Tài liệu hướng dẫn học tập Luật công đoàn - Diệp Thành Nguyên
Tóm tắt Tài liệu hướng dẫn học tập Luật công đoàn - Diệp Thành Nguyên: ...n chấp hành công đoàn cơ sở. Ban chấp hành công đoàn cơ sở cũng được tham khảo ý kiến khi người sử dụng lao động lao động quy định lịch nghỉ hàng năm. Việc xử lý kỷ luật lao động mặc dù thuộc thẩm quyền của người sử dụng lao động song do việc xử lý kỷ luật lao động là một việc hệ trọng có li...cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật. 3. Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơ... vấn đề chung của toàn xã hội, trong đó thiết thực nhất vẫn là tổ chức công đoàn. Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam (Điều 1 Luật công đoàn) và công đoàn có quyền cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ...
là: 1. Liên hiệp Công đoàn thế giới, thành lập tháng 10/1945 là tổ chức dựa trên truyền thống đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, tập hợp công đoàn các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản chủ nghĩa và công đoàn các nước đang phát triển. Công đoàn Việt Nam là thành viên của Liên hiệp Công đoàn thế giới từ năm 1949. 2. Liên hiệp quốc tế các Công đoàn tự do, thành lập năm 1949 do có sự chia rẽ trong Liên hiệp Công đoàn thế giới, các Công đoàn Mỹ và các nước phương Tây tách ra khỏi Liên hiệp Công đoàn thế giới, là tổ chức dựa trên truyền thống của phong trào cải lương. 3. Liên đoàn Lao động quốc tế, thành lập năm 1920, là tổ chức dựa theo đường lối của Vaticăng - thiên chúa giáo quốc tế. Bên cạnh đó còn có nhiều Công đoàn ngành nghề quốc tế như Công đoàn Giao thông Vận tải quốc tế, Công đoàn Kim khí quốc tế, Công đoàn giáo dục quốc tế . . . . Ngoài các tổ chức Công đoàn nhằm tập hợp bảo vệ đoàn viên, trên thế giới còn có Tổ chức Lao động quốc tế (ILO – viết tắt của International Labour Organization) thành lập năm 1919, từ năm 1949 trở thành tổ chức chuyên môn của Liên Hợp quốc có nhiệm vụ thực hiện trong phạm vi quốc tế những biện pháp bảo vệ lao động, thiết lập pháp luật xã hội thống nhất (đặc biệt là quan hệ lao động) theo nguyên tắc cơ chế hiệp thương 3 bên: Chính phủ, giới chủ, và giới thợ (công đoàn). Hiện nay, phong trào công đoàn thế giới có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội và chính trị quốc tế, có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, tình hình công ăn việc làm của công nhân, lao động thế giới đã trở thành vấn đề lớn, nên cuộc đấu tranh chống thất nghiệp, vì công ăn việc làm, cải thiện đời sống diễn ra ngày càng quyết liệt thì vai trò của công đoàn càng trở nên đặc biệt quan trọng. 1.2. Phương hướng hoạt động của công đoàn thế giới Mục tiêu hoạt động của phong trào công đoàn thế giới là mở rộng các hình thức, tập hợp lực lượng đấu tranh cho mục tiêu chung của nhân loại vì hoà bình độc 67 lập dân tộc, dân sinh dân chủ, vì môi trường sống lành mạnh, phát triển và tiến bộ xã hội. Mục tiêu ưu tiên và là mục tiêu truyền thống là việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội của người lao động. Yêu sách tối thiểu của phong trào công đoàn là đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện chính sách bảo hiểm xã hội và dịch vụ y tế, giáo dục. Các biện pháp hoạt động công đoàn chủ yếu là: 1. Công đoàn giải thích và làm cho người lao động ở tất cả các nước biết được mục tiêu và các chương trình hành động của công đoàn, các quyết định của phong trào công nhân nhằm tập hợp lực lượng phấn đấu cho mục tiêu đó. 2. Tăng cường việc tổ chức và thúc đẩy tình đoàn kết quốc tế, đoàn kết công nhân. Khuyến khích tất cả các cuộc trao đổi và thảo luận về kinh nghiệm, về quan điểm nhằm bảo vệ lợi ích chung của tất cả mọi người lao động và tổ chức công đoàn. 3. Làm việc có định hướng vì mục tiêu công đoàn với các tổ chức quốc tế, các Chính phủ. 4. Hoạt động có tổ chức nhằm tăng cường vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn khu vực và công đoàn ngành nghề quốc tế. 5. Tăng cường hợp tác để xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn và đào tạo công nhân mang ý thức giai cấp, ý thức công đoàn. 2. Phương hướng, biện pháp