Tài liệu hướng dẫn vận hành Trung tâm thông tin du lịch Việt Nam

Tóm tắt Tài liệu hướng dẫn vận hành Trung tâm thông tin du lịch Việt Nam: ...nghe nhìn hoặc khuyết tật về nhận thức, ví dụ, thiết kế đường đi riêng cho người già và người đi xe lăn. Trên cơ sở mục đích của tài liệu hướng dẫn này, thiết kế bên ngoài của một Trung tâm thông tin Du lịch bao gồm các yếu tố kiến trúc và thiết kế cũng như các đặc điểm về khả năng tiếp c...tin Du lịch, đây là những cơ sở cung cấp dịch vụ cho du khách, người dân và doanh nghiệp địa phương, và (ngoài địa phương) các đại lý lữ hành, các công ty du lịch ngoài địa phương để họ lập kế hoạch đưa khách du lịch tới địa phương. Do khách du lịch là nhóm khách hàng chủ chốt của các Trung tâm...còn giúp du khách dễ dàng xác định nhân viên phục vụ tại Trung tâm Thông tin Du lịch. Tuy nhiên, một số nguyên tắc chung nên được tuân thủ để đạt được sự thể hiện tốt bao gồm: Trang phục phải phù hợp với công việc (ví dụ: áo sơ mi thay cho áo phông, quần âu thay cho quần soóc, váy dài quá...

pdf40 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu hướng dẫn vận hành Trung tâm thông tin du lịch Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 họ vì vậy cũng hạn chế hơn. Khi làm 
việc với các tình nguyện viên các nguyên tắc sau đây cần 
được tuân thủ:
Hãy chắc chắn nhiệm vụ của các tình nguyện viên 
mang tính thú vị, bổ ích và có liên quan đến hoạt động 
của Trung tâm Thông tin Du lịch.
Cung cấp tình nguyện viên với cơ hội đào tạo giống 
như nhân viên chính thức.
Đảm bảo tình nguyện viên hiểu và có thể làm việc vào 
buổi tối và cuối tuần.
Đảm bảo nhân viên chính thức chấp nhận làm việc 
với các tình nguyện viên và hiểu mức độ liên quan 
đến nhau trong vai trò của họ. 
ĐÀO TẠO
Thêm vào đó, nhân viên Trung tâm Thông tin Du lịch nên 
được tham gia một khóa đào tạo nhân viên Trung tâm 
Thông tin Du lịch cơ bản để truyền đạt các kiến thức cốt lõi 
và các yêu cầu kỹ năng của công việc. Một chương trình 
đào tạo tốt cũng sẽ giúp cho việc xây dựng sự tự tin và sự 
chuyên nghiệp của nhân viên. Quá trình đào tạo nên dựa 
trên các tiêu chuẩn đào tạo nghề đã được chính phủ thông 
qua dành cho nhân viên tại Trung tâm Thông tin Du lịch. 
Nếu các tiêu chuẩn như vậy chưa có, có thể tham khảo 
bảng 3 để xác định cơ sở của một chương trình đào tạo kỹ 
năng làm việc tại Trung tâm Thông tin Du lịch tốt.
LÀM VIỆC VỚI TÌNH NGUYỆN VIÊN
Chỉ định một nhân viên được chính thức là người điều 
phối tình nguyện viên.
Xây dựng các chính sách và quy trình làm việc dành 
cho các tình nguyện viên (vai trò, trách nhiệm, giờ làm 
việc dự kiến , những việc được làm và không được 
làm...).
33TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH VIỆT NAM
Nhiệm vụ cụ thể của quản lý nhằm đảm bảo việc cung cấp 
các dịch vụ thông tin du lịch có chất lượng bao gồm:
Tạo ra thu nhập/ khả năng bán hàng
Xây dựng mô tả công việc của nhân viên
Đào tạo và giám sát nhân viên, tiến hành đánh giá kết 
quả, lập kế hoạch ca làm việc
Quản lý tài chính bao gồm cả việc thanh toán các 
khoản thuế, các tiện nghi, tiền lương, và các chi phí 
khác, ghi chép sổ sách kế toán
Xây dựng chương trình tiếp thị và chương trình quảng 
bá
Phát triển quan hệ đối tác với các doanh nghiệp địa 
phương / thành viên, liên lạc với Trung tâm Thông tin 
Du lịch khác và các hiệp hội du lịch trong khu vực
Phát triển và cập nhật hướng dẫn hoạt động, các 
chính sách và thủ tục
Tuân thủ các điều kiện chung, các tiêu chí về việc làm 
và môi trường làm việc đã được được thiết lập bởi 
chính phủ hoặc đã được nhiều quốc gia thừa nhận
Phát triển và / hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu của Trung 
tâm Thông tin Du lịch gồm số liệu thống kê lượng 
khách, điểm du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ...
Kiểm soát hàng tồn kho (đảm bảo cung cấp thông tin 
du lịch có chất lượng và trang thiết bị văn phòng)
Không có sự duy trì hoạt động của bất kỳ một loại hình 
kinh doanh nào nếu không ai biết về nó. Hệ thống biển chỉ 
dẫn có thể giúp du khách tìm thấy Trung tâm Thông tin Du 
lịch một khi họ đặt chân đến khu vực, để đảm bảo một 
lượng khách ổn định và có được dịch vụ tốt cho các đối 
tượng khách hàng mục tiêu, một Trung tâm Thông tin Du 
lịch cần phải quảng bá rộng hơn các dịch vụ của mình đến 
cho du khách, người dân và doanh nghiệp địa phương, và 
các công ty du lịch bên ngoài và đại lý du lịch.
Cơ hội để tiếp thị Trung tâm Thông tin Du lịch bao gồm:
Tài liệu hướng dẫn khách tham quan – Các loại 
sách hướng dẫn du lịch phổ biến nhất như Lonely 
Planet và Rough Guide thường liệt kê một danh sách 
bao gồm các dịch vụ tại các điểm du lịch phổ biến 
trong đó có Trung tâm Thông tin Du lịch. Chi tiết liên 
lạc phải được cập nhật trong các tài liệu này.
Quảng cáo chéo – Đảm bảo bất kỳ tài liệu quảng cáo 
về các dịch vụ cộng đồng hoặc các trang web trong 
khu vực đều đề cập đến vị trí của Trung tâm Thông tin 
Du lịch và chi tiết liên lạc.
Quan hệ công chúng – Gửi thông cáo báo chí đến các 
phương tiện truyền thông địa phương thông báo về 
các hoạt động của Trung tâm Thông tin Du lịch.
E-marketing – quảng bá về các dịch vụ của Trung tâm 
Thông tin Du lịch thông qua trang web của Trung tâm 
Thông tin Du lịch và bằng cách thiết lập một trang trên 
các trang mạng xã hội cung cấp thông tin cập nhật 
thường xuyên về các điểm du lịch, hoạt động, và các 
sự kiện.
Ấn phẩm – Thiết kế và phân phối tài liệu quảng bá 
đơn giản của Trung tâm Thông tin Du lịch cho các 
doanh nghiệp địa phương giới thiệu các sản phẩm và 
dịch vụ của Trung tâm Thông tin Du lịch.
QUẢN LÝ VĂN PHÒNG
Quản lý hàng ngày tại Trung tâm Thông tin Du lịch thường là trách nhiệm của người quản lý văn phòng, nhiệm vụ của họ 
thường được xác định trong bản mô tả công việc. Các hoạt động của người quản lý hướng tới việc xây dựng được một kế 
hoạch kinh doanh Trung tâm Thông tin Du lịch, mà họ sẽ sử dụng để phát triển cùng với kế hoạch xin tài trợ cho Trung tâm 
Thông tin Du lịch. Kế hoạch kinh doanh nên thiết lập các mục tiêu, chiến lược, hành động và đối tượng hướng tới cần thiết 
để đạt được sự thành công và phát triển của Trung tâm Thông tin Du lịch trong một thời kỳ nhất định (thường từ 1-3 năm).
