Tài liệu Kỹ thuật gieo trồng các giống đậu tương mới - Mai Quang Vinh

Tóm tắt Tài liệu Kỹ thuật gieo trồng các giống đậu tương mới - Mai Quang Vinh: ... trồng không cùng loài, diệt côn trùng môi giới truyền bệnh bằng thuốc trừ sâu ngay từ khi cây mọc mầm. Tóm tắt chương 3.1 Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như nước ta, bệnh hại đậu tương là nguyên nhân gây thiệt hại đáng kể tới năng suất đậu tương, các biện pháp phòng trị hữu hiệu ... 15/7, vụ Thu Đông đến 5/10, đối với các tỉnh phía Nam - áp dụng khung thời vụ như các giống đậu tương trung ngày khác). 5) DT - 99: Do Viện DTNN chọn tạo bằng phương pháp đột biến trên tổ hợp lai IS-011 x Cúc. Được công nhận giống khu vực hóa năm 2000. Lá to trung bình thuôn dài, xanh nhạ... 3 - 5 ngày phun kép lần II, lúc cây có 6 - 8 lá phun thuốc trừ sâu ăn lá (có thể phun kết hợp với các chế phẩm 91 bón lá để tăng năng suất), vào giai đoạn tắt hoa phải phun phòng trừ sâu đục quả bằng Ofatox, Reagent 2‰ đề phòng trừ sâu đục quả, bọ xít. Có thể áp dụng đại trà biện pháp dùn...

pdf126 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Kỹ thuật gieo trồng các giống đậu tương mới - Mai Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ đông 
với năng suất cao 25 - 35 tạ/ha, giá thành rẻ. 
c) Hướng áp dụng đậu tương trong cơ cấu cây trồng 
Để khai thác tốt điều kiện sinh thái của vùng, thời vụ đậu 
tương nên bố trí như sau: 
- Vụ xuân: gieo từ 20/2 - 15/3; 
- Vụ hè, hè thu: gieo từ 15/5 - 30/7 
Cơ cấu cây trồng: 
- Trên đất ruộng 2 vụ lúa: lúa xuân + lúa mùa + đậu tương 
đông (Th. 9 - 12) 
- Trên đất màu không chủ động nước: ngô xuân + đậu 
tương hè thu (Th. 6 - 8) + ngô, (lạc) thu đông. 
- Trên đất vàn cao chủ động tưới tiêu: lúa xuân + đậu 
tương hè thu (Th. 6 - 8)+ ngô, rau, hoa thu đông 
- Trên đất bãi thấp ven sông suối: đậu tương xuân (Th. 2 - 
5)+ hè lụt tiểu mãn (bỏ hóa hoặc trồng đậu xanh từ Th. 5 - 6 ) + 
ngô thu đông (Th. 9 - 12). 
- Trên đất mạ xuân: mạ xuân + đậu tương ngắn ngày (Th. 
2 - 5) + mạ mùa + lúa mùa + rau đậu đông. 
- Trên đất 4 vụ: lúa xuân + đậu tương ngắn ngày (Th. 5 - 
7) + lúa mùa muộn + rau, khoai tây vụ đông. 
 115
d) Các giải pháp kỹ thuật phát triển đậu tương tại Đồng bằng 
Bắc bộ 
+ Ứng dụng TBKT giống mới, quy trình canh tác phù hợp 
mùa vụ, vùng sinh thái của ĐBBB: 
- Sử dụng giống đậu tương thâm canh ở vùng có điều kiện 
có tưới bổ sung: DT84, DT96, DT90, DT99, ĐT12, DT2001, 
ĐT26, ĐVN6, ĐVN9, đậu tương rau DT02, DT08 trong cả 3 
thời vụ/năm, đặc biệt đậu tương hè, Hè Thu năng suất cao, đậu 
tương đông để tăng vụ sau lúa mùa. 
- Sử dụng giống đậu tương chịu hạn, chịu bệnh, chất 
lượng cao, năng suất cao trên các vùng không chủ động nước 
tưới: DT96, DT95, DT2008. 
