Tài liệu Giải toán trên máy tính với Maple - Trần Công Mẫn (Phần 2)

Tóm tắt Tài liệu Giải toán trên máy tính với Maple - Trần Công Mẫn (Phần 2): ...giản nhất là lập các hàm lồng nhau. Ta có thể gọi các hàm lồng nhau nhờ cơ chế cho giá trị của các hàm, tức là các hàm sau khi thực hiện một thao tác theo các tham số thường cho các giá trị là kết quả của các phép tính, ta có thể lấy ngay kết quả của phép tính này để làm tham số cho các hàm ... của Maple là hầu hết các hàm xây dựng sẵn (built- in) đều được viết bằng ngôn ngữ lập trình Maple và mã lệnh của các hàm này có thể được hiển thị. Bằng cách xem mã lệnh của các hàm trong Maple ta có thể học thêm nhiều điều về phương pháp lập trình trên Maple. Để hiển thị mã nguồn của những hàm...p nhật phụ thuộc vào mã lệnh hoặc một thành phần đồ họa khác. Toggle Button: dùng để chọn hoặc hiển thị một trong hai tùy chọn. Thanh đổi hình ảnh hiển thị, nhập mã lệnh thi hành khi giá trị thay đổi. Volume Gauge: chọn hoặc hiển thị một giá trị nguyên hoặc thực. Thay đổi hiển thị và nhậ...

pdf60 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Giải toán trên máy tính với Maple - Trần Công Mẫn (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay đổi. 
Slider: chọn hoặc hiển thị một giá trị nguyên hoặc thực. 
Thay đổi hiển thị và nhập lệnh thi hành khi giá trị thay 
đổi. 
Data Table: bảng dữ liệu dùng để nhập hoặc liên kết 
với các dạng dữ liệu như ma trận, vectơ hoặc mảng 
trong giao diện. 
Text Area: vùng để hiển thị văn bản hoặc nhập văn 
bản. Giá trị có thể được cập nhật phụ thuộc vào mã lệnh 
hoặc một thành phần đồ họa khác. 
Toggle Button: dùng để chọn hoặc hiển thị một trong 
hai tùy chọn. Thanh đổi hình ảnh hiển thị, nhập mã lệnh 
thi hành khi giá trị thay đổi. 
Volume Gauge: chọn hoặc hiển thị một giá trị nguyên 
hoặc thực. Thay đổi hiển thị và nhập lệnh thi hành khi 
giá trị thay đổi. 
95 Giải toán trên máy tính với Maple 
5.1.2. Minh họa việc sử dụng kết hợp các thành phần đồ họa 
Sau đây ta tạo một chương trình nhỏ trong giao diện chuẩn cho phép người dùng nhập vào 
một hàm số theo biến x và hiển thị đồ thị của hàm số cùng với các tùy chọn như vùng hiển 
thị, màu sắc đồ thị và sự cân đối của hệ trục tọa độ. Giao diện này minh họa sự kết hợp 
của một số thành phần đồ họa như: Label, Text Area, Combo Box, Button, Radio Button, 
Math Expression và Plot. 
Nhập vào biểu thức theo biến x Vẽ đồ thị 
Vùng hiển thị đồ thị 
 x = 
 y = 
Màu sắc đồ thị: 
Hệ trục tọa độ:  Cân đối  Không cân đối 
5.2. Lập trình với các thành phần đồ họa 
5.2.1. Thêm các thành phần đồ họa vào giao diện chuẩn 
Các thành phần đồ họa có thể được thêm vào giao diện chuẩn bằng cách sử dụng bảng 
Components ở phía trái của giao diện hoặc có thể dùng cách sao chép các thành phần đã 
có từ một vùng soạn thảo này đến vùng khác. 
Plot
Blue
2*Pi 
2*Pi 
2*Pi 
2*Pi 
sin 𝑥 
𝑥
Chương 5. Các thành phần đồ họa và Maplet 96 
Ta có thể quản lý, sắp xếp các thành phần đồ họa được thêm vào bằng cách đưa các thành 
phần đó vào trong một bảng (như ví dụ trên). Để tạo một bảng trong giao diện chuẩn của 
Maple ta sử dụng menu Insert\Table. 
