Tài liệu Sinh lý người và động vật (Phần 1)

Tóm tắt Tài liệu Sinh lý người và động vật (Phần 1): ...ết áp giảm rất nhiều, nhƣng cũng đủ đƣa máu trở về tim. Trong thời kì tâm thất thu, áp suất tâm nhĩ giảm xuống đột ngột do van nhĩ-thất bị hạ xuống về phía mỏm tim làm buồng nhĩ giãn rộng, tác dụng này làm hút máu từ tĩnh mạch trở về tâm nhĩ. - VAN TĨNH MACH Một số tĩnh mạch có chứa các ...của dạ dày (Hình 5.3) Muốn quan sát ta có thể mổ bụng động vật hoặc cô lập một dạ dày của động vật rồi tƣới nó bằng dịch nuôi nhân tạo hoặc cho một bóng cao su vào dạ dày rồi ghi co bóp của dạ dày trên một trụ quay. Trên ngƣời, ta thƣờng quan sát bằng cách cho bệnh nhân uống Barysulfat rồi s...c ăn thì glucid là nguồn năng lƣợng dễ kiếm và rẻ tiền nhất, lại đƣợc hấp thu và tiêu hoá dễ dàng, với một khối lƣợng lớn. Khi cơ thể không có đủ glucid thì sự oxy hoá quá nhiều mỡ để có năng lƣợng cho hoạt động sống sẽ làm sản sinh nhiều thể ceton gây toan huyết. Khi không đủ glucid, cơ thể...

pdf163 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Sinh lý người và động vật (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua; 2. Nƣớc đi ra do thẩm thấu; 3. 
Các ion tập trung ở dịch ngoại bào; 4. Bơm tích cực các ion; 4. Không cho 
nƣớc đi qua, tích cực bơm Na+ và Cl-, 6. Nƣớc đi ra do thẩm thấu; 7. Bơm tích 
cực các ion; 8. Các quá trình tƣơng tự diễn ra ở phần khác của ống thận tạo ra 
sự chênh lệch về nồng độ hƣớng về đỉnh quai Henle. 
153 
153 
cực. Aldosteron xuyên qua màng tế bào tới màng nhân và gắn vào một 
protein thụ cảm ở màng nhân tạo phức aldosteron – protein. Phức hợp này 
vào nhân kích thích ADN tăng tổng hợp ARN thông tin, kết quả làm tăng 
tổng hợp loại protein mang để vận chuyển Na+ trong khi (bơm Na) hoạt 
động (đây là cơ chế hoạt hoá gen). Còn Cl- đƣợc hấp thu theo Na+ nhƣ ở 
ống lƣợn gần. 
+ Từ tế bào thành biểu mô của ống lƣợn xa một số chất nhƣ K+, 
NH3, H
+
 lại đƣợc chuyển vào góp nằm ở tuỷ thận cho ure đi qua còn ở 
phần vỏ không cho ure đi qua). 
- Ống góp còn tái hấp thu thêm Na+, K+, Ca++. dịch lọc. Một lƣợng 
NH3 từ huyết tƣơng tới tế bào biểu mô của thành ống lƣợn xa để bài tiết. 
Vào dịch lọc NH3 kết hợp với H
+
 tạo ra NH4 để thải ra theo nƣớc tiểu, nhờ 
vậy đã điều chỉnh đƣợc độ pH của dịch lọc. Trƣớc khi chuyển sang ống 
góp thành phần dịch lọc đã gần giống nƣớc tiểu. 
* Tại ống góp 
- Ở ống góp quá trình tái hấp thu H2O và ure là chủ yếu. Giống nhƣ 
ở ống lƣợn xa, ADH có tác dụng làm tăng tính thấm của các tế bào biểu 
mô đối với H2O. 
- Nhờ tái hấp thu H2O ở ống góp làm nồng độ ure trong dịch tăng 
cao nên ure khuếch tán vào dịch kẽ dễ dàng (đoạn ống 
Sau khi qua ống góp nƣớc tiểu đƣợc cô đặc sẽ đổ vào bể thận, di 
chuyển qua niệu quản để xuống bàng quang, ở đó nƣớc tiểu đƣợc giữ lại 
cho đến khi đủ lƣợng gây kích thích mà có phản xạ tiểu tiện. 