Nhiệm vụ quản lý Marketing và quảng bá
34
Với các Trung tâm Thông tin Du lịch thường cung cấp một 
hệ thống các thông tin như tờ rơi, tập gấp, tài liệu, sách 
hướng dẫn và bản đồ, hàng hóa, dụng cụ, thiết bị văn 
phòng, việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả là hết sức cần 
thiết để đảm bảo việc cung cấp được liên tục, không xảy ra 
hiện tượng hết hàng bất ngờ. Để tránh tình trạng này cần 
chuẩn bị danh sách hàng lưu kho trong đó nhận dạng tất 
cả các loại và số lượng lưu, tồn kho tại Trung tâm Thông tin 
Du lịch (bao gồm cả thiết bị). Với một phân tích đơn giản, 
việc ước tính có thể đượcthực hiện dựa trên số lượng hàng 
đã bán trung bình một ngày hoặc một tuần. Với việc xem 
xét các số ngày phải đợi từ lúc đặt hàng cho đến lúc nhận 
hàng, thời hạn lưu kho của sản phẩm cũng có thể được xác 
Giờ hoạt động của Trung tâm Thông tin Du lịch phải được 
xác định dựa trên giờ hoạt động của khách du lịch trong 
khu vực. Như vậy, Trung tâm Thông tin Du lịch có thể cung 
cấp khối lượng dịch vụ lớn nhất. Tại các địa điểm đặc biệt 
bận rộn, Trung tâm Thông tin Du lịch có thể cần phải hoạt 
động ngoài giờ, ví dụ, từ 8:00 giờ sáng đến 22:30, thời gian 
khi hầu hết các hoạt động của khách du lịch đã dừng lại. 
Tất nhiên, nếu tài chính và nhân lực còn hạn chế, thì ở mức 
tối thiểu,Trung tâm Thông tin Du lịch nên hoạt động theo 
giờ làm việc bình thường, ví dụ, từ 8:30 giờ sáng đến 5:30 
chiều.Hoạt động du lịch không dừng lại vào cuối tuần nên 
các Trung tâm Thông tin Du lịch vẫn được mở cửa vào ngày 
thứ bảy và chủ nhật (hoặc ít nhất là một nửa của mỗi 
ngày). Đối với Trung tâm Thông tin Du lịch có lượng khách 
đông, ca làm việc có thể được chia luân phiên để đảm bảo 
hoạt động và thời gian nghỉ của nhân viên, ví dụ, ca 1: 8:00-
14:00, và ca 2: 14:00-22:30.
KIỂM SOÁT HÀNG LƯU KHO
định. Ví dụ, nếu 10 túi thủ công mỹ nghệ được bán ra mỗi 
ngày (trung bình), và phải mất 4 ngày để đặt hàng và nhận 
thêm, vậy số lượng tối thiểu của túi cần dự trữ trong kho là 
40 túi (10 túi / ngày x 4 ngày chờ đợi để thay thế). Nếu việc 
tái nhập kho được thực hiện sau 30 ngày, như vậy số lượng 
túi tối đa phải lưu trữ là 340 túi (10 túi / ngày x 30 ngày + 40 
túi để đợi trong thời gian giao hàng). Nếu Trung tâm Thông 
tin Du lịch chỉ đủ chỗ để lưu 240 túi, như vậy việc nhập 
hàng sẽ được tính trong thời gian cứ 20 ngày một lần và 
phiếu đặt hàng cũng được tính toán lại theo cách tương tự. 
Cuối mỗi ngày phải tổng hợp và ghi chép lại số hàng tồn 
kho. Tổng số phải phù hợp với số lượng của đầu ngày hôm 
sau.
THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG
35TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH VIỆT NAM
DỊCH VỤ NGOÀI GIỜ
Cung cấp dịch vụ cho khách du lịch ngoài giờ (khi Trung tâm Thông tin Du lịch đã đóng cửa) là một hoạt động 
tốt cần hướng tới. Ví dụ: để cung cấp thông tin cho khách du lịch đến một điểm đến muộn vào ban đêm hoặc 
vào buổi sáng sớm, dịch vụ này có thể được cung cấp thông qua:
Bảng thông báo giờ hoạt động, thông tin du lịch cơ bản, bản đồ khu vực, và các thông tin dịch vụ khẩn cấp.
