Tài liệu Hướng dẫn vận hành - Du lịch lưu trú tại nhà dân
Tóm tắt Tài liệu Hướng dẫn vận hành - Du lịch lưu trú tại nhà dân: ... sẽ, thoải mái và an toàn đồng thời được trải nghiệm lối sống truyền thống của người Việt Nam, nếm các món ăn và đồ uống truyền thống Việt Nam, tìm hiểu về Việt Nam bằng cách nói chuyện với người địa phương, xem biểu diễn văn hóa hoặc xem các mặt hàng thủ công mỹ nghệ địa phương và trải ng...làng, bản và/hoặc khu vực thiên nhiên • Thám hiểm ngắm chim • Đi thuyền dọc sông, hồ hoặc bờ biển, v.v. Mức độ khó khăn của chuyến đi (cho một người bình thường), thời gian và các đặc điểm của chuyến đi cần phải được lưu ý và nói cho khách biết để giúp họ quyết định xem chuyến đi có phù ... Sách mỏng giới thiệu cơ sở của bạn, dịch vụ, điểm du lịch, những điều khách sẽ được xem và làm, giá cả, địa điểm và chi tiết địa chỉ liên hệ • Danh thiếp (business cards) để cung cấp cho các đối tác và khách hàng tiềm năng • Biển đón khách giới thiệu gắn gọn về gia đình bạn, lịch sử và ...
h được lãi (nếu dương) hoặc lỗ (nếu âm). Dưới đây là ví dụ về báo cáo lãi/lỗ nhất cho hàng hóa và dịch vụ của mình. Nó cũng cung cấp hồ sơ để trình cho ngân hàng hoặc các đơn vị cho vay tín dụng khác chứng minh rằng bạn có khả năng trả nợ nếu bạn muốn vay tiền để mở rộng kinh doanh. Ghi chép thu chi QUẢN LÝ TIỀN CHI THU Ngày Khoản Số lượng Giá Ngày Khoản Số lượng Giá 15/12/12 Cà rốt 500g 25.000 15/12/12 Ở 5 giường 750.000 Gà 1kg 100.000 Bữa ăn tối 5 bữa ăn 250.000 Hành 200g 25.000 Đồ chiên giòn 2 túi 20.000 17/12/12 Chất tảy rửa 1 chai 20.000 16/12/12 Các tour trong bản 3 người 600.000 Cộng: 175.000 Cộng: 1.620.000 Số dư: 1.445.000 VND TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH DU LỊCH LƯU TRÚ TẠI NHÀ DÂN 11 Có vài cách để định giá bán, ví dụ, để trả chi phí đầu vào, phù hợp với giá của đối thủ cạnh tranh, để miêu tả tiêu chuẩn chất lượng, hoặc để đáp ứng quy định của chính phủ. Tuy nhiên, nhìn chung, nguyên tắc cơ bản của việc định giá bán dựa trên hai yếu tố chính là chi phí đầu vào cộng với số tiền lợi nhuận bạn muốn có. Chi phí đầu vào liên quan đến định giá chung bao gồm: • Nguyên liệu thô hoặc thành phần được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc giá mua các mặt hàng từ những người sản xuất /nhà cung ứng khác (ví dụ thực phẩm, đồ uống) • Công lao động – thậm chí nếu bạn không phải trả bất cứ đồng lương hay tiền công nào, chi phí về thời gian của bạn cũng phải được tính đến. • Chi phí vận chuyển khi mua thực phẩm hoăc các mặt hàng khác liên quan • Tiện ích như điện /năng lượng trong giai đoạn kinh doanh • Khấu hao đồ nội thất và thiết bị mua sắm theo số năm dự kiến trước khi phải thay thế • Thuê mướn địa điểm, trang phục hoặc nhạc cụ biểu diễn • Lệ phí đóng cho Ban quản lý du lịch cộng đồng địa phương, phí vào cửa các khu bảo tồn khi tổ chức các tour du lịch, v.v. • Chi phí bảo dưỡng kể cả mua sắm nguyên vật liệu lau dọn • Các chi phí kinh doanh khác như xà phòng, nến, giấy vệ sinh v.v. cho khách