Tài liệu Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành 1930 – 1975 (Phần 2)

Tóm tắt Tài liệu Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành 1930 – 1975 (Phần 2): ... các đội viên Lý, Trung đã gài mìn diệt 5 tên lính Thái ngay ở trong khu vực Nhà Máy. Đối phó với lực lượng vũ trang cách mạng tấn công bất ngờ, tại Long Thành địch đưa vấn đề quân sự vào học đường. Tại trường trung học Long Thành, địch gọi hiệu trưởng Nguyễn Chi Quế đến phát súng để trang b...uyết định trong hội nghị tháng 10-1969 tại căn cứ Suối Quýt, nhưng bị 123 Đồng chí Lưu của đoàn pháo binh 274 đi thư. Thư chưa chuyển đến nơi, vì đói kiệt sức không đương nổi với cơn sốt rét, đồng chí đã lịm xuống bên luồng bẫy của bộ phận quân y K, được đồng chí Thanh đi thăm bẫy bắt gặp cõ...Ký xã Long Phước. Ngày 26-1-1973, địch điều trung đội 56 ra đóng quân tại ngã ba Cầu Xéo, cùng với 1 trung đội dân vệ bung ra đánh phá. Huyện đội Long Thành điều đại đội 2 biệt động (quân số 9 người do đồng chí Đinh Phương Ngọc chỉ huy, đồng chí Quân đại đội phó) cùng với đại đội 21/B của qu...

pdf95 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành 1930 – 1975 (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ những cuộc đấu 
tranh tự phát vì quyền lợi lao động, vì cuộc sống, đội ngũ công nhân cao su ở Long 
Thành đã không ngừng phát triển cả về số lượng (theo chính sách mở rộng khai 
thác thuộc địa của tư bản thực dân) và chất lượng với nội dung đấu tranh từ đấu 
tranh kinh tế chuyển sang kết hợp đấu tranh quyền lợi kinh tế với quyền lợi chính 
trị. Và khi tổ chức Đảng hình thành lãnh đạo (1944), thì đội ngũ công nhân ở Long 
Thành cùng với nông dân trở thành lực lượng nòng cốt, chí cốt trong cuộc đấu 
tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc. 
 Long Thành là vùng đất có điều kiện tự nhiên rất phong phú với một hệ 
thống sông ngòi rất thuận lợi nối thông về Sài Gòn, miền Tây Nam bộ liền với 
rừng ngập mặn nối thông biển đông. Thổ nhưỡng phì nhiêu, nguồn lợi thủy sản 
phong phú. Lớp cư dân Việt đầu tiên vào vùng đất mới đã có cái nhìn sâu sắc và 
chọn vùng đất này làm nơi định cư sinh sống. Hành trang họ mang theo, ngoài 
những kinh nghiệm về đánh bắt, trồng trọt còn là văn hóa truyền thống dân tộc, đã 
cùng với cư dân bản địa xây dựng nên những đặc điểm văn hóa riêng trên vùng đất 
này. Những làng cổ Phước Tân, Bến Gỗ, những ngôi đình xưa có kiến trúc đặc sắc 
như An Hòa, Phước Lộc; những điệu hò, câu hát, ca dao thể hiện đặc điểm 
thiên nhiên, sinh hoạt làng xã, tình yêuđể lại những dấu ấn có giá trị về văn hóa 
dân tộc. Đất lạ, phong thổ tự nhiên hoang sơ đầy hiểm hoạ trên đất liền, dưới sông 
suối đã gắn kết những con người xa xứ với cư dân bản địa để làm nên truyền thống 
đoàn kết đồng cam cộng khổ trong việc xây dựng cuộc sống mới và truyền thống 
đồng tâm, nhất trí trong việc bảo vệ mảnh đất quê hương do chính mình tạo ra. 
 Thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trong quá trình xâm lược nước ta nói chung và 
Long Thành nói riêng, có lẽ cũng đã nghiên cứu những đặc điểm văn hóa lịch sử 
này. Nhưng có thể với cái nhìn của chủ nghĩa thực dân, thuần tuý về sức mạnh 
quân sự, vũ trang, chúng nghĩ rằng không khó để đè bẹp sức phản kháng của 
những người dân địa phương chất phát, một nắng hai sương. Thế nhưng sức mạnh 
của lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giành độc lập của nhân dân không thể là con số 
 204 
cộng như những bài tính số học. Sức mạnh đó được nhân lên gấp bội bằng truyền 
thống đấu tranh của dân tộc, bằng nổi nhục mất nước, nỗi căm hờn của những 
người bị buộc phải làm nô lệ trong đêm đen, bằng khát khao tự do, độc lập và 
quyền làm người, bằng con đường mà Đảng Cộng sản do Chủ tịch Hồ Chí Minh 
sáng lập, thông qua những con người cách mạng bằng xương bằng thịt mang đến 
cho nhân dân. 
 Lòng yêu nước, nỗi khát khao độc lập tự do, tính bền bĩ trong đấu tranh của 
nhân dân Long Thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Chi bộ Đảng thị trấn Long 
Thành, Chi bộ Đảng ở Bình Sơn đã tạo nên sức mạnh của dòng thác cách mạng 
tháng Tám 1945, cuốn phăng chính quyền tay sai thân Nhật ở Long Thành, đứng 
lên giành chính quyền về tay mình. 
 Lòng yêu nước, lòng quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng vừa giành 
được "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu 
làm nô lệ" (Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh) của toàn Đảng bộ, quân dân Long 
Thành là yếu tố quyết định để trong một thời gian ngắn, những con người chưa 
từng nắm chính quyền, những con người vừa buông cày, buông dao cạo, bỏ bút 
nghiên bổng chốc trở thành những chiến sĩ kiên cường, mưu trí, sáng tạo trong đấu 
tranh. Những yếu tố đặc điểm đó cùng đã cảm hóa, giác ngộ biết bao con người từ 
"những hảo hán", "anh hùng cá nhân" trở thành những nhân tố tích cực trong 
kháng chiến, để từ đó hình thành nên đội quân cách mạng có kỷ luật và kỹ thuật 
nâng cao, đủ sức làm nên những thắng lợi lớn: Đánh giao thông, phá hoại kinh tế 
địch, đánh đồn bót địch 
 Lòng yêu nước, mục tiêu giành độc lập để không quay lại cảnh đời nô lệ, tủi 
nhục dưới chế độ thực dân hơn 80 năm (kể từ khi Pháp xâm lược nước ta 1858 đến 
1945), đã cố kết những người nông dân tay lấm chân bùn, những người công nhân 
cao su trong "địa ngục trần gian" của tư bản thực dân thành bức tường thành ngăn 
chận bước chân xâm lược của quân viễn chinh Pháp. Lòng yêu nước đã cố kết toàn 
dân thành một mặt trận yêu nước rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân bằng những 
hình thức kết đoàn sinh động, sáng tạo xây dựng nên hậu phương tại chỗ vững 
mạnh, nguồn nhân lực dồi dào, nguồn vật lực không bao giờ cạn, nguồn thông tin 
vô tận để kháng chiến có thể đối phó và đánh bại mọi âm mưu kẻ thù. Sức mạnh đó 
đã xây dựng nên một căn cứ Phước An "Sài Gòn mới", một vùng du kích Tam An, 
Bình Sơn, một căn cứ "Khu Tây" Phước Thái, điểm tựa cho biết bao chiến công 
trong 9 năm kháng chiến. 
