Tài liệu Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
Tóm tắt Tài liệu Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp: ...Lượng giá Trắc nghiệm Bài 2: An toàn và tai nạn thương tích nghề nghiệp 1. Nội dung Các khái niệm và định nghĩa: an toàn nghề nghiệp, tai nạn thương tích nghề nghiệp Tình hình tai nạn thương tích nghề nghiệp trên thế giới và Việt Nam Những qui định về khai báo, điều tra và thống kê tai nạn ...nhân viên y tế. Theo các văn bản này cần thiết phải có sự tham gia phối hợp của các cơ quan liên quan trong công tác chăm sóc sức khỏe cho (CSSK) người lao động nói chung và cho NVYT nói riêng. Tuy vậy, các nghiên cứu gần đây cho thấy hiện nay còn rất nhiều địa phương chưa thực hiện quản lý BNN và n...sự tham gia của các bên liên quan và phù hợp với các quy định và luật pháp chăm sóc sức khỏe cho người lao động của Việt Nam. Gợi ý trả lời Hoạt động I.1: Tên hoạt động : Xác định các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp trong nhân viên y tế. Các nhiệm vụ cụ thể: Để thực hiện hoạt động 1, học sinh cần từ...
ô tả được một số đặc điểm chính về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp trong một số ngành nghề. Tham gia xác định ưu tiên, đề xuất các giải pháp để giải quyết những vấn đề sức khoẻ cho người lao động. Phương pháp Dạy và Học – Learning strategies Thuyết giảng: Một số bài tùy theo chủ đề được tiến hành bằng phương pháp thuyết giảng để giảng lý thuyết. Tuy gọi là phương pháp thuyết giảng nhưng trong các bài, giảng viên vẫn sử dụng những phương pháp dạy và học tích cực khác như động não, nghiên cứu tình huống, thảo luận v.v Thảo luận nhóm bài tập tình huống : Trong môn này có một bài tập tình huống với 3 hoạt động liên quan đến nội dung học lý thuyết của nhiều chủ đề. Trình tự tổ chức thảo luận nhóm như sau: Sinh viên được chia nhóm để làm bài tập tình huống. Mỗi nhóm có thể từ 8-10 sinh viên để tiện trao đổi, chia sẻ thông tin và phân công trong nhóm khi tiến hành các bước: 1) tự học; 2) thảo luận nhóm và 3) tham dự seminar trong từng hoạt động. Tự học: Dựa vào nội dung của tình huống và nhiệm vụ được nêu trong từng hoạt động, sinh viên đọc lý thuyết đã được học, tự tìm và đọc một số tài liệu để có ý tưởng thực hiện nhiệm vụ. Tài liệu đọc có thể tìm kiếm qua website - elearning của Trường do Bộ môn cung cấp và tự tìm những tài liệu khác có liên quan. Sau khi tự học, sinh viên tham gia thảo luận nhóm để hoàn thành bài trình bày của nhóm dưới dạng Power Point đối với từng hoạt động. Những kiến thức hay thông tin của từng người cần được chia sẻ trong nhóm và đóng góp cho nhóm để hoàn thành bài trình bày của nhóm dưới dạng Power Point để trình bày trên lớp. Thảo luận nhóm trên lớp có hướng dẫn của các giảng viên: Trước mỗi buổi Seminar, các nhóm sẽ có buổi thảo luận trên lớp có hướng dẫn, trong buổi đó các nhóm có thể thảo luận và đặt các câu hỏi trực tiếp cho các giảng viên để nhận được sự hướng dẫn ngay tại lớp. Tham dự seminar: Đến buổi trình bày và thảo luận trên lớp, các nhóm sẽ được bốc thăm để chọn ngẫu nhiên 4 nhóm trình bày, các nhóm còn lại tham gia thảo luận hoạt động đó, giáo viên chỉ có trách nhiệm tham gia khi cần thiết. Khi thực hiện qui trình trên với từng hoạt động trong bài tập tình huống, sinh viên sẽ được giám sát hỗ trợ bởi giảng viên và trợ giảng do bộ môn phân công. Lượng giá Điểm môn học của mỗi cá nhân được tính như sau: D = (KT1 + KT2)/2 x 0,4 + 0,6 x T Trong đó KT1: điểm kiểm tra 15 phút lần 1 KT2: điểm kiểm tra 15 phút lần 2 T: điểm thi hết môn D: điểm tổng kết môn học Hình thức thi và kiểm tra: trắc nghiệm Lịch học LỊCH HỌC (Áp dụng cho sinh viên cử nhân vừa học vừa làm Đồng Tháp năm học 2011 - 2012) Ngày Thời gian Tên bài Giảng viên Thứ Hai 19/3 7.30 – 11.30 Giới thiệu môn học, tiêu chí đánh giá Bài 1: Sức khoẻ và An toàn nghề nghiệp cho người lao động ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh 13.30 – 17.0 Bài 2: Tác hại nghề nghiệp - Bệnh nghề nghiệp Hướng dẫn thảo luận hoạt động 1 trên lớp ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh Thứ Ba 20/3 7.30 – 11.30 Bài 3: An toàn nghề nghiệp Trình bày hoạt động 1 Ôn tập các bài 1, 2, 3 ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh 13.30 – 17.0 Kiểm tra 15 phút lần 1(Bài 1-3) Bài 4: Sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp ở một số ngành nghề ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh Thứ Tư 21/3 7.30 – 11.30 Bài 5: Theo dõi sức khoẻ môi trường lao động và phương pháp nghiên cứu Hướng dẫn thảo luận hoạt động 2 ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh 13.30 – 17.0 Trình bày hoạt động 2 Hướng dẫn thảo luận hoạt động 3 ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh Thứ Năm 22/3 7.30 – 11.30 Trình bày hoạt động 3 Ôn tập các bài 4, 5, 6 ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh 13.30 – 17.0 Kiểm tra 15 phút lần 2 Ôn tập ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh Thứ Sáu 23/3 7.30 – 11.30 Tổng kết – giải đáp thắc mắc ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh 13.30 – 17.0 Tài liệu Tài liệu bắt buộc: - Giáo trình Sức khoẻ nghề nghiệp cho đối tượng cử nhân, Chủ biên PGS.TS. Bùi Thanh Tâm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2008. Tài liệu tham khảo: Tiếng Việt: Bộ lao động – thương binh – xã hội (2002), Một số chế độ, qui định mới về bảo hộ lao động, Hà Nội. Bộ môn dịch tễ học, Trường Đại học Y Hà Nội: Giáo trình dịch tễ học Bùi Thanh Tâm và cs (2001), Quản lý An toàn - Vệ sinh lao động ngành Y tế, Nhà xuất bản y học. Đại học Y tế công cộng (2001), Giáo trình Quản lý an toàn vệ sinh lao động ngành y tế, Hà Nội. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (1997), 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam, Hà Nội. Vụ Y tế dự phòng (2001), Chiến lược toàn cầu về y tế lao động và nâng cao sức khoẻ, Hà nội. Tiếng Anh Barry S. Levy, David H. Wegman (1995), Occupational Health: Recognizing and preventing work - related disease, third edition, Little, Brown and Company. D Koh, T-C Aw. Surveillance in occupational health. Occupational and Environmental Medicine 2003; 60:705-710. Một số trang Web hữu ích Nội dung, hoạt động dạy - học và lượng giá của từng bài Các bài thuyết giảng Bài 1: Tác hại nghề nghiệp – Bệnh nghề nghiệp 1. Nội dung Tác hại nghề nghiệp: Khái niệm, phân loại, giải pháp kiểm soát tác hại nghề nghiệp Nguy cơ nghề nghiệp: Các khái niệm, phân loại nguy cơ và mô hình quản lý nguy cơ nghề nghiệp. Bệnh nghề nghiệp: Khái niệm, phân loại, giải pháp dự phòng Quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghề nghiệp 2. Hoạt động Động não, thảo luận nhóm, thuyết trình 3. Lượng giá Trắc nghiệm Bài 2: An toàn và tai nạn thương tích nghề nghiệp 1. Nội dung Các khái niệm và định nghĩa: an toàn nghề nghiệp, tai nạn thương tích nghề nghiệp Tình hình tai nạn thương tích nghề nghiệp trên thế giới và Việt Nam Những qui định về khai báo, điều tra và thống kê tai nạn lao động Những biện pháp phòng chống tai nạn lao động. 2. Hoạt động Động não, thảo luận nhóm, thuyết trình 3. Lượng