Tài liệu Nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Tóm tắt Tài liệu Nuôi dưỡng trẻ nhỏ: ...MẸ VẮT SỮA VÀ BẢO QUẢN SỮA MẸ Nội dung chính 1. Các trường hợp bà mẹ cần vắt sữa 2. Hướng dẫn bà mẹ vắt sữa bằng tay 3. Hướng dẫn bà mẹ bảo quản sữa và cho trẻ ăn sữa đã vắt ra 1. Các trường hợp bà mẹ cần vắt sữa - Để lại sữa cho trẻ khi mẹ đi làm. - Nuôi trẻ nhẹ cân, không thể bú mẹ được.... - Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ đang NCBSM o Uống Vitamin A, 1 liều duy nhất trong vòng 1 tháng sau sinh theo hướng dẫn của CBYT o Tiếp tục uống viên sắt hoặc viên đa vi chất đến hết tháng đầu sau sinh o Không sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của CBYT o Gia đình cần hỗ trợ tạo điều kiện ch...ốc dự phòng đều đặn theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế: o Đối với trẻ dưới 6 tháng có điều trị dự phòng ARV: NCBSM hoàn toàn 6 tháng đầu o Đối với trẻ trên 6 tháng có điều trị dự phòng ARV: • Cho ABS hợp lý và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 12 tháng tuổi • Cai sữa từ từ trong vòng 1 tháng - ...

pdf27 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi cân thăng bằng, ghi số theo kg với 1 số thập phân (ví dụ 10,6kg, 9,5kg,).
3. Kỹ thuật đo chiều cao/chiều dài cho trẻ
3.1. Nguyên tắc chung khi đo chiều cao cho trẻ
- Thước phải có độ chia tối thiểu 0,1cm.
38 39
- Bỏ guốc, giầy, dép, mũ nón, bờm tóc, khăn, búi tóc...
- 2 đầu gối trẻ để thẳng, 2 gót chân chạm nhau. Gót chân, bụng chân, mông, vai và 
chẩm áp sát vào thước đo.
- Mắt nhìn thẳng, 2 tay buông thõng
- Đọc kết quả theo cm với 1 số thập phân
3.2. Kỹ thuật đo 
Đo chiều dài nằm
(áp dụng với trẻ dưới 24 tháng)
Đo chiều dài đứng
(áp dụng với trẻ trên 24 tháng)
- Sử dụng thước đo chiều dài nằm cho trẻ 
dưới 24 tháng tuổi 
- Để thước trên mặt phẳng nằm ngang, vững 
chắc (mặt bàn hoặc dưới sàn nhà)
- Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt thước, mắt trẻ 
hướng thẳng lên trần nhà, đỉnh đầu chạm 
vào êke cố định chỉ số 0 
- So sánh kết quả với bảng phân loại đo nằm 
- Sử dụng thước đo chiều cao đứng, cho trẻ 
trên/bằng 24 tháng tuổi và người lớn. 
- Đứng quay lưng vào thước đo
- Dùng thước vuông áp sát đỉnh đầu trẻ, 
thẳng góc với thước đo.
- So sánh kết quả với bảng phân loại đo đứng
- Lưu ý: Khi trẻ không đo đứng được sẽ 
phải đo nằm rồi lấy kết quả trừ đi 0,7cm
4. Đo chu vi vòng cánh tay
4.1. Thước đo vòng cánh tay trẻ nhỏ
- Đo vòng cánh tay là cách nhanh nhất để xác định tình trạng dinh dưỡng cấp tính của 
trẻ sau đợt ốm, bệnh nặng hoặc trẻ ở những vùng thiếu ăn, thiên tai, chiến tranh vì 
các trẻ này thường bị gày teo đét các cơ trong một thời gian ngắn. 
- Xác định tình trạng SDD cấp tính ở trẻ được tính theo chỉ số cân nặng/chiều cao hoặc 
đo trực tiếp các vòng chi.