Định giá đơn giản Giữ sổ sách về các khoản thu chi của khách nhằm đảm bảo không bị quên bất cứ khoản nào và giảm nhầm lẫn trong quá trình lập hóa đơn. Nó cũng cho phép lập hóa đơn chi tiết, đảm bảo cho khách thấy mức độ chuyên nghiệp và trung thực của bạn và cũng có thể giúp bạn trong việc sắp xếp lại vốn. Khi lập sổ sách kế toán và chuẩn bị hóa đơn cho khách cần: • Sử dụng mẫu sổ ghi chép kế toán và mẫu hóa đơn • Ghi chép lại tất cả những thứ mà khách gọi hay sử dụng càng sớm càng tốt ngay sau khi việc đó xảy ra. Sử dụng ghi chép này để chuẩn bị hóa đơn. • Lập danh sách các mặt hàng theo ngày với số đơn vị (số lượng) và đơn gía (VND/đơn vị) Giải quyết hóa đơn thường được tiến hành trong ngày cuối cùng, ngay trước khi khách rời đi. Lúc này, hóa đơn của khách phải được chuẩn bị sẵn sàng và đưa cho khách kiểm tra lại trước khi thanh toán. Đảm bảo có một số tiền lẻ để trả lại khi khách thanh toán bằng tiền mặt. Ví dụ về hóa đơn của khách được trình bày dưới đây. Giữ sổ sách thu chi của khách HÓA ĐƠN CỦA KHÁCH Tên khách: Ông John Smith Ngày đến: 20/12/12 Ngày đi: 22/12/12 # Khoản Đơn vị Số lượng Đơn giá (VND) Tổng 1 Ngủ Đêm 2 50.000 100.000 2 Bữa sáng Người 2 20.000 40.000 3 Chai nước Chai 2 6.000 12.000 4 Biểu diễn âm nhạc Buổi 1 40.000 40.000 5 Hàng thủ công Cái 1 100.000 100.000 6 Bia Lon 2 20.000 40.000 7 Chè Cốc 2 7.000 14.000 cộng 346.000 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH DU LỊCH LƯU TRÚ TẠI NHÀ DÂN 12 TIẾP THỊ CHI PHÍ THẤP HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ Để đảm bảo quan hệ đối tác kinh doanh đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của tất cả các bên, cần xây dựng và ký hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng này cần phải làm rõ những điểm như sau: • Đại diện của homestay và đối tác kinh doanh • Vai trò và trách nhiệm chính của mỗi bên • Thực hiện hợp đồng • Thời hạn hợp đồng • Quy định và điều kiện phá vỡ hợp đồng • Giá, hoa hồng, điều khoản thanh toán và các điều kiện khác Tiếp thị và quảng bá cho homestay của bạn không chỉ quan trọng khi bắt đầu kinh doanh để thông báo cho những khách hàng tiềm năng rằng bạn đã mở cửa đón khách mà còn cần phải được duy trì trong suốt quá trình kinh doanh để đảm bảo khách đến liên tục. Xây dựng quan hệ đối tác Hộ kinh doanh homestay thành công thường là những gia đình đã xây dựng được một loạt các quan hệ đối tác kinh doanh. Những mối quan hệ này có thể tạo điều kiện cho người điều hành homestay tiếp cận với tín dụng để phát triển kinh doanh cũng như các chuyên gia, những người có thể giúp quản lý hậu cần lữ hành du lịch, quảng bá homestay đến các thị trường rộng hơn và thậm chí giúp đào tạo và tập huấn. Các đối tác chính và vai trò của họ ở Việt Nam bao gồm: • Điều hành tour: Giúp quảng cáo, tiếp thị và bán tour cho homestay và bố trí, quản lý tất cả các khâu hậu cần • Trung tâm thông tin du lịch: Giúp tiếp thị, quảng bá và tuyên truyền thông tin lữ hành: cho khách du lịch, cung cấp chỗ để trưng bày sách