Tài liệu Cơ sở di truyền chọn giống thủy sản - Nguyễn Kim Đường (Phần 2)

Tóm tắt Tài liệu Cơ sở di truyền chọn giống thủy sản - Nguyễn Kim Đường (Phần 2): ... được khẳng định qua phân tích tế bào. Bên cạnh việc thay thế nhiễm sắc thể, các thể lệch bội còn có ý nghĩa lớn trong các thực nghiệm bổ sung nhiễm sắc thể vào dạng nhân. Những nhiễm sắc thể bổ sung này thường được chuyển từ các loài, loài phụ lân cận. Thay thế, bổ sung, chuyển đoạn nhiễm ...2)2 (1 + FA) Nhưng FA bằng 0 (không) vì A không bị đồng huyết. Do vậy chúng ta có: FX = (1/2) 2 + 2 -1 = (1/2)3 = 1/8 hay 12,5% Như vậy cá thể X trong hệ phổ có hệ số đồng huyết bằng 12,5% (0,125), đang ở mức thấp. Tuy là có sự giao phối giữa anh chị em cùng bố khác mẹ hay cùng mẹ khác bố... ao, song việc kểm tra phân tích một số lượng lớn mẫu cá sống với nhiều chỉ tiêu, cần bố trí nhân lực và hợp lý hóa thao tác để bảo đảm tính thời gian và sức khỏe của cá (bảng 10.1) Nuôi riêng có lặp lại 3-4 lần hoặc nuôi chung có đánh dấu các đàn cá của thế hệ con và có hiệu chỉnh sự khác b...

pdf144 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Cơ sở di truyền chọn giống thủy sản - Nguyễn Kim Đường (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiễm vi khuẩn). Sau đó sản phẩm của các gen vir-gen tham gia vào việc 
tách T-ADN ra khỏi Ti-plasmid và sự chuyển của nó vào tế bào cây chủ. 
Ở hai đầu của T-ADN trên Ti-plasmid có hai trật tự đặc biệt, dài 25 đôi bazơ là trật 
tự bờ phải (RB) và trật tự bờ trái (LB). T-ADN tách ra từ hai bờ này. Quá trình gồm hai 
bước: Ở bờ phải xẩy ra sự cắt ở vị trí bazơ 3-4 sau đó sự cắt thứ hai xẩy ra ở trật tự bờ trái 
và đoạn T-ADN mạch đơn được tách ra. T-ADN được chuyển vào tế bào cây chủ như cơ 
chế tiếp hợp của hai vi khuẩn (hình 11.8). Trên Ti-plasmid đoạn đơn T-ADN được tổng 
hợp hồi phục. Có thể có nhiều đoạn T-ADN được chuyển vào tế bào cây chủ. 
Ở nhân tế bào cây chủ (có xẩy ra phân bào - tái bản ADN) các đoạn T-ADN mạch 
đơn có thể gắn những vị trí ngẫu nhiên trên sợi ADN mạch đơn của nhiễm sắc thể cây chủ. 
Tuy nhiên, những hiểu biết về cơ chế này cho tới nay vẫn còn ít. 
 287
Hình 11.9. Cơ chế chuyển T-ADN từ Ti-plasmid của A. tumefacienns 
vào tế bào cây chủ 
Ti-plasmid và thiết kế các vector chuyển gen 
Như đã trình bày ở trên Ti-plasmid có những tính chất quan trọng trong sự lây nhiễm ở 
tế bào thực vật từ đó người ta sử dụng nó để thiết kế các kiểu vector cho việc chuyển gen. 
a. Phương pháp tạo vector hợp nhất 
Đây là một vector phức tạp, nó được hình thành qua 2 bước: 
Hình 11.10. Sơ đồ quá trình tạo vector hợp nhất 
của A. tumefaciens để chuyển gen 
 288
- T-ADN được gắn vào một plasmid chuẩn, sử dụng phổ cập ở vi khuẩn E. coli, đó là 
pBR322 tạo thành một vector trung gian (hình 11.10). Bên cạnh đó những cấu phần cơ bản của 
một vector (điểm tái bản, gen chỉ thị để chọn lọc ở vi khuẩn -AmpR, . . .) ở plasmid này còn 
được đưa vào một gen chỉ thị dùng cho việc chọn lọc sản phẩm chuyển nạp, đó là gen NPTII 
kiểm tra tính kháng với kanamixil (kanR). Vector này được gắn với gen cần chuyển nạp. 