- Cách đo vòng cánh tay để xác định 
nhanh tình trạng SDD cấp ở trẻ nhỏ từ 
6-59 tháng tuổi không cần đòi hỏi tuổi 
chính xác của trẻ vì cơ bắp vòng cánh 
tay ít thay đổi ở lứa tuổi này.
- Hình ảnh dưới đây là thước đo vòng 
cách tay chuyên dùng: 
4.2. Kỹ thuật đo
- Vòng đo thường dùng nhất là vòng đo cánh tay trái với tư thế bỏ thõng tự nhiên. 
- Dùng thước đo chuyên dụng (nếu không có thì có thể dùng thước vải mềm, không 
chun giãn với độ chính xác 0,1cm). 
- Vòng đo đi qua điểm giữa cánh tay tính từ mỏm cùng xương vai đến mỏm trên lồi cầu 
xương cánh tay.
- Xác định điểm giữa cánh tay: Trước hết cần xác định mỏm cùng vai, sau đó gập khủyu 
tay vuông góc, xác định mỏm trên lồi cầu xương cánh tay. Đặt vị trí số 0 của thước đo 
vào mỏm cùng xương vai, kéo thẳng thước đo đến mỏm trên lồi cầu xương cánh tay, 
đánh dấu điểm giữa cánh tay. 
- Duỗi thẳng cánh tay của trẻ, vòng thước đo quanh điểm giữa cánh tay, mặt số của 
thước đo hướng lên trên, áp sát thước đo vào cánh tay của trẻ, đảm bảo sao cho thước 
đo có độ căng vừa phải không quá chặt, hoặc quá lỏng, đọc kết quả chính xác đến 
0,1cm.
5. Biểu đồ tăng trưởng
5.1. Chấm biểu đồ tăng trưởng
- Mục đích: Để theo dõi sự phát triển của trẻ từ 0-60 tháng và phát hiện sớm xem trẻ có 
bị SDD hay không từ đó gia đình có những biện pháp khắc phục kịp thời. Theo chương 
trình Dinh dưỡng quốc gia, trẻ nhỏ được cân đo định kỳ và chấm BĐTT. Tại gia đình, 
bà mẹ nên biết cách chấm BĐTT để theo dõi sự phát triển của con mình.
- Biểu đồ tăng trưởng (VDD 2012): 
o BĐTT sẽ giúp các bà mẹ theo dõi một cách tốt nhất và liên tục sự phát triển của trẻ 
từ khi sinh ra đến dưới 5 tuổi (60 tháng).
o Có hai mặt, một mặt theo dõi cân nặng/tuổi và một mặt theo dõi chiều cao/tuổi của 
bé. BĐTT của trẻ trai có màu xanh da trời và của trẻ gái có màu hồng
o Các trục đo trong BĐTT:
40 41
• Trục nằm chỉ tháng tuổi: từ 0 đến 60 tháng và nhóm từ 1 đến 5 tuổi.