5.2.2. Thiết lập thuộc tính cho các thành phần đồ họa 
Các thành phần đồ họa có thể được lập trình để thực hiện các thao tác đặc trưng của 
chúng. Ví dụ các nút lệnh (button) và thanh trượt (slider) có thể được lập trình để hiển thị 
thông tin khi chúng được nhấn hay kéo, vùng hiển thị đồ thị (plot) có thể được lập trình 
để hiển thị các điểm, Để một thành phần đồ họa thực hiện đúng nhiệm vụ đặt ra ta phải 
chỉnh sửa các thuộc tính của nó và trong nhiều trường hợp phải cung cấp thêm các mã 
lệnh cần thiết cho nhiệm vụ đó. Thao tác chung khi chỉnh sửa thuộc tính của các thành 
phần đồ họa là: 
 Kích chuột phải vào thành phần để hiển thị menu ngữ cảnh. 
 Chọn Component Properties để hiển thị cửa sổ thuộc tính của thành phần đó. 
 Nhập vào các giá trị và các thuộc tính cần thiết vào các trường. 
 Để nhập các mã lệnh điều khiển việc thực hiện nhiệm vụ của thành phần đồ họa ta 
chọn Edit Value Change Action (hoặc Edit Cliked Action) trong menu ngữ 
cảnh. Cửa sổ sau xuất hiện cho phép ta nhập các mã lệnh vào, các lệnh này sẽ được 
thực hiện khi sự kiện liên quan đến thành phần này xảy ra. 
Ví dụ 1: Hiển thị giá trị của Slider 
Ví dụ này hướng dẫn tạo một thanh trượt (Slider) và một nhãn (Label) vào giao diện 
chuẩn, sau đó hiển thị giá trị của thanh trượt khi nó bị thay đổi bởi thao tác kéo chuột. 
97 Giải toán trên máy tính với Maple 
 Đặt con trỏ ở vị trí muốn thêm Slider vào. 
 Trong bảng Components, chọn Slider. 
 Chọn tiếp Label trong bảng Components để thêm một nhãn vào kế bên Slider. 
 Kích chuột phải vào Label chọn Component Properties. Hộp thoại Label 
Properties xuất hiện. Nhập tên SliderLabel vào ô Name và nhấn OK. 
 Kích chuột phải vào Slider và chọn Component Properties. Nhập tên Slider1 vào ô 
Name. 
 Nhập giá trị vào ô Value at Lowest Position là 0 và ô Value at Highest Position là 
100, để thiết lập giá trị thấp nhất và giá trị cao nhất của Slider. 
 Nhập vào ô Major Tick Marks là 20 and Minor Tick Marks là 10 để thiết lập giá trị 
các vạch lớn, nhỏ trong Slider. 
 Đánh dấu chọn vào ô Update Continuously while Dragging. Nhấn OK để đóng hộp 
thoại. 
 Tiếp tục chọn Edit Value Changed Action trong menu ngữ cảnh của Slider. Cửa sổ 
nhập mã lệnh xuất hiện với câu lệnh tổng quát là “use DocumentTools inend 
use”. Câu lệnh này cho phép ta sử dụng trực tiếp các lệnh mà không cần phải gọi 
gói lệnh chứa nó. 
 Nhập vào dòng lệnh sau (trước dòng end use): 
 Do(%SliderLabel(caption)=%Slider1(value)); 
Sử dụng chuột để di chuyển thanh trượt và giá trị trượt đến được chỉ ra trong Label. 
Label
19
Chương 5. Các thành phần đồ họa và Maplet 98 
Ví dụ 2: Tạo giao diện vẽ đồ thị hàm số . 
Trong ví dụ này, ta tạo ra hai tham số bằng cách chọn giá trị trên các Dial, sau đó vẽ 
đồ thị hàm số và tính 
. 
Thiết kế giao diện: 
 Tạo một bảng trong giao diện chuẩn gồm 5 hàng 3 cột bằng menu Insert\Table. 
 Thêm các thành phần đồ họa vào bảng gồm: hai Dial dùng cho việc nhập các tham 
số a, b, Rotary gauge để hiển thị thương 
, Mathematical expression để hiển thị 
hàm số và Plot để hiển thị đồ thị hàm số. 