- Chuyển vector trung gian này vào tế bào E. coli, sau việc chọn dòng, tiến hành 
chuyển nó vào tế bào vi khuẩn A. Tumefaciens có Ti-plasmid nguyên thủy theo cơ chế tiếp 
hợp của 2 tế bào vi khuẩn (hình 10.10). Ở A. tumefaciens hai plasmid tiếp hợp với nhau 
theo đoạn tương đồng T-ADN. Từ đó xẩy ra quá trình tái tổ hợp, kết quả thu được vector 
hợp chất, bao gồm Ti-plasmid, T-ADN, gen cần chuyển và hệ thống di truyền khác, A. 
tumefaciens có vector hợp nhất này cho lây nhiễm tế bào thực vật chuyển gen. 
b. Phương pháp tạo hệ thống vector kép trong sự chuyển gen 
Theo hệ thống này, ở tế bào A. tumefaciens đồng thời tồn tại 2 plasmid: (1) Ti-
plasmid nguyên thủy thực hiện chức năng trợ giúp; (2) một plasmid chuẩn (có thành phần 
cần thiết của một vector chuẩn) được gắn vào đó 2 trật tự bờ trái và phải (LA, RB) của Ti-
plasmid và gen cần chuyển (plasmid thứ 2 này có thể gọi là plasmid thiết kế (hình 11.10). 
Hình 11.11. Sơ đồ hệ thống vector kép và sự chuyển gen polygalacturonase (PG) 
vào tế bào cà chua nhờ hệ thống vector này 
 289
Chức năng trợ giúp của Ti-plasmid nguyên thủy thể hiện ở chỗ nó cung cấp các 
protein tham gia vào việc tách và chuyển T-ADN (do các vir kiểm tra). Các protein này 
thực hiện việc cắt ở hai trật tự bờ (LB, RB) ở trên plasmid thiết kế. Như vậy, bộ phận ADN 
giữa hai bờ (LB, RB) có mang gen cần chuyển được đưa vào tế bào thực vật. 
Hình 11.11 trình bày sơ đồ chuyển gen ngược nghĩa polygalacturonase (PG) vào tế 
bào cà chua nhờ sử dụng hệ thống vector kép. Từ mARN của gen PG người ta thu nhận c-
ADN, rồi tách dòng nó ở dạng ngược nghĩa (antisense). Tiếp theo nó được gắn với một 
vùng khởi động của virus khảm hoa lá (CaMV) và đưa vào plasmid thiết kế để chuyển vào 
tế bào cà chua (thông qua hệ thống vector kép ở A. tumefaciens). Ở tế bào của cây chuyển 
gen, mARN của gen PG ngược nghĩa sẽ kết cặp với mARN của gen PG khởi thủy, kết quả 
là mARN không thực hiện được quá trình dịch mã riboxom sự thiếu hụt enzym polygalac-
turonase làm cho quả cà chua chậm chớí, có thể bảo quản lâu hơn. 
c. Một số thuận lợi khi sử dụng A. tumefacientrong việc chuyển gen ở thực vật 
A. tumefacien được dùng để thực hiện sự lây nhiễm cho tế bào của cây thuộc nhóm 
hai là mầm, có hiệu quả cao khi sử dụng để chuyển gen đối với nhóm cây này. 
Vật liệu cho lây nhiễm có thể đa dạng: Các tế bào trần, tế bào callus, đỉnh sinh trưởng, 
các loại mô khác nhau có khả năng tái sinh cây, trong đó mô lá dễ thực hiện hơn cả. 
Sau sự lây nhiễm, tiến hành chọn lọc những tế bào được chuyển gen theo biểu hiện 
của gen chỉ thị có hệ thống chuyển nạp, ví dụ như chọn lọc các tế bào kháng thuốc trừ cỏ 
Kanamixin, . . .. Các tế bào chuyển nạp được tái sinh cây và tiếp tục phát hiện của gen cần 
chuyển nạp. 