mỏng và tài liệu giới thiệu homestay và đưa vào danh sách các địa chỉ tin cậy cho các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú • Các hiệp hội và câu lạc bộ du lịch: hỗ trợ cho các thành viên, đại diện cho thành viên trong các việc thảo luận với các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Họ thường thực hiện các chương trình nâng cao năng lực cho các hộ kinh doanh • Các hộ kinh doanh Homestay khác hoặc làng bản láng giềng: tạo điều kiện kết hợp nguồn lực để thực hiện các nỗ lực tiếp thị chung và quảng bá chéo của các hộ kinh doanh. Gọi điện bán hàng Gọi điện cho các điều hành tour địa phương, các đại lý lữ hành và khách sạn để thông báo cho họ những thông tin mới nhất về homestay của bạn và/hoặc các sản phẩm du lịch và các dịch vụ mới được xây dựng khác là cách quảng bá ít tốn kém cho homestay của bạn và điểm đến nói chung. Gọi điện thoại bán hàng có thể được cá nhân người điều hành homestay hoặc đại diện tổ chức quản lý cộng đồng địa phương (nếu có) tiến hành thay mặt cho tất cả các thành viên. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH DU LỊCH LƯU TRÚ TẠI NHÀ DÂN 13 Các chuyến thăm làm quen Các chuyến thăm làm quen chỉ đơn giản là mời các đại lý lữ hành, các đơn vị đặt phòng, điều hành tour và các đối tác tiềm năng khác đến và ở lại một đêm tại homestay để trải nghiệm dịch vụ của bạn. Khi đăng cai chuyến thăm làm quen, bạn cần phải làm theo những điều bạn sẽ làm cho khách du lịch thường xuyên nhưng phải đặc biệt đảm bảo rằng khách hàng được phục vụ tốt nhất tại homestay của bạn (ví dụ từ thực phẩm đến các tour du lịch và biểu diễn v.v.) bởi vì nếu thành công, khách hàng có thể có ấn tượng và ký hợp đồng dịch vụ với bạn và tiếp tục hợp tác kinh doanh trong tương lai. Tài liệu tiếp thị Có một loạt các tài liệu tiếp thị đơn giản mà bạn có thể xây dựng để hỗ trợ tạo doanh thu cho bạn: • Sách mỏng giới thiệu cơ sở của bạn, dịch vụ, điểm du lịch, những điều khách sẽ được xem và làm, giá cả, địa điểm và chi tiết địa chỉ liên hệ • Danh thiếp (business cards) để cung cấp cho các đối tác và khách hàng tiềm năng • Biển đón khách giới thiệu gắn gọn về gia đình bạn, lịch sử và văn hóa của người dân địa phương và phác thảo đôi nét (quảng bá) về cơ sở, dịch vụ, và các hoạt động sẵn có • Sổ ghi ý kiến của khách để thu thập những nhận xét và phản hồi về sự hài lòng của khách để cải thiện homestay • Biển chỉ đường để cho xe cộ và người qua lại biết là cơ sở của bạn ở đó (với sự cho phép của chính quyền địa phương) TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH DU LỊCH LƯU TRÚ TẠI NHÀ DÂN 14 Các bước chính để chuẩn bị chỗ ngủ trước khi khách đến, dọn sạch chỗ ngủ sau khi khách đi và dọn chỗ ngủ cho khách ở lại nhiều đêm bao gồm: Các bước lau dọn phòng tắm và nhà vệ sinh gồm: • Mở cửa lấy không khí • Thu rác • Lau bồn tắm • Lau tường • Lau chậu rửa tay • Lau gương và đồ đạc xung quanh • Lau bệ xí • Lau sàn • Thay khăn tắm • Kiểm tra lần cuối Chỗ ngủ Phòng tắm và vệ sinh Lau dọn khu vực chung