 Thêm các tiêu đề và sắp xếp lại các hàng, cột trong bảng để được giao diện sau: 
Nhập vào các tham số a, b Đồ thị hàm số 
 Chọn a Chọn b 
Thương 
Thiết lập thuộc tính cho các thành phần: 
Mở hộp thoại Component Properties của từng thành phần. Lưu ý rằng các thành phần này 
đều có tên mặc định, ta có thể đặt lại các tên này. Thiết lập thuộc tính của các thành phần 
lần lượt như sau: 
 Dial0: thay đổi giá trị ở ô Value at Highest Position là 10, ô Spacing of Major Tick 
Marks là 1, và ô Spacing of Minor Tick Marks là 1. 
 Dial1: giữ nguyên các giá trị mặc định. 
 RotaryGauge0: thay đổi giá trị tại ô Value at Highest Position là 40, ô Spacing of 
Major Tick Marks là 5, và ô Spacing of Minor Tick Marks là 1. 
 Plot0: giữ nguyên các giá trị mặc định. 
99 Giải toán trên máy tính với Maple 
 MathContainer0: thay đổi giá trị tại ô Width in Pixels là 200, và ô Height in 
Pixels là 45. 
Lập trình hoạt động của các thành phần: 
Các thành phần như Math Container, Rotary Gauge, Plot chỉ hoạt động khi giá trị của các 
Dial thay đổi. Vì vậy, mã lệnh thực hiện cần thiết lập trong các Dial để khi giá trị các Dial 
thay đổi thì các thành phần trên cũng thay đổi hiển thị cho phù hợp. Sử dụng các câu lệnh 
sau: 
a:=Do(%Dial0): 
b:=Do(%Dial1): 
Do(%RotaryGauge0=a/b); 
Do(%Plot0=plot((a*x+b), x=-50..50, y=-50..50)); 
Do(%MathContainer0=(y=a*x+b)); 
Trước khi đưa lệnh vào các Dial ta phải kiểm tra xem các lệnh có thực hiện đúng theo yêu 
cầu bài toán không. Để làm điều này, đầu tiên cần chạy gói lệnh DocumentTools: 
with(DocumentTools); 
Sau đó lần lượt thực hiện các lệnh và xem kết quả. Nếu lệnh thực hiện chính xác ta lần 
lượt đưa các lệnh đó vào trong cửa sổ lệnh của Dial0 và Dial1. 
 Nhấn chuột phải vào Dial0 chọn Edit Value Changed Action và nhập các lệnh trên 
vào cửa sổ Action When Value Changes (trước từ khóa end use): 
 Thực hiện tương tự thao tác trên đối với Dial1. 
Chương 5. Các thành phần đồ họa và Maplet 100 
Trở lại giao diện đã tạo, dùng chuột di chuyển các Dial để nhập các tham số a, b và kết 
quả sẽ hiển thị ở các thành phần còn lại. 
Nhập vào các tham số a, b Đồ thị hàm số 
 Chọn a Chọn b 
Thương 
5.3. Sử dụng các Maplet 
Một Maplet là một giao diện ứng dụng cho phép người sử dụng tương tác với bộ máy của 
Maple thông qua các nút lệnh (button), vùng văn bản (text region), thanh trượt (slider bar) 
và các thành phần đồ họa khác. Maplet có thể được mở như một ứng dụng bình thường 
bên ngoài Maple. Với phiên bản này, Maple đã tích hợp sẵn khá nhiều Maplet với các chủ 
đề thường gặp ở một số lĩnh vực. Để truy cập các Maplet này ta vào menu Tool\Tutors. 
Mỗi người dùng có thể tự tạo các Maplet của riêng mình tùy từng mục đích, mỗi Maplet 
như thế phải đảm bảo được hai yêu cầu: giới thiệu chi tiết về vấn đề đang làm và giao 
diện đầy đủ chức năng. 
5.3.1. Mở một tập tin maplet 
Nếu một ứng dụng Maplet được lưu dưới dạng tập tin *.maplet thì ứng dụng này có thể 
được mở trực tiếp trong Window như một chương trình độc lập bằng cách kích đôi chuột 
vào biểu tượng tập tin. Lúc này, trình Maplet Viewer của Maple sẽ khởi động và hiển thị 
giao diện của ứng dụng Maplet. 