 Đảng truyền cho nhân dân sức mạnh của mục tiêu lý tưởng giành độc 
lập,vạch ra con đường đi tới, nhưng chính sức mạnh của nhân dân, quyết tâm của 
đồng bào, sự yêu thương của mọi tầng lớp trong xã hội với cách mạng đã cổ vũ để 
tạo nên lớp cán bộ, đảng viên kiên trung, những tổ chức Đảng biết lãnh đạo dám 
chiến đấu và xả thân vì độc lập dân tộc, không lùi bước trước bất kỳ một khó khăn 
thử thách nào, có lúc tưởng chừng không vượt qua được. Sức mạnh đoàn kết Đảng 
với Dân làm thất bại mọi âm mưu bình định, âm mưu chia rẽ đánh phá của kẻ thù, 
làm kiên định ý chí và quyết tâm vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. 
 205 
 Phát huy và biết phát huy lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh của nhân 
dân, đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân có cùng mục tiêu lý tưởng chiến đấu; 
xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở lấy mục tiêu đấu tranh làm đầu; đào tạo cán 
bộ, chiến sĩ trung kiên từ trong thực tiễn chiến đấu gắn bó máu thịt với nhân dân 
trong kháng chiến chống Pháp là những bài học mà Đảng bộ Long Thành rút ra từ 
thực tế chiến trường ở địa phương để có thể vận dụng trong cuộc đấu tranh trường 
kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược tiếp theo. 
* 
 Tiễn chân những người con thân yêu lên đường tập kết ra miền Bắc theo tinh 
thần Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, chờ nhau trong hai năm xum họp không ngờ 
trở thành 20 năm, bởi sự lật lọng và dã tâm xâm lược miền Nam của đế quốc Mỹ 
và tay sai. 
 Cuộc chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, vì "Bắc Nam xum họp" 
của Đảng bộ, quân và dân Long Thành trãi qua nhiều giai đoạn chiến tranh ác liệt 
đầy gian khổ và hi sinh, mất mát to lớn. Bởi kẻ thù của Đảng bộ và quân dân Long 
Thành trong hơn 21 năm kháng chiến thâm độc hơn; giàu tiềm năng kinh tế, quân 
sự hơn; thủ đoạn đánh phá vừa tàn bạo, dã man, nhưng lại được che đậy bằng 
những mỹ từ vì "chính nghĩa quốc gia", vì "tự do dân chủ", vì "cộng đồng phát 
triển", vì "người cày có ruộng" 
 Sư hi sinh của Đảng bộ và quân dân Long Thành trong 21 năm kháng chiến 
không thể tính bằng những thiệt hại vật chất cụ thể, bằng những người đã vĩnh viễn 
ra đi, mà đó là tổng hợp những nỗi đau và hi sinh mất mát của chiến tranh phi 
nghĩa do đế quốc và tay sai gây ra: Nỗi đau của biết bao người bị thương tật vì 
những đòn tra tấn dã man của kẻ thù trong các trại tù, trong đó nhiều người không 
còn trở lại, thậm chí không tìm được nơi an nghỉ; nỗi đau của biết bao gia đình, 
người mẹ, người cha đến “bốn lần tiễn con đi” mà không thấy trở về; nỗi đau của 
gia đình ly tán vì chính sách chia rẽ của kẻ thù; nỗi đau của biết bao trẻ thơ, người 
vợ mỏi mòn chờ người thân trở về sau cuộc kháng chiến trong tuyệt vọng; nỗi đau 
của biết bao gia đình phải gánh chịu những di chứng của chất độc hóa học mà kẻ 
thù rải xuống khắp làng xóm nông thôn 
 Nỗi đau chất chứa làm bùng lên ý chí căm thù xâm lược, nung nấu tinh thần 
quyết tâm, mài sắc thêm vũ khí tinh thần của nhân dân. Nhân dân Long Thành dù ở 
vùng căn cứ kháng chiến, vùng ven du kích hoặc trong vòng vây kẻ thù với hệ 
thống khu trù mật, ấp chiến lược, mỗi người một hoàn cảnh, không gian khác nhau, 
nhưng có điểm chung là lòng yêu nước, là sự chán ghét chiến tranh, khát khao hòa 
bình và độc lập. Đó chính là cơ sở, là điều kiện để Đảng bộ Long Thành thông qua 
đường lối kháng chiến, thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của mình triển khai kế 
hoạch vận động quần chúng, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ bằng nhiều hình thức 
để xây dựng cơ sở vững chắc, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh trong nhân 
dân, một yếu tố có tính chất quyết định cho công tác xây dựng và phát triển lực 
lượng cách mạng ở địa phương. 