giá Trắc nghiệm Bài 3: Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của một số ngành nghề ở Việt Nam Nội dung Nông nghiệp Xây dựng Khai khoáng Y tế Hóa chất Dệt May Sản xuất vừa và nhỏ Làng nghề Hoạt động Động não, thuyết trình, bài tập về nhà Lượng giá Trắc nghiệm Bài 4: Hệ thống theo dõi giám sát sức khỏe nghề nghiệp và phương pháp nghiên cứu Nội dung Chiến lược theo dõi giám, sát môi trường lao động Giám sát tình trạng sức khỏe người lao động. Áp dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học trong sức khỏe nghề nghiệp Hoạt động Động não, thuyết trình, nghiên cứu tình huống Lượng giá Trắc nghiệm Bài 5: Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho người lao động 1. Nội dung Khái niệm sức khỏe và lao động Quá trình hình thành và phát triển sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc 2. Hoạt động Động não, thảo luận nhóm, thuyết trình 3. Lượng giá Trắc nghiệm Bài 6: Quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Nội dung Luật pháp về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp ở Việt Nam: Hệ thống văn bản pháp qui hiện hành, định hướng phát triển hệ thống văn bản y tế lao động Hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp ở Việt Nam: Chức năng nhiệm vụ của các tuyến, mạng lưới tổ chức và thực hiện công tác nghiên cứu, đào tạo, hệ thống báo cáo. Hoạt động Động não, thuyết trình, nghiên cứu tình huống Lượng giá Trắc nghiệm Bài tập tình huống Tên tình huống: Sức khỏe cho nhân viên y tế - một vấn đề cần được quan tâm. Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài tập tình huống này, sinh viên có khả năng: Xác định được các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp trong nhân viên y tế. Liệt kê được các nguy cơ tiềm ẩn và đánh giá nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu trong nhân viên y tế. Đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh viêm gan B nghề nghiệp trong nhân viên y tế cho một bệnh viện tuyến tỉnh và mô tả được chức năng của các bên liên quan phù hợp với các quy định luật pháp hiện hành của Việt Nam về phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cho người lao động. Nội dung bài tập tình huống Nhân viên y tế (NVYT) là lực lượng lao động thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp (THNN), đặc biệt là nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu, trong đó có viêm gan B (VGB). Nhiều nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới về bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (NKNN) của NVYT cũng đã chứng minh rằng, các bệnh lây truyền qua đường máu, trong đó VGB đóng vai trò quan trọng trong mô hình bệnh truyền nhiễm nghề nghiệp của NVYT thể hiện ở nguy cơ lây nhiễm, tỷ lệ mắc, tính trầm trọng và hậu quả của bệnh đên sức khỏe và đời sống kinh tế xã hội. Cho đến nay đã có ít nhất 20 loại tác nhân gây bệnh theo đường máu được phát hiện, trong đó có 3 loại vi rút thường gặp nhất trong các cơ sở y tế là vi rút viêm gan B (HBV), vi rút viêm gan C (HCV) và vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Trong các cơ sở y tế, NVYT có thể bị nhiễm các vi rút gây bệnh theo đường máu do tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể (dịch màng bụng, màng phổi, tinh dịch...) chứa vi rút qua các vết xước ở da; qua vùng da bị viêm xuất tiết hoặc qua các màng niêm mạc (miệng, âm đạo). Lây nhiễm nghề nghiệp các vi rút gây bệnh qua đường máu xảy ra ở NVYT thông qua phơi nhiễm với máu của bệnh nhân mang mầm bệnh. Các phơi nhiễm này có thể xảy ra qua da bị