Ở những đối tượng dễ nuôi cấy như thuốc lá, khoai tây, cà chua,  có thể trực tiếp 
sử dụng các mầm lá để cho lây nhiễm A. tumfaciens và tái sinh cây. Các mẫu lá được vô 
trùng, cắt rời thành từng mảnh rồi nhúng vào dung dịch chứa vi khuẩn A. tumfaciens (có hệ 
thống vector chuyển gen). Sau đó các mẫu lá được đưa vào môi trường nuôi cấy. Các vi 
khuẩn thâm nhập vào tế bào chủ và tạo ra những tế bào chuyển gen. Chúng được chọn 
(bằng gen kháng kanamixin, β-glucuronidase, ) và cho tái sinh cây. 
Một số phương pháp chuyển gen khác ở thực vật 
a. Sử dụng vector chuyển hoá là virus 
Một số virus thực vật có thể làm vector chuyển gen, ví dụ: Virus gây khảm vàng lá ở 
cà chua (TGMV). ADN của virus này dễ tách thành hai phân tử A và phân tử B. Chỉ một 
phân tử A thực hiện nhân bản ở tế bào chủ, còn phân tử B cần thiết cho sự lây truyền. 
Trong thiết kế vector chuyển gen, người ta đã sử dụng phân tử A cắt bỏ phần ADN mang 
gen tạo vỏ virus, thay vào đó một gen chỉ thị (gen NPT II) để chọn lọc sản phẩm chuyển 
nạp, lắp thêm 2 trật tự bờ LB, RB và gắn thêm gen cần chuyển. Sau thiết kế, vector này 
được đưa vào A. tumfaciens có Ti- plasmid nguyên thủy. Cho vi khuẩn lây nhiễm vào tế 
bào của cây cần chuyển gen. Sự chuyển nạp được được diễn ra theo cơ chế hoạt động của 
hệ thống vector kép như đã trình bày ở phần trên. 
Ngoài TGMV, Cauliflower mosaie virus (CaMV) cũng được dùng làm vector chuyển 
gen ở thực vật. 
b. Chuyển gen trực tiếp bằng vi bắn (microprojectile bombarment) 
Đối với các loài thực vật thuộc nhóm cây một lá mầm khó thực hiện chuyển gen 
bằng lây nhiễm A. tumfaciens, người ta có thể sử dụng một số phương pháp chuyển gen 
trực tiếp, trong đó có phương pháp vi bắn. 
Một gen cần chuyển (đã được gắn với promotor) được tách dòng bởi vector nào đó. 
Vật liệu chuyển gen này được phủ lên bề mặt của những hạt nhỏ (đạn) làm bằng vàng hay 
 290
wolfram có đường kính 1mm, nhờ sự kết dính bởi CaCl2 sperimidine hoặc PEG. Súng bắn 
là một thiết bị đặc biệt, có đủ sức nén (tốc độ bắn hạt 430 m/s) để bắn các vi hạt vào tế bào 
của cây cần chuyển gen (hình 11.12). Mật độ bắn hạt cần điều chỉnh cho hợp lý để không 
làm tổn thương nặng tế bào. Sau đó, các tế bào được nuôi cấy, chọn lọc các tế bào có gen 
chuyển nạp và tái sinh. 
Hình 11.12. Sơ đồ chuyển trực tiếp ADN vào tế bào bằng vi bắn 
Các hướng tạo cá chuyển gen 
Hầu hết các tài liệu đã công bố kết quả chuyển gen chỉ mô tả giản đơn về biểu hiện 
gen được chuyển, nhưng thực chất của việc biểu hiện gen là cả một vấn đề lớn. Người ta 
cho rằng ADN tạo dòng là vật liệu tốt nhất để đạt được sự biểu hiện của gen, trong đó đặc 
điểm nhân tạo của phân tử c-ADN hay sự tương tác của các đoạn promotor từ các loài 
không phải cá sẽ tạo nên sự biểu hiện tốt của gen trong cá thể nhận. 
 Một khía cạnh khác của vấn đề biểu hiện gen được chuyển là thành phần của những 
đoạn đưa vào, không chỉ là những gen được đưa vào mà còn là gen được đưa vào theo tình 
tự nào. Hơn nữa, sự biểu hiện phân hóa của tế bào là đặc điểm phổ biến của việc sản xuất 
các protein trong các cơ thể đa bào, kể cả cá. Sẽ không có ý nghĩa gì trong việc đưa gen 
sản xuất amylase vào cá để biến chúng thành dạng ăn thực vật nếu như enzym đó được sản 
xuất trong não chứ không phải được sản xuất trong tụy. 