Một ki ốt máy tính có màn hình cảm ứng có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu của Trung tâm Thông tin du lịch.
Một điện thoại công cộng (điện thoại trả tiền).
36
TÀI TRỢ VẬN HÀNH CỦA 
TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH
Một Trung tâm Thông Tin Du lịch sẽ không thể hoạt động trừ khi nó có một nguồn tài trợ đáng tin cậy để trang trải chi phí 
hoạt động như: tiền lương nhân viên, xây dựng bảo trì và vật tư, sửa sang cảnh quan và bảo trì, dụng cụ, thiết bị, nâng cấp 
thiết bị (ví dụ kệ tài liệu mới), sửa chữa và bảo trì biển hiệu, và đi lại và chi phí đào tạo khác.
Ở Việt Nam, trong khi, Trung tâm Thông Tin Du lịch tư nhân được hỗ trợ toàn bộ bởi các hoạt động kinh doanh khác (ví dụ 
như việc bán các tour du lịch trong khu vực, việc cung cấp các dịch vụ khác như cho thuê xe hơi, hoặc thông qua tiền hoa 
hồng từ các doanh nghiệp khác mà họ hỗ trợ), thì Trung tâm Thông tin Du lịch do nhà nước quản lý và Trung tâm Thông tin 
Du lịch địa phương quản lý thường nhận được kinh phí hỗ trợ chi phí hoạt động từ cơ quan quản lý du lịch địa phương hoặc 
chính phủ có liên quan. Xu hướng trên thế giới cho thấy, các Trung tâm Thông tin Du lịch nên được yêu cầu phải tự chủ về 
tài chính hoặc hoạt động theo hướng tự cung tự cấp. 
Các biện pháp Trung tâm Thông tin Du lịch có thể làm để đảm bảo về nguồn tài chính bền vững hơn là việc tiếp nhận hỗ trợ 
từ chính phủ ví dụ như nguồn thu nhập từ tiền hoa hồng qua dịch vụ đặt phòng hay qua việc bán hàng và cho thuê không 
gian quảng cáo.
Đối với chi phí hoạt động liên tục của Trung tâm Thông tin 
Du lịch do nhà nước quản lý và Trung tâm Thông tin Du lịch 
địa phương quản lý sẽ có nguồn tài trợ từ chính phủ. Hình 
thức tài trợ này mang tính chất hỗ trợ vì Trung tâm Thông 
tin Du lịch hoạt động nhằm mục đích phát triển du lịch 
chung, khuyến khích du khách ở lại lâu hơn và chi tiêu 
nhiều hơn trong một khu vực, do đó làm tăng doanh thu 
cho các doanh nghiệp địa phương, tạo ra công ăn việc làm 
tại địa phương, và cuối cùng là mức thuế cao hơn đối với 
chính phủ. Các hình thức hỗ trợ kinh phí từ chính phủ 
thường có thể mở rộng từ việc cung cấp của cơ sở làm việc 
cho Trung tâm Thông tin Du lịch và cung cấp nhân viên, 
thông qua việc thanh toán các chi phí như chi phí điện, 
nước, bảo hiểm, thiết bị ban đầu, cải tiến, và bảo trì chung.
Tiền hoa hồng có thể thu được từ việc bán các tour du lịch, 
đặt phòng, hoặc đại diện cho nhà cung cấp cho thuê 
phương tiện vận chuyển, xe các loại. Thường là Trung Tâm 
Thông tin Du lịch sẽ được 10-20% so với giá bán của sản 
phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, điều này chủ yếu dựa trên 
việc thương thảo với nhà cung cấp.
Trợ giúp của chính phủ Tiền hoa hồng
37TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH VIỆT NAM
Trung tâm Thông tin Du lịch đang nhanh chóng tận dụng 
các cơ hội tạo thu nhập từ việc bán hàng. Trung tâm Thông 
tin Du lịch có thể tạo ra thu nhập không chỉ từ việc bán các 
bản đồ và tài liệu, ấn phẩm cung cấp thông tin, mà còn từ 
việc bán đồ lưu niệm như bưu thiếp, hàng thủ công mỹ 
nghệ, áp phích, tranh vẽ, áo phông, mũ nón, đồ ăn nhẹ và 
đồ uống - Trung tâm Thông tin Du lịch có thể lựa chọn 
những thứ phù hợp với mình.
