC được khuyến cáo sử dụng để phòng tái phát ĐQ sau NMN cấp-không-có-nguồn-gốc-huyết-khối-từ-tim [1]. Phối hợp aspirin + clopidogrel dùng dài ngày không đư... khởi đầu theo khuyến cáo của Mỹ là 325mg/ngày [1] và theo khuyến cáo của ACCP là 150-325 mg/ngày [2]. Trong nghiên cứu ghi nhận hầu hết các BN được chỉ định aspirin trong vòng 48h sau khởi phát NMN vẫn dùng liều thấp 100mg/ngày như liều phòng ĐQ tái phát (69%), chỉ có 31% dùng liều cao là 200...

pdf5 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sử dụng thuốc chống đông – chống ngưng tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhồi máu não cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG – CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU 
TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP 
Võ Thị Hà*, Hoàng Thị Kim Huyền**, Hoàng Khánh* 
* ĐH Y Dược Huế, **ĐH Dược Hà Nội 
Summary 
 The study involved 94 patients with acute ischemic stroke internally in the Department of 
General Internal Medicine - Geriatric Medicine, Department of Endocrinology - Neurology – 
Respiratory Medicine, Department of Cardiovascular Medicine and Department of Emergency at 
Hue Central Hospital from 01/08/2010 to 31/06/2011. The antiaggregants and anticoagulants was 
administered in 72.3% and 19.2%, respectively. In 69 patients using antiaggregants and/or 
anticoagulants, aspirin accounted for 73.9% and clopidogrel 34.8%; enoxaparin made up 24.6% 
and warfarin 7.2%. For the first antithrombotic therapy, a single therapy was employed most 
frequently (78.3%) and multiple therapies with two drugs and three drugs were 18.9% and 5,8%, 
respectively; of 6 different antithrombotic regimens used and the most common regimens were 1 
antiaggregant or 1 antiaggregant + 1 anticoagulant (respectively, 71.0% and 15.9%). The 
percentage of patients using aspirin during the first 48 hours of onset in the whole sample was 
27.7% and in 59 patients hospitalized in the first 48 hours of onset was 44,1%. In 68 patients 
taking antiaggregants, the rate of change of antiplatelet agents was 5.9% and the discontinuation 
rate 0.0% and a mean duration of treatment 13 ± 1.2 days. Of 18 patients taking anticoagulants, 
patients taking anticoagulants within the first 96 hours of onset accounted for 50%, the rate of 
change of anticoagulants was 5.6%, discontinuation rate 22.2% and a mean duration of treatment 
8 ± 1.6 days. One patient suffered a lower gastrointestinal bleeding while taking anticoagulant. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Thuốc chống đông (CĐ) được sử dụng >50 năm để điều trị cho bệnh nhân (BN) nhồi máu 
não (NMN) cấp. Dù những thuốc này tiếp tục được chỉ định phổ biến nhưng lợi ích của việc 
chống đông khẩn cấp trên đối tượng này vẫn là chủ đề tranh cãi. Vẫn còn nhiều bất đồng về quan 
điểm lựa chọn tác nhân chống đông, đường dùng, liều dùng, mức chống đông yêu cầu, thời điểm 
và thời gian điều trị [1]. Trong khi đó, những lợi ích của việc dùng lâu dài thuốc chống ngưng tập 
tiểu cầu để phòng đột quỵ tái phát đã được khẳng định hơn 25 năm qua. Tuy nhiên, lợi ích tiềm 
năng của liệu pháp dùng sớm aspirin (trong vòng 48 giờ từ khi khởi phát) trên BNNMN chỉ được 
ghi nhận sau công bố của hai nghiên cứu lớn ngẫu nhiên có đối chứng (thử nghiệm CAST và thử 
nghiệm IST) vào năm 1997 [6]. Nhìn chung, nhóm thuốc CĐ và CNTTC là hai nhóm điều trị đặc 
hiệu NMN cấp hiệu quả nhưng có nguy cơ cao gặp tác dụng có hại nghiêm trọng nên việc sử 
dụng trên lâm sàng cần thận trọng. Do đó, phân tích việc sử dụng hai nhóm thuốc này trên bệnh 
nhân NMN cấp là cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng điều trị nói chung trên bệnh nhân 
NMN tại Bệnh viện Trung ương Huế - bệnh viện lớn nhất khu vực miền Trung – Tây nguyên, nơi 
tiếp nhận hàng năm rất nhiều bệnh nhân NMN cấp. Vì vậy, đề tài được tiến hành với hai mục tiêu 
chính: 
- Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc chống đông trên bệnh nhân nhồi máu não cấp. 
- Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhồi máu não cấp. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân (BN) đang điều trị nội trú tại Khoa Nội tổng hợp – Lão khoa, Khoa Nội tiết - Thần 
kinh - Hô hấp, Khoa Nội tim mạch và Khoa Hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Trung Ương Huế 
trong khoảng thời gian từ 01/08/2010 đến tháng 31/06/2011. 
Tiểu chuẩn lựa chọn 
- BN được chẩn đoán là NMN với: thời gian xuất hiện đột ngột, thiếu sót chức năng thần kinh 
khu trú, tồn tại quá 24 giờ hoặc gây tử vong trong 24 giờ, loại trừ nguyên nhân chấn thương 
và/hoặc kết quả CT scan/chụp cộng hưởng từ hạt nhân loại trừ thể xuất huyết não. 
- BN nhập viện trong giai đoạn cấp (trong vòng 7 ngày từ khi khởi phát). 
Tiêu chuẩn loại trừ 
- Bằng chứng chảy máu não trên CT-scan 
- Triệu chứng gợi ý chảy máu não dù CT-scan là bình thường 
- Nhồi máu não thoáng qua 
- Nhồi máu não đến viện sau 7 ngày từ ngày khởi phát. 
- Những trường hợp phối hợp XHN và NMN 
- U não giảm tỷ trọng, migraine, xơ rải rác, bệnh nhân có rối loạn tâm thần kinh, các rối loạn 
về vận động, vận ngôn có từ trước. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, không can thiệp. Dữ liệu thu thập dựa theo thông tin trong bệnh án, 
lời khai trực tiếp của bệnh nhân, người nhà BN và bác sĩ điều trị. Dữ liệu được thu thập và điền 
vào Phiếu thông tin theo mẫu. 
2.3. Xử lý kết quả nghiên cứu 
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 15.0 và 
Excel 2003. 
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 
Tuổi và giới tính 
- Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 68,6 ± 1,55 tuổi, bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 
16 tuổi, cao nhất là 101 tuổi. 
- Tỷ lệ mắc NMN tăng theo tuổi, đặc biệt sau 45 tuổi và cao nhất ở độ tuổi 75-84 tuổi và thấp 
nhất là ở độ tuổi dưới 45. 
- Tỷ lệ nam/nữ là 1,24. Tỷ lệ mắc NMN theo từng phân lớp tuổi của nam nhỏ hơn hoặc bằng 
nữ trừ lứa tuổi 55-64 và >85. 
Thời gian từ lúc khởi phát đến khi nhập viện 
- Tỷ lệ BN nhập viện trong vòng 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ sau khi khởi phát ĐQ khá cao, 
tương ứng là 42,5%, 62,7% và 64,8%. 
- Tỷ lệ BN nhập viện sớm trước 3 giờ từ khi khởi phát là thấp (7,4%). 
Tình trạng ý thức khi nhập viện 
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm Glasgow 
Điểm Glasgow N Tỷ lệ (%) 
Hôn mê (≤ 8) 11 11,7 
Rối loạn ý thức nhẹ và vừa (9-14) 51 54,3 
Tỉnh táo (15) 32 34,0 
Tổng 94 100,0 
Nhận xét: Trong toàn mẫu nghiên cứu: bệnh nhân có rối loạn ý thức nhẹ và vừa chiếm 54,3%, 
tỉnh táo (34,0%) và hôn mê (11,7%). 
3.2. Phân tích sử dụng thuốc chống đông – thuốc chống ngưng tập tiểu cầu 
 Trong số 94 BN thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ được thu thập vào mẫu 
nghiên cứu, tỷ lệ BN sử dụng thuốc CNTTC là khá cao 72,3% trong khi thuốc CĐ là 19,2%. 
Trong đó, thuốc CNTTC được chỉ định cho hầu hết các BNNMN cấp-không-do-huyết-khối-từ-
tim. Trong khi, 18 BN được chỉ định dùng thuốc CĐ, khoảng phần nửa là các BN với NMN-có-
nguồn-gốc-huyết-khối-từ-tim không hoặc có kèm liệt người; các trường hợp khác thường có liệt, 
xét nghiệm hình ảnh thấy tắc động mạch chi dưới, tắc động mạch não hoặc có hội chứng tăng tiểu 
cầu... 