Nếu muốn xem và chỉnh sửa mã lệnh của Maplet được lưu dưới dạng tập tin *.maplet ta 
thực hiện như sau: 
 Mở chương trình Maple. 
𝑦 2𝑥 10 
101 Giải toán trên máy tính với Maple 
 Từ menu File, chọn Open. Hộp thoại Open xuất hiện. 
 Trong danh sách Files of Type, chọn .maplet. 
 Chỉ đường dẫn đến vị trí có tập tin *.maplet cần xem hoặc chỉnh sửa mã lệnh. 
 Nhấn Open. 
5.3.2. Mở Maplet trong giao diện chuẩn của Maple 
Để mở một ứng dụng Maplet được lập trình bởi các mã lệnh Maple trong giao diện chuẩn 
ta cần thực hiện lần lượt các mã lệnh Maple đó. Câu lệnh chính để hiển thị Maplet là 
Maplets[Display]. Với một Maplet phức tạp thì số lượng mã lệnh sẽ tương đối lớn. Để 
những ứng dụng Maplet như vậy chạy chính xác ta cần phải chắc chắn rằng các hàm được 
định nghĩa theo nó phải được thực hiện hết. Lưu ý rằng khi một ứng dụng Maplet đang 
chạy thì ta không thể làm việc được với giao diện chuẩn của Maple. 
Thủ tục thông thường để mở một Maplet trong giao diện chuẩn bao gồm: 
 Chạy các hàm được dùng trong Maplet: 
Myproc:=proc 
 Gọi gói lệnh Maplets[Elements]: 
with(Maplets[Elements]) 
 Gọi tên của ứng dụng Maplet: 
Maplet_name:=Maplet( Maplet_definition ); 
 Hiển thị ứng dụng Maplet: 
Maplets[Display]( Maplet_name ); 
Ví dụ: Thực hiện lần lượt các câu lệnh sau để mở một Maplet hiển thị dòng văn bản 
“Chào mừng các bạn đến với Maplet”. 
with(Maplets[Elements]): 
MySimpleMaplet:= Maplet([["Chào mừng các bạn đến với Maplet"]]): 
Maplets[Display](MySimpleMaplet); 
5.4. Tạo các Maplet 
Để tạo các Maplet ta có thể sử dụng giao diện Maplet Builder hoặc sử dụng các lệnh có 
trong gói lệnh Maplets. Maplet Builder cho phép ta kéo – thả các thành phần đồ họa như: 
button, slider, text region vào Maplet đang tạo, thiết lập thuộc tính các thành phần hoặc 
Chương 5. Các thành phần đồ họa và Maplet 102 
cập nhật hiển thị các thành phần. Maplet Builder được thiết kế để tạo ra các Maplet tương 
đối đơn giản. Nếu muốn tạo ra các Maplet phức tạp hơn với nhiều thao tác, điều khiển và 
tùy chọn thì nên sử dụng gói lệnh Maplets. 
Thiết kế một ứng dụng Maplet giống như đang xây một ngôi nhà. Khi xây nhà, đầu tiên 
phải thi công phần cơ bản (nền móng, sàn và các tường xung quanh) rồi sau đó mới thêm 
vào cửa sổ, cửa chính... Tương tự, khi thiết kế một Maplet, trước hết ta phải xác định 
khung chính của nó phân thành mấy phần (gồm bao nhiêu hàng, bao nhiêu cột) rồi sau đó 
mới thêm các thành phần đồ họa vào. 
5.4.1. Sử dụng Maplet Builder 
Để mở giao diện Maplet Builder ta vào menu Tools, chọn Assistants\Maplet Builder. 
Giao diện Maplet Builder xuất hiện gồm 4 vùng chính: 
 Vùng Palette là nơi hiển thị các bảng được sắp xếp theo chức năng, mỗi bảng chứa 
các thành phần có thể đưa vào trong Maplet. Trong đó, bảng Body chứa hầu hết 
các thành phần thường được sử dụng. 
 Vùng Layout là nơi hiển thị các thành phần đồ họa đã thêm vào Maplet. 
 Vùng Command hiển thị các mã lệnh và các hoạt động được định nghĩa trong 
Maplet. 
 Vùng Properties hiển thị các thuộc tính của một thành phần trong Maplet đang 
được tương tác. 