- Gieo trồng đậu tương xuân trên đất khô hạn: cày ải vụ 
thu, lợi dụng mưa xuân hoặc tưới nước vào rạch để đất ẩm trước 
khi gieo, tưới bổ sung vào 2 giai đoạn cây 5 - 6 lá và ra hoa. 
- Gieo trồng đậu tương hè và hè thu trong điều kiện mưa 
nhiều: trong điều kiện khó khăn có thể sử dụng kỹ thuật gieo hạt 
ủ nứt nanh, làm mạ, kỹ thuật chống đổ rạp.. 
- Gieo trồng đậu tương đông bằng phương pháp gieo 
thẳng (gieo vãi cơ giới, gieo gốc rạ), làm đất tối thiểu có tủ đất 
bột (áp dụng cho đậu tương rau). 
- Bón phân cân đối, sử dụng phân bón chuyên dụng đậu 
lạc Văn Điển, kết hợp phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp 
IPM. Nếu quy mô trên 1ha, có thể áp dụng biện pháp phòng trừ 
sâu khoang rất có hiệu quả và tiết kiệm chi phí bằng bả chua 
ngọt diệt sâu từ giai đoạn bướm (ngài) như hướng dẫn tại Mục 
1.2 - Chương IV. 
- Chuyển giao quy trình sản xuất giống nguyên chủng, 
giống xác nhận, cung cấp giống chuyển vụ quy mô nông hộ 
 116
hoặc công ty để bảo đảm chất lượng với giá thành rẻ để mở rộng 
diện tích. 
+ Giới thiệu một số giống đậu tương phù hợp ĐBBB 
Trong các năm vừa qua, một tiến bộ nổi bật của bộ giống 
đậu tương nước ta là chọn tạo được các giống đậu tương thâm 
canh cho năng suất cao 18 - 35 tạ/ha, thích ứng rộng, trồng được 
3 vụ/năm trên các vùng sinh thái từ Bắc vào Nam như DT84, 
DT90, DT96, DT99, ĐT 12, AK06, ĐT 22, ĐT93, DT2001, 
ĐVN5, ĐVN6, giống chuyên vụ ĐT26... 
4. Vùng Bắc Trung bộ 
a) Đặc điểm tự nhiên 
Vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, 
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. 
Phía Tây giáp nước bạn Lào và dãy núi Trường Sơn, phía Đông 
giáp biển Đông, phía Bắc giáp Ninh Bình, Hòa Bình, Nam Định; 
phía Nam giáp Quảng Nam. Sông chính là sông Mã, sông Cả, 
sông Giang, sông Nhật Lệ, sông Bến Hải, sông Hàn và nhiều 
sông nhỏ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có độ dốc lớn. 
Khí hậu rất khác biệt, mùa mưa từ tháng 8 - 4, thường hay 
lụt bất ngờ vào tháng 5; tháng 6 - 7 có gió tây (gió Lào) khô 
nóng; bão hay đến vào tháng 8 - 10; rét vào tháng 11 - 1; tháng 
2, 3 ấm. Riêng ở Thanh Hóa: tháng 2, 3 lạnh do gió mùa đông 
bắc, tháng 4, 5 bắt đầu nóng, có gió đông nam; tháng 8, 9 có 
mưa rào, bão, gió tây nam; tháng 10, 11 giá lạnh, mưa dầm; 
tháng 12, 1 rét, có gió bấc. 
b) Hướng áp dụng đậu tương trong cơ cấu cây trồng 
Thời vụ thích hợp: 
- Trên đất lúa: đậu tương xuân (từ tháng 1- 2 đến tháng 4 - 5, 
tránh lụt và mưa bão vào tháng 5) + Lúa mùa (hoặc vừng) 
 117
- Trên đất màu: Lạc (ngô) xuân (tháng 1 - 5) + Đậu tương 
Hè Thu (gieo tháng 6) + Khoai lang, rau đông. 
c) Các giống thích hợp: Các giống 3 vụ 
5. Vùng Duyên hải Nam Trung bộ 
a) Đặc điểm tự nhiên 
Vùng duyên hải Nam Trung bộ phía Tây giáp Tây Nguyên, 
phía bắc giáp Thừa Thiên - Huế, phía Đông giáp biển Đông, 
phía Nam giáp Bình Thuận. Địa hình bao gồm một phần của dãy 
Trường Sơn nên có những đỉnh núi cao trên 1.000m, vùng Đồng 
bằng ven sông và vùng duyên hải. Đất xấu, nghèo dinh dưỡng 
do xói mòn trôi rửa và mùa khô kéo dài. 