• Trục đứng chỉ số cân nặng của trẻ (mặt cân nặng/tuổi) và số chiều cao (mặt 
chiều cao/tuổi) 
- Cách chấm biểu đồ tăng trưởng:
o Điền đầy đủ họ và tên, địa chỉ và ngày tháng năm sinh của trẻ vào cả hai mặt của 
biểu đồ (chọn mẫu BĐTT phù hợp với giới tính của trẻ) 
o Lập lịch tháng tuổi: Viết tháng sinh của ngày sinh trẻ vào ô đầu tiên (ô tháng sinh) 
trong lịch tháng tuổi và ghi những tháng tiếp theo vào các ô sau. Khi chuyển sang 
năm mới thì bắt đầu từ tháng 1 và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết 60 tháng 
o Chấm BĐTT cân nặng theo tuổi:
• Sau khi đã có kết quả cân/đo của trẻ và tháng cân/đo trẻ, dùng ê-ke (hoặc một 
tờ giấy gập bốn) để tìm ra điểm chấm trên biểu đồ 
• Một cạnh của ê-ke trùng với vạch đứng và cắt trục tháng tuổi tương ứng với 
tháng cân/đo trẻ, cạnh kia tương ứng với kết quả cân/đo của trẻ 
• Đỉnh góc vuông đối diện của ê-ke chính là điểm chấm được trên BĐTT
• Vị trí của điểm chấm trên các kênh của BĐTT sẽ cho biết tình trạng dinh dưỡng 
theo tuổi của trẻ tương ứng với màu của kênh trên biểu đồ
• Nối điểm chấm của các tháng cân khác nhau sẽ có đường biểu diễn tăng 
trưởng của trẻ
5.2. Nhận biết tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa vào BĐTT để tư vấn cho bà mẹ 
Đường biểu diễn Vàng
(thừa cân) 
Xanh
(khu vực an toàn)
Đỏ
(nguy hiểm, đã SDD)
Đi lên Trẻ đang bị thừa cân 
vẫn đang tiếp tục 
tăng cân – tình trạng 
dinh dưỡng xấu đi: 
chế độ ăn uống của 
trẻ có vấn đề, khuyên 
bà mẹ đưa trẻ đến cơ 
sở y tế để được tư 
vấn tốt nhất.
Trẻ đang phát triển 
tốt: Khen ngợi bà mẹ 
và động viên tiếp tục 
duy trì chế độ ăn như 
cũ.
Tình trạng dinh 
dưỡng đang có cải 
thiện nhưng vẫn 
đang SDD: Tiếp tục 
theo dõi chặt chẽ, hỗ 
trợ bà mẹ tăng cường 
chế độ dinh dưỡng 
cho trẻ.
Đi ngang Trẻ đang bị thừa 
cân hiện không bị 
tăng cân nữa – tình 
trạng dinh dưỡng 
vẫn chưa cải thiện 
nhiều: khuyên BM 
đưa trẻ đến cơ sở y tế 
để được khám và tư 
vấn tốt nhất.
Trẻ không tăng cân 
mặc dù chưa nguy 
hiểm: Hỏi xem chế 
độ ăn, bệnh tật của 
trẻ để có lời khuyên 
thích hợp.
Tình trạng dinh 
dưỡng của trẻ vẫn 
không cải thiện, vẫn 
SDD: Động viên BM 
đưa trẻ đến cơ sở y tế 
để được khám, theo 
dõi và tư vấn tốt nhất.
Đường biểu diễn Vàng
(thừa cân) 
Xanh
(khu vực an toàn)
Đỏ
(nguy hiểm, đã SDD)
Đi xuống Trẻ thừa cân đang 
có xu hướng giảm 
cân, tình trạng dinh 
dưỡng có cải thiện: 
Khuyên bà mẹ duy 
trì chế độ nuôi dưỡng 
nhưng thận trọng 
khi trẻ đã xuống đến 
khu vực màu xanh; 
khuyên BM đưa trẻ 
đến cơ sở y tế để 
được khám và tư vấn 
tốt nhất. 
Trẻ đang giảm cân 
dù chưa nguy hiểm: 
Hỏi xem chế độ ăn và 
bệnh tật của trẻ, động 
viên BM đưa trẻ đến 
cơ sở y tế để được 
khám và tư vấn tốt 
nhất.
Trẻ bị SDD và đang 
giảm cân: Đưa trẻ 
đi khám ở cơ sở y tế 
ngay để được khám, 
điều trị nếu cần thiết 
và được theo dõi, tư 
vấn tốt nhất.
5.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa trên chỉ số vòng cánh tay
- Suy dinh dưỡng cấp tính nặng: Chu vi vòng cánh tay <115mm 
- Suy dinh dưỡng cấp tính vừa: Chu vi vòng cánh tay ≥115mm và <125mm 
- Lưu ý: Nếu xác định trẻ bị SDD cấp dù vừa hay nặng cũng khuyên bà mẹ đến 
ngay cơ sở y tế để được tư vấn tốt nhất. 
