Tài liệu Kiến thức khoa học tự nhiên-xã hội
Tóm tắt Tài liệu Kiến thức khoa học tự nhiên-xã hội: ... hối , v.v... Đá hoa cương là gì? Đá hoa cương (cẩm thạch) là một loại đá vôi có nhiều màu sắc. Đá hoa cương trắng được sử dụng cho việc xây dựng các toà nhà từ thời cổ xưa. Người Hy Lạp và Ai Cập sử dụng loại đá này để xây dựng các ngôi đền. Đền Taj Mahal cũng được làm bằng đá hoa cương tr...ăn kiêng thường uống sữa đã được rút gần hết chất béo có trong sữa. Nước đá khô là gì ? Ta thường thấy nước đá là do nước đông đặc ở 0 độ C. Ngoài ra còn có một loại nước đá khác gọi là nước đá khô. Nước đá khô là dạng dioxyt cácbon ở thể rắn. Nó được hình thành khi hidoxyt cácbon chuyển tr... vật hoại sinh ( các vi sinh vật sống trên các chất hữu cơ thối rữa). Khi nhìn thấy nấm qua kính hiển vi, ta thấy chúng có nhiều sợi xơ màu đen, xanh lá cây, vàng hoặc xanh dương. Những sợi xơ này có hai phần. Phần thứ nhất là phần xơ trải dài giống như rễ cây, sống dựa vào chất ở bên dưới m...
ngày cần phải có một lượng thức ăn, tuỳ theo tầm vóc, trọng lượng và mức hoạt động. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy bị xáo trộn nếu chúng ta bỏ không ăn một bữa và nếu ta thử không ăn trong 12 tiếng đồng hồ, ta sẽ thấy rất khó chịu. Thức ăn cho ta năng lượng để làm việc. Nó làm cho các tế bào và các mô bị thương tổn được lành lại. Thực phẩm rất cần trong việc phát triển cơ thể. Ta có thể tồn tại được bao lâu nếu không có thực phẩm để ăn ? Có một số loài thú có thể trữ thức ăn trong cơ thể của chúng. Các động vật thuộc loài máu nóng tiêu thụ thức ăn trữ trong người của chúng một cách mau lẹ. Một con chó có thể tồn tại được 20 ngày nếu không có thức ăn. Con rệp có thể tồn tại được một năm mà không có thức ăn. Con người không thể trữ thức ăn trong dạ dày được. Nếu không ăn một bữa, ta sẽ cảm thấy yếu mệt. Cần phải có thức ăn để lưu chuyển máu huyết. Tất cả các thành phần của máu đều lấy từ thức ăn. Khi máu thiếu những chất dinh dưỡng, sẽ có một "tín hiệu" thông qua đường máu, tới trung tâm bộ não và chúng ta sẽ cảm thấy đói, muốn ăn. Có những người tồn tại rất lâu mà không có thức ăn. Chẳng hạn như Angus Warvien, người Scotland có thể tồn tại được 382 ngày mà không ăn gì cả (từ tháng sáu 1965 đến tháng bảy 1966). Trong thời gian này, ông ta chỉ uống cà phê, trà nước lạnh và nước sôđa. Một phụ nữ Nam Phi có thể tồn tại được 102 ngày, chỉ sống nhờ nước lã và nước sôđa. Stefan Taylor người New Zealand tồn tại được 40 ngày (năm 1970), mỗi ngày chỉ uống một cốc nước. Những người như thế này có một khả năng chịu đựng thật là đặc biệt. Người bình thường , nói chung, có thể tồn tại được một tuần mà không ăn gì cả. ------------------------------------------- ------------------- Tóm tắt các sự kiện lớn trong lịch sử VN Trước thế kỷ 29 trước CN: Có người sống ở vùng châu thổ sông Hồng. 2879-257 trước CN: Thời đại Hồng Bàng Danh sách 18 đời vua Hùng 1. Kinh Dương Vương 2. Lạc Long Quân 3. Hùng Lân (Hùng Quốc Vương). 