 Một điểm nữa là đặc điểm tương tác đa hiệu của gen khá phổ biến và cùng với các gen 
sửa chữa khác tạo nên những cơ chế điều khiển bên trong về chức năng và hình thái cơ thể 
rất phức tạp. Do đó, những hệ quả quan trọng của sự xuất hiện một protein mới không dễ tạo 
nên những biểu hiện tiêu chuẩn. 
 291
Bảng 11.1. Một số thành tựu trong chuyển gen hormon sinh trưởng vào cá 
Loại cá Promotor Nguồn gen 
GH 
Tổ hợp 
gen 
Phương 
pháp 
Sinh trưởng 
tăng (lần) 
Tài liệu 
MT chuột Gen GH của 
người 
mMThGH Vi tiêm 1.1 Zhu, 1992 
Cui, 1996 
Cá chép 
(Cyprinus 
carpio) RSV Gen GH c-ADN 
cá hồi cầu vồng 
 1,2-1,4 Zhang, 1990 
Chen,1993 
Cá diếc 
(C. auratus) 
MT chuột Gen GH của 
người 
mMThGH Vi tiêm 1,7 Zhu, 1992 
(P. asoltus L.) RSV Gen GH c-ADN 
cá hồi bạc 
 1,2 Dunham,1992 
Cá chạch (M. 
anguillicaudatu) 
MT chuột Gen GH của 
người 
mMThGH Vi tiêm 3-4 Zhu,1986 
CMV Gen GH cDNA 
cá rô phi 
 1,81 Martinez, 
1996 
Cá rô phi 
(Oreochromis.sp
) AFP cá hồi 
đại dương 
Gen GH cDNA 
cá hồi vua 
 2,0 Maclean, 
1995 
Cá chó 
(Esoxlucius) 
RSV Gen GH cDNA 
bò 
 0-1,12 Gross,1992 
AFP cá hồi 
Đại cương 
Gen GH cDNA 
cá hồi trắng 
(Chinook 
salmon) 
OPAFPcsG
H "toàn cá" 
 2-6 Du,1992 Cá hồi Atlantic 
(Salmo salar) 
 GH minigene mMThGH1 
"toàn cá" 
 3-10 Hew,1992 
MT cá hồi 
mắt đỏ 
Gen GH cDNA 
cá hồi mắt đỏ 
OPAFPcsG
H"toàn cá" 
 11 Dvelin,1994 Cá hồi bạc 
(Oncorhynchus 
kisutch) AFP cá hồi 
đ. dương 
Gen GH cDNA 
cá hồi trắng 
OPAFPcsGH 
"toàn cá" 
 10 Devlin,1995 
AFP cá hồi 
đ. dương 
Gen GH cDNA 
cá hồi trắng 
OPAFPcsG
H "toàn cá" 
 3 Rahman, 
1999 
Cá rô phi 
(Oreochromis 
niloticus) MT cá hồi 
mắt đỏ 
Gen GH cDNA 
cá hồi mắt đỏ 
OPAFPcsG
H "toàn cá" 
 0 Rahman, 
1998 
MT cá hồi 
mắt đỏ 
Gen GH cDNA 
cá hồi mắt đỏ 
OPAFPcsG
H 1"toàn cá" 
 14 Pitkanen, 
1999b 
Cá hồi chấm 
hồng Bắc cực 
(Salvelenus 
alpinus L.) 
H3 cá hồi 
mắt đỏ 
Gen GH cDNA 
cá hồi mắt đỏ 
OnH3GH1 
"toàn cá" 
 14 Pitkanen,1999
b 
Cá hồi cầu vồng 
(Oncorhynchus 
mkyss) 
GH2 cá hồi 
Đại Tây 
Dương 
GH2 cá hồi Đại 
Tây Dương 
SsGH2 "toàn 
cá" 
 0 Pitkanen,1999
b 
Cá chép 
(Cyprinus 
carpio) 
b-actin cá 
chép 
GH và gen GH 
cDNA cá chép 
đỏ 
pCAgcGH 
pCAgcGHc 
"toàn cá" 
Vi tiêm 3 Zho,1992 
Wang,2001 
Guo,2003 
Cá chạch 
(Misgurnus 
mizolepis) 
b-actin cá 
chạch 
GH cá chạch pm b-actGH 
chuyển gen 
đồng loài 
 35 Nam, 2001 
Cá rohu 
(Laveorohita) 
CMV và ?-
actin cá 
chép 
GH rohu CMV-rGH, 
grβ-actGH-
rGH 
Xung 
điện 
4-5,8 Venugopal 
 Tạo cá có tốc độ sinh trưởng nhanh 
 Hướng này tập trung vào việc chuyển gen GH nhằm tạo cá có tốc độ sinh trưởng 
nhanh, hiệu suất sử dụng thức ăn cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh “ảnh hưởng của 
gen GH đến tốc độ sinh trường của cá và tăng cường chuyển hóa thức ăn”. Trong số những 
nghiên cứu này, lúc dầu dùng gen GH của động vật có vú hoặc từ người, sau đó là từ các 
loài cá khác nhau. Bảng 11.1. giới thiệu một số công trình làm theo hưởng này. 