 Long Thành là một trong những chiến trường trọng điểm của Mỹ nguỵ ở 
miền Đông nói chung và Biên Hòa nói riêng, nơi địch xác định là một trong cửa 
 206 
ngõ quan trọng, hành lang đảm bảo việc triển khai quân đội và những phương tiện 
chiến tranh với nhiều căn cứ quân sự lớn như Nước Trong, Thành Tuy Hạ, căn cứ 
huấn luyện Thiết giáp, bộ binh, biệt kích, gắn liền với Tổng kho Liên hợp Long 
Bình - kho hậu cần lớn nhất của quân Mỹ ở miền Nam; là lá chắn bảo vệ Biên Hòa 
và Sài Gòn với nhiều cơ quan đầu não của Mỹ ngụy ở miền Đông Nam bộ và Nam 
bộ. Thực hiện nhiệm vụ "tìm diệt" cách mạng ở Long Thành không chỉ có quân 
viễn chinh Mỹ, mà còn quân chư hầu Thái Lan và Úc. 
 Chiến đấu trên chiến trường gian khổ ác liệt, Long Thành không chỉ có quân 
dân và Đảng bộ Long Thành, mà có sự phối hợp và hỗ trợ đắc lực, tích cực của 
nhiều đơn vị quân chủ lực của Quân khu miền Đông (tiểu đoàn 800, trung đoàn 4, 
cuối cuộc chiến tranh còn có quân đoàn 2 với hai sư đoàn chủ lực 325, 304); vũ 
trang của tỉnh Biên Hòa (tiểu đoàn 240); vũ trang phân khu 4; đoàn đặc công Rừng 
Sác (Đoàn 10), Đặc công 116 của Miền. 
 Sự phối hợp giữa các lực lượng kháng chiến của địa phương với các lực 
lượng vũ trang của cấp trên; sự lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường, bổ sung cán bộ 
của tỉnh, khu, cộng với hệ thống tổ chức đảng cơ sở (công khai, bí mật) và hệ 
thống cơ sở cách mạng được tổ chức bí mật, đều khắp; với tinh thần bám trụ kiên 
cường của cán bộ, đảng viên; với cách đánh ba mũi giáp công (chính trị, vũ trang, 
binh vận) được vận dụng linh hoạt thích hợp ở từng thời điểm, chiến trường cụ thể, 
đã góp phần xây dựng nên thế chiến tranh nhân dân ở Long Thành, tạo thành sức 
mạnh tổng hợp làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. 
 Chiến tranh, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ và tay sai 
là sự thử thách khốc liệt của Đảng bộ, quân dân Long Thành về cả tinh thần, ý chí, 
sự quyết tâm, lòng dũng cảm và sự sáng tạo trong cách đánh làm nên thế trận chiến 
tranh nhân dân ở địa phương. Trong đó tiến công vũ trang kết hợp với nổi dậy của 
quần chúng; kết hợp hai lực lượng bên trong bên ngoài, lực lượng tại chỗ với lực 
lượng chủ lực; phối hợp nhuần nhuyễn công tác binh địch vận nêu cao chính nghĩa 
của chiến tranh giải phóng dân tộc với tấn công chính trị cô lập phân hóa kẻ thù, 
tấn công vũ trang diệt sinh lực, phương tiện chiến tranh, diệt ác phá kìm, mở rộng 
vùng làm chủ và tranh chấp, thể hiện rõ nghệ thuật đấu tranh "Biết thắng từng 
bước cho đúng" mà Đảng bộ Long Thành đã vận dụng trong 21 năm kháng chiến 
chống Mỹ cứu nước. 
 Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của 
Đảng bộ và quân dân Long Thành trong 30 năm, trong đó nổi lên nghệ thuật biết 
phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân toàn 
dân toàn diện là di sản lịch sử quý báu, là hành trang để Đảng bộ và quân dân Long 
Thành bước vào cuộc đấu tranh đầy cam go thử thách: Huy động sức mạnh tổng 
hợp toàn dân khắc phục hậu quả chiến tranh, cùng cả nước đi lên thực hiện công 
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
 207 
 208 
PHỤ LỤC 
I. GIA ĐÌNH CÓ BỐN LIỆT SĨ 
STT Họ tên cha Họ tên mẹ Họ và tên liệt sĩ Quê quán 
01 Phan Văn Đô Lê Thị Ngưu Phan Văn Lự 
Phan Văn Phố 
Phan Thị Hương 
(Nự) 
Phan Văn Phe 
Long Phước 
02 Nguyễn Văn Nhã Nguyễn Thị 
Hường 
Nguyễn Văn Nhã 
Nguyễn Văn Dẫu 
Nguyễn Văn Dũng 
Nguyễn Văn 
Trung 
Long Tân 
03 Trần Văn Ngời Bùi Thị Điểm Trần Văn Dừa 
Trần Văn Phong 
Bùi Văn Kiệm 
Trần Văn Đạt 
Lộc An 
04 Nguyễn Văn Thu Võ Thị Tràng Nguyễn Văn Hà 
Nguyễn Văn Nhật 
Nguyễn Văn Bửu 
Nguyễn Thị Lan 
Nguyễn Văn Tuấn 
Bình Sơn 
 209 
II. GIA ĐÌNH CÓ 3 CON LIỆT SĨ 
STT Họ tên cha Họ tên mẹ Họ và tên liệt sĩ Quê quán 
01 Nguyễn Văn 
Hoan 
Huỳnh Thị Biết Nguyễn Văn Đạo 
Nguyễn Văn 
Cung 
Nguyễn Văn Kỳ 
Tam An 
02 Võ Văn lạc Trần Thị Duy Trần Văn Kỳ 
Trần Văn Mảng 
Trần Văn Lượt 
Tam An 
03 Hồ Văn Trấn Lương Thị Bạch Hồ Văn Lưu 
Hồ Văn Nha 
Hồ Văn Quận 
Tam An 
04 Nguyễn Văn 
Triệu 
Lê Thị Trơn Nguyễn Văn Lợi 
(anh) 
Nguyễn Văn Lợi 
(em) 
Nguyễn Văn Góp 
Tam An 
05 Võ Văn Đăng Huỳnh Thị Ngôn Võ Văn Đăng 
Võ Văn Sơn 
Võ Văn Thanh 
Tam An 
06 Lê Văn Dũng Bùi Thị Hương Lê Văn Mùi 
Lê Văn Dậy 
Lê Văn Khê 
Tam An 
07 Nguyễn Thị 
Nhung 
Trần Thị Huệ Nguyễn Thanh 
Tùng 
Nguyễn Văn Sán 
Nguyễn Văn 
Phong 
Bình Sơn 
08 Nguyễn Văn Chứ Cao Thị Soi Nguyễn Văn Hải 
Nguyễn Văn 
Nghĩa 
Bình Sơn 
 210 
Nguyễn Văn Lý 
09 Nguyễn Văn Trực Trần Thị Nga Nguyễn Văn 
Thung 
Nguyễn Văn 
Đông 
Nguyễn Văn 
Cứng 
Bình Sơn 
10 Nguyễn Văn Cho Phạm Thị Dinh Phạm Văn Điền 
Phạm ThịSen 
Phạm Thị Hương 
Lộc An 
11 Nguyễn Văn Do Nguyễn Thị 
Thàng 
Nguyễn Văn 