7.2.2.3.Thành phần nƣớc tiểu 
Lƣợng nƣớc tiểu trong ngày thay đổi theo loài, ví dụ ở ngƣời là 1- 
2 l, ngựa 2 – 5 l, ở bò 6 – 12 l, lợn 2 – 4 l. Lƣợng nƣớc tiểu đƣợc hình 
thành cũng thay đổi theo ngày, ban đêm ít hơn. Thành phần thức ăn và 
lƣợng nƣớc uống cũng làm thay đổi lƣợng nƣớc tiểu. 
Nƣớc tiểu gồm các thành phần chủ yếu: H2O chiếm khoảng 93 – 
95%, Vật chất khô khoảng 5%. 
 Nƣớc tiểu là chất dịch màu vàng nhạt. Tỷ trọng nƣớc tiểu của ngƣời 
1,010 – 1,025; ngựa 1.040; bò 1,030. Độ pH của nƣớc tiểu ngƣời và đa số 
thú là 5 – 6, trừ các loài nhai lại. Vật chất khô trong nƣớc tiểu gồm: 
- Các sản phẩm có chứa N do quá trình phân giải protein đã tạo nên 
nhƣ: ure là: 80%, acid uric, amoniac, creatinin 
154 
154 
- Các acid hữu cơ nhƣ: acid lactic, acid béo, các enzyme, các 
vitamin, các hormon (FSH, LH, testosteron, estrogen, HCG) và các loại 
sắc tố- Các chất vô cơ nhƣ các loại muối: NaCl, NaHCO3, và các muối 
sunfat 
7.2.2.4.Sự tích tụ nƣớc ở bàng quang và cơ chế thải nƣớc tiểu 
Nƣớc tiểu đƣợc tạo ra liên tục và đƣợc đổ vào bể thận. Nhờ nhu 
động của hai niệu quản mà nƣớc tiểu dồn xuống và tích lại ở bàng quang. 
Bàng quang có thể chứa đến 500ml, nhƣng khi lƣợng nƣớc tiểu đạt 200ml 
(tƣơng đƣơng với áp suất bàng quang khoảng 15cm cột nƣớc), thì phản xạ 
tiểu tiện xuất hiện. Bàng quang là một túi rỗng gồm ba lớp cơ trơn tạo 
thành, lớp ngoài và lớp trong là lớp cơ dọc, ở giữa là lớp cơ vòng. Ở cổ 
bàng quang lại đƣợc phân bố hai vòng cơ thắt, vòng cơ trơn ở trong, vòng 
cơ vân ở ngoài. Vòng cơ trơn chịu đƣợc áp suất khoảng 15cm H2O, vòng 
cơ vân chịu đƣợc áp suất 70cm H2O. 
 Nƣớc tiểu thoát ra theo cơ chế sau: Khi bình thƣờng cơ vòng trong 
và cơ vòng ngoài ở cổ bàng quang ở trạng thái co để giữ không cho nƣớc 
tiểu chảy tuỳ tiện ra ngoài. Cơ bàng quang chịu sự chi phối của thần kinh 
giao cảm và phó giao cảm. Khi thần kinh hạ vị (thần kinh giao cảm) hƣng 
phấn thì làm cơ vòng trong của cổ bàng quang co lại đồng thời làm giãn 
cơ bàng quang, còn khi thần kinh chậu (phó giao cảm) hƣng phấn thì 
ngƣợc lại, cơ bàng quang co, cơ vòng trong giãn, và sự thải nƣớc tiểu sẽ 
xảy ra, vì vậy khi tổn thƣơng các đốt tuỷ cùng sẽ gây bí đái. 