Khí hậu khô nóng, ít mưa, mùa mưa từ tháng 10 - 1 nhưng 
thường gây ra lụt, mùa nắng từ tháng 1 - 9. 
b) Hướng áp dụng đậu tương trong cơ cấu cây trồng 
Thời vụ thích hợp: vụ Xuân bố trí tháng 1 - 2 để tranh thủ 
mưa. Cũng có thể trồng đậu tương xuân hè từ 10 - 20/3 để thu 
cuối tháng 5, đầu tháng 6. 
- Trên đất 1 vụ lúa: Đậu tương xuân (tháng 1- 2 đến tháng 4 
-5) + lúa mùa. 
- Đậu tương xuân hè: (từ 10 - 20/3 đến 25/5 - 5/6) 
c) Các giống thích hợp: Các giống 3 vụ, một số giống phía Nam 
6. Vùng Tây Nguyên 
a) Đặc điểm tự nhiên 
Địa hình nhiều đồi núi, nhiều ngọn núi cao trên 2000m. Chủ 
yếu là đất đỏ bazan có tầng đất canh tác dày, riêng ở Kon Tum có 
đất trắng xám rất tốt cho các cây đậu đỗ.. Mùa khô nắng nhiều từ 
tháng 11 - 4, mùa mưa có ẩm độ cao từ tháng 5 - 10, khí hậu 
quanh năm mát mẻ. Đặc biệt có mùa đông ấm, nhiệt độ ban đêm 
 118
không quá thấp dưới 150C, ban ngày không quá 320C, nắng 
nhiều, có thể trồng đậu tương tại các vùng đất lúa có tưới nhẹ. 
b) Hướng áp dụng đậu tương trong cơ cấu cây trồng 
- Vụ Hè Thu (Vụ I): gieo tháng 4 - 5, thu tháng 7 - 8. Vụ này 
năng suất cao nhưng khi thu hoạch hay gặp mưa kéo dài thu 
hoạch không an toàn. Kinh nghiệm cho thấy, chỉ nên áp dụng 
đối với tỉnh phía Nam như Đắk Nông, Lâm Đồng có biên độ 
mưa không liên tục vào vụ đậu thu hoạch. 
- Vụ Thu Đông (Vụ II): gieo tháng 7 - 8, thu tháng 10 - 11. 
Vụ này những giống cũ năng suất thường thấp do gặp mưa úng 
đầu vụ, hạn cuối vụ khi sang mùa khô. 
Giống DT2008 có thể khắc phục khó khăn này cho năng suất 
cao. Sản phẩm vụ này thường thu hoạch an toàn, chất lượng cao. 
- Vụ đông xuân (Vụ III) trên đất ruộng lúa 1 - 2 vụ có độ ẩm 
hoặc có tưới nhẹ: Lúa xuân hè + lúa mùa + đậu tương thu đông 
(gieo tháng 10 - 11 thu hoạch tháng 1 - 2 dùng giống chịu hạn 
DT2008 cho năng suất cao 25 - 30 tạ/ha.. 
- Trên đất màu: 
Đậu tương trồng gối + bông vải. 
Đậu tương trồng xen bằng giống ngắn ngày (DT99, ĐT12). 
Đậu tương (DT99, ĐT12) trồng xen sắn, cao su, cà phê, mía, 
cây ăn quả. 
- Trên đất nương rẫy: Đậu tương xuân hè ngắn ngày (4 - 7) 
xen sắn + Ngô xuân hè + đậu tương thu đông. 
c) Các giống thích hợp: Các giống 3 vụ, một số giống phía Nam 
 119
7. Vùng Đông Nam bộ 
a ) Đặc điểm tự nhiên 
Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và Đồng bằng. Sông chính 
là La Ngà, Sài Gòn, Bé, Đồng Nai. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm 
điển hình. Mùa mưa từ tháng 5 - 10, mùa khô từ tháng 11 - 4. 
b) Hướng áp dụng đậu tương trong cơ cấu cây trồng 
Thời vụ thích hợp: 
+ Vụ Đông Xuân trên đất lúa 1 vụ: tháng 10 - 1. 