Mạnh 
Đoàn Văn Sơn 
Đoàn Văn Khá 
Lộc An 
12 Nguyễn Văn 
Chuổi 
Võ Thị Ba Nguyễn Văn 
Chuổi 
Nguyễn Văn Sơn 
Nguyễn Văn Bình 
Long An 
13 Đinh Văn Tiêm Nguyễn Thị Vận Đinh Văn Huệ 
Đinh Văn Long 
Đinh Thị Phương 
Tam Phước 
14 Phạm Hữu Đức Phan Thị Nả Phạm Hữu Đức 
Phạm Văn Sàng 
Phạm Văn Nghiên 
Tam Phước 
15 Phạm Văn Cống Đỗ Thị Kệ Phạm Thanh 
Hùng 
Phạm Văn Nghĩa 
Phạm Thị Mót 
Long Đức 
16 Lý Văn Nuôi Lý Thị Sáng Lý Văn Dô 
Lý Văn Thưởng 
Lý Văn Dưỡng 
Long Đức 
 211 
17 Nguyễn Văn Rồi Kim Thị Thâu Nguyễn Văn 
Không 
Nguyễn Văn 
Ngạch 
Nguyễn Văn Có 
An Phước 
18 Huỳnh Văn Gia Trần Thị Ngài Huỳnh Văn Già 
Huỳnh Văn Ái 
Huỳnh Văn Nam 
An Phước 
19 Nguyễn Văn Sự Ngô Thị Tư Nguyễn Văn Sự 
Nguyễn Văn Kết 
Nguyễn Văn Nhựt 
Long Hưng 
III. GIA ĐÌNH CÓ HAI ĐỜI LÀ LIỆT SĨ 
Số TT Họ tên mẹ vợ liệt sĩ Họ tên cha liệt sĩ Quế quán 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
Huỳnh Thị Bưởi 
Phan Thị Nả 
Đoàn Thị Tuyết 
Trần Thị Hóa 
Lương Thị Cây 
Nguyễn Thị Thê 
Trần Phòng 
Trần Thị Huấn 
Bùi Văn Phải 
Phạm Hữu Đức 
Đoàn Văn Sấm 
Trương Văn hiến 
Trần Văn Cuốc 
Phạm Văn Giàng 
Hồ Văn Bài 
Hoàng Văn Nhu 
An Phước 
Tam Phước 
Phước Thái 
Phước Thái 
Tam An 
Tam An 
Tam An 
Bình Sơn 
IV. GIA ĐÌNH CÓ CON ĐỘC NHẤT LÀ LIỆT SĨ 
STT Họ và tên cha Họ và tên mẹ Quê quán 
01 
02 
03 
04 
Nguyễn Văn Ngay 
Lê Văn Trợ 
Trần Văn Chửng 
Nguyễn Văn Giái 
Nguyễn Thị Lẹt 
Nguyễn Thị Lụa 
Nguyễn Thị Cây 
Lương Thị Dễ 
Tam An 
Tam An 
Tam An 
Tam An 
 212 
05 
06 
07 
08 
09 
10 
11 
12 
13 
14 
15 
16 
17 
18 
19 
20 
21 
Phạm Văn Hỷ 
Nguyễn Văn Vàng 
Nguyễn Văn Đường 
Hồ Văn Phuông 
Nguyễn Văn Tư 
Phạm Thị Mười 
Trần Văn Hải 
Nguyễn Văn Giỏi 
Lê Văn Lương 
Nguyễn Văn Cam 
Trần Văn Tý 
Đặng Văn Chất 
Phạm Văn Lành 
Lý Văn Thành 
Nguyễn Văn Thanh 
Lê Thị Da 
Nguyễn Thị Liên 
Trần Thị Ngô 
Nguyễn Thị Ba 
Lả Thị Công 
Nguyễn Thị Vàng 
Lê Thị Dua 
Nguyễn Thị Bưng 
Lê Thị Tấn 
Nguyễn Thị Nớt 
Cao Thị Diện 
Nguyễn Thị Đông 
Đinh Thị Xúy 
Quảng Thị Đồng 
Nguyễn Thị Năm 
Đồng Thị Sáu 
Nguyễn T Thanh 
Vân 
Bình Sơn 
Bình Sơn 
Long Phước 