liên quan không chỉ đến việc lau dọn mà cả làm cho căn phòng hấp dẫn và thân thiện. Lau dọn khu vực chung CÔNG VIỆC DỌN PHÒNG Công việc dọn phòng là hoạt động giữ cho ngôi nhà sạch sẽ, thoải mái và an toàn. Trong homestay, công việc dọn phòng đề cập đến lau dọn và duy trì sự sạch sẽ của phòng khách hoặc chỗ ngủ, phòng tắm và nhà vệ sinh, khu vực ngoài trời và những khu vực chung khác. Một ngôi nhà sạch sẽ, vệ sinh và bảo dưỡng tốt là kỳ vọng cơ bản của tất cả mọi khách du lịch. Trang trí Lau dọn chung, không thường xuyên Khu vực ngoài trời Trang trí đơn giản, thể hiện nét văn hóa của địa phương và niên đại của ngôi nhà có thể là cách tuyệt vời để tạo trải nghiệm văn hóa cho du khách: • Cung cấp đồ nội thất (bàn, ghế) sử dụng chất liệu tự nhiên như đá hoặc gỗ • Trang trí phòng ngủ và phòng khách với những bức tranh về các địa điểm ở địa phương hoặc treo đồ thủ công mỹ nghệ • Trưng bày đồ truyền thống hoặc nhạc cụ xung quanh phòng • Loại bỏ những đồ không phù hợp với thời gian của ngôi nhà hoặc văn hóa trong thời gian khách lưu trú để tạo ra không khí truyền thống hơn Thực hiện các hoạt động dưới đây hàng tuần hoặc ngay sau khi khu vực có vấn đề: • Lau bụi bằng vải ẩm tất cả các bức tranh, ảnh, đồ nội thất, bàn, giá trưng bày, tường, gương, tủ, kệ, đèn trần, công tắc và khung cửa • Quét và lau hành lang và cầu thang bằng nước ấm hòa với dung dịch tẩy • Quét mạng nhện dưới mái nhà/trên trần, cửa sổ, cửa ra vào và tường bên ngoài. • Giặt gối với bột giặt nhẹ pha với nước ấm và phơi dưới nắng cho khô. Các bước quét dọn khu vực ngoài trời bao gồm: • Thu gom rác • Dọn phân động vật • Quét và cào • Thông hệ thống thoát nước • Cắt cỏ, tỉa bụi cây và cây • Sắp xếp đồ gỗ ngoài trời • Đổ rác • Làm luống trong vườn CHECK-IN CHECK-OUT DỊCH VỤ 1. Lau bụi trong phòng 2. Lau sàn 3. Đặt đệm /giường 4. Bọc khăn trải giường 5. Đặt chăn / chăn bông 6. Thay vỏ gối 7. Treo màn chống muỗi 8. Kiểm tra lần cuối 1. Cất màn 2. Kiểm tra xem khách có bỏ quên đồ cá nhân không 3. Lấy khăn trải giường 4. Thu rác 5. Cất đệm đặt dưới sàn đi 6. Lau bụi trong phòng 7. Lau sàn 8. Giặt chăn & và đồ vải 1. Mở cửa lấy không khí 9. Thu rác 2. Gấp màn 3. Xếp chăn gối trên giường 4. Lau bụi trong phòng 5. Lau sàn 6. Kiểm tra lần cuối TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH DU LỊCH LƯU TRÚ TẠI NHÀ DÂN 15 Chuẩn bị khu ăn uống Điều quan trọng là phải lau dọn khu vực ăn uống bởi vì thức ăn còn thừa ở xung quanh sẽ thu hút côn trùng như ruồi, kiến và các loài gặm nhấm có thể lây bệnh cho người. Khu vực ăn uống sạch sẽ, gọn gàng và được tổ chức tốt cũng hấp dẫn khách và tạo ra ấn tượng tốt về tiêu chuẩn homestay của bạn và hình ảnh tốt hơn về dịch vụ của bạn. Trước khi phục vụ bữa ăn: • Đảm bảo sàn, tường và trần khu vực ăn uống được lau chùi sạch sẽ • Đặt đồ trang trí như hoa và nến • Lau tất cả các dụng cụ cần thiết phục vụ cho bữa ăn như đũa, đĩa, mâm, bát, cốc và các hộp đựng gia vị, đảm bảo là chúng không có bụi, vết bẩn, vết ố và không dính