+ Vụ Hè Thu trên đất màu: tháng 5 - 8. 
+ Vụ Thu Đông trên đất lúa 2 vụ: tháng 8 - 11. 
- Trên đất 1 vụ lúa: Đậu tương đông xuân (10 - 1) + lúa mùa 
- Trên đất màu: Ngô hè thu + đậu tương thu đông (8 - 11) + 
gối thuốc lá vào đậu tương hoặc ngô xen đậu tương hè thu + ngô 
xen đậu tương thu đông + gối thuốc lá đông xuân. 
c) Các giống thích hợp: Các giống TBKT phía Nam, một số 
giống 3 vụ của phía Bắc. 
8. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 
a) Đặc điểm tự nhiên 
Là vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ do hệ thống sông 
Cửu Long bồi đắp. Sông chính: Tiền Giang, Hậu Giang và hệ 
thống kênh rạch dày đặc phục vụ tưới tiêu và thoát lũ. Khí hậu 
nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 - 11, mùa khô từ tháng 12 - 4. 
Tập quán trồng đậu tương của bà con nông dân ở ĐBSCL đã 
có từ lâu đời, nhưng trước đây chỉ giới hạn ở chân đất vàn cao 
dọc sông, kênh rạch. 
Một vài năm gần đây do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa 
vụ Xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình đã thay thế vụ lúa 
 120
xuân hè bằng một vụ đậu tương hoặc áp dụng 1 vụ đậu tương 
trong một số cơ cấu cây trồng khác. 
b) Hướng áp dụng đậu tương trong cơ cấu cây trồng 
+ Mục tiêu: Thay thế 3 vụ lúa/năm bằng 2 lúa + 1 vụ đậu 
tương hoặc 2 - 3 vụ cây màu + 1 vụ đậu tương. 
+ Thời vụ thích hợp: khí hậu rất phù hợp cho trồng đậu 
tương quanh năm, có thể phát triển trên quy mô lớn: 
- Vụ Đông Xuân: tháng 12 - 2 
- Vụ Xuân: cuối tháng 2 - đầu tháng 3 đến tháng 5 
- vụ Xuân Hè: gieo tháng 3 thu tháng 6 
+ Cơ cấu cây trồng: 
- Trên đất màu: Đậu tương đông xuân (12 - 2) + đậu tương hè 
thu. Đậu tương xen và luân canh với mía, bắp và cây màu khác 
- Trên đất 3 vụ lúa: Lúa xuân + lúa mùa sớm + Lúa mùa 
muộn + đậu tương đông xuân (th. 12 - 2). 
- Trên đất 2 vụ lúa: Lúa đông xuân sớm (th. 11 - 2) + đậu 
tương xuân hè (th. 3 - 5) + Lúa hè thu (th. 6 - 9). 
- Trên đất 1 vụ lúa: Đậu tương xuân (cuối Th. 2 - đầu Th. 3, 
thu Th. 5) + lúa mùa. 
c) Các giống thích hợp: Các giống TBKT phía Nam, một số 
giống 3 vụ. 
 121
 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long và CS. “Cây đậu tương”. 
NXB Nông nghiệp. Hà Nội - 1999 
2. Nguyễn Công Tạn .“Đậu tương: Cây thực phẩm quý nhất 
của loài người”. Trung tâm Khuyến nông Hà Tây xuất bản, 2006. 
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT. “Đề án phát triển ngành trồng 
trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Hà Nội - 2012. 