103 Giải toán trên máy tính với Maple 
Ví dụ: Thiết kế một Maplet sử dụng Maplet Builder 
Trong ví dụ này, ta sẽ thiết kế một Maplet cho phép nhập vào một hàm số và hiển thị đồ 
thị của nó. 
Để tạo được Maplet như trên ta sử dụng các thành phần đồ họa sau: 
 Button 
 Label 
 Plotter 
 TextField 
Hoạt động Kết quả trong Maplet Builder 
1. Xác định số hàng và số cột của 
Maplet. 
Ở cửa sổ Properties: 
 Chọn BoxColumn1 từ danh 
sách sổ xuống 
 Thay đổi giá trị ở trường 
numrows là 2. 
2. Thêm vùng đồ thị vào Maplet. 
Từ bảng Body, kéo Plotter đến hàng 
thứ nhất của vùng Layout. 
Chương 5. Các thành phần đồ họa và Maplet 104 
3. Phân hàng thứ hai của Maplet 
thành 3 cột. 
Ở cửa sổ Properties: 
 Chọn BoxRow2. 
 Thay đổi giá trị ở trường 
numcolumns là 3. 
4. Thêm một Label vào Maplet. 
 Từ bảng Body, kéo Label bỏ 
vào cột đầu tiên của hàng 2 
 Ở cửa sổ Properties: 
o Chọn Label1 
o Thay đổi văn bản ở trường 
caption là: “Nhập vào một 
hàm số theo biến x” 
5. Thêm một TextField vào Maplet. 
 Từ bảng Body kéo TextField 
vào cột giữa của hàng 2. 
 Điều chỉnh lại độ rộng của 
TextField cho phù hợp. 
Ta có thể điều chỉnh lại kích thước 
của Maplet Builder để có thể hiển thị 
hết toàn bộ vùng Layout. 
6. Thêm một nút lệnh vào Maplet. 
 Từ bảng Body kéo Button vào 
cột cuối của hàng 2. 
 Trong vùng Properties: 
o Chọn Button1. 
o Thay đổi văn bản ở trường 
caption là “Vẽ đồ thị”. 
o Thay đổi ở trường onclick 
là . 
105 Giải toán trên máy tính với Maple 
Trong cửa sổ Evaluate Expression: 
 Ở danh sách Target chọn 
Plotter1. 
 Nhập lệnh sau vào hộp 
Expression ở tab Command 
Form với lưu ý không nhập 
dấu ; ở cuối lệnh: 
 plot(TextField1, x=-10..10) 
 Nhấn Ok. 
7. Chạy Maplet: từ menu File của Maplet Builder chọn Run. Hoặc có thể lưu Maplet 
vừa tạo dưới dạng tập tin *.maplet rồi chạy trực tiếp tập tin này. 
Để tìm hiểu thêm về Maplet Builder nên tham khảo ở phần trợ giúp Help. Ngoài ra, 
Maple cũng xây dựng nhiều ví dụ về các Maplet tạo bởi Maplet Buider ở trong Help. Sử 
dụng các lệnh sau để đi đến các phần trợ giúp trên: 
?MapletBuilder 
?MapletBuilder/examples 
5.4.2. Gói lệnh Maplets 
Khi thiết kế một Maplet phức tạp thì việc sử dụng lệnh trong gói lệnh Maplets là một lựa 
chọn hợp lý vì gói lệnh này cho ta nhiều điều khiển hơn giao diện Maplet Builder. Gói 
lệnh Maplets[Elements] nằm trong gói lệnh Maples có đầy đủ các thành phần để tạo nên 
một ứng dụng Maplet. Sau khi lập trình xong Maplet, sử dụng lệnh Maplets[Display] để 
chạy ứng dụng vừa tạo. 
