Tài liệu khóa học Quản trị ngân hàng thương mại - Phan Thu Hà (Phần 2)

Tóm tắt Tài liệu khóa học Quản trị ngân hàng thương mại - Phan Thu Hà (Phần 2): ...phát triển và phát tán của marketing vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau cũng không giống nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của ngành và lĩnh vực cụ thể. Marketing trở nên phổ biến vào những năm 1950s, 1960s vì tại thời điểm đó ở rất nhiều quốc gia có sức sản xuất d− thừa v−ợt quá mức tiê...g mà còn liên quan tới tất cả các bộ phận khác trong ngân hàng. 4. Lựa chọn kênh truyền thông Thông điệp đ−ợc chuyển tới khách hàng thông qua hệ thống kênh truyền thông. Do vậy, việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với nội dung, với đối t−ợng tiếp nhận thông tin sẽ ảnh h−ởng trực tiếp đ...cả hai? Có thể nói chi tiết hơn, khách hàng tổ chức là các tổ chức đủ mọi cỡ lớn, vừa, và nhỏ. Điều quan trọng là ngân hàng phải xác định rõ “khách hàng mục tiêu”. Chẳng hạn ngân hàng th−ơng mại AA xác định: “ Chúng tôi phục vụ khách hàng chủ yếu là cá nhân, tổ chức vừa và nhỏ trên địa bàn”....

pdf301 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu khóa học Quản trị ngân hàng thương mại - Phan Thu Hà (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Các ngân hàng cổ phần cũng có mạng lưới chi nhánh tương đối đông tập trung ở 
những thành phố lớn trong cả nước. Đến nay, ACB đã có 40 chi nhánh trải đều cả ở 3 
miền Bắc Trung Nam. Sacombank cũng có 89 điểm giao dịch trải đều khắp các 
tỉnh/thành phố trọng điểm trong cả nước. Ngân hàng Đông Á cũng có 16 chi nhánhm 2 
phòng giao dịch và 4 điểm giao dịch. Ngân hàng cổ phần quân đội cũng có 13 chi 
nhánh và 2 phòng giao dịch. 
 Đây là lợi thế của các ngân hàng trong nước so với các ngân hàng nước ngoài 
trong thời điểm trước mắt vì hiện nay các ngân hàng nước ngoài đang bị giới hạn mở 
chi nhánh nên số lượng các chi nhánh hiện tại của các ngân hàng nước ngoài còn rất 
hạn chế, chỉ có khoảng 2 đến 3 chi nhánh tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Với 
mạng lưới chi nhánh rộng lớn, các ngân hàng Việt Nam có thể phát huy lợi thế trong 
các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi sự tiếp cận trực tiếp với quảng đại quần chúng. 
Đây cũng là thế mạnh và định hướng phát triển của các NHTMCP ở Việt Nam. Tuy 
nhiên hiện nay, mạng lưới chi nhánh của các NHTMCP vẫn chưa được tiếp tục mở rộng 
hơn một phần vì những giới hạn về vốn và nhân lực nhưng một phần cũng bị giới hạn 
bởi các quy định hiện hành. Hiện nay các ngân hàng cổ phần chỉ được mở chi nhánh ở 
các thành phố lớn, các khu đô thị. 
 Về mô hình tổ chức hiện nay các ngân hàng cổ phần đã tổ chức theo mô hình 
hiện đại, mô hình hướng theo khối khách hàng và sản phẩm là mô hình cho phép các 
ngân hàng có thể theo sát với nhu cầu của khách hàng, nhanh chóng nhận ra động thái 
của đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra giải pháp đối phó kịp thời. 