Danh mục thuốc chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu sử dụng 
Bảng 2. Danh mục thuốc chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu 
Nhóm Tên quốc tế Bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
Chống ngưng tập tiểu 
cầu 
Aspirin 51 73,9 
Clopidogrel 24 34,8 
Chống đông 
Enoxaparin 17 24,6 
Acenocoumarol 5 7,2 
Tổng 69 100 
Nhận xét: Trong 69 BN có sử dụng thuốc CNTTC và/hoặc thuốc CĐ, aspirin chiếm 73,9% và 
clopidogrel chiếm 34,8%; enoxaparin 24,6% và acenocoumarol 7,2%. 
Các phác đồ thuốc chống huyết khối 
Bảng 3. Các phác đồ thuốc chống huyết khối 
Phác đồ Kiểu phối hợp Thuốc phối hợp N % N % 
Một 
thuốc 
1 CNTTC 
Asp 33 47,8 
52 75,3 Clop 16 23,2 
1 CĐ Enox 3 4,3 
Hai thuốc 
2 CNTTC Asp + Clop 2 2,9 
13 18,9 
1 CNTTC + 1 CĐ 
Asp + Enox 10 14,5 
Asp + Acen 1 1,4 
Ba thuốc 
2 CNTTC + 1CĐ 
Asp + Clop + Enox 1 1,4 
4 5,8 Asp + Clop + Acen 1 1,4 
1 CNTTC + 2 CĐ Asp + Enox + Acen 2 2,9 
Tổng 69 100,0 69 100,0 
Asp: aspirin Clop: clopidogrel Enox: enoxaparin Acen: acenocoumarol 
Nhận xét: Khảo sát các phác đồ chống huyết khối sử dụng cho thấy phác đồ một thuốc là chủ yếu 
(75,3%), phác đồ dùng hai thuốc và ba thuốc chiếm tương ứng 18,9% và 5,8%. Có 6 kiểu liệu 
pháp được sử dụng, trong đó liệu pháp dùng 1TCNTTC và 1TCNTTC + 1TCĐ là phổ biến nhất 
(tương ứng là 71,0% và 15,9%). 
 Trong nghiên cứu, phần lớn các phác đồ thuốc CNTTC ban đầu được sử dụng là aspirin 
đơn độc (47,8%); clopidogrel đơn độc (23,2%) và phối hợp aspirin + clopidogrel (2,9%, 2 bệnh 
nhân). Đối chiếu với Hướng dẫn của ASH/AHA 2007, aspirin đơn độc hoặc clopidogrel đơn độc 
đều là liệu pháp muộn chống NTTC được khuyến cáo sử dụng để phòng tái phát ĐQ sau NMN 
cấp-không-có-nguồn-gốc-huyết-khối-từ-tim [1]. Phối hợp aspirin + clopidogrel dùng dài ngày 
không được khuyến cáo sử dụng vì nguy cơ chảy máu cao, trừ trường hợp BN có đặt stent mạch 
vành gần đây hay có hội chứng mạch vành cấp [2]. Cả 2 BN dùng phối hợp aspirin + clopidogrel 
đều không nằm trong chỉ định trên, tuy nhiên thời gian duy trì phối hợp trên không dài (1 - 4 
ngày) cho nên lo ngại về biến chứng chảy máu khi dùng phối hợp này là không đáng kể. Một 
điều đáng chú ý là không có BN nào được chỉ định dùng phối hợp aspirin và dipyridamole – một 
phối hợp được ưa dùng hơn aspirin đơn độc để dự phòng ĐQ tái phát theo Khuyến cáo của AHA 
và ACCP [1], [2]. 
 Các hướng dẫn điều trị thường khuyến cáo sử dụng thuốc CĐ/CNTTC trên các bệnh lý đơn 
lẻ. Tuy nhiên, trong thực tế, một BNNMN cấp có thể có đồng thời nhiều nguy cơ huyết khối khác 
nhau và việc lựa chọn thuốc và phác đồ điều trị phải cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của liệu 
pháp điều trị trên từng BN cụ thể. Điều này đặc biệt khó khăn khi hiện chưa có hướng dẫn nào về 
việc phối hợp các nhóm thuốc này. Việc phối hợp hai nhóm này được chỉ định rất thận trọng trên 
lâm sàng. Phần lớn là phối hợp 1CĐ + 1 CNTTC. Còn 04 BN dùng phối hợp 2CĐ + 1CNTTC 
hoặc 1CĐ + 2CNTTC là những BN nặng, có nguy cơ huyết khối rất cao (bị đồng thời rung nhĩ, 
suy tim, giãn nhĩ thất, hẹp hở van tim, liệt người), trong đó một BN chụp MSCT đã phát hiện tắc 
ĐM chậu. 