 Ở Việt Nam, kỹ thuật chuyển gen vào cá cũng đã được tiến hành từ năm 1995 trên 
cá vàng (Carassius al~ratus) (Nguyễn Văn Cường và cộng sự, 1995); chạch (Misgurunus 
anguillicaudatus) (Nguyễn Văn Cường và cộng sự, 2002) và gần đây trên cá chép 
 292
(Cyprinus caprio) (Thẩm Thị Thu Nga, 2004). Kết quả cho thấy gen ngoại lai đã xen được 
vào hệ gen cá. Các cá chuyển gen có tốc độ sinh trưởng lớn hơn đối chứng. 
 Tạo cá có khả năng chịu lạnh 
 Trong tự nhiên, cá phân bố ở hầu hết các vực nước thuộc các vùng khí hậu khác 
nhau. Ở những vùng này, nhiệt độ thay đổi theo ngày cũng như theo mùa. Qua quá trình 
tiến hóa, cá đã có các cơ chế sinh lý thích ứng với những điều kiện nhiệt độ thay đổi này. 
Trong các điều kiện môi trường quá lạnh, một vài loài cá đã tiến hóa theo hướng chịu được 
điều kiện nhiệt độ thấp nhờ protein chống lạnh AFP (antifreeze protein). Cấu trúc và chức 
năng của protein này đã cho phép cá bảo vệ cơ thể bằng cách làm giảm điểm đông, thay 
đổi hoặc ngăn chặn tốc độ đóng băng, ức chế sự kết tinh, bảo vệ màng tế bào khỏi nhiệt độ 
thấp. Đã phát hiện được các gen mã hóa protein chống lạnh AFP ở một số loài cá. Việc 
chuyển các gen này vào các loài cá khác hy vọng sẽ mở rộng khả năng sống của cá vào 
mùa đông ở những vùng nước lạnh. Người ta đã vi tiêm gen AFP của cá bơn mùa đông vào 
cá hồi không có gen này và đã chứng minh được sự có mặt của gen ngoại lai ở cá hồi 
chuyển gen và có biểu hiện bước đầu (Heo C.L. và cs., 1999). Oang và cs., 1995 đã vi tiêm 
gen AFP của cá lon chạch lớn (Macrozoarces americanus) vào trứng cá vàng (Carassius 
auratus) và đã chứng minh được sự biểu hiện gen AFP ở cá vàng. Cá vàng chuyển gen có khả 
năng chịu lạnh tốt hơn đối chứng khi đưa vào môi trường có nhiệt độ thấp. 
 Tạo cá chuyển gen có khả năng kháng bệnh 
 Với mục đích tăng khả năng kháng bệnh của cá nuôi, người ta đã sử dụng công nghệ 
antisense ARN tạo sản phẩm bổ sung với ARN virus làm vô hiệu hóa ARN virus. Công 
nghệ ribozyme cũng được sử dụng để phá hủy ARN virus, như virus IHNV (infectious 
haematopoetic necrosis virus) gây bệnh làm chết nhiều loài thuộc họ cá hồi. Gen mã hóa 
glycoprotein, IHNV với promotor cytomegalovirus (CMV) được chuyển vào cá hồi 
Atlantic. Kết quả là cá chuyển gen có khả năng kháng bệnh tốt hơn. 
 Tạo cá chuyển gen có màu sắc đẹp, ngoại hình đa dạng 
 Một số gen mã hóa protein phát huỳnh quang màu xanh, màu đỏ hay màu vàng đã 
được chuyển vào cá mú vằn (Danio rerio) hay cá medaka đã tạo ra cá có màu sắc khác 
nhau (Gong. Z và cs., 2003; Tanaka. M. và cs., 2001). 