 Các NHTMNN đang từng bước đổi mới từ mô hình truyền thống với việc tổ 
chức phân định các phòng ban theo loại hình nghiệp vụ sang những mô hình tổ chức 
hiện đại hơn. Trong điều kiện quy mô nhỏ, tính chất đơn giản thì mô hình truyền thống 
Tµi liÖu QTKD NHTM – Ph©n tÝch thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña hÖ thèng NHTM ViÖt Nam hiÖn nay 
 Trung t©m Båi d−ìng vµ T− vÊn vÒ Ng©n hµng - Tµi chÝnh - §H Kinh tÕ Quèc d©n 
39
tỏ ra phù hợp với mức độ tập trung quyền lực cao. Song với sự mở rộng mạng lưới chi 
nhánh, sự gia tăng khối lượng khách hàng cũng như nhu cầu phong phú của khách 
hàng, sự mở rộng các dịch vụ mới thì việc tổ chức theo mô hình nghiệp vụ trước đây có 
thể dẫn đến sự chia cắt, chồng chéo trong việc quản lý khách hàng và tổ chức cung ứng 
dịch vụ. Sự chồng chéo như thế, một mặt gây lãng phí các nguồn lực và mặt khác chúng 
còn có thể dẫn đến việc quản lý khách hàng không chặt chẽ do không có sự phân công 
trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban khi quản lý cũng một đối tượng khách hàng. 
Các NHTMNN Việt Nam đã nhận ra điều này và đang tiến hành đổi mới. Cùng với sự 
hỗ trợ của các công nghệ thông tin nên những mô hình quản lý thực hiện dịch vụ một 
cửa đang được đẩy mạnh triển khai, ví dụ như mô hình siêu thị ngân hàng của Agribank 
hay mô hình giao dịch ngân hàng một cửa của VCB, ICB và BIDV. Một số ngân hàng 
cũng đang nghiên cứu triển khai mô hình tách bạch giữa khối quản lý và hành chính với 
khối kinh doanh theo mô hình back-office và front-office. Đây là mô hình tiên tiến, 
được nhiều ngân hàng lớn trên thế giới áp dụng. Mô hình này cho phép mỗi bộ phận 
độc lập hơn, hiệu quả hơn trong công việc của mình cùng với sự hỗ trợ của các tiến bộ 
về công nghệ ngân hàng nói chung và hệ thống thông tin quản lý của mỗi ngân hàng nói 
riêng. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình này vẫn còn đang ở trong giai đoạn thí điểm. 
Việc thiếu các công cụ quản lý hữu hiệu như một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả, 
cùng các chính sách và quy trình tác nghiệp được quy định rõ ràng và nghiêm túc khiến 
cho việc triển khai mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. 
2.14. Mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng 
còn nhiều vấn đề 
 Một NHTM được coi là tiên tiến khi thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ngân 
hàng chiếm không dưới 30% tổng thu nhập. Tính đến thời điểm tháng 9/2003, tỷ lệ thu 
phí dịch vụ của các ngân hàng trong nước mới chỉ đạt 6-10%, hoạt động tín dụng vẫn là 
nguồn thu nhập chính của các ngân hàng. Tỷ lệ này của các ngân hàng liên doanh và chi 
Tµi liÖu QTKD NHTM – Ph©n tÝch thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña hÖ thèng NHTM ViÖt Nam hiÖn nay 
 Trung t©m Båi d−ìng vµ T− vÊn vÒ Ng©n hµng - Tµi chÝnh - §H Kinh tÕ Quèc d©n 
40
nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là từ 40-50%. Hiện nay, số lượng các dịch 
vụ mà các ngân hàng Việt Nam cung cấp mới chỉ khoảng 300 nghiệp vụ kinh doanh 
khác nhau. Trong khi đó, tổng số các loại dịch vụ mà một ngân hàng lớn trên thế giới có 
khả năng cung cấp cũng vào khoảng 6000 loại hình dịch vụ.19 
Đây là một điểm bất lợi của các NHTM Việt Nam trong so sánh với các ngân 
hàng nước ngoài không chỉ ở thị trường quốc tế mà ngày trong thị trường trong nước. 