4. Hùng Việt Vương 5. Hùng Hi Vương 6. Hùng Huy Vương 7. Hùng Chiêu Vương 8. Hùng Vị Vương 9. Hùng Định Vương 10. Hùng Uy Vương 11. Hùng Trịnh Vương 12. Hùng Vũ Vương 13. Hùng Việt Vương 14. Hùng Anh Vương 15. Hùng Triều Vương 16. Hùng Tạo Vương 17. Hùng Nghị Vương 18. Hùng Duệ Vương 257 - 207 trước CN: Nhà Thục 257 trước CN: Thục Phán thắng vua Hùng thứ 18. Lên ngôi tức là An Dương Vương. 207 trước CN: An Dương Vương thua Triệu Đà, phải tự tử tại Thanh Hóa. 207 - 111 trước CN: Nhà Triệu Triệu Vũ Vương 207 - 137 trước CN (Triệu Đà) Triệu Văn Vương (Hồ) 137 - 125 tr CN. (Cháu Triệu Đà tức con Trọng Thủy) Triệu Minh Vương (Anh Tề) 125 - 113 tr CN Triệu Ai Vương (Hưng) 113 tr - 112 tr CN. Triệu Dương Vương (Kiến Đức)112 - 111 tr CN. 111 trước CN Tướng Hán là Lộ Bác Đức chiếm Nam Việt, bắt giết Lữ Gia và Triệu Dương Vương, mở đầu thời kỳ Bắc Thuộc. 111 trước CN - 39: Bắc Thuộc lần thứ Nhất. 40 - 43: Hai Bà Trưng khởi nghĩa 43 - 544: Bắc Thuộc lần thứ Hai. 248: Bà Triệu khởi nghĩa. 544: Lý Bôn khởi nghĩa, đánh đuổi Tiêu Tư (nhà Lương), thành lập nước Vạn Xuân. 544-602: Nhà Tiền Lý Lý Nam Đế 544 - 549 Triệu Việt Vương 549 - 571 (Triệu Quang Phục) Hậu Lý Nam Đế 571 - 602 (Lý Phật Tử) 571: Lý Phật Tử đánh thắng được Triệu Việt Vương. Việt Vương tự tử. 602: Lý Phật Tử đầu hàng Lưu Phương (tướng nhà Tùy). 603 - 939: Bắc Thuộc lần thứ Ba. 722: Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) khởi nghĩa. 791: Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng) khởi nghĩa. 906 Khúc Thừa Dụ lên ngôi Tiết Độ Sứ. 907 Nhà Đường bị diệt. Khúc Thừa Dụ chết. Con là Khúc Hạo lên thay (907- 917). 917 Khúc Hạo chết. Con là Khúc Thừa Mỹ lên thay (917-23). 923 Nam Hán đánh chiếm Giao Châu, bắt được Khúc Thừa Mỹ. Sai Lý Tiến sang làm Thứ Sử Giao Châu. 931 Dương Diên Nghệ đánh đuổi Lý Tiến. Tự xưng làm Tiết Độ Sứ. 938 Kiều Công Tiễn giết Dương Diên Nghệ. Ngô Quyền (rễ Dương Diên Nghệ) giết Kiều Công Tiễn. 939 Ngô Quyền phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Bắt đầu thời đại tự chủ. Nhà Ngô (939-965) Tiền Ngô Vương (Ngô Quyền) 939 - 944 Dương Tam Kha (Em vợ Ngô Quyền) 945 - 950 Hậu Ngô Vương 950 - 965 944: Ngô Quyền chết. Em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi. 950: Ngô Xương Văn (con thứ Ngô Quyền) phế Dương Tam Kha. Rồi lập anh là Ngô Xương Ngập lên cùng làm vua. Sử gọi là Hậu Ngô Vương. 