 Hướng nghiên cứu này có thể dễ dàng xâm nhập vào thị trường hơn so với các 
nghiên cứu cá chuyển gen làm thực phẩm. 
 Các hướng tạo cá chuyển gen khác 
 Một số gen mã hóa các protein làm tăng khả năng chịu mặn, các gen có khả năng 
phát hiện ô nhiễm nước, các gen sản xuất yếu tố đông máu, . .v.v. cũng đã được chuyển 
vào cá để xem xét sự biểu hiện của chúng 
Từ giữa thế kỷ XX đến nay sinh học phân tử phát triển nhanh đến mức những phát 
minh kỳ diệu, những thành tựu to lớn liên tục được xuất hiện. Các ứng dụng di truyền phân 
tử trong vi sinh vật học, y học, nông nghiệp (trước hết là cây trồng và vi sinh vật), . .v.v. đã 
mang lại lợi ích to lớn cho con người. Di truyền nhiễm sắc thể và phân tử của cá nói riêng 
và sinh vật thủy sản nói chung cũng đang được tiến hành nghiên cứu ở một số nước, phần 
lớn các kết quả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng đã được phản ánh trong các 
phần trước và riêng ở nước ta các nhà khoa học đã có nhiều cố gắng xâm nhập sinh học 
 293
phân tử, sinh hóa, kỹ thuật gen, kỹ thuật nhiễm sắc thể cá và đã có hàng chục công trình 
được công bố với những kết luận và đề xuất có giá trị tham khảo. Ví dụ, các kết quả nghiên 
cứu đa hình di truyền của một số loài cá nuôi kinh tế, ứng dụng kỹ thuật chuyển đổi giới 
tính cá rô phi bằng hormon sinh học, phát triển một số chỉ thị phân tử (marker) liên quan 
đến bệnh tôm cá, tính trạng sinh trưởng, . .v.v. 
Việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật di truyền (gen), nhiễm sắc thể là vô 
cùng cần thiết để đuổi kịp và nắm bắt những kết quả ứng dụng công nghệ sinh học trên thế 
giới vào nghiên cứu chọn giống cá ở nước ta. 
Nhưng ở cá cũng như nhiều vật nuôi khác, bản thân mỗi tính trạng kinh tế (đa phần là 
các tính trạng số lượng) được quy định bởi đa gen và chịu chi phối bởi nhiều yếu tố ngoại 
cảnh khác nhau; với khá năng nghiên cứu như hiện nay còn sớm để nói ''ứng dụng' công 
nghệ di truyền vào chọn giống được”, nói một cách khác là chúng ta đang ở mức thăm dò 
trên hướng đi này. Vì vậy, theo chúng ta nên tập trung thực hiện tốt việc ứng dụng các 
phương pháp chọn giống truyền thống trên các đối tượng của thủy sản Việt Nam. Cụ thể là 
các vấn đề lai giống, các phương pháp chọn lọc, vấn đề cận huyết và ưu thế lai, . .v.v. 
Những năm qua, chúng ta đã có được một số kinh nghiệm bước đầu trong chọn giống cá 
chép, nay đang chú ý vào việc cải tạo chất lượng di truyền của các loài cá kinh tế quan 
trọng như cá tra, cá rô phi, cá trắm cỏ, cá Mrigan và thuần hóa một số đối tượng nuôi khác. 
Nếu được trang bị vật chất, kỹ thuật tốt và áp dụng đúng đắn các phương pháp chọn giống 
truyền thống cùng với sự hỗ trợ một phần của sinh học phân tử nhất định sẽ mang lại kết 
quả tốt, góp phần quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 
trong tương lai. 
TÓM TẮT CHƯƠNG 
 Thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ sinh học. Ứng dụng công nghệ sinh học vào 
thực tiễn, đặc biệt là thực tiễn sản xuất nông nghiệp (cây trồng) đã đem lại nhiều thành tựu. 
 Công nghệ sinh học-di truyền phân tử với các kỹ thuật PCR, chuyển ghép gen, . . . 
và ứng dụng của chúng để tạo nên các giống cá có khả năng chống bệnh, tạo cá có tốc độ 
sinh trưởng nhanh, tạo ra cá có khả năng chịu lạnh, tạo ra các loài cá có màu sắc đẹp, . . . là 
những hướng đi sẽ đem lại nhiều hiệu quả cho sản xuất. 