Đa dạng hóa về sản phẩm dịch vụ được đánh giá là “chìa khóa vàng” để các NHTM 
nước ngoài nhanh chóng thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam. Rất nhiều loại 
hình dịch vụ là thế mạnh của các ngân hàng nước ngoài với truyền thống hàng chục 
thậm chí hàng trăm năm kinh nghiệm lại là những dịch vụ còn rất mới mẻ tại Việt Nam. 
Trong số đó có thể kể đến các dịch vụ như đầu tư dự án, tư vấn đầu tư, dịch vụ thẻ, 
factoring, foreiting, các nghiệp vụ về hoán đổi, options, giao dịch tương lai và các dịch 
vụ ngân hàng hiện đại khác như internet banking, phone banking, mobile banking, 
Các ngân hàng trong nước đang nỗ lực mở rộng danh mục dịch vụ, tăng cường 
ứng dụng các dịch vụ hiện đại như máy rút tiền tự động ATM với việc cung cấp các 
loại hình thẻ đa dạng với nhiều tiện ích như: cho phép gửi một nơi, rút nhiều nơi; cho 
phép trả tiề điện, tiền nước, điện thoại, Các dịch vụ ngân hàng hiện đại như internet 
banking, phone banking, home banking, thanh toán online đang được nghiên cứu triển 
khai. Ngoại trừ việc ứng dụng công nghệ ATM đang được triển khai với tốc độ rất 
nhanh chóng (như đã trình bày ở trên), các dịch vụ khác mới chỉ đang được triển khai 
thí điểm. Hiện nay mới chỉ có 3 ngân hàng đã chính thức triển khai internet banking là 
VCB, Techcombank và ACB nhưng ứng dụng vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu là truy vấn 
thông tin. VIệc chuyển tiền qua mạng mới chỉ được VCB triển khai vẫn còn đang thử 
nghiệm ở quy mô nhỏ. 
19 “Các ngân hàng Việt Nam cần sẵn sàng trước những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế” ThS. Nguyễn 
Thị Hương, Vụ Chính sách tiền tệ NHNN,Hội thảo “Những thách thức của Ngân hàng thương mại Việt Nam 
trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế” do Viện nghiên cứu khoa học NGÂN HÀNG, Ngân hàng Công thương 
phối hợp với Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng tổ chức tháng 9/2003. 
Tµi liÖu QTKD NHTM – Ph©n tÝch thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña hÖ thèng NHTM ViÖt Nam hiÖn nay 
 Trung t©m Båi d−ìng vµ T− vÊn vÒ Ng©n hµng - Tµi chÝnh - §H Kinh tÕ Quèc d©n 
41
Các dịch vụ ngân hàng khác như cho thuê két sắt giữ hộ, dịch vụ kinh doanh địa 
ốc, dịch vụ đại lý bảo hiểm, dịch vụ chi trả chứng khoán, dịch vụ chuyển tiền cũng đang 
được các ngân hàng trong nước từng bước triển khai với việc thành lập các công ty trực 
thuộc chuyên doanh trong các lĩnh vực có liên quan. 
Những nỗ lực này đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cơ cấu danh mục tài 
sản CÓ cũng như cơ cấu thu nhập của các ngân hàng. Tỷ lệ thu phí từ dịch vụ của một 
số ngân hàng đã được cải thiện. Ví dụ như Agribank, tính đến 31/12/2003 đã đạt 15% 
và có mục tiêu phấn đấu sẽ đạt từ 30-40% đến năm 201020. Khối ngân hàng cổ phần có 
những chuyển biến rất tích cực trong việc đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, phát triển 
ngân hàng bán lẻ. Cơ cấu thu nhập từ phí dịch vụ của 3 ngân hàng là Sacombank, ACB 
và EAB đã đạt khoảng từ 30-40% tổng thu nhập21. 