thức ăn. • Đặt trong khu vực ăn uống một chiếc chiếu lớn với đệm ngồi cho từng khách hoặc bàn ăn có khăn trải bàn và đủ ghế ngồi cho khách • Đặt mâm thức ăn, các hộp đựng gia vị, bát, cốc, v.v. sẵn sàng để phục vụ món ăn Sau khi phục vụ bữa ăn: • Dọn tất cả mâm, đĩa, bát, cốc chén • Loại bỏ tất cả thức ăn thừa và rác • Dọn chiếu / khăn trải bàn • Quét và /hoặc lau sàn khu vực ăn uống • Sắp xếp lại đồ gỗ vào đúng vị trí cũ Phục vụ bữa ăn Phục vụ bữa ăn tốt bao gồm hiệu quả trong việc cung cấp thức ăn cho bữa ăn, lịch sự trong thái độ và chu đáo và đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách. Các yếu tố chính trong việc phục vụ tốt một bữa ăn bao gồm: • Chuẩn bị mâm với đầy đủ các món ăn ở trong bếp • Giúp khách ngồi vào chỗ • Phục vụ đồ uống trước khi mang đồ ăn ra • Phục vụ bữa ăn, giải thích tên hoặc món ăn khi đặt xuống bàn ăn • Quan sát và chăm sóc khách trong suốt bữa ăn (ví dụ sẵn sàng rót thêm đồ uống vào cốc, dọn đĩa đựng thức ăn chung khi đã hết, đặt đĩa thức ăn mới vào, v.v.) • Dọn khu vực ăn uống sau khi khách đã ăn xong • Phục vụ đồ uống và/hoặc món tráng miệng sau bữa ăn Phục vụ đồ uống Phục vụ đồ uống cũng làm theo các bước như phục vụ bữa ăn: • Chuẩn bị khay đựng đồ uống ở trong bếp • Phục vụ đồ uống bằng cách đặt mỗi cốc (lon) trước mặt mỗi khách ngồi trong bàn ăn • Cung cấp đá và ống hút • Quan sát và chăm sóc khách, rót thêm đồ uống vào cốc hoặc mang thêm đồ uống khi cần • Dọn hết cốc sau khi khách đã uống xong DỊCH VỤ ĂN UỐNG Dịch vụ ăn uống bao gồm chuẩn bị, phục vụ và dọn thức ăn, đồ uống. Cung cấp dịch vụ ăn uống hiệu quả, chu đáo và đáp ứng nhu cầu dựa trên các nguyên tắc vệ sinh tốt và sạch sẽ sẽ làm cho khách hài lòng và truyền những thông tin phản hồi tích cực cũng như gợi ý cho gia đình và bạn bè của họ sử dụng dịch vụ của bạn. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH DU LỊCH LƯU TRÚ TẠI NHÀ DÂN 16 CHẾ BIẾN MÓN ĂN Chế biến món ăn là quá trình chuẩn bị, nấu và phục vụ thức ăn cho khách. Thử các món ăn địa phương là lý do quan trọng mà khách du lịch đến ở homestay. Vì vậy, khi chuẩn bị thực đơn, điều quan trọng là phải hiểu rõ mong muốn của khách và những khác biệt về ẩm thực của họ để bạn có thể cung cấp một bữa ăn mà họ thấy không chỉ ngon miệng mà còn có trải nghiệm văn hóa tốt. Điều cũng quan trọng tương tự đó là biết cách chọn và cất giữ thực phẩm một cách khôn ngoan cũng như thực hiện vệ sinh thực phẩm và vệ sinh bếp tốt. Tạo trải nghiệm nấu ăn Ẩm thực Việt Nam được coi là độc đáo và khách du lịch thường rất vui khi có cơ hội ăn các món ăn mà họ không thể có được ở bất kỳ nơi nào khác. Rất nhiều khách du lịch cũng quan tâm tìm hiểu các kỹ thuật nấu ăn khác nhau và những thành phần và hương bị mới. Vì tầm quan trọng của văn hóa và ẩm thực cho trải nghiệm tại homestay của khách du lịch, điều quan trọng là: • Cung cấp những món ăn truyền thống theo văn hóa địa phương • Ăn theo cách truyền thống (ví dụ với đũa và thậm chí bằng tay) • Tạo cho chỗ ăn uống thể hiện văn