Một số đặc điểm sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu 
Bảng 4. Một số đặc điểm sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu 
Đặc điểm sử dụng thuốc Số BN Cỡ mẫu so sánh Tỷ lệ (%) 
Tỷ lệ dùng 
aspirin trong vòng <48h từ 
khi khởi phát 
26 
94 
(toàn mẫu) 
27,7 
59 
(số BN nhập viện <48h từ khởi phát) 
44,1 
Tỷ lệ thay thuốc 4 68 
(số BN dùng thuốc CNTTC) 
5,9 
Tỷ lệ dừng thuốc 0 0,0 
Số ngày dùng thuốc 13,0 ± 1,2 
Nhận xét: Theo khuyến cáo của Mỹ năm 2007, dùng aspirin đường uống trong vòng 24 đến 48 
giờ sau khởi phát ĐQ được khuyến cáo dùng cho hầu hết các BN [1]. Trong nghiên cứu, tỷ lệ BN 
nhận aspirin trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát ĐQ là 27,7% so với toàn mẫu và 44,1% so với 
mẫu là các BN nhập viện trong vòng 48 giờ từ khi khởi phát. Việc chậm trễ chỉ định aspirin sớm 
thường là do đợi kết quả CT.scan loại trừ xuất huyết não. Có quan điểm cho rằng, aspirin có thể 
bắt đầu dùng ngay lập tức thậm chí nếu CT hoặc MRI chưa thể thực hiện ngay và xuất huyết nội 
sọ không có vẻ là nguyên nhân gây ĐQ bởi vì không có bằng chứng rõ ràng về tác hại của vài 
liều dùng aspirin trong khi đợi kết quả CT.scan [3]. 
 Về một số đặc điểm sử dụng thuốc chống NTTC: Tỷ lệ thay thuốc là 5,9% và không có 
trường hợp nào phải dừng sử dụng thuốc chống NTTC. Số ngày sử dụng thuốc chống NTTC 
trung bình là 13,0 ± 1,2 ngày. 
 Về liều dùng khởi đầu của liệu pháp aspirin sớm, liều dùng phải lớn (và chắc chắn là lớn 
hơn liều yêu cầu để phòng ĐQ thứ phát) để ức chế tổng hợp thromboxane nhanh và hoàn toàn 
[3]. Liều khởi đầu theo khuyến cáo của Mỹ là 325mg/ngày [1] và theo khuyến cáo của ACCP là 
150-325 mg/ngày [2]. Trong nghiên cứu ghi nhận hầu hết các BN được chỉ định aspirin trong 
vòng 48h sau khởi phát NMN vẫn dùng liều thấp 100mg/ngày như liều phòng ĐQ tái phát (69%), 
chỉ có 31% dùng liều cao là 200mg/ngày hoặc 300mg/ngày. Liều aspirin dùng trong giai đoạn 
muộn là 100mg/ngày, phù hợp với các khuyến cáo [1], [2]. 
Một số đặc điểm sử dụng thuốc chống đông 
Bảng 5. Một số đặc điểm sử dụng thuốc chống đông 
Đặc điểm sử dụng thuốc Số BN Tỷ lệ (%) 
Thời điểm dùng thuốc từ 
khi khởi phát 
< 48 h 6 33,3 
48-96h 3 16,7 
> 96 h 9 50,0 
Tổng 18 100,0 
Tỷ lệ thay thuốc 1 5,6 
Tỷ lệ dừng thuốc 4 22,2 
Số ngày dùng thuốc 8,1 ± 1,6 
Nhận xét: 
 Một câu hỏi quan trọng cần cân nhắc khi chỉ định thuốc CĐ là khi nào là thích hợp để bắt 
đầu điều trị? Việc dùng sớm thuốc CĐ để phòng ĐQ tái phát trên BNNMN cấp không được 
khu yến cáo sử dụng (đặc biệt các NMN vừa và nặng) [5]. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến 
cáo dùng sớm thuốc CĐ cho vài dưới nhóm ĐQ bao gồm ĐQ do huyết khối từ tim, ĐQ tiến triển, 
ĐQ do xơ vữa động mạch lớn hoặc dị dạng động mạch [4]. Thông thường phải đợi 2-14 ngày 
trước khi bắt đầu dùng thuốc CĐ và thời gian đợi chờ cụ thể phụ thuộc vào mức độ khẩn cấp của 
chỉ định với mức độ nguy cơ trên từng BN [5]. Trong nghiên cứu, trong số 18 BN dùng thuốc 
CĐ, thời điểm bắt đầu dùng thuốc CĐ sau 48 giờ và 96 giờ từ khi khởi phát chiếm lần lượt 33,3% 
và 50,0%. Tỷ lệ thay thuốc là 5,6% và tỷ lệ dừng sử dụng thuốc trước khi xuất viện là khá cao 
với 22,2%. Số ngày sử dụng thuốc CĐ trung bình là 8,1 ± 1,6 ngày. 