Nỗ lực đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng là rất đáng khích lệ song thực tế là 
dịch vụ của nhiều ngân hàng Việt Nam còn nghèo nàn. Hơn nữa, chất lượng dịch vụ và 
công tác chăm sóc khách hàng nhằm duy trì sự trung thành của khách hàng cũng là một 
vấn đề cần quan tâm. Có một thực tế là, phương thức cung ứng dịch vụ của các ngân 
hàng hiện nay đã có những cải tiến song nhữung tàn dư của một thời bao cấp trì trệ vẫn 
còn. Điều này thể hiện qua thái độ phục vụ của các nhân viên giao dịch của nhiều ngân 
hàng vẫn còn nền nếp quan liêu, tác phong chậm chạp thậm chí còn hách dịch với 
khách hàng. Mặc dù có một số phòng giao dịch nhưng số lượng còn rất hạn chế. Thời 
gian hoạt động của phần lớn các chi nhánh ngân hàng vẫn theo cơ chế hành chính 8 
tiếng/ngày. Cơ chế này thực sự không phù hợp trong điều kiện của một nền kinh tế 
đang phát triển rất năng động ở nước ta hiện nay, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày 
càng phong phú hơn, phát sinh hầu như mọi lúc, đặc biệt là ở các đô thị. 
20 Bài “Ngân hàng thương mại trước thách thức cạnh tranh” website: www.icb.com.vn và bài “Giải pháp mở rộng 
hoạt động của công ty kinh doanh dịch vụ thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” ThS. 
Nguyên Văn Bắc, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tạp chí Ngân hàng số 6/2004. 
21 Bài “Thực trạng và xu hướng phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần trước yêu cầu cạnh tranh và phát 
triển vững mạnh, TS. Hà Quang Đào, Đại học Ngân hàng TP.HCM, tạp chí NGÂN HÀNG số 7/2004. 
Tµi liÖu QTKD NHTM – Ph©n tÝch thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña hÖ thèng NHTM ViÖt Nam hiÖn nay 
 Trung t©m Båi d−ìng vµ T− vÊn vÒ Ng©n hµng - Tµi chÝnh - §H Kinh tÕ Quèc d©n 
42
Công tác quản lý khách hàng tuy đã có những đổi mới nhất định thông qua việc điều 
chỉnh cơ cấu tổ chức hướng theo khối khách hàng nhưng vẫn nhiều bất cập. Nguyên 
nhân chủ yếu của tình trạng này, theo một số chuyên gia ngân hàng, là do các NHTM 
chưa thật sự quan tâm đến công tác khách hàng và chưa chủ động xác lập chiến lược 
khách hàng nên không nắm được đầy đủ thông tin liên quan, ngay cảo với những khách 
hàng đã và đang có quan hệ giao dịch với ngân hàng.22 
2.15. Phân biệt đối xử giữa nhóm NHTMNN và nhóm NHTMCP 
Xét về khối lượng ngân hàng với 6 NHTMNN (bao gồm cả NH chính sách xã hội), 37 
NHTM CP, 35 chi nhánh NH nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 43 văn phòng đại 
diện NH nước ngoài,23 có thể nói rằng lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam là lĩnh vực có 
tính cạnh tranh. Tuy nhiên, xét về tính cạnh tranh thì một kết luận được rút ra là Việt 
Nam chưa có được môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng, không chỉ 
giữa các NH trong nước và nước ngoài, mà còn giữa các NHTMCP và các NHTMNN. 
Các NHTMCP phải chịu những giới hạn về nghiệp vụ kinh doanh, khả năng mở rộng 
chi nhánh cũng như khả năng tiếp cận đến các dịch vụ trên thị trường tiền tệ. Bên cạnh 
đó, các NHTMNN còn nhận được rất nhiều ưu đãi từ phía NHNN. Các NHTMNN có 
nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn có tính ưu đãi hoặc 
trong việc khoanh nợ, xóa nợ khó đòi làm cho các NHTMNN có ưu thế gần như tuyệt 
đối trước các NHTMCP. Điều này ở một mức nhất định đang làm giảm tính cạnh tranh 
trong lĩnh vực ngân hàng. Bản thân những ưu đãi như thế cũng không phải là những lợi 
thế cạnh tranh dài hạn, đôi khi chúng còn khiến các NHTM NN trở nên trì trệ hơn, kém 
năng động hơn trong đổi mới. 