954: Thiên Sách Vương (Xương Ngập) mất. 965: Nam Tấn Vương (Xương Văn) bị loạn tên bắn chết khi đang dẹp loạn ở hai thôn Thái Bình. 965: Bắt đầu loạn 12 sứ quân. 965-967: Loạn 12 sứ quân. 967: Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân. 968: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi (Đinh Tiên Hoàng) 979: Đinh Tiên Hoàng cùng con trưởng là Đinh Liễn bị cận thần là Đỗ Thích giết chết. 979: Quần thần lập Đinh Tuệ làm vua. Lê Hoàn chuyên quyền. Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp chống lại Lê Hoàn, bị thất bại và bị giết. 980: Nhà Tống mang quân xâm chiếm. Dương Thái Hậu (Vân Nga) cùng tướng quân Phạm Cự Lượng tôn Lê Hoàn lên làm vua 981: Lê Hoàn phá quân Tống ở Chi Lăng. 982: Lê Hoàn đánh Chiêm Thành. 1005: Lê Hoàn (Đại Hành) mất. Con là Long Việt nối ngôi. Long Việt làm vua được 3 ngày thì bị em là Long Đĩnh sai người đâm chết. Long Đĩnh lên làm vua. Sử gọi Long Việt là vua Trung Tông. 1009: Lê Long Đĩnh (Ngoạ Triều) mất. Quần thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Khởi đầu nhà Lý. Nhà Hậu Lý (1009 - 1225) Lý Thái Tổ (Công Uẩn) 1010 1028 Lý Thái Tông (Phật Mã) 1028 1054 Lý Thánh Tông (Nhật Tông) 1054 1072 Lý Nhân Tông (Càn Đức) 1072 1127 Lý Thần Tông (Dương Hoán) 1128 1138 Lý Anh Tông (Thiên Tộ) 1138 1175 Lý Cao Tông (Long Cán) 1176 1210 Lý Huệ Tông (Sam) 1211 1225 Lý Chiêu Hoàng (Phật Kim) 1225 1010: Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. 1028: Lý Thái Tổ mất. Các hoàng tử tranh ngôi. Lê Phụng Hiểu giúp thái tử Phật Mã định loạn. 1038: Nùng Tồn Phúc làm phản. Thái Tông thân chinh đi đánh, bắt được Nùng Tồn Phúc giết đi. 1041: Nùng Trí Cao (con Tồn Phúc) xưng đế. Nhà Lý đánh bắt được Trí Cao, nhưng sau lại thả ra. 1044: Thái Tông đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Xạ Đẩu giết đi. Và bắt được Mỵ Ê. 1048: Trí Cao lại tự xưng đế. Chiếm tám châu bên Tàu. Sau bị Địch Thanh phá. 1054: Thái Tông chết. Thánh Tông lên ngôi. Đổi tên nước là Đại Việt. Sai lập nhà Văn Miếu thờ Khổng Tử và thất thập nhị hiền. 1069: Thánh Tông đánh Chiêm Thành. Bắt được vua Chiêm là Chế Cũ. 1075: Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên. 1075: Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đánh 3 châu (Khâm, Liêm, Ung) bên Tàu. 1076: Mở trường Quốc Tử Giám. 1076: Quân Tống do Quách Quì chỉ huy sang đánh nước ta, nhưng bị chặn đứng trên sông Như Nguyệt. 1104: Lý Thường Kiệt đánh Chiêm Thành. 