Đó là các nội dung chính của chương cuối cùng này trong chương trình cơ sơ di 
truyền chọn giống cây trồng mà chúng tôi muốn đưa đến cho người học. 
CÂU HỎI 
1. Hãy trình bày khái niệm về kỹ thuật di truyền. 
2. Enzym giới hạn là gì? Hãy cho biết các tính chất của các enzym giới hạn. 
3. Phương pháp RELP (Restriction Fragment Length Polymorphism) là gì? REFL 
có những ứng dụng như thế nào? 
4. Phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR - Polymerase Chain Reaction) là gì? 
5. Hãy trình bày các hiểu biết về Taq polymerase và các thành phần khác của phản ứng 
chuỗi trùng hợp. 
6. PCR (phản ứng chuỗi trùng hợp) có những đặc điểm gì? 
7. Hãy trình bày ý nghĩa và ứng dụng của PCR. 
8. Hãy trình bày khái niệm về thu nhận các gen và các phương pháp thu nhận gen. 
9. Vector chuyển gen là gì? Vector chuyển gen có những đòi hỏi gì? 
10. Hãy nêu và trình bày những điểm cơ bản của các loại vector chuyển gen. 
11. Kỹ thuật tạo ARN ngược nghĩa là gì? Làm thế nào để điều khiển sự biểu hiện 
của gen? 
 294
 12. Hãy trình bày các hướng tạo cá chuyển gen. 
13. Hãy phân tích các khía cạnh khác nhau của sản phẩm (lương thực, thực phẩm) 
chuyển gen. 
 295
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Ân, Hoàng Dán, Lê Viết Ly, Nguyễn Thiện, Trần Xuân Thọ; Di 
truyền học động vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1983 
2. Hoàng Dán, Trần Đình Miên; Di truyền học gia súc, tập I và II. Trường ĐH 
Nông nghiệp II, Hà Bắc 1971 
3. Douglas Tave: Genetics for Fishery Managers; AVI Publishing Company, 
Inc. Westport Connecticut, 1986 
4. Dubinin N.P.: Di truyền học đại cương, người dịch: Trần Đình Miên, Phan Cự 
Nhân, NXB Nông nghiệp và NXB Mir Mat cơ va, 1981, 
5. Nguyễn Kim Đường: Bài giảng Di truyền học, dùng cho ngành nông nghiệp, 
chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, Trường ĐH Nông Lâm Huế, 1998 
6. Nguyễn Kim Đường: Cơ sở di truyền chọn giống thủy sản, tài liệu tham khảo, 
Trường ĐH Vinh, 2002. 
7. Nguyễn Kim Đường: Cơ sở di truyền chọn giống cây trồng, tài liệu tham khảo, 
Trường ĐH Vinh, 2002. 
8. Nguyễn Kim Đường, Trần Đình Miên, Nguyễn Tiến Văn: Chọn giống và nhân 
giống gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1992 
9. Falconer D.S.: Introduction to Quantitative Genetics, second edition, Longman 
London and New York, 1981 
10. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Kim Đường, Phạm Khánh từ: Di truyền học động 
vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2000 
11. Hutt F.B.: Di truyền học động vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1978 
12. Klug W.S., Cummingham M.R.: Concepts of Genetics, Scott, Foresmen, and 
Company Glenview, Illinois, London England, 1986 
13. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng: Cơ sở di truyền chọn 
giống động vật, NXB Giáo dục, 1999 
14. Lê Đình Lượng, Phan Cự Nhân: Cơ sở di truyền học, NXB Giáo dục, 1994 
15. Nguyễn Hồng Minh: Di truyền học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1999 
16. De Robertis E.D.P, Nowinski W.W., Saez F.A.: Biologia Celular, sexta 
edicion totalmente renovada, Edicion Revolucionada, Instituto del Libro, 
Vedado Habana, Cuba, 1965. 
17. Trần Đình Trọng, Đặng Hữu Lanh, Cơ sở di truyền chọn giống cá, NXB Nông 
nghiệp, Hà Nội, 2005. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_co_so_di_truyen_chon_giong_thuy_san_nguyen_kim_duon.pdf