Khi bàng quang đã chứa đủ lƣợng nƣớc tiểu làm kích thích các thụ 
quan trong vách bàng quang. Xung động thần kinh hƣớng tâm qua dây hạ 
vị (phần giao cảm của hạch mạc treo ruột dƣới) và dây thần kinh chậu 
(phần phó giao cảm có trung khu ở các sừng xám của các đốt tuỷ cùng 1 – 
2 – 3), truyền vào tuỷ sống rồi lên vỏ não. 
Qua sự phân tích của vỏ não, nếu muốn đi tiểu sẽ phát ra các xung 
động thần kinh xuống tuỷ sống và qua dây thần kinh chậu làm cơ bàng 
quang co, đồng thời cơ vòng trong ở cổ bàng quang giãn, và qua dây thần 
kinh thẹn (đi từ thần kinh chậu đến cơ thắt vòng ngoài) làm cơ vòng ngoài 
giãn, kết quả là nƣớc tiểu đƣợc thải ra. Nếu không muốn đi tiểu thi cơ 
bàng quang giãn ra, cơ vòng trong co lại và đồng thời cũng qua dây thẹn 
làm cơ vòng ngoài co lại nên làm ức chế không cho nƣớc tiểu thải ra. Nếu 
mất mối liên hệ giữa tuỷ sống và trung khu cấp cao ở vỏ não, thì động tác 
thải nƣớc tiểu sẽ tách khỏi sự khống chế của vỏ não, nên sự thải nƣớc tiểu 
chỉ đƣợc thực hiện theo phản xạ không điều kiện. Ở trẻ em, tiểu tiện là 
một phản xạ không điều kiện. 
155 
155 
Bình thƣờng khi thải nƣớc tiểu còn có sự tham gia của cơ bụng, cơ 
hoành để ép vào bàng quang. Ngoài ra khi nƣớc tiểu đi qua niệu đạo sẽ 
kích thích vào thụ quan ở đó cũng có tác dụng tăng cƣờng co bóp bàng 
quang một cách phản xạ (hình 7.4). 
7.2.3. Chức năng điều hoà nội dịch của thận 
Sự điều hoà nội dịch (dịch thể bên trong cơ thể) nhằm đảm bảo cho 
thể tích và các chất hoà tan trong đó luôn hằng định. Vì vậy, điều hoà nội 
dịch chính là sự kiểm tra khối lƣợng nƣớc và muối khoáng đƣợc cơ thể thu 
nhận và thải ra hàng ngày. Ở động vật bậc cao (thú) và ngƣời điều hoà 
khối lƣợng H2O và muối khoáng đƣợc thực hiện chủ yếu qua quá trình tạo 
nƣớc tiểu và thành phần các chất hoà tan trong nƣớc tiểu, nghĩa là thông 
qua chức năng lọc, tái hấp thu và bài tiết của thận. 
7.2.3.1. Điều hoà H2O 
Áp suất thẩm thấu và áp lực thuỷ tĩnh (huyết áp) của máu là hai yếu 
tố cơ bản tham gia điều hoà H2O trong cơ thể. Cơ thể có thể mất H2O 
Hình 7.4. Sự phân phối thần kinh ở bàng quang 
(theo Nguyễn Quang Mai) 
1. Sợi giao cảm; 2. Sợi phó giao cảm; 3. Thần kinh thẹn; 4. Niệu quản; 
5. Thân bàng quang; 6. Trigone; 7. Cổ bàng quang; 8. Cơ thắt ngoài 
156 
156 
thƣờng xuyên qua không khí thở ra, bốc mồ hôi, ở phân và nƣớc tiểu. Khi 
đó làm giảm khối lƣợng H2O của nội dịch và dẫn đến làm giảm áp lực 
thuỷ tĩnh và tăng áp suất thẩm thấu của máu. 