4. Mai Quang Vinh và CS. “Thành tựu 20 năm (1984-2004) 
nghiên cứu và phát triển bộ giống đậu tương năng suất cao, thích 
ứng rộng, chất lượng tốt (DT84, DT96, DT55-AK06, DT99, 
DT94, DT95, DT83) của Viện Di truyền Nông nghiệp”. Tuyển 
tập: “Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam và 
Giải thưởng WIPO năm 2005. Bộ KHCN - Liên hiệp các Hội 
KH và KT Việt Nam, Hà Nội - 2005.Tr. 137 - 140 
5. Mai Quang Vinh và CS. “Các báo cáo công nhận giống 
DT84, DT90, DT96, DT99, DT2001, DT2008, DT83, DT94, 
DT95, AK06, DT02, DT08 tại các Hội đồng khoa học Bộ NN-
CNTP, Bộ NN-PTNT từ 1994 - 2011”. 
6. Mai Quang Vinh, Phạm Thị Bảo Chung và cs. Kết quả 
chọn tạo giống đậu tương chịu hạn DT2008. Tạp chí Khoa học 
và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 6 (19)-2010, Tr. 46-50. 
7. Mai Quang Vinh, Phạm Thị Bảo Chung, Nguyễn Văn 
Mạnh, Lê Thị Ánh Hồng. Quy trình kỹ thuật sản xuất giống đậu 
tương DT2008, DT2001, DT02, DT08. Tạp chí Khoa học và 
Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 7 (28)-2011. 
8. Chu Văn Tiệp (1981), "Phát triển sản xuất cây đậu tương 
thành cây trồng có vị trí sau cây lúa", Thông tin chuyên đề 
KHKT, Hà Nội. 
9. Phạm Đồng Quảng và CS. “Kết quả điều tra giống cây 
trồng trên cả nước 2003 - 2004 (Phần Đậu tương)”. Tài liệu Hội 
nghị KHCN Cây trồng, Bộ NN-PTNT. Hà Nội, 3/2005. Tr. 3 - 4. 
10. Trang Web:  
 124
MỤC LỤC 
Lời nói đầu.......................................................................................................3 
CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY 
ĐẬU TƯƠNG .................................................................................................5 
1. Nguồn gốc phân bố ......................................................................................5 
2. Giá trị sử dụng .............................................................................................6 
2.1. Giá trị dinh dưỡng ....................................................................................6 
2.2. Giá trị tăng vụ, cải tạo môi trường nông nghiệp ......................................7 
3. Tình hình phát triển .....................................................................................8 
3.1. Cây đậu tương trên thế giới ......................................................................8 
3.2. Cây đậu tương ở Việt Nam .......................................................................9 
3.3. Thực trạng và giải pháp cho cây đậu tương Việt Nam ...........................11 
3.4. Định hướng phát triển cây đậu tương trên các vùng sinh thái ...............12 
Chương II. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÂY ĐẬU TƯƠNG ................15 
1. Cấu tạo rễ cây đậu tương có gì đáng chú ý? ..............................................15 
2. Thân, cành, lá.............................................................................................16 
3. Hoa - Quả - Hạt. ........................................................................................17 
4. Nhu cầu sinh lí của cây đậu tương.............................................................18 
5. Chu kì phát triển của cây đậu tương ..........................................................25 
Chương III. CÁC LOẠI BỆNH HẠI VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ ..................29 
1. Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow).............................................30 
2. Bệnh đốm nâu (Septoria Glycine)..............................................................31 
3. Bệnh sương mai - Bệnh đốm phấn (Peronospora manshurica) ................32 
4. Bệnh phấn trắng (Diffusa microsphaera) ..................................................33 
5. Bệnh khảm lá đậu tương (Soybean mosaic virus (SMV)...........................34 
6. Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) ............................................................35 