Long Phước 
An Hòa 
An Hòa 
Lộc An 
Lộc An 
Lộc An 
Long Đức 
Bình Sơn 
Phước Thái 
Bình Sơn 
Phước Thái 
Phòng TBXH 
Huyện 
V. THỐNG KÊ VỀ KHEN THƯỞNG 
DANH HIỆU SỐ LƯỢNG 
- Huân chương độc lập 
- Huân chương lao động 
- Lẵng hoa được bác Tôn tặng 
- Huân chương kháng chiến hạng nhất 
- Huân chương kháng chiến hạng hai 
- Huân chương kháng chiến hạng ba 
- Huân chương kháng chiến hạng nhất 
- Huân chương kháng chiến hạng hai 
- Bằng khen do Hội đồng Bộ trưởng tặng 
93 
03 
02 
379 
464 
1553 
228 
183 
124 
 213 
Tên xã Huân chương 
CS giải phóng 
Huân 
chương 
Chiến 
thắng 
Huân 
chương 
Chiến 
thắng 
Huân 
chương 
Chiến sĩ 
vẻ vang Hạng 
Nhất 
Hạng 
hai 
Hạng 
ba 
Long Phước 
Tân Hiệp 
Phước Tân 
Phước Thái 
Tam An 
Bình Sơn 
An Hòa 
Long Hưng 
Long Đức 
Tân Thành 
Lộc An 
Thị Trấn 
Tam Phước 
Long An 
An Lợi 
Phước Nguyên 
33 
01 
02 
16 
46 
25 
02 
03 
07 
01 
23 
18 
17 
19 
08 
11 
42 
03 
03 
24 
54 
58 
03 
07 
12 
02 
19 
27 
25 
28 
13 
26 
54 
05 
05 
37 
67 
64 
06 
07 
16 
05 
24 
36 
34 
36 
26 
31 
15 
04 
07 
04 
23 
21 
02 
01 
09 
01 
13 
19 
17 
16 
09 
12 
46 
06 
11 
32 
58 
46 
09 
03 
15 
03 
21 
23 
27 
23 
12 
16 
29 
12 
14 
36 
42 
38 
12 
06 
18 
07 
18 
24 
31 
36 
15 
23 
 215 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập I, II, III. NXB sách giáo khoa 
Mác-Lênin. 
2. Thư vào Nam – Đồng chí Lê Duẩn. Nhà Xuất bản Sự Thật, Hà Nội 
1985. 
3. Đại thắng mùa xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng. NXB Quân đội nhân 
dân – 1976. 
4. Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và qui luật hoạt 
động của Mỹ ngụy trên chiến trường B2 của Phòng tổng kết địch thuộc ban tổng 
kết chiến tranh B2 – 1984. 
5. Đồng Nai 30 năm chiến tranh giải phóng. NXB Đồng Nai – 1986. Kỷ 
niệm chiến thắng sân bay Biên Hòa. NXB Đồng Nai - 1984. 
6. Tổng kết chiến dịch Bình Giã, Phòng lịch sử quân sự quân khu 7 – 
1984. 
7. Chiến khu Rừng Sác – Lương Văn Nho. NXB Đồng Nai - 1982. 
8. Sơ thảo giáo trình lịch sử quân sự tập I, tập II. Viện lịch sử quân sự 
Việt Nam thuộc Bộ quốc phòng. 