Tóm tắt nội dung chính trong bài cần nhớ: 
1. Cách tính tuổi cho trẻ dưới 5 tuổi để xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ
- Tính tuổi theo tháng 
- Tính tuổi theo năm 
2. Cách chấm biểu đồ tăng trưởng (BĐTT)
- BĐTT màu hồng của trẻ gái và xanh da trời của trẻ trai 
- Điểm giao nhau giữa kết quả cân, đo và tháng tuổi của trẻ khi đối chiếu với hai trục 
tương ứng (trục đứng và trục nằm) chính là điểm xác định tình trạng dinh dưỡng của 
trẻ.
3. Nhận biết tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa vào BĐTT để tư vấn cho bà mẹ 
- Điểm xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ rơi vào khu vực màu nào trên biểu đồ cho 
biết trẻ có SDD hay không (vàng là thừa cân, xanh là bình thường và đỏ là SDD).
- TTV đưa ra lời khuyên thích hợp dựa vào điểm xác định và đường biểu diễn trên BĐTT 
của trẻ. 
- Lưu ý: Trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đường biểu diễn tăng trưởng 
(hướng đi lên hay đi xuống) quan trọng hơn nhiều so với mốc cân, đo tại một thời điểm.
42 43
44 45
46 47
BÀI 13. KỸ NĂNG TƯ VẤN 
Nội dung chính
1. Nhóm kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu 
2. Nhóm kỹ năng xây dựng niềm tin và cung cấp hỗ trợ
1. Nhóm kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu (sáu kỹ năng)
1.1. Kỹ năng sử dụng giao tiếp không lời 
- Giao tiếp không lời có nghĩa là thể hiện thái độ của cán bộ tư vấn thông qua dáng điệu, 
vẻ mặt, cử chỉ, tư thế (cách ngồi, đứng, đi lại...)... mà không dùng lời nói.
- Giao tiếp không lời thường để thể hiện thái độ đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến của 
bà mẹ, người chăm sóc trẻ. TTV nên thận trọng, tránh thừa nhận ý kiến cá nhân.
- Ví dụ:
o Tư thế: Ngồi ngang tầm với bà mẹ, chạm vào tay bà mẹ 
o Giao tiếp bằng mắt: Nhìn vào mắt bà mẹ và tỏ ra chú ý khi bà mẹ nói
o Kiên nhẫn nhẹ nhàng: Làm bà mẹ cảm thấy bạn có thời gian, sẵn sàng nghe bà 
mẹ trình bày. Ví dụ: chào bà mẹ, mỉm cười với bà mẹ, nhìn bà mẹ cho con bú và 
chờ đợi bà mẹ bày tỏ hoặc trả lời.
o Cử chỉ thân thiện, thích hợp: không nên thở dài, tỏ ý sốt ruột, nhìn đi chỗ khác, 
ngáp...
1.2. Kĩ năng đặt câu hỏi
Có nhiều loại câu hỏi, tuy nhiên trong tư vấn muốn hiểu được vấn đề của bà mẹ thì có hai 
loại câu hỏi thường dùng nhất là “Câu hỏi đóng” và “Câu hỏi mở” tùy theo thực tế mà cán 
bộ tư vấn đưa ra câu hỏi thích hợp nhất. 
- Câu hỏi mở là câu hỏi đòi hỏi người trả lời phải suy nghĩ để trả lời bằng nhiều thông tin. 
o Với các câu hỏi mở, bà mẹ sẽ cung cấp cho cán bộ tư vấn một số thông tin.
o Các câu hỏi mở thường bắt đầu hoặc kết thúc bằng các từ như: Tại sao, Như thế 
nào, Cái gì, Khi nào, Ở đâu, Ai. 
o Ví dụ: “Chị cho cháu ăn dặm như thế nào?” hoặc “Chị gặp khó khăn gì khi cho con 
bú?” hoặc “ Chị cho cháu ăn dặm từ khi nào?” 