tổn thương, qua các màng niêm mạc mắt, mũi, miệng hoặc qua các tổn thương sâu dưới da do kim hoặc các vật sắc nhọn khác gây ra. Đặc biệt họ dễ bị lây nhiễm HBV, HCV và HIV do thường xuyên phải tiếp xúc với máu và các dịch sinh học của người bệnh. Do nhịp độ làm việc khẩn trương, cǎng thẳng, áp lực công việc mà các phơi nhiễm dưới da với máu xảy ra với tần suất cao. Có khá nhiều các văn bản pháp quy của các bộ ngành liên quan đề cập đến công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân viên y tế. Theo các văn bản này cần thiết phải có sự tham gia phối hợp của các cơ quan liên quan trong công tác chăm sóc sức khỏe cho (CSSK) người lao động nói chung và cho NVYT nói riêng. Tuy vậy, các nghiên cứu gần đây cho thấy hiện nay còn rất nhiều địa phương chưa thực hiện quản lý BNN và nhiều cơ sở y tế chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám BNN cho NVYT nói chung và VGB nói riêng theo các thông tư/quy định của nhà nước. Theo nghiên cứu mới nhất về VGB nghề nghiệp tại Việt Nam, chỉ có 18,2% tỉnh/thành phố quản lý công tác khám BNN và quản lý thông tin về khám BNN của cơ sở y tế. Trong đó, trung bình chỉ có 18,9% cơ sở y tế thực hiện khám sức khỏe định kỳ và chỉ có 6,8% số cơ sở y tế thực hiện khám BNN. Tỉnh X là một tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội 80 km về phía Nam, dân số khoảng 2 000 000 người và là một trong những tỉnh có dân số cao nhất trong cả nước. Tỉnh X nằm trong vùng dịch tễ có tỷ lệ dân số nhiễm HBV cao, khoảng 15-20% dân số trong tỉnh có HBsAg (+); không nằm trong danh sách các tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS và HCV. Bệnh viện Đa khoa tỉnh X là bệnh viện đầu ngành của tỉnh, là nơi có trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao nhất tiếp nhận điều trị các ca bệnh nặng được chuyển đến từ tuyến dưới. Với tổng số hơn 600 giường bệnh, công suất giường bệnh hàng năm luôn trên 130%, ngày điều trị nội trú trung bình của bệnh nhân là 10 ngày nhân viên y tế luôn phải làm việc với một cường độ và áp lực lớn. Tổng số cán bộ công nhân viên của bệnh viện hơn 600 người trong đó có 150 bác sỹ; 300 điều dưỡng; hơn 20 dược sỹ và các cán bộ, nhân viên khác. Trong thời gian vừa qua, có khá nhiều bác sỹ và NVYT khác có kinh nghiệm của bệnh viện đã chuyển đi làm việc ở những tuyến cao hơn hoặc mở các phòng khám hay bệnh viện tư. Nghiên cứu chọn mẫu tại bệnh viện tỉnh X năm 2008 về phơi nhiễm với máu dịch của bệnh nhân cho thấy, tỷ lệ phơi nhiễm khá cao, thông tin chi tiết xem trong bảng sau: Bảng1.1: Tần suất phơi nhiễm với máu dịch của bệnh nhân viên bệnh viên X, năm 2008 Đặc điểm Tổn thương xuyên da Do văng bắn máu dịch Chung Tần số Tần suất Tần số Tần suất Tần số Tần suất (n) /1000 người/năm (n) /1000 người/năm (n) /1000 người/năm Giới tính Nam 400 500 300 375 900 1125 Nữ 420 525 320 400 740 925 Tổng số 820 1025 620 775 1440 1800 Nghề nghiệp Bác sĩ 300 375 240 300 540 675 Y tá/Điều dưỡng 370 462.5 280 350 650 812.5 Hộ lý/Y công 30 37.5 20 25 50 62.5 Kỹ thuật viên 100 125 70 87.5 170 212.5 Khác 20 25 10 12.5 30 37.5 Tổng số 820 1025 620 775 1440 1800 Thời gian làm việc trong ngành y <5 năm 300 375 220 275 520 650 5-10 năm 150 187.5 150 187.5 300 375 10-15 năm 130 162.5 120 150 250 312.5 15-20 năm 150 187.5 100 125 250 312.5 > 20 năm 90 112.5 30 37.5 120 150 Tổng số 820 1025 620 775 1440 1800 Hiện nay, vấn đề quản lý bệnh nghề nghiệp nói chung và bệnh lây nhiễm nghề nghiệp qua đường máu nói riêng cho NVYT của bệnh viện cũng chưa được thực hiện đầy đủ. NVYT