Nếu áp suất thẩm thấu của máu tăng, nghĩa là áp suất thuỷ tĩnh của 
máu giảm xuống sẽ kích thích vào cơ quan nhận cảm áp suất thẩm thấu ở 
cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ, và xung động hƣng phấn đó sẽ 
truyền vào trung khu điều hoà áp suất thẩm thấu ở vùng dƣới đồi, một mặt 
gây cảm giác khát đòi hỏi uống nƣớc, mặt khác vùng dƣới đồi sẽ kích 
thích thuỳ sau tuyến yên tiết hormon ADH để tăng tái hấp thu H2O ở ống 
lƣợn xa, và ức chế lớp vỏ của tuyến trên thận tiết hormon aldosteron để 
giảm hấp thu chủ động Na+ ở ống lƣợn gần. Do đó, lƣợng nƣớc tiểu bị 
giảm xuống, đồng thời ion Na+ không tăng nhờ đó sẽ điều chỉnh đƣợc áp 
suất thẩm thấu của máu. 
 Nếu áp suất thẩm thấu của máu giảm xuống, nghĩa là áp suất thuỷ 
tĩnh của máu tăng lên (huyết áp tăng do có nhiều nƣớc) thì quá trình trên 
sẽ xảy ra ngƣợc lại, sẽ tăng tiết aldosteron để tăng tái hấp thu Na+, đồng 
thời làm giảm tiết hormon ADH giảm hấp thu H2O. Nhờ đó, lƣợng nƣớc 
tiểu tăng lên sẽ có tác dụng điều chỉnh áp suất thẩm thấu của máu. Chứng 
đái tháo nhạt là do nguyên nhân nào đó làm giảm bài tiết ADH, bệnh nhân 
có thể tiểu tiện tới 20 l trong một ngày. 
Nhƣ vậy kết quả của quá trình điều hoà thần kinh - thể dịch này đã 
tác động đến thận để làm cân bằng áp suất thẩm thấu của máu, cũng nhƣ 
điều hoà khối lƣợng nƣớc trong cơ thể. Phản xạ điều hoà áp suất thẩm thấu 
của máu có tính mẫn cảm rất cao. Khi áp suất thẩm thấu của máu giảm 
xuống 2%, sẽ làm cho lƣợng nƣớc đƣợc tái hấp thu chủ động ở ống lƣợn 
xa giảm xuống một nửa. Thời gian tiềm tàng của phản xạ này khoảng 30 
phút, nên sau 30 phút đã uống nƣớc, lƣợng nƣớc tiểu đã tăng lên nhờ phản 
xạ điều hoà áp suất thẩm thấu của máu. 
7.2.3.2. Điều hoà muối. Thận có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà 
sự cân bằng nồng độ các ion trong huyết tƣơng. Muối ăn NaCl là thành 
phần chủ yếu tạo áp suất thẩm thấu của máu. Nên sự điều hoà muối thực 
chất là điều hoà hàm lƣợng của Na+. Sự điều hoà muối trong dịch thể chịu 
sự kiểm tra trực tiếp của hormon aldosteron. Hormon này đƣợc tiết ra khi 
hàm lƣợng muối giảm. Nó có tác dụng kích thích sự tái hấp thu Na+ của 
ống thận, đồng thời có tác dụng ức chế tái hấp thu K+. Khi hormon này tiết 
ít sẽ làm cho cơ thể mất nhiều Na+ mà không thể thải đƣợc K+ thừa. Ngƣời 
ta thấy rằng, ở thận lớp tế bào cận tiểu cầu có phản ứng với sự thiếu muối, 
và khi thể tích huyết tƣơng giảm bằng cách giải phóng ra enzyme renin đổ 
157 
157 
vào máu. Enzyme này có tác dụng hoạt hoá một số protein của máu là 
angiotensinogen chuyển sang dạng hoạt động angiotensin. Sự có mặt của 
angiotensin trong máu sẽ kích thích vỏ tuyến thƣợng thận tiết andosteron. 
Ngoài ra angiotensin còn có tác dụng gây co mạch, tăng huyết áp (tác 
dụng này mạnh hơn noradrenalin 10 – 30 lấn), đồng thời thông qua não 
gây cảm giác khát. 
7.2.3.3. Sự điều hoà độ pH của máu 
Sau quá trình trao đổi chất, trong các tổ chức đã sản sinh ra acid (ký 
hiệu HA) đi vào máu, và nhờ hệ thống đệm của máu, chủ yếu là sự dự trữ 
kiềm (ví dụ muối NaHCO3) để trung hoà acid và duy trì độ pH ổn định. 