2.16. Kém đa dạng về chiến lược kinh doanh và sản phẩm dịch vụ cung ứng: 
Mặc dù các ngân hàng có những định hướng và lợi thế cạnh tranh ở một số lĩnh vực 
khác nhau, song dường như tầm nhìn và chiến lược phát triển của các NHTM Việt Nam 
22 Bài “Một số ý kiến về phát triển khách hàng đối với các ngân hàng thương mại”, Nguyễn Hồng Minh, NH3-11-
KTQD, Tạp chí Ngân hàng số 6/2004. 
23 Nguồn:  cập nhật ngày 16/3/2007 
Tµi liÖu QTKD NHTM – Ph©n tÝch thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña hÖ thèng NHTM ViÖt Nam hiÖn nay 
 Trung t©m Båi d−ìng vµ T− vÊn vÒ Ng©n hµng - Tµi chÝnh - §H Kinh tÕ Quèc d©n 
43
ngày càng giống nhau. Bốn NHTMNN lớn là Agribank, BIDV, ICB, VCB đều tập 
trung và tham gia tích cực vào các dự án cho vay đồng tài trợ lớn cho các DNNN như 
EVN, VNPThoặc các dự án trọng điểm như nhà máy lọc dầu Dung Quất, Thủy điện 
Sơn La. Các chiến lược cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ của các NHTM VN đều 
tương tự nhau. Kể cả chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của các NHTM cũng giống 
nhau. Rất nhiều NHTM đều tuyên bố muốn trở thành NH bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam 
như VPBank, ACB, Techcombank. Hiện tại, xu hướng phát triển thành các tập đoàn tài 
chính đa năng, cung cấp các dịch vụ tài chính cho tất cả các phân đoạn thị trường đều 
được khá nhiều NHTM áp dụng. 
Hộp ?: Trích tầm nhìn của một số NHTM VN 
Vietcombank: Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở 
thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp 
với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho 
khách hàng sự thành đạt”, 
ICB: Phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh doanh theo hướng 
thị trường và trên cơ sở khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh của NHCT. Kết hợp các 
dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, trong đó phát triển mạnh các nghiệp vụ, dịch vụ 
ngân hàng bán lẻ có tính cạnh tranh cao, có hướng đột phá, có những sản phẩm mũi 
nhọn. 
 Sacombank: luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ 
ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất với mong 
muốn trở thành một trong những Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần hàng đầu và là Ngân 
Hàng bán lẻ hiện đại đa năng nhất tại Việt Nam. 
Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt nam, cung cấp sản phẩm 
dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh 
nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích 
và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. 
VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. 
Tµi liÖu QTKD NHTM – Ph©n tÝch thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña hÖ thèng NHTM ViÖt Nam hiÖn nay 
 Trung t©m Båi d−ìng vµ T− vÊn vÒ Ng©n hµng - Tµi chÝnh - §H Kinh tÕ Quèc d©n 
44
Nguồn: www.vcb.com.vn; www.icb.com.vn; www.sacombank.com.vn; 
www.vpbank.com.vn; www.techcombank.com.vn cập nhật ngày 16/3/2007. 