1138: Thần Tông mất. Anh Tông lên. Nhà Lý bắt đầu suy. 1141: Thân Lợi làm phản. Vua sai Tô Hiến Thành đánh dẹp được. 1176: Anh Tông mất. Cao Tông lên. 1208: Có loạn ở kinh thành. Cao Tông chạy ra ngoài. Thái tử Sam lưu lạc đến nhà họ Trần ở Tức Mạc. Trần Lý gả con gái cho. Sau đó Trần Lý mộ quân về kinh dẹp loạn. 1218: Trần Thừa (con Trần Lý) được phong làm Phụ Quốc Thái Úy. 1219: Trần Thủ Độ được phong làm Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, tóm thâu quyền hành về nhà họ Trần. 1224: Huệ Tông (Sam) truyền ngôi cho con là Phật Kim. Đi tu ở chùa Chân Giáo. 1224: Phật Kim lên ngôi tức là Lý Chiêu Hoàng. 1225: Nhà Lý mất sau một cuộc phế lập. Trần Cảnh (con Trần Thừa) lên ngôi tức vua Trần Thái Tông. Nhà Trần (1225 - 1400) Trần Thái Tông (Cảnh) 1225 - 1258 Trần Thánh Tông (Hoảng) 1258 - 1278 Trần Nhân Tông (Khâm) 1278 - 1293 Trần Anh Tông (Thuyên) 1293 - 1314 Trần Minh Tông (Mạnh) 1314 - 1329 Trần Hiến Tông (Vượng) 1329 - 1341 Trần Dụ Tông (Hạo) 1341 - 1369 Trần Nghệ Tông (Phủ) 1370 - 1372 Trần Duệ Tông (Kính) 1372 - 1377 Trần Phế Đế (Hiển) 1377 - 1388 Trần Thuận Tông (Ngung) 1388 - 1398 Trần Thiếu Đế (Án) 1398 - 1400 1225: Trần Cảnh lên làm vua. Thủ Độ giết Huệ Tông. 1228: Nguyễn Nộn dẹp Đoàn Thượng. Nhưng sau đó Nguyễn Nộn chết. Nhà Trần dẹp được các cuộc nổi loạn. 1232: Thủ Độ tận diệt họ Lý. 1232: Nhà Trần mở khoa thi Thái Học Sinh (Tiến Sĩ). 1247: Lần đầu tiên lấy Trạng Nguyên, Bảng Nhản, Thám Hoa. 1252: Thái Tông đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm. 1257: Mông Cổ đánh nước ta lần thứ I. 1258: Mông Cổ thua trận, rút về. Thái Tông nhường ngôi cho thái tử lên làm Thái Thượng Hoàng. 1271 Hốt Tất Liệt xưng Đế, đặt quốc hiệu là Nguyên. Sai sứ sang nước ta dụ Thánh Tông sang chầu. Thánh Tông không đi. 1276 Nguyên đánh chiếm Lâm An. 1278 Thánh Tông nhường ngôi cho Nhân Tông. Lên làm Thái Thượng Hoàng. 1279 Nam Tống diệt vong. 1284 Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo. 1284 - tháng Chạp. Nguyên đánh nước ta lần thứ 2. 1285 Quân Nguyên thua phải rút về. 1287 Quân Nguyên đánh nước ta lần thứ 3. 1288 Quân Nguyên thua lần 3 phải rút về. 1294 Trần Quang Khải mất. 1300 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất. 1301 Thượng Hoàng Nhân Tông sang thăm Chiêm Thành. Hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân. 1306 Vua Chiêm sang cầu hôn. Sính lễ là 2 châu Ô Rí. 1307 Vua Chiêm Chế Mân chết. Vua Anh Tông sai Trần Khắc Chung đón công chúa về. Từ đó Việt Chiêm hục hặc với nhau. 1311 Huệ Võ Vương tiến quân sang Chiêm bắt Chế Chí. 1318 Huệ Võ Vương và Phạm Ngũ Lão tiến quân sang đất Chiêm, đuổi vua Chiêm là Chế Năng. 1320 Phạm Ngũ Lão mất. 1337 Đánh giặc Ngưu Hống. 1344 Đánh Ai Lao. 1353 Nhà Trần đưa Chế Mộ về Chiêm Thành làm vua. Nhưng quân Việt bị quân Chiêm đánh thua. Từ đây, Chiêm bắt đầu bỏ cống. 1358 Minh Tông mất. Nhà Trần bắt đầu suy. 1367 Quân nhà Trần lại thua Chiêm