hóa và phong tục tập quán địa phương • Sử dụng những nguyên liệu địa phương đang trong mùa Chọn và cất giữ thực phẩm Chọn những thực phẩm chất lượng tốt nhất và nhiều dinh dưỡng nhất có thể theo mức tiền mà bạn đặt ra cho bữa ăn. Đảm bảo thực phẩm tươi thể hiện ở màu sắc, mùi vị và tình trạng. Hạn chế các vấn đề nảy sinh và lãng phí trong cất giữ thực phẩm Chiến lược tốt nhất để giảm cất giữ thực phẩm và kiếm soát lãng phí là: • Chỉ mua thực phẩm khi khách đã đặt chỗ và xác nhận đến ở, biết rõ số lượng khách và nhu cầu ăn uống của họ • Giới hạn thực đơn chỉ vừa đủ các món ăn • Cất giữ thực phẩm đúng cách (hoặc nấu) càng sớm càng tốt ngay sau khi mua • Tự trồng rau, quả và rau thơm Cất giữ thực phẩm Với tất cả các thực phẩm cần cất giữ, các nguyên tắc chung dưới đây có thể được áp dụng: • Để thực phẩm trong hộp sạch và có nắp kín • Để thức ăn đã nấu lên trên thực phẩm tươi sống để tránh bị nhỏ nước vào và nhiễm bẩn • Để riêng các loại thực phẩm khác nhau • Để những thực phẩm tươi chưa nấu ở chỗ càng lạnh càng tốt • Không cất thực phẩm dưới sàn để tránh động vật, côn trùng và ẩm ướt • Đậyy thực phẩm với tấm vải sạch hoặc để trong chạn gỗ đựng thức ăn theo kiểu truyền thống TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH DU LỊCH LƯU TRÚ TẠI NHÀ DÂN 17 Vệ sinh thực phẩm và vệ sinh bếp Những người chế biến thực phẩm cần phải thực hiện vệ sinh rất cẩn thận khi chuẩn bị thực phẩm để tránh nhiễm bẩn và bị bệnh liên quan. Vệ sinh thực phẩm Các nguyên tắc vệ sinh thực phẩm tốt được nêu ở bảng dưới đây: Vệ sinh bếp Vệ sinh bếp là giữ cho bếp sạch sẽ và an toàn tránh bị ngộ độc thức ăn. Các nguyên tắc chính để giữ vệ sinh tốt cho bếp bao gồm: • Lau đĩa, đồ dùng và thiết bị nấu ăn càng nhanh càng tốt ngay sau khi sử dụng để tránh thu hút ruồi, gián và các loại côn trùng khác • Bỏ chất thải nhà bếp không dùng cho trâu bò hay vật nuôi vào thùng có nắp đậy chặt và mỗi ngày đổ một hoặc hai lần • Giữ cho bếp gọn gàng bằng cách để lại tất cả đồ vào chỗ cũ sau khi sử dụng LOẠI THỰC PHẨM PHƯƠNG PHÁP CẤT GIỮ Thịt, thịt gà & cá Hộp có nắp, nơi lạnh, nếu không có tủ lạnh, sử dụng trong ngày. Trong trường hợp phải cất giữ các món ăn trong nhiều giờ trước khi phục vụ, các món ăn có thể được ướp hoặc nấu qua và sau đó nấu chín khi cần Rau Các loại củ phải được cất giữ riêng không để cùng các thực phẩm khác vì chúng có mang theo vi khuẩn từ đất. Các loại rau khác cần phải rửa sạch trong nước trước khi sử dụng. Củ có thể cất giữ 3-5 ngày, các loại rau khác chỉ để được 1-2 ngày. Quả Quả có thể để được 1-3 ngày, để tránh bị hỏng không nên đậy kín quá Gạo Thùng có nắp, để cách mặt sàn để tránh côn trùng và ẩm Gia vị Hộp có nắp, để riêng từng loại gia vị để tránh mất mùi đặc trưng Thức ăn đã nấu chín Hộp có nắp, để chỗ mát, nếu không có tủ lạnh, sử dụng trong ngày NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG Tránh nhiễm bẩn chéo Rửa tay sạch sau khi sờ vào thực phẩm sống hoặc những thứ bẩn, sau khi dùng nhà vệ sinh, v.v. Giữ mát