Bên cạnh đó, cơ cấu tiền gửi theo loại tiền (VND và USD), thời hạn (chủ yếu là ngắn 
hạn) cũng tương tự nhau. Năm 2003 và 2005, hầu hết các NHTMVN đều thiếu tiền 
đồng một cách tạm thời. Do các ngân hàng cùng tập trung khai thác các phân đoạn thị 
trường giống nhau và cung ứng các dịch vụ tương tự nhau, công cụ cạnh tranh chủ yếu 
chỉ còn là lãi suất và phí dịch vụ. Vì vậy, cuộc chiến lãi suất giữa các ngân hàng tăng 
lên đến chóng mặt. Hiện nay, tình trạng này vẫn chưa chấm dứt. Điển hình là SeaBank 
vừa tăng lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và tổ chức lên gần bằng 
lãi suất huy động tiết kiệm dân cư. Gần đây, rất nhiều ngân hàng đều phát triển dịch vụ 
huy động tiết kiệm có khuyến mãi giống nhau như: Gửi tiền trúng Innova của VP Bank, 
gửi tiền trúng ô tô Honda Civic của BIDV; hay gửi tiền trúng vàng của Sacombank, 
Saigon Bank. Đây là những yếu tố cạnh tranh hết sức sơ cấp (theo cách phân loại của 
Michael Porter), có thể dẫn đến những hiện tượng giảm lãi suất, giảm phí không lành 
mạnh, gây bất lợi cho cả hệ thống, tiềm ẩn nhiều rủi ro gia tăng các khoản nợ xấu và 
các rủi ro khác cho ngân hàng. 
Việc dàn trải các nguồn lực có hạn về vốn, nhân lực, công nghệ, đội ngũ quản lý trên tẩt 
cả các phân đoạn thị trường mà không có các thị trường mục tiêu để khai thác lợi thế 
cạnh tranh riêng có đang khiến cho các nguồn lực của các NHTMVN bị hạn chế, phân 
tán và đầu tư không hiệu quả. Nhiều thị trường còn bỏ ngỏ chưa được khai thác tốt làm 
suy giảm lợi thế cạnh tranh của cả nền kinh tế. Bên cạnh đó, sự giống nhau về danh 
mục tài sản của các ngân hàng này không tạo ra sự phân tán rủi ro, nên rủi ro đổ vỡ hệ 
thống là rất lớn nếu xảy ra những biến cố bất thường. 
2.17. Sự hợp tác, liên kết giữa các ngân hàng trong nước còn rất nhiều hạn chế. 
Mặc dù hiệp hội ngân hàng đã được hình thành từ 15 năm nay và đã đạt được 
một số thành tựu trong việc tạo ra sự liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng nhưng hoạt 
Tµi liÖu QTKD NHTM – Ph©n tÝch thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña hÖ thèng NHTM ViÖt Nam hiÖn nay 
 Trung t©m Båi d−ìng vµ T− vÊn vÒ Ng©n hµng - Tµi chÝnh - §H Kinh tÕ Quèc d©n 
45
động vẫn còn rất hạn chế. Hoạt động của hiệp hội chỉ dừng lại ở việc tổ chức các câu 
lạc bộ theo một số loại hình nghiệp vụ hay khu vực như câu lạc bộ các nhà quản lý ngân 
hàng, CLB các nhà giao dịch hối đoái, chi hội các NH Đồng bằng sông Cửu Long, chi 
hội các NH Đồng bằng Sông Hồng. Hiệp hội cũng đã hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của một 
số ngân hàng thàn viên trong một số vụ tranh chấp, kiện tụng trước tòa án về các vụ lừa 
đảo, chiếm đoạt tài sản hay xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ cho các ngân hàng thành 
viên. Tuy nhiên, chức năng cơ bản là tạo ra sự phối kết hợp các nguồn lực giữa các 
ngân hàng vẫn chưa được làm tốt. Cụ thể như công tác đào tạo cho các ngân hàng thành 
viên, mới chỉ tổ chức được 6 khóa học cho khoảng 600 cán bộ các ngân hàng hội viên 
trong hơn 10 năm. Hiện tại, công tác đào tạo thành viên hầu như đều do các ngân hàng 
tự tổ chức với trung tâm đào tạo riêng của mình. Việc thiếu sự liên kết và phối hợp 
trong công tác đào tạo khiến cho công tác đào tạo của các ngân hàng Việt Nam mang 
tính nhỏ lẻ, phân tán, thiếu một chiến lược đào tạo dài hạn chung cho taòn hệ thống. 