- Câu hỏi đóng là các câu hỏi mà người trả lời chỉ có thể trả lời bằng từ “Có” hoặc 
“Không”. 
o Câu hỏi đóng thu thập được ít thông tin nhưng rất hiệu quả khi bạn muốn khẳng 
định một ý kiến, vấn đề nào đó mà bạn chưa rõ 
o Câu hỏi đóng thường kết thúc bằng chữ “Chưa”, “Không” 
o Ví dụ: “Con chị còn bú mẹ không?”; “Chị đã cho cháu ăn dặm chưa?”; “Tháng vừa 
rồi cháu có tăng cân không?”
1.3. Kỹ năng sử dụng lời nói và điệu bộ biểu thị sự quan tâm
- Biểu hiện sự chăm chú lắng nghe và quan tâm đến vấn đề bà mẹ đang nói để khuyến 
khích bà mẹ cởi mở nói rõ vấn đề, khó khăn mà họ gặp phải. 
- Cách thể hiện sự lắng nghe và quan tâm là:
o Bằng điệu bộ: nhìn bà mẹ, gật đầu và mỉm cười
o Sử dụng các từ đệm đơn giản: à, ư...m, ồ, thế à!
o Không tranh luận, không cắt ngang lời bà mẹ khi không cần thiết
o Không làm việc riêng, nhắn tin, nghe điện thoại ... khi đang nghe bà mẹ nói
1.4. Kĩ năng phản hồi 
- Cán bộ tư vấn cần tóm tắt lại ý kiến của đối tượng để chắc chắn mình hiểu đúng vấn 
đề của họ vì đôi khi đối tượng trình bày vấn đề của mình một cách dài dòng, lan man, 
hoặc CBYT hỏi đối tượng nhiều câu hỏi có liên quan cùng một lúc. 
o Ví dụ: Sau khi nghe bà mẹ phàn nàn là mình không đủ sữa cho con bú - Cán bộ tư 
vấn có thế tóm tắt và hỏi lại: “Có phải chị nói là” hoặc “ Chị nói cháu vẫn tăng cân 
đều đúng không” 
- Khi đã hiểu vấn đề của đối tượng và cung cấp thông tin hỗ trợ cho đối tượng, cán bộ 
tư vấn cũng cần đề nghị đối tượng “phản hồi” bằng cách nhắc lại, làm lại những điều 
mình đã cung cấp để đảm bảo chắc chắc họ hiểu đúng hoặc làm đúng. 
1.5. Kỹ năng đồng cảm - Tỏ ra bạn hiểu những cảm nghĩ của bà mẹ
- Đồng cảm là một kỹ năng khó vì mọi người có thể nói dễ dàng về các sự việc nhưng lại 
khó diễn tả cảm giác, cảm nghĩ (sự đau đớn, khó chịu, bồn chồn lo lắng). Người cán 
bộ tư vấn cần có thái độ “đồng cảm” với đối tượng tư vấn để họ thấy mình thấu hiểu 
vấn đề của họ, giúp họ tin tưởng mình hơn. 
- Khi bà mẹ nói một điều gì đó mà bà mẹ cảm thấy khó hoặc nhạy cảm, cách đáp ứng 
tốt nhất của bạn là hãy thể hiện bạn đang lắng nghe và đặt mình vào hoàn cảnh của 
bà mẹ để hiểu đúng như bà mẹ đã cảm nghĩ. 
o Ví dụ: nếu bà mẹ nói: “Con tôi đòi bú thường xuyên và làm cho tôi cảm thấy rất 
mệt”, bạn có thể đáp lại cảm nghĩ của bà mẹ bằng cách nói: “Chị luôn cảm thấy mệt 
mỏi phải không?”.
o Nhưng nếu bạn phản hồi về điều bà mẹ nói là “Cháu hay đòi bú à?”, cách nói này 
chỉ phản ánh lại ý kiến của bà mẹ nói về trẻ mà bỏ sót điều bà mẹ đã nói về những 
“vấn đề” của mình – “rất mệt mỏi”. Bà mẹ sẽ thấy cán bộ tư vấn chưa thực sự 
hiểu vấn đề của mình. 