 Về việc giám sát điều trị, khi sử dụng thuốc CNTTC, công thức máu và độ NTTC là những 
xét nghiệm được tiến hành để theo dõi. Đối với thuốc CĐ, kiểm tra BN không có tiền sử xuất 
huyết, không bị bệnh gan thận, không giảm tiểu cầu, không bị viêm loét dạ dày – tá tràng trước 
khi chỉ định thuốc CĐ. Đa số BN được xác định INR trước khi dùng thuốc và một số được xét 
nghiệm chức năng đông máu theo dõi trong quá trình điều trị. Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu 
xuất huyết hệ thống (tiêu hóa trên, dưới, xuất huyết não...). Trong thời gian nghiên cứu ghi nhận 
một trường hợp dùng thuốc CĐ enoxaparin một thời gian, sau chuyển sang dùng acenocoumarol 
bị xuất huyết dưới và phải dừng chỉ định thuốc CĐ ngay sau đó. 
IV. KẾT LUẬN 
 Qua nghiên cứu 94 BNNMN cấp điều trị tại Khoa Nội tổng hợp – Lão khoa, Khoa Nội tiết 
- Thần kinh - Hô hấp, Khoa Nội tim mạch và Khoa Hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Trung Ương 
Huế nhập viện từ tháng 08/2010 đến tháng 06/2011, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 
- Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 68,6 ± 1,6. Tỷ lệ nam/nữ là 1,24. 
- Tỷ lệ BN nhập viện trong vòng 3 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ sau khi khởi phát ĐQ tương ứng 
là 7,4%, 42,5%, 62,7% và 64,8%. 
- Trong toàn mẫu nghiên cứu: bệnh nhân có rối loạn ý thức nhẹ và vừa chiếm 54,3%, tỉnh táo 
(34,0%) và hôn mê (11,7%). 
- Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (TCNTTC) và thuốc chống đông (TCĐ) là 
72,3%; 19,2%. Trong 69 BN có sử dụng TCNTTC và/hoặc TCĐ, aspirin chiếm 73,9% và 
clopidogrel chiếm 34,8%; enoxaparin 24,6% và acenocoumarol 7,2%; về phác đồ chống huyết 
khối ban đầu được sử dụng: phác đồ một thuốc là chủ yếu (75,3%), phác đồ hai thuốc và ba thuốc 
chiếm tương ứng 18,9% và 5,8% ; 6 liệu pháp khác nhau được sử dụng, trong đó phác đồ 
1TCNTTC và 1TCNTTC + 1TCĐ là phổ biến nhất (tương ứng là 71,0% và 15,9%). Tỷ lệ BN 
dùng aspirin trong 48 giờ từ khi khởi phát so với toàn mẫu là 27,7%. Trong 68 BN dùng thuốc 
CNTTC, tỷ lệ thay thuốc là 5,9% và dừng thuốc là 0,0%. Số ngày dùng trung bình 13 ± 1,2 ngày. 
Trong số 18 BN dùng thuốc CĐ, tỷ lệ BN dùng thuốc CĐ trong vòng 96 giờ chiếm 50%, tỷ lệ 
thay thuốc 5,6% và tỷ lệ dừng thuốc 22,2%, số ngày dùng trung bình 8 ± 1,6 ngày. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Adams P. Harold et al. (2007), Guidelines for the Early Management of Adults with Ischemic 
Stroke: Guideline From the American Heart Association/ American Stroke Association. Stroke; 
2007:38:1655-1711 
2. American College of Chest Physicians (2008), Antithrombotic and Thrombolytic Therapy for 
Ischemic Stroke: Evidence-Based Clinical Practice Guidelines 8th 
3. Charles Warlow et al. (2007), Stroke Practical Management 3th. Blackwell Publishing; p. 635-
90. 
4. David M. G. et al. (2007), Acute Ischemic Stroke - An Evidence-based Approach. John Wiley 
& Sons, Inc; p.97-122, 137-62. 
5. Ken Usino et al. (2007), Acute Stroke Care - A Manual from the University of Texas-Houston 
Stroke Team. Cambridge University Press; p.13-33 
6. Michael Brainin et al. (2010), Textbook of Stroke Medicine. Cambridge University Press; p.77-
88, 230-282. 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_thuoc_chong_dong_chong_ngung_tap_tieu_cau_tren_benh.pdf