 HA + NaHCO3 NaA + H2CO3 
 H2O CO2 
 đến thận đến phổi 
Do đó, lƣợng dự trữ kiềm (NaHCO3), sẽ bị tiêu hao nhanh chóng, và 
thận có vai trò phân ly NaA thành Na+ và A-, rồi giữ lại Na+ để trả lại cho 
máu, nhằm khôi phục lại lƣợng dự trữ kiềm. Nhờ thế mà ổn định đƣợc độ 
pH của máu. Còn gốc acid A- sẽ đƣợc thải ra ngoài. 
 NaA Na
+
 (giữ lại) + A- (thải ra) 
Tóm lại, thận có vai trò trong quá trình điều hoà nhằm duy trì các 
hằng số của nội dịch, nhƣ: - Điều hoà áp suất thẩm thấu.- Điều hoà huyết 
áp.- Điều hoà khối lƣợng máu.- Điều hoà cảm giác khát. - Điều hoà độ pH. 
Trƣờng hợp khi thận bị hỏng, hay trong thời gian giải phẫu thận, ngƣời ta 
đã dùng máy thận nhân tạo để lọc máu thay thận. Nguyên tắc cơ bản của 
máy thận nhân tạo là dựa trên cơ chế trao đổi các chất theo bậc thang 
nồng độ. Máu từ các động mạch của ngƣời bệnh chảy vào hệ thống ống 
dẫn. Hệ thống của ống dẫn đƣợc ngâm trong dung dịch thẩm tích và cuối 
cùng máu trong lòng ống đƣợc chảy về tĩnh mạch của ngƣời bệnh. Hệ 
thống ống đƣợc làm bằng xenlophan, thành ống có nhiều lỗ cực nhỏ để 
các chất hoà tan trong huyết tƣơng và dịch thẩm tích có thể qua lại dễ 
dàng. Nồng độ các chất trong dịch thẩm tích tuỳ thuộc vào yêu cầu của 
ngƣời bệnh. 
158 
158 
Chất nào có nồng độ cao trong máu cần phải loại bớt, thì nồng độ chất đó 
trong dịch thẩm tích sẽ thấp, và ngƣợc lại chất nào muốn bổ sung cho máu 
thì trong dịch thẩm tích có nồng độ cao (hình 7.5). 
Thể tích máu chứa trong lòng ống không vƣợt quá 500ml. Để chống đông, 
heparin đƣợc cho vào dòng máu phía đầu ống. Chất chống heparin cho 
vào dòng máu đầu ra khỏi máy để chống chảy máu cho ngƣời bệnh. Mỗi 
đợt chạy máy không quá từ hai đến ba ngày, mỗi ngày không quá 12 giờ. 
Nếu chạy máy quá lâu sẽ dẫn tới chảy máu do thừa heparin . 
7.3. Cấu tạo và chức năng của da 
7.3.1. Cấu tạo chung 
Hình 7.5. Nguyên tắc của thận nhân tạo 
(theo Nguyễn Quang Mai) 
159 
159 
Ở ngƣời trƣởng thành, tổng diện tích da khoảng 1,5 - 2m2, độ dày 
thay đổi từ 0,5mm – 3mm tuỳ vị trí khác nhau trên cơ thể, ở gót chân da 
dày nhất. Da đƣợc cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp da chính thức và lớp 
dƣới da. Ngoài ra còn có các cấu trúc đặc biệt dẫn xuất từ da. 