7. Bệnh héo rũ................................................................................................36 
8. Bệnh thán thư đậu tương (Colletotrichum truncatum (Schw.) 
Andrus & Moore) ..........................................................................................38 
9. Bệnh tím hạt (Cercospora) ........................................................................41 
10. Bệnh u bướu rễ (Meloidogyne spp.).........................................................41 
11. Bệnh lùn rụt Phytoplasma........................................................................43 
Tóm tắt chương 3.1........................................................................................43 
Chương IV. CÁC LOẠI SÂU HẠI VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ .....................44 
1. Sâu hại lá ...................................................................................................44 
1.1 Sâu cuốn lá đậu tương (Lamprosema indicata).......................................44 
 125
1.2. Sâu khoang (Prodenia litura): ................................................................45 
1.3. Sâu xanh da láng (Spodoptera oxigua)...................................................48 
2. Sâu đục quả (trái) (Etiella zinckenella Treitschke) ....................................49 
3. Sâu hại thân ...............................................................................................52 
3.1. Sâu xám (Agrotis ipsilon) .......................................................................52 
3. 2. Dòi đục thân (Melanagromyza Sojae) : .................................................54 
4. Rệp muội hại đậu tương (Aphis medicaginis Koch) ..................................56 
5. Giòi đục lá hại đậu tương ( Phytomyza atricornis) ....................................57 
6. Nhện đỏ hại đậu đỗ (Tetranychus sp.) .......................................................58 
7. Bọ xít chích hút..........................................................................................59 
Tóm tắt chương 4...........................................................................................61 
Chương V. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG...............................................................62 
1. Lựa chọn giống theo khả năng thích hợp...................................................62 
1.1. Nhóm giống chuyên cho vụ lạnh (vụ xuân, vụ đông) ..............................62 
1.2. Nhóm giống thích hợp vụ nóng ...............................................................63 
1.3. Nhóm giống thích hợp 3 vụ .....................................................................63 
1.4. Đặc điểm kỹ thuật của các nhóm giống đậu tương (B.3)........................64 
2. Lựa chọn giống theo thời gian sinh trưởng................................................65 
3. Lựa chọn giống theo mục đích sử dụng.....................................................66 
4. Phân biệt giống theo khả năng chống chịu ................................................67 
5. Giới thiệu một số giống đậu tương mới .....................................................68 
Chương VI. KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ NHÂN GIỐNG 
ĐẬU TƯƠNG ...............................................................................................74 
1. Thời vụ ......................................................................................................74 
2. Chọn đất, làm đất trồng đậu tương ............................................................74 
3. Gieo hạt, mật độ gieo.................................................................................75 
4. Cách làm mạ và cấy đậu tương mạ ............................................................76 
5. Kỹ thuật bón phân......................................................................................77 
6. Chăm sóc ...................................................................................................78 
7. Trồng đậu tương xen gối ngô, cây công nghiệp.........................................80 
7.1 Kỹ thuật trồng đậu xen ngô......................................................................80 
7.2. Kỹ thuật trồng xen đậu tương trong cây công nghiệp (cà phê, cao su), cây 
ăn quả ............................................................................................................82 
8. Kỹ thuật canh tác tương đông trên đất ướt sau lúa tại Đồng bằng sông 
Hồng ..............................................................................................................83 
8.1. Lịch sử ra đời..........................................................................................83 
8.2. Kỹ thuật gieo trồng .................................................................................85 
8.3. Hiệu quả kinh tế của canh tác đậu bằng gieo vãi trên đất ướt sau lúa...91 
9. Kỹ thuật trồng đậu tương (đậu nành) trên đất ướt tại ĐBSCL...................91 
 126
10. Kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất khô hạn......................................94 
11. Kỹ thuật trồng đậu tương hè, hè thu ........................................................95 
12. Thu hoạch, bảo quản................................................................................96 
13. Kỹ thuật gieo trồng giống đậu tương rau .................................................99 
14. Kỹ thuật sản xuất giống đậu tương ........................................................103 
Chương VII. SỬ DỤNG CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG 
MỚI TRONG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG 
TRÊN CÁC VÙNG SINH THÁI ................................................................110 
1. Vùng núi Đông Bắc .................................................................................110 
2. Vùng núi Tây Bắc....................................................................................111 
3. Đồng Bằng sông hồng .............................................................................112 
4. Vùng Bắc Trung bộ .................................................................................116 
5. Vùng Duyên hải Nam Trung bộ ..............................................................117 
6. Vùng Tây Nguyên....................................................................................117 
7. Vùng Đông Nam bộ.................................................................................119 
8. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................119 
Phụ lục 1: 
TÓM TẮT CÂY TRỒNG TIẾN BỘ MÙA VỤ ĐẬU TƯƠNG 
VIỆT NAM ................................................................................................ 121 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_gieo_trong_cac_giong_dau_tuong_moi_mai_q.pdf