thực phẩm Không để thực phẩm dưới nắng, để trong hộp không quá 3-5 giờ Đậy thực phẩm Sử dụng hộp có nắp như các hộp nhựa có nắp đậy Làm nóng nhanh thức ăn Sử dụng lò vi sóng hoặc bếp lò nếu có hoặc các loại bếp khác Quản lý rác Xem các nguyên tắc trong trang sau Rửa thực phẩm Rửa các loại quả và rau trong nước sạch Cất riêng các loại thực phẩm Cất riêng thực phẩm tươi sống với thức ăn đã nấu. Không để tiết từ thịt, thịt gà hoặc cá chảy vào bất cứ thức ăn đã nấu nào. Để thức ăn đã nấu lên trên thực phẩm tươi sống để thực phẩm tươi sống không chảy nước vào thức ăn đã nấu và làm bẩn thức ăn Quản lý trẻ em & sâu bọ Để xa tầm tay của trẻ, dùng hộp đựng thực phẩm để tránh vật nuôi hoặc sâu bọ Sử dụng thực phẩm nhanh Không nên giữ thực phẩm tươi quá một ngày nếu không để trong tủ lạnh Giữ sạch đồ đựng thức ăn Giữ sạch, đặc biệt sau khi dùng đựng thịt sống, thịt gia cầm hay cá TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH DU LỊCH LƯU TRÚ TẠI NHÀ DÂN 18 Bữa ăn sáng Hầu hết các homestay ở Việt Nam đều cung cấp bữa ăn sáng và chỗ ngủ qua đêm. Vì đa số khách của bạn quan tâm đến trải nghiệm văn hóa và ẩm thực Việt Nam, phục vụ bữa ăn sáng Việt Nam đặc trưng thường là một sự lựa chọn tốt. Các món ăn cho bữa sáng có thể là: • Phở hoặc mỳ • Súp • Cháo gạo • Bánh cuốn (bánh tráng) gạo • Trứng luộc, trứng tráng Nếu khách của bạn không thoải mái với bữa sáng theo kiểu Việt Nam, bạn có thể mời họ ăn bữa sáng theo kiểu phương tây đơn giản như: • Đĩa hoa quả tươi • Trứng và bánh mì nướng / bánh mì tươi • Bánh mì nướng / bánh mì với đồ gia vị như mứt hay mật ong • Bánh tráng với các loại quả, mứt hay mật ong Bữa trưa và bữa tối Đối với hầu hết khách du lịch, bữa trưa và bữa tối là những bữa ăn đặc biệt và được mong đợi trong ngày. Như với bữa ăn sáng, hãy mời khách một bữa ăn truyền thống theo văn hóa địa phương. Các món ăn cho bữa trưa và bữa tối có thể là: • Súp – Súp thịt gà với nấm, súp thịt bò xay với rau, súp cá • Cơm – Cơm với thịt và rau, cơm dừa, cơm rang với xúc xích và trứng, cơm rang với thịt bò và dưa muối, v.v • Mỳ – Mỳ trứng xào thịt bò và rau, Mỳ trứng xào với hải sản, Mỳ trứng xào với thịt gà • Thịt – Đùi gà nướng lá chanh, thịt lợn nướng với ớt và xả, cá chiên với nước sốt chua ngọt , thịt bò xào tỏi tây và cần tây Thường là ý tưởng tốt khi cung cấp các món ăn kết hợp giữa các thành phần truyền thống Việt Nam và phương tây vì điều này có thể làm cho khách nhận biết tốt hơn. Dưới đây là một số ví dụ: • Thịt lợn rán và rau với nước sốt mật ong địa phương • Bánh tráng bằng gạo chứ không phải bằng mì với các loại quả địa phương và mật ong • Khoai tây rán, chuối rán hoặc rán bằng các loại củ khác của địa phương • Thịt gà với sa lát Việt Nam (các loại rau gia vị và rau địa phương trộn theo kiểu Việt Nam với nước mắm / dấm / đường) TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH DU LỊCH LƯU TRÚ TẠI NHÀ DÂN 19
File đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_van_hanh_du_lich_luu_tru_tai_nha_dan.pdf