7.3.1.1. Lớp biểu bì 
Đó là lớp ngoài cùng của da, cấu tạo bởi nhiều tầng tế bào của mô 
thƣợng bì. Những tầng trên thƣợng bì hoá sừng, bong ra và đƣợc thay thế 
bởi các tầng dƣới, các tế bào chết hình dẹt của lớp sừng tạo nên vảy, 
chúng thƣờng xuyên tróc đi. Phần lớn bụi trong gia đình là vảy da của 
ngƣời. Ngƣời ta dự tính là các tế bào biểu bì của ngƣời mất khoảng 27 
ngày để có thể di chuyển từ lớp nền da đến bề mặt, do đó phụ thuộc vào bề 
dày của nó mà toàn bộ biểu bì có thể đƣợc thay thế trong khoảng thời gian 
này. Tầng sâu nhất của biểu bì có khả năng sinh sản ra tế bào mới gọi lá 
tầng sinh trƣởng (tầng Malpighi) hay gọi là tầng đáy. Các tế bào ở tầng 
này có chứa sắc tố melanin, tạo màu cho da. Ở những chổ da có màu thẩm 
nhƣ vành thâm của vú, sắc tố có cả trong tế bào lẫn ngoài gian bào. 
 Màu của da do các tế bào sắc tố (melanocyte) nằm ở dƣới hay ở 
giữa các tế bào đang phân chia của tầng đáy quyết định. Sắc tố đen 
melanin tạo ra bởi các tế bào này đƣợc các tế bào trong các phần còn lại 
của biểu bì hấp thu, che chắn cho cơ thể khỏi bức xạ cực tím. Số lƣợng các 
tế bào sắc tố ở những ngƣời thuộc các chủng tộc khác nhau thì gần nhƣ 
nhau, nhƣng các tế bào này hoạt động mạnh hơn ở những ngƣời da đen và 
da màu. Lƣợng melanin đƣợc tăng lên bởi sự kích thích của hormon kích 
hắc tố ở thuỳ giữa tuyến yên (MSH). 
7.3.1.2. Lớp da chính thức 
Lớp da chính thức hay còn gọi lớp bì. Đây là lớp mô liên kết, trong 
đó gồm các sợi sinh nhờn, sợi đàn hồi và sợi cơ trơn. Lớp này gồm hai 
tầng: 
- Tầng gai: ở phía trên tiếp giáp với biểu bì. Trên bề mặt của tầng có 
các lồi gai (vùng nhú), bên trong có mạch máu, mạch bạch huyết và các 
đầu mút thần kinh cảm giác xúc giác (ở đầu và mặt là đầu mút thần kinh 
số V, ở thân và chi là đầu mút thần kinh tuỷ sống). Các lồi gai nổi lên cả 
trong lớp biểu bì tạo những đƣờng gờ và rãnh hẹp. Các tuyến mô hôi đều 
mở ra trên các đƣờng gờ này. Ở lòng bàn tay và chân, đƣờng và các rãnh 
tạo thành vân đặc trƣng cho từng ngƣời (nhất là ở đầu ngón tay, vì thế 
ngƣời ta lấy chỉ tay). Ở chủng ngƣời da đen, sắc tố melanin có cả ở tầng 
này. Tầng lƣới cũng cấu tạo từ mô liên kết sợi chắc và dày hơn tầng trên. 
160 
160 
7.2.1.3. Lớp dƣới da 
Lớp này nằm sâu và phủ lên các cơ quan trong cơ thể, đƣợc cấu tạo 
từ mô liên kết sợi xốp có xen kẽ các tế bào mỡ, tạo thành lớp mỡ dƣới da. 
Tuỳ theo vị trí trên cơ thể, theo lứa tuổi, chế độ dinh dƣỡng giới tính mà 
độ dày của lớp mỡ này thay đổi khác nhau. Ví dụ ở vành tai không có lớp 
mỡ, ở da trán da mũi, lớp mỡ rất mỏng, nhƣng ở mông, bụng lại rất dày. Ở 
nữ lớp mỡ dày hơn ở nam. Lớp mỡ chính là kho dự trữ chất dinh dƣỡng 
của cơ thể. 
7.2.1.4. Một số cấu trúc đặc biệt của da 
Các cấu trúc đặc biệt của da nhƣ lông, móng, tuyến da và các cơ 
quan cảm giác. 