Việc cung cấp các dịch vụ kinh doanh trả tiền như fax, 
photocopy, quầy internet, ATM, dịch vụ thư ký và ngay cả 
dịch vụ quản lý, tổ chức hội nghị, hội thảo và các sự kiện 
(MICE) đều có thể mang lại thu nhập cho Trung tâm Thông 
tin Du lịch.
Việc tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền 
thống, các chuyên khảo về văn hóa, môi trường, lịch sử địa 
phương của một chuyên gia địa phương, trình diễn làm đồ 
thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật địa phương, triển lãm nhiếp 
ảnh, và thậm chí cả các tour du lịch ngắn tại địa phương (ví 
dụ như các tour tham quan thành phố) cũng chính là 
những ý tưởng khác cho việc tạo thu nhập đối với Trung 
tâm Thông tin Du lịch.
Ở nước ngoài, việc thu phí thành viên Trung tâm Thông tin 
Du lịch cũng đã được chứng minh là thành công. Trả một 
khoản phí thành viên hàng năm, doanh nghiệp có thể có 
được một số lợi ích nhất định như quyền trưng bày tài liệu 
quảng cáo trong khu vực dành riêng cho thành viên của 
Trung tâm Thông tin Du lịch, được liệt kê trên bản đồ do 
Trung tâm Thông tin Du lịch sản xuất tại địa phương, hoặc 
được liệt kê trong danh mục trang vàng địa phương và các 
dịch vụ khác.
Kinh doanh bán hàng
Việc cho thuê không gian quảng cáo với yêu cầu vị trí ưu 
tiên, dễ nhìn thấy cũng là cách thức giúp tạo ra thu nhập. 
Các không gian này có thể đặt bất cứ phương tiện quảng 
cáo nào từ một banner đứng hay một mô phỏng trên 
tường, hay chiếu một đoạn clip trên màn hình vô tuyến 
hoặc máy chiếu. 
Cho thuê chỗ quảng cáo
Các lĩnh vực bổ sung thu nhập 
khác
XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC
38
Sự hỗ trợ của các cơ quan chính phủ có liên quan, ngành công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương là điều rất cần thiết 
cho sự thành công của Trung tâm Thông tin Du lịch. Họ là những nhà cung cấp các thông tin mà Trung tâm Thông tin Du 
lịch sẽ phân phát cho du khách, họ sẽ tham gia vào chương trình đào tạo và, trong nhiều trường hợp sẽ cùng hỗ trợ Trung 
tâm Thông tin du lịch về mặt tài chính (trực tiếp, thông qua hoa hồng hoặc bằng hiện vật).
Ba nhóm chủ thể quan trọng có thể được xác định cho Trung tâm Thông tin Du lịch gồm cơ quan quản lý du lịch, khu 
vực tư nhân và cộng đồng địa phương. Phân tích vai trò của ba nhóm liên quan như sau:
Các tổ chức quản lý du lịch nhà 
nước
Ở Việt Nam, hầu hết Trung tâm Thông tin Du lịch do nhà 
nước quản lý và địa phương quản lý đều có mối quan hệ 
chặt chẽ với các cơ quan như Bộ hoặc Sở Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch (ở cấp độ khác nhau trung ương, tỉnh, 
thành phố). Thông thường các Sở địa phương điều hành 
hoạt động dựa trên lợi ích của khu vực công và tư nhân. Sở 
Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng có thể chịu trách nhiệm 
xác định cơ cấu, chức năng và quản lý, cũng như các vấn đề 
quản lý tài chính của Trung tâm Thông tin Du lịch.