Để biết thêm thông tin về gói lệnh Maplets cũng như các ví dụ về cách tạo các Maplet 
bằng lệnh nên tham ở phần trợ giúp Help bằng các lệnh sau: 
?MapletsPackage 
?examples/ExampleMaplets 
Chương 5. Các thành phần đồ họa và Maplet 106 
Ví dụ: Thiết kế một maplet sử dụng gói lệnh Maplets 
Ví dụ này minh họa việc thiết kế Maplet vẽ đồ thị ở ví dụ trước bằng lệnh để thấy được sự 
tương quan giữa hai phương thức tạo Maplet. 
with(Maplets[Elements]): 
# Đặt tên và thiết kế Maplet 
Dothi:=Maplet( 
 BoxLayout( 
 BoxColumn( 
 # Hàng đầu 
 BoxRow( 
 # Xác định vùng đồ thị 
 Plotter('reference' = Plotter1) 
 # Kết thúc hàng đầu 
 ), 
 # Hàng thứ 2 
 BoxRow( 
 # Định nghĩa Label 
 Label("Nhập hàm số theo biến x"), 
 # Định nghĩa Text Field 
 TextField('reference' = TextField1), 
 # Định nghĩa nút lệnh 
 Button(caption="Vẽ đồ thị", Evaluate(value = 'plot (TextField1, 
x = -10..10)', 'target' = Plotter1)) 
 # Kết thúc hàng thứ 2 
 ) 
 # Đóng BoxColumn 
 ) 
 # Đóng BoxLayout 
 ) 
# Đóng Maplet 
): 
# Chạy Maplet vừa tạo 
Maplets[Display](Dothi); 
5.4.3. Một số lệnh thường dùng trong lập trình Maplet 
a. CloseWindow 
Một ứng dụng Maplet có thể có nhiều cửa sổ thành phần. Mỗi cửa sổ như thế có thể chứa 
các thành phần đồ họa. Để đóng một cửa sổ ta sử dụng lệnh CloseWindow. Xét ví dụ sau 
để hiểu rõ hơn về lệnh: 
107 Giải toán trên máy tính với Maple 
with(Maplets[Elements]): 
mapletvd1 := Maplet(„onstartup‟ = „A1‟, 
 Window[„W1‟](“Cửa sổ thứ nhất”, 
 [Button(“Mở cửa sổ mới”, RunWindow(„W2‟)), 
 Button(“Thoát”, Shutdown())]), 
 Window[„W2‟](“Cửa sổ thứ hai”, 
 [Button(“Đóng cửa sổ”, CloseWindow(„W2‟)), 
 Button(“Thoát”, Shutdown())]), 
 Action[„A1‟](RunWindow(„W1‟))): 
Maplets[Display](mapletvd1) 
b. Evaluate 
Sử dụng lệnh này để thực hiện một hàm hoặc một chu trình đã có và hiển thị kết quả trong 
thành phần nào đó của Maplet. Ví dụ: 
with(Maplets[Elements]): 
mapletvd2 := Maplet([["Nhập biểu thức", TextField['TF1']('width' = 30)], 
 ["Đạo hàm theo biến x:", Button("Đạo hàm", 
 Evaluate('TF1' = 'diff(TF1, x)')), Button("Thoát", Shutdown(['TF1']))]]): 
Maplets[Display](mapletvd2) 
c. RunDialog 
Khi lập trình các Maplet, ta có thể thao tác với một số hộp thoại như: AlertDialog (hộp 
thoại cảnh báo), ColorDialog (hộp thoại chọn màu), ConfirmDialog (hộp thoại xác nhận), 
FileDialog (hộp thoại chọn tập tin), InputDialog (hộp thoại nhập dữ liệu), MessageDialog 
(hộp thoại thông báo), QuestionDialog (hộp thoại truy vấn). Để gọi hộp thoại nào trong số 
các hộp thoại trên ta sử dụng lệnh RunDialog. Ví dụ: 
with(Maplets[Elements]): 
mapletvd3 := Maplet(Window([[TextField['TF1']()], 
 [Button("Đạo hàm theo biến x", Evaluate('TF1' = 'diff(TF1, x)')), 
 Button("Trợ giúp", RunDialog('MD1')), Button("Thoát", Shutdown(['TF1']))]]), 
 MessageDialog['MD1']("Sử dụng cú pháp \”?diff\” để thấy các hướng dẫn cho 
lệnh đạo hàm diff")): 
Maplets[Display](mapletvd3) 
d. RunWindow 
Một ứng dụng Maplet phức tạp thường chứa nhiều cửa sổ, mỗi cửa sổ gồm các thành 
phần đồ họa được lập trình để thực hiện một chức năng nào đó. Cửa sổ ban đầu khi vào 