thêm 1 trận nữa. 1368 Minh Thái Tổ khôi phục Trung Hoa. 1369 Dụ Tông mất, không có con. Nhật Lễ tiếm ngôi. 1370 Các quan bắt giết Nhật Lễ, tôn Nghệ Tông lên. 1370 Quân Chiêm Thành vào đánh phá Thăng Long. 1377 Duệ Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, trúng kế "không thành" tử trận tại Đồ Bàn. 1378 Chiêm Thành lại tiến quân vào Thăng Long. 1380 Quân Chiêm lại sang cướp phá. 1382 Quân Trần đánh thắng được quân Chiêm. 1383 Quân Chiêm lại sang. 1389 Chế Bồng Nga lại sang cướp phá. 1390 Chế Bồng Nga trúng đạn tử trận ở Hoàng Giang. 1396 Hồ Quý Ly ép vua dời đô về Thanh Hóa. 1400 Hồ Quý Ly phế vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ (1400 - 1407) Hồ Quý Ly 1400 Hồ Hán Thương 1401- 1407 1400 Quân Hồ sang đánh Chiêm Thành, bất lợi phải rút về. 1402 Hồ Quý Ly lại đánh Chiêm Thành, chiếm được đất. 1403 Minh Thái Tổ mất. Yên Vương cướp ngôi cháu tức vua Thành Tổ nhà Minh. 1404 Minh Thành Tổ ngấm nghé chiếm Đại Việt. 1406 Thành Tổ sai Quốc Công Chu Năng dẫn quân chiếm Đại Việt. Đi được nửa đường Chu Năng chết, phó tướng là Trương Phụ lên thay. 1407 Quân Hồ thua luôn mấy trận. Quý Lý và Hán Thương bị bắt và giải về Tàu. Nhà Minh chia Đại Việt làm 17 phủ để đô hộ. Hậu Trần (1407 - 1413) Giản Định Đế 1407 - 1409 Trùng Quang Đế 1409 - 1413 1407 Giản Định Đế (Trần Quỹ) khởi nghĩa. 1409 Giải Định Đế ghi kỵ giết công thần. Đặng Dung bỏ đi, sau tôn Trùng Quang Đế lên làm vua. 1409 Trần Quý Khoách (Trùng Quang Đế) được Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị ủng hộ, lên ngôi ở Hà Tĩnh. Giản Định Đế bị Trương Phụ bắt, giải về Kìm Lăng rồi bị giết. 1413 Vua Trùng Quang, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị đều bị bắt và giải về Kim Lăng. Giữa đường, vua tôi nhảy xuống biển tự tử. Nhà Hậu Trần dứt. Thuộc nhà Minh (1414-1427) 1418 Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn 1418 Lê Lợi thua, rút về Chí Linh lần thứ 1. 1419 Lại thua, rút về Chí Linh lần thứ 2. Lê Lai mặc hoàng bào chịu chết thế cho Lê Lợi. 1422 Rút về Chí Linh lần thứ 3. 1424 Bình Định Vương lấy được Nghệ An. Đánh dấu bước ngoặc mới trong cuộc kháng chiến. 1425 Quân kháng chiến vây Tây Đô. 1426 Quân kháng chiến vây Đông Đô. Nhà Minh sai Chinh Di Tướng Quân Vương Thông sang tiếp viện. Vương Thông bị quân kháng chiến đánh tan ở Tụy Động. 1427 Quân viện do Liễu Thăng chỉ huy đi chặn đánh ở Chi Lăng. Liễu Thăng tử trận. 1427 Vương Thông xin hoà với Bình Định Vương để rút quân về. Chấm dứt thời kỳ thuộc Minh. Nhà Lê (Hậu Lê) (1428 - 1527) Lê Thái Tổ (Lợi) 1428 - 1433 Lê Thái Tông (Nguyên Long) 1433 - 1442 Lê Nhân Tông (Bang Cơ) 1442 - 1459 Lê Thánh Tông (Tư Thành) 1460 - 1497 Lê Hiến Tông (Tăng) 1497 - 1504 Lê Túc Tông (Thuần) 1504 Lê Uy Mục (Tuấn) 1505 - 1509 Lê Tương Dực (Oanh) 1509 - 1516 Lê Chiêu Tông (Ỷ) 1516 - 1524 Lê Cung Hoàng (Xuân) 1524-1527 1428 Lê Lợi lên ngôi vua tức Lê Thái Tổ. 1429 Giết Hữu Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn 1430 Giết Thái Úy Phạm Văn Xảo 1433 Lê Thái Tổ mất. Con là Nguyên Long lên ngôi tức Thái Tông 1434 Giết Tư khấu Lê Nhân Chú. 1437 Giết Lê Sát. Tháng 12. Giết Lê Ngân. 1442 Vua đi tuần phía đông. Ghé thăm Nguyễn Trãi. Đêm ấy vua mất. Triều đình đổ cho Nguyễn Trãi giết vua. Tru di tam tộc Nguyễn Trãi. 1446 Lê Thụ, Lê Khả lại đánh Chiêm. Chiếm được thành Đồ Bàn và bắt được vua Chiêm là Bí Cai. 1451 Giết Thái Úy Lê Khả và con là Lê Quát. 1459 Lạng Sơn Vương Nghi Dân cho người vào cung giết Lê Nhân Tông. 1460 Nguyễn Xí, Đinh Liệt phế Nghi Dân, rước Bình Nguyên Vương Tư Thành lên ngôi, tức vua Thánh Tông. 1470 Nhà Lê lại đánh Chiêm, bắt được vua là Trà Toàn. Sau đó chia nước Chiêm làm 3. Chiêm Thành suy yếu từ đó. 1505 Lê Uy Mục lên ngôi, ham mê tửu sắc. Nhà Lê bắt đầu suy yếu. 1509 Giản Tu Công giết Lê Uy Mục, rồi lên ngôi tức vua Tương Dực. Vua Tương Dực còn tàn ác hơn vua Uy Mục. 1516 Vua Tương Dực bị Trịnh Duy Sản giết. Sau đó Trịnh Duy Sản lập Quang Trị lên ngôi được 3 ngày thì bị giết. Sau đó, Duy Sản lại lập Chiêu Tông lên ngôi. Trong nước loạn to. Chiêu Tông phải nhờ Mạc Đăng Dung dẹp loạn. Từ đó, Đăng Dung nắm giữ quyền hành. 1524 Vua Chiêu Tông thấy Mạc Đăng Dung chuyên quyền, bèn chạy vào Tây Kinh, Đăng Dung cho người đuổi theo giết vua Chiêu Tông, rồi lập người em là Xuân (tức vua Cung Hoàng) lên thay. 1527 Đăng Dung ép vua truyền ngôi cho mình, rồi giết vua Cung Hoàng. Nhà Lê chấm dứt Nhà Mạc (1527 - 1592) Thái Tổ Mạc Đăng Dung 1527 - 1529 Thái Tông Mạc Đăng Doanh 1529 - 1540 Hiến Tông Mạc Phúc Hải 1540 - 1546 Tuyên Tông Mạc Phúc Nguyên 1546 - 1561 Mạc Mậu Hợp 1561 - 1592 Nam Bắc triều Nhà Lê trung hưng Vua Lê Trong thời Nam Bắc triều (1533 - 1592) Lê Trang Tông 1533 - 1548 Lê Trung Tông 1548 - 1556 Lê Anh Tông 1556 - 1573 Lê Thế Tông 1573 - 1599 1529 Cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim dấy binh ở Ai Lao để phò Lê. 1533 Nguyễn Kim tìm được vua Trang Tông (tên húy là Duy Ninh), mang về lập làm vua ở Thanh Hóa. Từ đó gọi là Nam Bắc triều. 1539 Trịnh Kiểm (rể Nguyễn Kim) thắng quân Mạc. 1543 Quân Lê đến Tây Đô. Tướng Mạc là Dương Chấp Nhất đầu hàng. 1544 Dương Chấp Nhấu đầu độc Nguyễn Kim. Nguyễn Kim chết. Trịnh Kiểm nắm binh quyền. 1548 Trang Tông băng, Trung Tông lên nối ngôi. 1556 Trung Tông băng, không có con kế vi. Triều thần lập Duy Bang là cháu của ông Lê Trừ (anh Lê Lợi) làm vua. 1556 Nguyễn Hoàng vào trấn phía Nam, mở đầu nhà Nguyễn. 