Các bên liên quan chủ yếu
Hiệp hội du lịch
Ở Việt Nam, rất nhiều các hiệp hội của ngành Du lịch tồn 
tại, đại diện cho toàn bộ các lĩnh vực trong ngành Du lịch 
quốc gia, khu vực hoặc địa phương (ví dụ Tổ chức Quản lý 
Điểm đến tại Duyên hải miền Trung), phân ngành (ví dụ 
như Hiệp hội Lữ hành VN, Hiệp hội Du lịch VN), hoặc thậm 
chí các cơ quan đại diện cho thị trường ngách (ví dụ: Câu 
lạc bộ Du lịch có trách nhiệm của Việt Nam). Các hiệp hội 
như vậy tồn tại nhằm mục đích phát triển và tiếp thị sản 
phẩm và dịch vụ du lịch có liên quan, xây dựng năng lực, 
cải thiện các tiêu chuẩn, và đại diện chung cho lợi ích của 
các thành viên trước chính phủ. Các hiệp hội du lịch có thể 
là một nguồn cung cấp thông tin và tư vấn trong việc lập kế 
hoạch, phát triển và hoạt động của Trung tâm Thông tin 
Du lịch.
39TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH VIỆT NAM
Trong khu vực nơi du lịch đóng vai trò quan trọng, các tổ 
chức quản lý điểm đến cộng đồng (DMOS) cần thiết được 
thành lập. Các tổ chức này có thể được hoạt động chính 
thức hoặc không chính thức và phạm vi kiểm soát có thể 
hoàn toàn do cộng đồng hoặc thông qua hội đồng quản trị 
nhiều bên liên quan với sự có mặt của các đại diện chính 
phủ, cộng đồng, khu vực tư nhân và thậm chí cả đại điện 
của các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức cộng đồng khác 
có thể được tìm thấy trên khắp Việt Nam ít nhiều có liên 
quan đến Trung tâm Thông tin Du lịch bao gồm Hội phụ nữ 
và các Đoàn, Hội thanh niên. Tất cả các hoạt động nhóm, 
hội cộng đồng có thể là một nguồn hỗ trợ cho Trung tâm 
Thông tin Du lịch. Ví dụ đây là nguồn cung cấp tình nguyện 
viên hỗ trợ các thông tin về kinh nghiệm du lịch cộng đồng, 
hoặc thậm chí cung cấp hàng thủ công mỹ nghệ, quà lưu 
niệm cho Trung tâm Thông tin Du lịch.
Đối với tất cả các bên liên quan, yếu tố quan trọng là việc 
giúp cho Trung tâm Thông tin Du lịch duy trì liên lạc 
thường xuyên về các hoạt động các sự kiện và các dịch vụ. 
Các hoạt động cần được thực hiện để duy trì thông tin liên 
lạc bao gồm:
Mời doanh nhân đến thăm Trung tâm Thông tin Du 
lịch thường kỳ.
Xây dựng một bản tin Trung tâm Thông tin Du lịch 
thường kỳ (điện tử hoặc in) có chi tiết về hoạt động và 
sự kiện của Trung tâm Thông tin Du lịch gửi cho các 
bên liên quan.
Tham gia với tư cách thành viên trong các hiệp hội 
của ngành và các tổ chức cộng đồng để cập nhật về 
các vấn đề liên quan đến Trung tâm Thông tin Du 
lịch.
Thường xuyên duy trì và cập nhật các trang web của 
Trung tâm Thông tin Du lịch với thông tin và sự kiện 
diễn ra trong khu vực hoặc các cơ sở, dịch vụ mới 
được cung cấp. 
Cung cấp thông báo cần quan tâm cho các doanh 
nghiệp địa phương nếu tài liệu quảng cáo của họ đã 
hết. Đối phó kịp thời với bất kỳ khiếu nại, phàn nàn 
hoặc mối quan tâm từ ngành Du lịch nơi Trung tâm 
Thông tin Du lịch được nuôi dưỡng và phát triển.