tăng cường và mở rộng công tác đối ngoại của công đoàn Việt Nam 2.1. Mục tiêu tăng cường và mở rộng công tác đối ngoại Công tác đối ngoại của công đoàn các cấp trong những năm tới nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: 1. Góp phần tích cực vào việc thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng; 2. Phát triển hơn nữa tình đoàn kết, sự hợp tác của công đoàn các nước với công đoàn Việt Nam; 3. Tranh thủ sự viện trợ về tài chính, sự giúp đỡ về kinh nghiệm của công đoàn các nước và các tổ chức quốc tế góp phần xây dựng công đoàn Việt Nam vững mạnh; 4. Đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung của người lao động và công đoàn các nước, vì hoà bình độc lập dân tộc, phát triển xã hội, vì lợi ích người lao động, vì quyền công đoàn, dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội; 68 2.2. Phương châm, tính chất công tác đối ngoại * Phương châm công tác đối ngoại 1. Hữu nghị, bình đẳng, giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi; 2. Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, ưu tiên lợi ích của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 3. Ưu tiên lợi ích của Công đoàn Việt Nam trong quan hệ quốc tế, đồng thời kết hợp hài hoà với việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế phù hợp với hoàn cảnh và khả năng tài chính của nước ta; 4. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh, luôn kiên trì mở rộng hợp tác, nhưng cũng kiên quyết đấu tranh chống lại mọi mưu toan chia rẽ, phá hoại, “diễn biễn hoà bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta. Tính chất của công tác đối ngoại 1. Tính chất giai cấp của giai cấp công nhân. Điều này thể hiện ở chỗ mọi hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam đều phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam, phục vụ lợi ích giai cấp công nhân và nhân dân tiến bộ thế giới. 2. Tính chất nhân dân. Điều này thể hiện ở chỗ mọi hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam đều xuất phát từ yêu cầu của phong trào công đoàn Việt Nam và lợi ích của người lao động. 2.3. Phương hướng công tác đối ngoại của Công đoàn Việt Nam Các công đoàn các nước trên thế giới vốn có mối quan hệ truyền thống với Liên hiệp Công đoàn thế giới, vì thế củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Liên hiệp Công đoàn thế giới luôn là phương hướng công tác đối ngoại của Công đoàn Việt Nam. Công đoàn Việt Nam đang tham gia các tổ chức công đoàn quốc tế, các tổ chức công đoàn ngành nghề quốc tế, các tổ chức công đoàn khu vực; mở rộng quan hệ hữu nghị với các tổ chức công đoàn, các tổ chức nhân dân tiến bộ ở các nước, đang phấn đấu vì lợi ích của người lao động, vì hoà bình và phát triển, mở rộng giao lưu và tiếp xúc thông qua các tổ chức công đoàn trên tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới. Công đoàn Việt Nam tham gia tích cực vào hoạt động theo cơ chế và điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, tự chủ và không áp đặt. Thông qua ILO để khẳng định vị trí của Công đoàn Việt Nam trên trường quốc tế. Công đoàn Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác đối ngoại trên các lĩnh vực du lịch, bảo hiểm xã hội, ngân hàng, giáo dục công nhân, đào tạo cán bộ công đoàn, 69 nghiên cứu khoa học, dân số kế hoạch hoá gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, vì sự tiến bộ của phụ nữ và chăm sóc trẻ em. Mở rộng các hình thức hợp tác bằng cách thông qua các cam kết, thoả thuận song phương, đa phương, trao đổi thông tin, tư liệu, trao đổi các đoàn đại biểu, hợp tác thực hiện các dự án: đào tạo, hợp tác kinh tế, hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật; hội thảo quốc tế, trao đổi hoạt động văn hoá, thể thao quần chúng. 2.4. Các biện pháp mở rộng, tăng cường công tác đối ngoại Thứ nhất, công tác thông tin tuyên truyền, cụ thể: 1. Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng các tạp chí chuyên đề về Công đoàn Việt Nam, đặc biệt là những mục về thông tin thị trường lao động ở Việt Nam, tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam; 2. Nâng cao chất lượng thông tin cho các đại biểu đến tham quan và làm việc với Tổng liên đoàn Lao động VN, với công đoàn ngành, Liên đoàn lao động địa phương và công đoàn cơ sở. 3. Đầu tư xuất bản một số sách, ấn phẩm tuyên truyền về Công đoàn Việt Nam. 4. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu về phong trào công nhân và công đoàn thế giới, duy trì bản tin về phong trào công nhân, công đoàn quốc tế để cung cấp cho các cấp công đoàn về phong trào công nhân công đoàn thế giới và những kinh nghiệm hoạt động công đoàn các nước. Thứ hai, công tác tổ chức thực hiện, cụ thể: 1. Mở rộng quyền chủ động cho các công đoàn ngành Trung ương, Liên đoàn lao động địa phương trong hoạt động đối ngoại; đồng thời tăng cường quản lý thống nhất công tác đối ngoại trong toàn hệ thống công đoàn. 2. Hoàn thiện và thống nhất áp dụng quy chế quản lý hoạt động đối ngoại trong hệ thống công đoàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và công đoàn các cấp tham gia hoạt động đối ngoại. 3. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và kiến thức ngoại giao cho đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác đối ngoại. 4. Quan tâm đầu tư kinh phí và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí cho công tác đối ngoại của công đoàn theo phương châm: tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả. 3. Những biến đổi về cơ cấu xã hội, quan hệ xã hội và tâm lý xã hội do tác động của kinh tế thị trường có liên quan đến hoạt động Công đoàn Quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tất yếu kéo theo những thay đổi về cơ cấu xã hội, quan hệ xã hội và tâm lý xã hội. 70 Có thể nhận thấy bốn dấu hiệu nổi bật trong quá trình biến đổi cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội, cụ thể: Một là, hình thành các tầng lớp và các quan hệ xã hội mới. Ngoài giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, ngày nay đang xuất hiện các bộ phận mới và trong nội bộ từng giai cấp có sự phân hoá thành những bộ phận mới. Hai là, đổi mới kinh tế làm thay đổi tính chất các quan hệ xã hội đã hình thành. Tư duy của người lao động về lợi ích trong kinh tế thị trường cũng có sự thay đổi. Ba là, cơ chế thị trường đặt các chủ thể kinh tế trong mối quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau và do vậy quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp được thiết lập trên cơ sở bình đẳng hơn. Bốn là, cơ chế thị trường làm cho quan hệ xã hội đa dạng, phong phú hơn. Cùng với những biến đổi về cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội còn có những biến đổi về tâm lý xã hội, cụ thể: * Khuynh hướng tích cực: Nét nổi bật nhất trong tâm lý của các tầng lớp xã hội đó là tư duy kinh tế. Nhờ đổi mới tư duy nên các tầng lớp xã hội tỏ ra năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tìm mọi cách để làm giàu cho bản thân và xã hội. Nhu cầu vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú hơn, chọn nghề không còn chịu ảnh hưởng của dư luận xã hội, truyền thống, tập quán, quan n iệm cũ về “nghề sang” hay “không sang” mà xuất phát từ lợi ích thiết thực. Bầu không khí tâm lý xã hội nhìn chung là phấn khởi, lạc quan, tin tưởng vào cơ chế kinh tế mới. Người dân không còn ỷ lại Nhà nước mà “tự cứu mình”. * Khuynh hướng tiêu cực: Tâm lý, tư tưởng thực dụng quá mức, chỉ làm những gì có lợi ích cho bản thân và gia đình mình. Chủ nghĩa thực dụng thường lấy đồng tiền, lợi ích vật chất làm mục tiêu, phương châm chỉ đạo mọi suy nghĩ, hành động. Cơ chế thị trường là mảnh đất nảy sinh chủ nghĩa cá nhân. Ý thức pháp luật của một bộ phận quần chúng trong cơ chế thị trường chưa nghiêm túc. Nhiều trường hợp làm trái pháp luật, nhiều loại tội phạm gia tăng, đặc biệt là tội phạm về kinh tế. Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm xói mòn một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho lối sống hưởng thụ xa hoa, lãng phí, sa đoạ về đạo đức phát triển. Các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, cờ bạc, lãng phí ngày càng gia tăng. 71 4. Những nội dung cơ bản đổi mới hoạt động Công đoàn hiện nay 4.1. Đổi mới tư duy, nhận thức lý luận về Công đoàn trong kinh tế thị trường Trong kinh tế thị trường, là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, của người lao động, Công đoàn Việt Nam giữ vững tính chất chính trị và tính chất xã hội. Tính chất chính trị được thể hiện ở những khía cạnh sau: 1. Công đoàn là thành viên của hệ thống chính trị. 2. Chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN, thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng CSVN đề ra. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng lý luận, phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn của Công đoàn. 3. Công đoàn có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng đến mọi người lao động. Tính chất xã hội được thể hiện ở những khía cạnh: 1. Tính chất xã hội thể hiện trong việc thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các thành phần kinh tế tham gia tổ chức Công đoàn. Công đoàn hoạt động nhằm đem lại lợi ích cho toàn thể người lao động. 2. Mọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tích cực, tự nguyện tham gia hoạt động công đoàn. 3. Công đoàn phản ánh tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của người lao động đến Đảng và Nhà nước để Đảng và Nhà nước hoàn thiện chế độ, chính sách đối với người lao động. 4. Trong kinh tế thị trường cần hết sức coi trọng chức năng bảo vệ lợi ích người lao động. Để bảo vệ tốt lợi ích người lao động, Công đoàn cần làm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu đúng về quyền lợi và nghĩa vụ, tích cực lao động sản xuất, công tác, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp và được hưởng quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. 4.2. Đổi mới các nội dung hoạt động của Công đoàn, đặc biệt chú trọng công tác cụ thể của Công đoàn cơ sở Công đoàn cơ sở cần nhận thức đầy đủ vai trò của mình, và có cách làm sáng tạo để nâng cao hiệu quả các công tác như: tuyên truyền giáo dục người lao động; tổ chức các phong trào thi đua trong người lao động; tham gia quản lý cơ quan, doanh nghiệp; bảo vệ lợi ích và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; vận động lao động nữ; bảo hiểm xã hội; phúc lợi tập thể, an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; hợp đồng lao động; ký kết thoả ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức, cán 72 bộ; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; dân số kế hoạch hoá gia đình; đình công v. v. . . . 4. 3. Đổi mới phương pháp hoạt động Công đoàn Khắc phục bệnh quan liêu, hành chính trong hoạt động công đoàn. Hoạt động Công đoàn luôn gắn liền với phong trào công nhân, sâu sát quần chúng, am hiểu sâu sắc thực tiễn ở cơ sở. Tránh nặng về hội họp, ban hành nhiều văn bản trên giấy tờ mà không có sự kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Trong hoạt động Công đoàn không được mệnh lệnh, hách dịch, cửa quyền, độc đoán. Coi trọng thuyết phục, giáo dục, vận động, tổ chức quần chúng hoạt động, phát huy tính tự nguyện, tích cực, năng động, sáng tạo của quần chúng để hoạt động Công đoàn thực sự là hoạt động quần chúng. 4.4. Đổi mới tổ chức, cán bộ Công đoàn Đổi mới tổ chức, cán bộ Công đoàn là nội dung quan trọng của hoạt động Công đoàn. Trong đổi mới tổ chức điều quan trọng trước nhất là xác định đúng, chính xác cơ cấu bộ máy tổ chức của hệ thống tổ chức Công đoàn từ Trung ương xuống cơ sở, đảm bảo tinh, giảm, gọn, vững chắc. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của từng cấp trong cơ cấu bộ máy tổ chức, tránh trùng lặp, chồng chéo hoặc bỏ sót công việc. Chú trọng xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Trong đổi mới cán bộ hết sức quan tâm việc rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ Công đoàn hiện nay. Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, quy hoạch gắn với đào tạo, sử dụng cán bộ. Bố trí, sắp xếp, sử dụng hợp lý cán bộ trên nguyên tắc: vì việc tìm người chứ không vì người tìm việc. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ nhất là trong khu vực ngoài quốc doanh. Có chế độ, chính sách động viên, khuyến khích cán bộ tích cực hoạt động Công đoàn. Có cơ chế bảo vệ cán bộ Công đoàn trong cơ chế thị trường. 