1559 Trịnh Kiểm tiến quân ra Bắc lần thứ nhất. 1570 Trịnh Kiểm chết. Trịnh Tùng nắm giữ binh quyền. 1573 Trịnh Tùng giết vua Lê Anh Tông, lập con là Thế Tông. 1592 Trịnh Tùng tiến binh ra Bắc, bắt được Mạc Mậu Hợp giết. Nhà Mạc chấm dứt (Con cháu nhà Mạc còn chạy lên Cao Bằng được 3 đời nữa). Họ Mạc ở Cao Bằng Mạc Kính Chương (bị bắt 1596) Mạc Kính Dụng Mạc Kính Cung Mạc Kính Khoan 1638 Kính Khoan chết, con là Kính Vũ lên thay. 1667 Kính Vũ bị bắt. Họ Mạc dứt. Trịnh - Nguyễn phân tranh Lê Kính Tông 1560 - 1619 Lê Thần Tông 1619 - 1643 Lê Chân Tông 1643 - 1649 Lê Thần Tông 1649 - 1662 (làm vua lần thứ hai) Lê Huyền Tông 1663 - 1671 Lê Gia Tông 1672 - 1675 Lê Hi Tông 1676 - 1705 Lê Dụ Tông 1706 - 1729 Lê Đế Duy Phương 1729 - 1732 Lê Thuần Tông 1732 - 1735 Lê Ý Tông 1735 - 1740 Lê Hiển Tông 1740 - 1786 Lê Mẫn Đế (Chiêu Thống) 1787 - 1788 Các Chúa Trịnh ở Bắc Trịnh Tùng 1570 - 1623 Trịnh Tráng 1623 - 1657 Trịnh Tạc 1657 - 1682 Trịnh Căn 1682 - 1709 Trịnh Cương 1709 - 1729 Trịnh Giang 1729 - 1740 Trịnh Doanh 1740 - 1767 Trịnh Sâm 1767 - 17882 Trinh Cán 1782 - 1783 (làm chúa được 2 tháng) Trịnh Khải 1783 - 1786 Các Chúa Nguyễn ở Nam Nguyễn Hoàng 1600 - 1613 Chúa Tiên Nguyễn Phúc Nguyên 1613 1635 Chúa Sãi Nguyễn Phúc Lan 1635 - 1648 Chúa Thượng Nguyễn Phúc Tần 1648 - 1687 Chúa Hiền Nguyễn Phúc Trăn 1687 - 1691 Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Chu 1691 - 1725 Quốc Chúa Nguyễn Phúc Trú 1725 - 1738 Nguyễn Phúc Khoát 1738 - 1765 Nguyễn Phúc Thuần 1765 - 1777 1599 Trịnh Tùng xưng vương 1614 Có người Âu Châu sang nước ta. 1623 Trịnh Tùng mất, Trịnh Tráng thay làm chúa. 1627 Trịnh Nguyễn phân tranh lần I 1630 Trịnh Nguyễn phân tranh lần II 1635 Trịnh Nguyễn phân tranh lần III 1648 Trịnh Nguyễn phân tranh lần IV 1655 phân tranh lần V 1661 phân tranh lần VI 1672 phân tranh lần VII (lần chót) 1693 Chiêm Thành mất nước. 1743 Nguyễn Hữu Cầu (Quận He) khởi nghĩa. 1751 Hữu Cầu bị bắt. 1765 Chúa Nguyễn Phúc Khoát mất. Trương Phúc Loan chuyên quyền. 1771 Tây Sơn khởi nghĩa 1774 Quân Trịnh vào đánh miền Nam. Chiếm Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải chạy vào Nam. 1776 Tây Sơn lấy được Sài Côn. 1777 Tây Sơn hoà với Trịnh, diệt Nguyễn. Giết chết được Thái Thượng Vương và Tân Chính Vương. 1780 Nguyễn Phúc Ánh xưng vương, nổi lên chống lại Tây Sơn. 1782 Tây Sơn phá quân Nguyễn ở Cần Giờ. Nguyễn Vương chạy ra Phú Quốc rồi qua Xiêm. 1784 Nguyễn Vương cầu viện quân Xiêm về giúp nhưng bị Tây Sơn phá tan ở Rạch Gầm. 1786 Tây Sơn tiến binh ra Bắc diệt họ Trịnh. Vua Lê Hiển Tông mất, cháu là Duy Kỳ (Mẫn Đế) lên ngôi. Tây Sơn rút về, để Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại. Hữu Chỉnh phản Tây Sơn. 1787 Vũ Văn Nhậm bắt giết Hữu Chỉnh. 