* Các cơ quan cảm giác. Các cơ quan cảm giác đƣợc phân bố ở lớp 
da chính thức. Đó là các tận cùng thần kinh tự do nhạy cảm với cảm giác 
xúc giác, cảm giác đau và nhiệt độ. Cụ thể là tiểu thể Meissner nhạy cảm 
với cảm giác xúc giác, tiểu thể Pacinian nhạy cảm với những thay đổi về 
áp lực. Sự phân bố và mật độ của các cơ quan cảm giác rất thay đổi. 
Chúng tập trung nhiều nhất ở môi và đầu ngón tay, thƣa thớt ở vùng cánh 
tay và vai 
* Lông là sản phẩm của biểu bì, mọc từ tầng dƣới của lớp da chính 
thức. Lông có cấu tạo gồm: chân lông nằm trong một túi thƣợng bì, thân 
lông mọc lên trên mặt da. Ở gốc chân lông có một phần phình gọi là hành 
lông hay nang lông, là nơi phát triển của lông về chiều dài. Lông dài ra với 
tốc độ 0,3mm mỗi ngày. Lông già sẽ bị rụng theo chu kỳ và thƣờng đƣợc 
thay thế bằng những lông mới phát triển trong cùng một nang lông (hành 
lông). Bệnh hói là do mất đi nhiều các nang lông hoạt động. 
Cắt ngang một lông thấy rõ 3 phần: ngoài là màng lọc, giữa là vỏ, 
trong cùng là tuỷ lông. Phần vỏ chứa sắc tố melanin tạo màu sắc của lông. 
Lƣợng không khí trong ống lông cũng góp phần tạo màu (tóc bạc là khi 
mất dần sắc tố và tăng dần bọt khí). Lông mọc xiên trên da. phần chân 
lông đƣợc gắn với những dải cơ gọi là dựng lông, đó là những sợi cơ trơn. 
Khi co các cơ này giữ cho thân lông dựng đứng trên bề mặt của da gọi là 
hiện tƣợng “nổi da gà”. Trên bề mặt cơ thể, lông phân bố không đều, ở 
lòng bàn tay, chân, mặt trong các ngón, đầu ngọc hành, âm hành, môi bé, 
mặt trong môi lớn không có lông. Lông đƣợc mọc ngay trong giai đoạn 
bào thai và đƣợc thay nhiều lần. Lông có loại dài nhƣ tóc, râu; có loại 
ngắn nhƣ lông mi, lông mũi; có loại mọc sớm; có loại đến tuổi dậy thì mới 
mọc. Chức năng chủ yếu là giữ nhiệt và bảo vệ. 
161 
161 
* Móng là sản phẩm của biểu bì dƣới dạng một tấm chất sừng phủ 
lên mặt sau trên các ngón tay chân. Móng đƣợc giữ vào thịt bởi một nếp 
da bì, cấu tạo bằng mô liên kết, và lớp thƣợng bì có khả năng sinh trƣởng 
làm móng phát triển về chiều dài. 
* Các tuyến da. Tuyến da gồm tuyến nhờn (tuyến bã), tuyến mồ hôi 
và tuyến sữa (ở vú). 
- Tuyến nhờn mở ra ở phần chân lông, tiết chất nhờn vào nang lông, 
chỗ nào không có lông thì tuyến đổ ra mặt da. Chất nhờn có tác dụng giúp 
cho lông và bề mặt da không thấm nƣớc và luôn mềm mại. Nó còn có tác 
dụng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Tuyến nhờn không 
có ở lòng bàn tay, bàn chân. Dáy tai của ngƣời do tuyến nhờn ở đó tiết ra. 
- Tuyến mồ hôi 
Tuyến mồ hôi là loại tuyến ống. Đầu phía dƣới cuộn lại thành búi 
nằm trong tầng lƣới của da chính thức. Đầu phía trên của vòng xoắn ốc 
xuyên qua lớp biểu bì để đổ ra ngoài mặt da. Ở ngƣời có tới 2,5 triệu tuyến 
mồ hôi. Tuyến phân bố không đều, mật độ cao nhất ở lòng bàn tay, bàn 
chân, hốc nách đạt từ 350 – 450 tuyến/cm2, trong khi đó ở đùi là 80 ở 
mông là 60 tuyến /cm2. Ở phần môi, đầu ngọc hành không có tuyến. 