Chương 5. Các thành phần đồ họa và Maplet 108 
ứng dụng Maplet thường được gọi là cửa sổ chính, các cửa sổ còn lại được gọi là cửa sổ 
con. Để hiển thị một cửa sổ nào đó ta sử dụng lệnh RunWindow. Ví dụ: 
with(Maplets[Elements]): 
mapletvd4:=Maplet('onstartup' = 'A1', 
 Window['W1']('title' = "Đạo hàm và tích phân", 'layout' = 'BL0'), 
 BoxLayout['BL0'](BoxColumn(BoxRow("Chọn một thao tác"), 
 BoxRow(Button("Đạo hàm", Action(CloseWindow('W1'),RunWindow('W2'))), 
 Button("Tích phân", Action(CloseWindow('W1'), RunWindow('W3'))), 
 Button("Thoát", Shutdown())))), 
 Window['W2']('title' = "Đạo hàm", [["Nhập biểu thức:", TextField['TF1']()], 
 [Button("Đạo hàm theo biến x", Evaluate('TF1' = 'diff(TF1, x)')), 
Button("Quay lui", RunWindow('W1'))]]), 
 Window['W3']('title' = "Tích phân", [["Nhập hàm số:", TextField['TF2']()], 
 [Button("Nguyên hàm theo biến x", Evaluate('TF2' = 'int(TF2, x)')), 
Button("Quay lui", RunWindow('W1'))]]), 
 Action['A1'](RunWindow('W1'))): 
Maplets[Display](mapletvd4) 
e. SetOption 
Mỗi thành phần trong ứng dụng Maplet đều có một số thuộc tính riêng, có thể tham khảo 
trong phần Maplets\ElementOptions ở trang trợ giúp Help để tìm hiểu thuộc tính của từng 
thành phần. Để thiết lập giá trị thuộc tính cho một thành phần trong Maplet ta sử dụng 
lệnh SetOption. Ví dụ: 
with(Maplets[Elements]): 
mapletvd5 := Maplet([[Label('caption' = "Nhập một biểu thức")], 
 ["Input:", TextField['TF1'](20)], 
 [Button("Đổi font chữ", SetOption(('TF1')('font') = 'F1')), 
 Button("Đổi màu nền", SetOption(('TF1')('background') = 'red')), 
 Button("Thoát", Shutdown(['TF1']))]], Font[F1]("courier", size = 14)): 
Maplets[Display](mapletvd5) 
f. Shutdown 
Khi muốn đóng một ứng dụng Maplet ta sử dụng lệnh Shutdown. Với lệnh này ta có thể 
thêm tùy chọn giá trị trả về khi thoát khỏi ứng dụng. Ở các ví dụ trên, các nút lệnh 
“Thoát” đều sử dụng lệnh Shutdown. 
109 Giải toán trên máy tính với Maple 
5.4.4. Lưu Maplet 
Ta có thể lưu mã lệnh Maplet trong tập tin Maple (*.mw) như mã lệnh lập trình thông 
thường. Ngoài ra, nếu tập tin Maple chỉ chứa mã lệnh của một ứng dụng Maplet thì có thể 
xuất ra chương trình dưới dạng tập tin *.maplet. Các bước thực hiện như sau: 
 Từ menu File, chọn Export As. 
 Trong danh sách Files of Type, chọn Maplet(.maplet). 
 Chỉ đường dẫn đến thư mục chứa ứng dụng. 
 Nhập tên ứng dụng cần lưu. 
 Nhấn Save. 
Tài liệu tham khảo 110 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Maplesoft, Maple User Manual, Waterloo Maple Inc, 1996 – 2009. 
[2] Frank Garvan, The Maple Book, Chapman & Hall/CRC, 2002 
[3] L. Bernardin, P. Chin, P. DeMarco, K. O. Geddes, D. E. G. Hare, K. M. Heal, G. 
Labahn, J. P. May, J. McCarron, M. B. Monagan, D. Ohashi, and S. M. Vorkoetter, 
Maple Programming Guide, Waterloo Maple Inc, 2012. 
[4] André Heck, Introduction to Maple, Springer-Verlag, 2003. 
[5] Roger Kraft, Programming in Maple, Purdue University Calumet, 2002. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_giai_toan_tren_may_tinh_voi_maple_tran_cong_man_pha.pdf