Các nhóm cộng đồng
Duy trì liên lạc, giao tiếp
Vấn đề cần lưu ý trên quan điểm du lịch có trách 
nhiệm đối với việc quản lý vận hành Trung tâm 
Thông tin Du lịch
Hoạt động hàng ngày của một Trung tâm thông tin Du 
lịch có thể có tác động đáng kể đối với cộng đồng và môi 
trường. Một quy trình làm việc yếu có thể dẫn đến tình 
trạng ô nhiễm không đáng có và lượng chất thải quá mức 
góp phần vào tình trạng biến đổi khí hậu thông qua việc 
tiêu thụ quá nhiều năng lượng không cần thiết. Các điều 
kiện làm việc được xem xét và áp dụng kém như mức tiền 
lương dưới mức trung bình của ngành, chính sách tuyển 
dụng phân biệt đối xử, hoặc tạo ra môi trường làm việc 
không thúc đẩy sự công bằng, hội nhập sẽ dẫn đến năng 
suất làm việc thấp và xa hơn nữa có thể dẫn đến những 
vấn đề xã hội. Vấn đề lưu ý trên quan điểm du lịch có 
trách nhiệm trong quản lý và vận hành Trung tâm thông 
tin Du lịch bao gồm:
Áp dụng nguyên tắc văn phòng xanh (giảm tiêu thụ 
năng lượng, giảm giấy và in ấn và gia tăng tái chế, 
giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nước).
Thực hiện theo yêu cầu của chính phủ về điều kiện 
làm việc phù hợp (cung cấp một môi trường làm 
việc tốt, đảm bảo nhân viên thời gian nghỉ đầy đủ và 
giờ làm việc hợp lý, thúc đẩy mối quan hệ tích cực 
giữa các nhân viên và không chấp nhận các hành vi 
phân biệt đối xử, cung cấp cơ hội đào tạo, đảm bảo 
nhân viên được trả theo mức quy định và có thể cao 
hơn).
Đáp ứng hoặc vượt quá tiêu chuẩn tối thiểu cho 
hoạt động và cung cấp dịch vụ của Trung tâm thông 
tin Du lịch tại Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn cơ bản 
đã được quốc tế công nhận.
Phối hợp với các nhóm môi trường làm việc trong 
khu vực (ví dụ như các chiến dịch dọn rác...).
Xây dựng quan hệ đối tác với các cơ sở điều hành 
giao thông công cộng và thúc đẩy việc sử dụng các 
phương tiện công đối với khách du lịch (thông tin 
lịch trình, các tuyến đường, giá cả, bán vé).
40
Ballantyne R., Hughes K., Deery, M. & Bond, N. 2007, Đáp ứng nhu cầu Du khách: Sổ tay dành cho cán bộ Quản lý và Nhân 
viên tại Trung tâm thông tin Du lịch, Trung tâm nghiên cứu hợp tác Du lịch có trách nhiệm, Gold Coast, Queensland, Úc
Eshoo, P. 2005, “Tôi có thể giúp gì cho quý khách?” Tài liệu đào tạo cho nhân viên Trung tâm thông tin Du lịch tại Cộng hòa 
dân chủ nhân dân Lào, dự án phát triển Du lịch Mê kông của LNTA-ADB, Lào 
Fallon, L. &Kriwoken, L. 2002, Các yếu tố cơ bản góp phần xây dựng Trung tâm Du khách hoạt động hiệu quả và bền 
vững: Đánh giá Trung tâm Du khách Strahan, Tasmania, Úc, Trung tâm nghiên cứu hợp tác Du lịch bền vững, Gold 
Coast, Úc
HITT 2013, Sách hướng dẫn dành cho Đào tạo viên: Mô đun 1 Dịch vụ xuất sắc, Dự án Đào tạo nghề Du lịch cho nhóm 
lao động tự do (HITT), Campuchia
Pearce P. 1991, 'Trung tâm Du khách và chức năng tại điểm tham quan du lịch trong in Moscardo& Hughes (Eds.) Trung 
tâm Du khách: Khám phá một chủ thể mới, trang 7-14, Đại học James Cook, Townsville, Úc
UNESCO Việt Nam 2013, Khái niệm – Nâng cấp Trung tâm Du khách tại Hội An, UNESCO, Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_van_hanh_trung_tam_thong_tin_du_lich_viet.pdf