- Lưu ý: Đồng cảm khác với thông cảm, khi bạn thông cảm với ai có nghĩa là bạn 
chấp nhận và chia sẻ với họ nhưng bạn vẫn nhìn nhận vấn đề theo quan điểm 
riêng của bạn vì vậy:
o Đồng cảm là phản hồi lại nhiều hơn những điều bà mẹ nói với bạn (không chỉ phản 
hồi ý kiến của bà mẹ mà cảm nhận đúng những cảm xúc của họ).
o Đồng cảm không chỉ với cảm xúc buồn của bà mẹ mà còn đồng cảm với những 
cảm xúc tốt đẹp của bà mẹ.
48 49
1.6. Kỹ năng tránh sử dụng những từ có vẻ phê phán
- Các từ có tính xét đoán, phê phán là các từ như: đúng, sai, tốt, xấu, đủ, hợp lý. Nếu 
bạn sử dụng các từ này khi nói chuyện với bà mẹ, bạn sẽ làm họ cảm thấy có lỗi hoặc 
có điều gì sai sót và vì vậy họ không dám nói hết những điều cần nói với bạn nữa.
o Ví dụ: Không nên hỏi “Chị có cho cháu ăn hợp lý không?”, thay vì câu hỏi này, nên 
hỏi “Chị cho cháu ăn như thế nào?”. Không nên hỏi “Chị có đủ sữa không?”, thay 
vì câu hỏi này nên hỏi: “Chị cho cháu bú bao nhiêu bữa một ngày?”
o Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp những từ xét đoán tích cực “Tốt quá” “Đúng 
rồi” hay được dùng để khuyến khích và xây dựng niềm tin cho bà mẹ. 
2. Nhóm kỹ năng xây dựng niềm tin và cung cấp hỗ trợ (6 kỹ năng chính)
2.1. Kỹ năng chấp nhận ý kiến của bà mẹ
- Chấp nhận ý kiến của bà mẹ có nghĩa là trả lời bà mẹ một cách trung hoà, không đồng 
ý mà cũng không phản đối. Đặc biệt khi bà mẹ có kiến thức hoặc thực hành sai, không 
nên vội vàng nhận xét, phản hồi mà hãy cung cấp những kiến thức và thực hành đúng, 
bà mẹ sẽ tự hiểu mình đã sai ở đâu. 
2.2. Kỹ năng phát hiện, khen ngợi những điều bà mẹ làm đúng
- Khi thấy bà mẹ có những thực hành đúng thì cần khen ngợi hoặc tỏ ra đồng ý với bà 
mẹ ngay để giúp củng cố niềm tin cho bà mẹ, giúp bà mẹ có thêm động lực tiếp tục 
duy trì thực hành đó và nghe theo lời khuyên của người tư vấn dễ dàng hơn.
2.3. Kỹ năng cung cấp thông tin ngắn gọn, thích hợp
- Thông thường các bà mẹ rất muốn biết các thông tin về dinh dưỡng cho con của mình, 
vì vậy chia sẻ thông tin với các bà mẹ là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, cán bộ tư vấn cần 
tránh “dội” thông tin ồ ạt quá nhiều một lần. Nên cung cấp thông tin rõ ràng, ngắn gọn 
dễ nhớ và có thể thực hiện được. Thông thường chỉ nên đưa ra 1-2 thông điệp trong 
một lần tư vấn. 
- Không nên đưa thông tin theo hình thức phủ định, tránh hiện tượng bình phẩm hoặc 
làm bà mẹ có cảm giác sai trái. 
o Ví dụ: bạn không nên nói “Bột loãng không tốt cho cháu”, thay vì nói câu này, bạn 
có thể nói “Bột đặc giúp trẻ không cần phải ăn quá nhiều mà vẫn phát triển tốt”.