4.5. Đổi mới công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện Tăng cường kiểm tra, đôn đốc trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện. Kiểm tra thực chất là giúp đỡ, do đó cần tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, không phải chỉ khi nào, nơi nào, ai có khuyết điểm, thiếu sót mới kiểm tra để xử lý kỷ luật. Lắng nghe ý kiến quần chúng, nắm bắt thông tin nhiều chiều, xử lý thông tin một cách khách quan, khoa học để phát huy dân chủ, khai thác trí tuệ của quần chúng. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, rút ra bài học về mặt lý luận cũng như thực tiễn để không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn. 73 5. Những việc làm cụ thể của Công đoàn cơ sở trong nền kinh tế thị trường 1. Bảo vệ lợi ích người lao động về mọi mặt (lợi ích kinh tế, văn hoá - tinh thần, lợi ích chính trị, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài) là chức năng trung tâm của Công đoàn; 2. Công đoàn giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động; 3. Công đoàn đại diện người lao động ký kết thoả ước lao động tập thể; 4. Công đoàn có trách nhiệm trong việc tham gia giải quyết các tranh chấp lao động. 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Lao động năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007; 2. Công văn số 104/TLĐ ngày 25/01/2000 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở thành viên; 3. Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2008; 4. Giáo trình CÔNG TÁC DÂN VẬN chương trình trung cấp lý luận chính trị - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – NXB. Lý luận chính trị - 2004; 5. Giáo trình Lý luận và nghiệp vụ Công đoàn - Tập 1, 2 & 3 - Trường Đại học Công đoàn - NXB. Lao động – 1999; 6. Luật Công đoàn - 1990; 7. Nghë âënh säú 241/HÂBT ngaìy 05/8/1991 cuía Häüi âäöng Bäü træåíng quy âënh vãö täø chæïc vaì hoaût âäüng cuía caïc Ban thanh tra nhán dán; 8. Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn; 9. Nghị định số 302/HĐBT ngày 19/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan; 10. Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động; 11. Những bài giáo dục chính trị cơ bản trong công nhân lao động - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam - NXB. Lao động - 1998; 12. Quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 233-HĐBT ngày 22 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng; 13. Quyết định số 128-QĐ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể; 14. Quyết định số 465/TTg ngày 27/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; 15. Quyết định số 525/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày 25/4/2011 ban hành Quy định tạm thời về tiền lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước; 75 16. Quyết định số 81/QĐ-TLĐ ngày 17/01/1996 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về việc ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn lâm thời; 17. Thông tri của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Số 79/TLĐ ngày 11/6/1996 hướng dẫn thi hành một số điểm trong bản quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn lâm thời (Ban hành kèm theo QĐ số 81/QĐ-TLĐ ngày 17/1/1996 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); 18. Thông tri số 06/TT-TLĐ ngày 20/01/1995 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn thực hiện thu đoàn phí công đoàn; 19. Thông tri số 50/TT-TLĐ ngày 01/01/1995 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về việc xây dựng công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh; 20. Thông tư liên tịch số 76/1999/TTLT/TC-TLĐ ngày 16/6/1999 của Bộ Tài chính và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn; 21. Thông tư số 69/TT-LB ngày 12/8/1993 của liên bộ tài chính- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định 133-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về quản lý và sử dụng tài sản của công đoàn; 22. Website: 23. Website: www.laodong.com.vn 24. Website:
File đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_hoc_tap_luat_cong_doan_diep_thanh_nguyen.pdf