9. Mấy vấn đề về nghiên cứu và biên soạn lịch sử quân sự. Viện lịch sử 
quân sự Việt Nam thuộc Bộ quốc phòng. 
10. Tư liệu bản thảo lịch sử Đoàn 10. 
11. Tư liệu lưu trữ của phân viện lịch sử quân sự thuộc viện lịch sử quân 
sự Việt Nam. 
12. Tư liệu lưu trữ phòng khoa học lịch sử quân sự quân khu 7. 
13. Tư liệu lưu trữ của phòng lịch sử quân sự tỉnh Đồng Nai. 
14. Tư liệu lưu trữ của Ban chỉ huy quân sự huyện Long Thành. 
15. Những ngày sụp đổ của chính quyền Sài Gòn đăng trên báo Sài Gòn 
Giải Phóng. 
16. Lịch sử Việt Nam của Đào Duy Anh. NXB Hà Nội - 1956. 
17. Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hòai Đức. NXB Khoa học XH 
– Hà Nội 1969. 
18. Đại Nam Nhất Thống Chí. NXB Khoa học XH Hà nội 1969. 
 216 
19. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. NXB Giáo dục – Hà Nội 1962. 
20. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ thứ 10 quyển I tập I. NXB Giáo dục 
1977. 
21. Bộ mặt thật CIA. NXB Quân đội nhân dân 1976. 
22. Hào khí Đồng Nai – Ca Văn Thỉnh – NXB thành phố Hồ Chí Minh 
1983. 
23. Biên Hòa sử lược tập I, tập II của Lương Văn Lưu. 
24. Trên đường Nam Tiến – Tạp chí sử địa – trung tâm học liệu xuất bản 
– 1971. 
25. Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước của Lê Văn Hảo. 
NXB Thanh niên 1982. 
26. Gương người xưa – Tế Xuyên. NXB Khai Trí 1956. 
27. Cuộc tháo chạy tán loạn – Franksneep. NXB TP. HỒ CHÍ MINH. 
28. Hai mươi năm qua – Đoàn Thêm. Nhà in Nam Chi Tùng thư. 
29. Những năm tháng khó quên - Đoàn Thêm. Nhà in Nam Chi Tùng thư. 
30. Sài Gòn năm xưa – Vương Hồng Sên. Nhà sách Khai Trí. 
31. Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim, Trung tâm học liệu xuất bản 
1971. 
32. Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam (1996-1990). NXB Trẻ 
thành phố Hồ Chí Minh 1993. 
33. Lich sử giai cấp công nhân ở Đồng Nai. Trần Quang Toại (chủ biên). 
NXB Đồng Nai 2004. 
34. Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai. Trần Quang Toại 
(chủ biên). NXB Đồng Nai 2005. 
35. Lịch sử Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai. Trần Quang Toại (chủ biên). 
NXB Đồng Nai 2006. 
36. Lịch sử Liên Trung đoàn 301-310 Thủ Biên. NXB Quân đội nhân 
2007. 
37. Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển. NXB Đồng 
Nai 1998. 
38. Địa chí tỉnh Đồng Nai. NXB Đồng Nai 2002. 
39. Lịch sử Đặc công miền Đông Nam bộ (1945-1975). Trần Quang Toại. 
NXB Quân đội nhân dân 1997. 
 217 
40. Lịch sử Tiểu đoàn 800 Quân khu miền Đông. (bản thảo Trần Quang 
Toại). 
41. Lịch sử Đảng bộ huyện Đất Đỏ. Trần Quang Toại. NXB Đồng Nai 
2006. 
42. Lịch sử Đảng bộ huyện Long Điền. Trần Quang Toại. NXB Đồng Nai 
2007. 
 218 
 219 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_lich_su_dang_bo_huyen_long_thanh_1930_1975_phan_2.pdf
Ebook liên quan