2.4. Kỹ năng hướng dẫn thực hành 
- Là một kỹ năng không thể thiếu trong tư vấn về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ như hướng dẫn bà 
mẹ cho con ngậm bắt vú đúng; chuẩn bị một bữa ăn bổ sung hoặc cách vắt sữa 
- Thông thường có hai trường hợp cần hướng dẫn tại chỗ: 
o Đối với những thực hành bà mẹ đã và đang thực hiện: Quan sát bà mẹ làm trước rồi 
thấy điều gì chưa đúng thì chỉnh sửa và giải thích tại sao nên làm như vậy. 
o Trường hợp muốn giới thiệu một thực hành mới, nên theo trình tự sau:
• Chuẩn bị trước nội dung (kiến thức) và dụng cụ hỗ trợ 
• Giới thiệu nội dung và dụng cụ thực hành
• Thực hành mẫu (vừa làm vừa giải thích: Làm thế nào? Tại sao làm như vậy?)
• Mời bà mẹ tự thực hành. Theo dõi và chỉnh sửa ngay khi cần. 
2.5. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đơn giản
- Sử dụng từ ngữ phù hợp với đối tượng tư vấn (trình độ học vấn, văn hóa địa phương,) 
- Điều quan trọng là phải dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu khi giải thích cho bà mẹ.
- Tránh dùng các thuật ngữ chuyên môn, khoa học khó hiểu.
2.6. Kỹ năng sử dụng tranh lật
Tranh lật là công cụ hỗ trợ cho truyền thông trực tiếp tại cộng đồng. Tranh lật có nhiều 
hình ảnh nên hấp dẫn, thu hút sự chú ý của bà mẹ, giúp bà mẹ dễ hiểu và nhớ lâu hơn.
Cách sử dụng tranh lật:
- Tranh lật chỉ dùng trong tư vấn cá nhân hoặc nhóm nhỏ (6-10 người)
- Tuyên truyền viên cần chọn tranh phù hợp với chủ đề tư vấn và xem trước nội dung 
- Khi tư vấn cần để mặt tranh quay về phía bà mẹ (đưa một vòng về các phía để chắc 
chắn mọi người đều có thể nhìn rõ tranh)
- Để các bà mẹ xem tranh và hỏi xem họ thấy gì trong tranh 
- Khuyến khích bà mẹ thảo luận bằng cách đề nghị bà mẹ liên hệ nội dung trong tranh 
với hoàn cảnh của mình. Giải thích và bổ sung thêm thông tin nếu cần. 
- Tư vấn viên tham khảo các thông tin ở mặt sau tranh để đảm bảo mọi nội dung chính 
đã được thảo luận.
- Cuối cùng, tóm tắt và thống nhất những việc bà mẹ cần làm.
Tóm tắt nội dung chính trong bài cần nhớ: 
Sáu kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu 
1. Sử dụng giao tiếp không lời 
2. Đặt câu hỏi mở
3. Sử dụng lời nói và điệu bộ biểu thị sự quan tâm
4. Phản hồi lại ý kiến của bà mẹ
5. Đồng cảm - Tỏ ra bạn hiểu những cảm nghĩ của bà mẹ
6. Tránh sử dụng những từ có vẻ phê phán
Sáu kỹ năng cung cấp thông tin và hỗ trợ 
1. Chấp nhận ý kiến của bà mẹ
2. Khen ngợi động viên kịp thời những việc bà mẹ làm đúng
3. Cung cấp thông tin ngắn gọn và dễ hiểu
4. Kỹ năng hướng dẫn thực hành
5. Sử dụng từ ngữ đơn giản dễ hiểu, phù hợp với đối tượng 
6. Kỹ năng sử dụng tranh lật
50 51
BÀI 14. CÁC BƯỚC TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ TƯ VẤN NHÓM
Nội dung chính
1. Các bước tư vấn cá nhân