chưa được theo dõi phơi nhiễm, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo các quy định hiện nay của nhà nước. Nội dung chính được đề cập trong tình huống này Yếu tố THNN/yếu tố nguy cơ nghề nghiệp và phân loại THNN. Bệnh nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Đánh giá nguy cơ. Quy định luật pháp hiện hành về quản lý bệnh nghề nghiệp nói chung và bệnh lây nhiễm qua đường máu nói riêng trong NVYT, các bên liên quan tham gia trong chăm sóc sức khỏe cho NVYT và chức năng nhiệm vụ của từng bên. Áp dụng các quy định hiện hành lập kế hoạch quản lý bệnh nghề nghiệp nói chung và bệnh lây nhiễm nghề nghiệp nói riêng cho NVYT. Nhiệm vụ của sinh viên Là một cán bộ y tế công cộng, công tác tại Khoa Sức khỏe nghề nghiệp thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh X được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh X. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế chỉ đủ để giải quyết các vấn đề liên quan liên quan đến VGB nghề nghiệp. Đưa ra các bằng chứng để lý giải việc ưu tiên lựa chọn giải quyết VGB nghề nghiệp trong NVYT và lập kế phòng chống VGB nghề nghiệp cho NVYT bệnh viện X có sự tham gia của các bên liên quan và phù hợp với các quy định và luật pháp chăm sóc sức khỏe cho người lao động của Việt Nam. Gợi ý trả lời Hoạt động I.1: Tên hoạt động : Xác định các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp trong nhân viên y tế. Các nhiệm vụ cụ thể: Để thực hiện hoạt động 1, học sinh cần từng bước tìm hiểu một số thông tin liên quan đến các nội dung sau: Mô tả điều kiện làm việc chung của của nhân viên y tế: Đặc điểm bệnh nhân và lưu lượng bệnh nhân. Áp lực công việc (thời gian làm việc/ngày; trực) Năng lực của nhân viên (kỹ năng và kinh nghiệm làm việc) Mô tả các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp trong NVYT đặc thù theo nhóm nghề nghiệp của NVYT (điều dưỡng, hộ lý, bác sỹ, kỹ thuật viên xét nghiệm, phẫu thuật viên) và phân loại nguy cơ.theo lý thuyết đã học (hóa học, lý học, sinh học) Thời gian: Tổng số thời gian cho hoạt động này là 3 giờ trong đó: 1 giờ làm việc cá nhân: từng sinh viên sẽ tìm các tài liệu liên quan và tự học theo hướng dẫn để đạt được yêu cầu để ra của hoạt động 1. 1 giờ thảo luận nhóm: Sinh viên làm việc theo nhóm thảo luận và chuẩn bị bài trình bày của nhóm dưới dạng Power Point (ppt.) theo yêu cầu của hoạt động 1. 1 giờ trình bày và thảo luận tại lớp: Tại lớp, các nhóm sinh viên bốc thăm để chọn ra 3 nhóm chịu trách nhiệm trình bày. Các nhóm khác đặt câu hỏi và tham gia thảo luận. Giáo viên nhận xét và tổng kết. Sản phẩm: Một bài trình bày dưới dạng Power Point thể hiện được các nội dung: Danh sách các yếu tố THNN trong NVYT theo từng nhóm nghề. Phân loại các yếu tố THNN. Các nguy cơ nghề nghiệp trong NVYT theo từng nhóm nghề nghiệp. Hoạt động I.2 Tên hoạt động: Đánh giá nguy cơ mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C và HIV/AIDS trong NVYT. Nhiệm vụ cụ thể: Để thực hiện hoạt động 2, sinh viên cần tìm hiểu , nghiên cứu các tài liệu liên qua nhằm: Mô tả tính phổ biến và mức độ nguy hiểm/trầm trọng của các bệnh VGB, VGC và HIV/AIDS trong NVYT. Xác định các nhân viên/ các công việc và khoa/phòng làm việc của các NVYT có nguy cơ cao lây nhiễm HBV,HIV, HCV và giải thích tại sao? Đưa ra các lý giải để lựa chọn viêm gan B là vấn đề ưu tiên (so với VGC và HIV/AIDS) để lập kế hoạch can thiệp. Thời gian: Tổng thời gian cho hoạt động này là 3 giờ trong đó: 1 giờ làm việc cá nhân: từng sinh viên sẽ tìm các tài liệu liên quan và tự học theo hướng dẫn để đạt được yêu cầu để ra của hoạt động 2. 