Tuyến có chức năng tiết mồ hôi nhằm tham gia điều nhiệt và nƣớc cho cơ 
thể (hình 7.6). 
7.3.2. Chức năng của da 
Nhƣ đã nói ở trên, da có nhiều chức năng rất quan trọng: da là cơ 
quan cảm giác xúc giác, nhiệt, đau. Da điều hoà thân nhiệt, tham gia vào 
chức năng hô hấp, bài tiết nƣớc, muối khoáng và chất nhờn. Da bảo vệ cơ 
thể tránh những tác động cơ học vừa và nhẹ, chống sự xâm nhập của vi 
khuẩn và chất độc. Trong phần này chủ yếu đề cập đến chức năng bài tiết 
nƣớc, muối khoáng và chất nhờn. 
7.3.2.1. Sự bài tiết mồ hôi và muối khoáng 
Ở động vật có lông phủ hầu nhƣ không có tuyến mồ hôi trừ một số 
loài nhƣ khỉ ở lòng bàn tay, bàn chân thì có. Trong một ngày đêm ở 
ngƣời tiết khoảng 1 lít mồ hôi, nhƣng nó cũng thay đổi theo nhiệt độ môi 
trƣờng bên ngoài. 
Mồ hôi là loại dịch trong, có tỷ trọng là 1,01. Thành phần gồm 98% 
là nƣớc và 2% là chất khô gồm muối khoáng và chất hữu cơ. Nhìn chung 
thành phần mồ hôi gần giống với thành phần nƣớc tiểu loãng. Các chất vô 
cơ là NaCl. KCl, phosphat, sulphat. Các chất hữu cơ là ure, acid uric, 
162 
162 
creatinin. Mồ hôi mới tiết ra có tính hơi kiềm, nó có mùi đặc trƣng do chất 
nhờn của tuyến nhờn cùng tiết ra. 
Điều tiết sự tiết mồ hôi là thần kinh giao cảm có trung khu ở sừng 
xám của tuỷ sống từ đoạn ngực II đến đoạn thắt lƣng II. Hiện nay ngƣời ta 
phát hiện đƣợc hai loại tuyến mồ hôi: tuyến apocrine và tuyến eccrine. 
Các tuyến apocrine phân bố nhiều ở vùng da hố nách, vùng háng và 
quanh núm vú, chúng tiết ra chất trắng nhờ nhờ chứa các chất hoá học gọi 
là feromon. Ở nhiều loài động vật, feromon đƣợc sử dụng nhƣ một tín hiệu 
hoá học để đánh dấu lãnh thổ, dẫn đƣờng đi, là chất dẫn dụ bạn tình. 
Tuyến eccrine tiết mồ hôi. 
Nhƣ vậy tuyến mồ hôi cùng với thận làm chức năng bài tiết nƣớc và 
muối khoáng, tham gia quá trình điều hoà nƣớc và muối khoáng, đảm bảo 
cho nội dịch cân bằng và ổn định. 
7.3.2.2. Sự bài tiết chất nhờn 
Thành phần chất nhờn gồm nhiều giọt mỡ, các acid béo tự do và 
rƣợu của chúng, một lƣợng chlesterol và các este của nó. Mới tiết ra, chất 
nhờn còn loãng sau đặc dần lại. Chức năng chủ yếu là làm mịn da, lông 
tóc, tránh cho da khô nứt nẻ và thấm nƣớc. 
NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
1. Cấu tạo và chức năng của thận. 
Hình 7.6. Cấu tạo tuyến mồ hôi 
(theo Nguyễn Quang Mai) 
1. Biểu bì; 2. Trung bì; 3. Hạ bì; 3a. 
Tuyến mồ hôi; 3b. Ống dẫn mồ hôi; 
3c. Lỗ tiết mồ hôi; 4. Ổ mỡ; 5. Mạch 
máu; 6. Dây thần kinh; 7. Lông 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_sinh_ly_nguoi_va_dong_vat_phan_1.pdf