2. Các bước tư vấn nhóm
Các bước tư vấn cá nhân Các bước tư vấn nhóm
Bước 1: 
Giới thiệu và tạo sự thân thiện
- Chào bà mẹ
- Tự giới thiệu về bản thân
- Nhìn bà mẹ thân thiện
- Mỉm cười với bà mẹ
- Biểu hiện sự tôn trọng bà mẹ
Bước 1: 
Giới thiệu và tạo sự thân thiện
- Chào hỏi các bà mẹ
- Tự giới thiệu về bản thân
- Đề nghị các bà mẹ tự giới thiệu
- Giới thiệu chủ đề
- Khởi động tạo không khí vui vẻ, lôi 
cuốn sự tham gia của các bà mẹ
Bước 2: 
Tìm hiểu tình trạng bà mẹ hoặc vấn 
đề bà mẹ gặp phải
- Hỏi các câu hỏi mở để có được nhiều 
thông tin từ bà mẹ
- Lắng nghe chia sẻ của bà mẹ
- Không phê phán những điều bà mẹ 
đang nghĩ, đang làm chưa đúng
- Khen ngợi những gì bà mẹ nói đúng, 
làm đúng
Bước 2: 
Tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực 
hành của các bà mẹ có liên quan đến 
chủ đề tư vấn
- Hỏi các câu hỏi mở để biết các vấn 
đề của các bà mẹ liên quan đến chủ 
đề tư vấn
- Lắng nghe chia sẻ của các bà mẹ
- Không phê phán những điều các bà 
mẹ đang nghĩ, đang làm chưa đúng
- Khen ngợi những gì các bà mẹ nói 
đúng, làm đúng
Bước 3: 
Phân tích và đánh giá
- Xác định các khó khăn, vấn đề bà mẹ 
gặp phải
- Trả lời câu hỏi của bà mẹ
Bước 3: 
Phân tích và đánh giá
- Xác định các khó khăn, vấn đề các 
bà mẹ gặp phải liên quan đến chủ đề 
tư vấn 
Các bước tư vấn cá nhân Các bước tư vấn nhóm
Bước 4: 
Đưa ra lời khuyên bà mẹ có thể làm 
được
- Cung cấp các thông tin liên quan 
bằng các từ đơn giản, dễ hiểu
- Giúp bà mẹ tin tưởng và làm theo
- Đưa ra 1-2 lời khuyên mà bà mẹ có 
thể làm được
Bước 4: 
Cung cấp thông tin và các thỏa thuận 
thay đổi
- Cung cấp các thông tin liên quan 
đến chủ đề tư vấn (sử dụng từ ngữ 
dễ hiểu)
- Giúp các bà mẹ tin tưởng và làm theo
- Sử dụng tranh lật tư vấn phù hợp để 
giúp các bà mẹ hiểu, ghi nhớ các 
thông tin
Bước 5: 
Thỏa thuận để đạt được sự cam kết
- Thảo luận với bà mẹ các giải pháp 
thiết thực 
- Để cho bà mẹ tự quyết định chọn giải 
pháp phù hợp với hoàn cảnh và điều 
kiện của mình
- Đạt được sự cam kết của bà mẹ về 
việc làm thử 1-2 lời khuyên
Bước 5:
Thỏa thuận để đạt được sự cam kết
- Thảo luận giải pháp thực hiện để 
vượt qua khó khăn
- Khuyến khích và thỏa thuận với mỗi 
bà mẹ chọn 1-2 việc để làm thử
- Đạt được sự nhất trí về việc thực hiện 
hành vi mới và sự cam kết thực hiện 
của các bà mẹ
Bước 6: 
Kết thúc buổi tư vấn 
- Đề nghị bà mẹ nhắc lại các lời khuyên 
vừa trao đổi
- Bổ sung điều bà mẹ vừa nhắc lại nếu 
cần 
- Sắp xếp thời gian hẹn gặp lại bà mẹ
- Khen ngợi và cảm ơn bà mẹ
Bước 6: 
Kết thúc buổi tư vấn 
- Tóm tắt các điểm chính của buổi tư 
vấn
- Thống nhất các việc cần làm sau 
buổi tư vấn và kế hoạch cho buổi sau
- Khen ngợi và cảm ơn các bà mẹ
52

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_nuoi_duong_tre_nho.pdf