1787 Nguyễn Vương trở về nước. 1788 Vua Mẫn Đế (Chiêu Thống) chạy sang Tàu. Nhà Lê chấm dứt. 1788 Nguyễn Vương chiếm lại được Sài Côn (Sài Gòn). 1788 Vua Chiêu Thống cầu viện quân Thanh sang. 1788 Nguyễn Huê lên ngôi vua. 1789 Vua Quang Trung đại phá quân Thanh. 1792 Vua Quang Trung mất. Nhà Tây Sơn bắt đầu suy. 1792 Nguyễn Vương đánh Quy Nhơn lần thứ 1. 1793 Vua Chiêu Thông mất ở bên Tàu. Thọ 24 tuổi. 1797 Nguyễn Vương đánh Quy Nhơn lần thứ 2. 1798 Đánh Quy Nhơn lần thứ 3. 1800 Tây Sơn vây thành Bình Định. 1801 Võ Tánh, Ngô Tùng Châu tự tử. Trần Quang Diệu lấy được thành Bình Định. 1801 Nguyễn Vương lấy được Phú Xuân. 1802 Nguyễn Vương lấy được Thăng Long, bắt vua Quang Toản, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, thống nhất đất nước. Nhà Tây Sơn mất. 1802 Nguyễn Vương lên ngôi hoàng đế, xưng hiệu là Gia Long, mở đầu nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của VN. 1804 Nhà Thanh sang phong cho vua Gia Long làm quốc vuơng, đổi quốc hiệu là Việt Nam (vua GL xin đặt quốc hiệu là Nam Việt). 1820 Vua Gia Long mất, con là hoàng tử Đảm lên ngôi, tức là vua Minh Mạng. 1826 Phan Bá Vành nổi loạn 1833 Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi nổi loạn 1854 Cao Bá Quát nổi loạn. 1858 Pháp đánh Đà Nẳng, nhưng không chiếm được. 1861 Pháp xoay qua đánh Nam Kỳ, hạ đồn Kỳ Hòa (Sài Gòn). Gia Định mất. Pháp thắng thế lấy luôn 3 tỉnh miền Đông. 1862 Triều đình Huế ký hoà ước Nhâm Tuất, nhượng 3 tỉnh miền Đông cho Pháp. 1867 Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây. Phan Thanh Giản uống thuốc độc tử tử. Toàn bộ Nam Kỳ bị mất. 1873 Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ I. Nguyễn Tri Phương tử tiết. 1874 Pháp & Việt ký hòa ước năm Giáp Tuất, chịu quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ. 1882 Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ 2. Hoàng Diệu tự vẫn. 1883 Pháp & Việt ký hòa ước năm Quý Mùi, VN hoàn toàn chịu quyền bảo hộ của Pháp. Vua Tự Đức băng hà. 1884 Sau một thời gian loạn lạc, vua Hàm Nghi lên ngôi. 1884 Ký hoà ước Giáp Thân, tương tự như hoà ước 1883. VN không chịu quyền bảo hộ của Tàu. Cái ấn của nhà Thanh được mang ra hủy. 1885 Pháp chiếm kinh thành Huế. Trong trận này, theo VNSL thì Pháp chết 16 người, bị thương 80. Bên ta chết vài nghìn người, bao nhiêu tiền của trong kinh thành đều bị mất cả. Vua Hàm Nghi chạy ra ngoài lập chiếu Cần Vương. 1885 Pháp lập vua Đồng Khánh lên ngôi và sai tìm vua Hàm Nghi. 1888 Vua Hàm Nghị bị bắt và bị đày đi Algerie.
File đính kèm:
- tai_lieu_kien_thuc_khoa_hoc_tu_nhien_xa_hoi.pdf