Điều này làm lãng phí các nguồn lực của toàn bộ hệ thống, mặt khác làm yếu đi khả 
năng tiếp thu và cập nhật các kinh nghiệm và kiến thức ngân hàng tiên tiến trên thế giới 
của toàn hệ thống. 
Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cũng chưa được thực thi hiệu quả. Những 
chênh lệch về trình độ công nghệ và quản lý giữa các ngân hàng đang khiến cho việc 
hợp tác trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Điển hình nhất là việc liên minh giữa các 
ngân hàng trong triển khai mạng lưới ATM. 
Hiện nay, trên thị trường đã có 3 liên minh thẻ kết nối giữa các ngân hàng. Đó là liên 
minh giữa Vietcombank với 17 ngân hàng thương mại cổ phần, liên minh của công ty 
tài chính quốc gia Bank net có 8 ngân hàng thương mại tham gia và hệ thống của 
Vietnam card bank (VNBC) do ngân hàng Đông Á sáng lập hiện đã có 4 ngân hàng 
thành viên. Đặc biệt, hệ thống VNBC tuy mới chỉ có 4 thành viên nhưng đã tạo ra tiềm 
lực tương đối mạnh. Tổng số thẻ đã phát hành của các ngân hàng thuộc hệ thống VNBC 
là 500.000 thẻ. Cách đây không lâu, với việc kết nạp thêm Ngân hàng phát triển nhà 
Đồng bằng Sông Cửu Long và Ngân hàng phát triển nhà Hà Nội, hệ thống VNBC đã 
mở rộng khả năng phục vụ khách hàng sử dụng thẻ tại hơn 300 máy ATM, 1.000 điểm 
chấp nhận thanh toán và hàng trăm chi nhánh ngân hàng tại khắp các tỉnh, thành phố 
lớn trên toàn quốc. Theo đó, khách hàng sử dụng thẻ của các ngân hàng thành viên hệ 
thống VNBC có thể sử dụng dịch vụ tại tất cả các máy ATM, điểm chấp nhận thanh 
toán thuộc hệ thống VNBC. Một trong những lý do khiến nhiều ngân hàng đang có ý 
định tham gia vào hệ thống của VNBC là mới đây, hệ thống VNBC đã chính thức kết 
Tµi liÖu QTKD NHTM – Ph©n tÝch thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña hÖ thèng NHTM ViÖt Nam hiÖn nay 
 Trung t©m Båi d−ìng vµ T− vÊn vÒ Ng©n hµng - Tµi chÝnh - §H Kinh tÕ Quèc d©n 
46
nối với tập đoàn China Union Bay (Trung Quốc). Sắp tới, các chủ thẻ của hệ thống 
VNBC có thể thực hiện giao dịch tại các máy ATM, các điểm giao dịch của hệ thống 
China Union Bay tại Trung Quốc, Hồng Kông, Macao. Từ nay đến cuối năm, nhiều khả 
năng hệ thống của VNBC sẽ có khoảng 1.000 máy ATM. Khi tham gia vào các liên 
minh thẻ, vấn đề kết nối kỹ thuật không phải là quá khó. Thậm chí khi chuyển sang 
công nghệ thẻ từ, hạ tầng kỹ thuật hiện tại hầu hết vẫn có thể nâng cấp được. Vấn đề là 
cùng liên kết để phát triển một thị trường thẻ rộng lớn hơn, hiệu quả đầu tư và kinh 
doanh được phát huy tốt hơn. Và tất nhiên, tiện ích cho khách hàng phải là yêu cầu đầu 
tiên.24 
24 Lan Anh, “Liên kết phát triển thị trường thẻ”,  cập nhật ngày 21/2/2006 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_khoa_hoc_quan_tri_ngan_hang_thuong_mai_phan_thu_ha.pdf
Ebook liên quan