1 giờ thảo luận nhóm: Sinh viên làm việc theo nhóm thảo luận và chuẩn bị bài trình bày của nhóm dưới dạng Power Point theo yêu cầu của hoạt động 2. 1 giờ trình bày và thảo luận tại lớp: Tại lớp, các nhóm sinh viên bốc thăm để chọn ra 3 nhóm chịu trách nhiệm trình bày. Các nhóm khác đặt câu hỏi và tham gia thảo luận. Giáo viên nhận xét và tổng kết. Sản phẩm: Bài trình bày dưới dạng pp phản ánh được các nội dung sau: Nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu (VGB,VGC và HIV/AIDS) theo nhóm nghề nghiệp. Nhân viên y tế có khả năng lây nhiễm. Những lý do sắp xếp các nguy cơ. Ưu tiên cho chương trình can thiệp và quản lý. Hoạt động I.3: Tên hoạt động: Đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh viêm gan B nghề nghiệp trong nhân viên y tế cho một bệnh viện tuyến tỉnh và mô tả được chức năng của các bên liên quan phù hợp với các quy định luật pháp hiện hành của Việt Nam về phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cho người lao động. Nhiệm vụ cụ thể: Để thực hiện hoạt động 3, sinh viên cần tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan: Danh mục và nội dung các văn bản/thông tư/quyết định/quy định hiện hành liên quan đến quản lý bệnh nghề nghiệp cho NVYT nói chung và bệnh lây nhiễm qua đường máu trong NVYT. Xác định các bên liên quan/ các đơn vị tham gia trong quản lý bệnh VGB nghề nghiệp trong NVYT và chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị liên quan. Đưa ra các biện pháp can thiệp phòng chống bệnh VGB nghề nghiệp trong NVYT. Liệt kê các biện pháp phòng chống bệnh viêm gan B nghề nghiệp trong nhân viên y tế cho một bệnh viện tuyến tỉnh và mô tả được chức năng của các bên liên quan phù hợp với các quy định luật pháp hiện hành của Việt Nam về phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cho người lao động. Thời gian: 1 giờ làm việc cá nhân: từng sinh viên sẽ tìm các tài liệu liên quan và tự học theo hướng dẫn để đạt được yêu cầu để ra của hoạt động 2. 1 giờ thảo luận nhóm: Sinh viên làm việc theo nhóm thảo luận và chuẩn bị bài trình bày của nhóm dưới dạng pp theo yêu cầu của hoạt động 3. 1 giờ trình bày và thảo luận tại lớp: Tại lớp, các nhóm sinh viên bốc thăm để chọn ra 3 nhóm chịu trách nhiệm trình bày. Các nhóm khác đặt câu hỏi và tham gia thảo luận. Giáo viên nhận xét và tổng kết. Sản phẩm: Một bản kế hoạch phòng chống VGB nghề nghiệp cho NVYT có sự tham gia của các bên liên quan và phù hợp với các quy định/luật hiện hành của Việt Nam về phòng chống BNN cho nhân viên y tế. Gợi ý hỗ trợ thảo luận Sinh viên được chia thành 10 nhóm để thảo luận, mỗi nhóm có từ 5-6 sinh viên. Dựa vào nội dung của bài tập tình huống được cung cấp và nhiệm vụ được nêu ở trên, nhóm sinh viên đọc lại các phần lý thuyết đã được học, một số tài liệu tham khảo được bộ môn cung cấp thông qua trang Elearning và tìm kiếm thêm các tài liệu khác có liên quan, từng nhóm sẽ thực hiện 3 hoạt động theo thời gian và đưa ra được sản phẩm theo nhóm theo hướng dẫn. Đối với từng hoạt động, tất cả các nhóm đều phải hoàn thành bài trình bày của nhóm dưới dạng pp. Đến buổi trình bày và thảo luận trên lớp, các nhóm sẽ được bốc thăm để ngẫu nhiên chọn ra 3 nhóm sẽ trình bày trong buổi hôm đó, các nhóm khác sẽ tham gia thảo luận. Tài liệu tham khảo Bùi Thanh Tâm (2008). Sức khoẻ nghề nghiệp. Sách đào tạo cử nhân y tế công cộng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng Tú, Trần Hữu Bích và cs (2007). Phòng chống nhiễm khuẩn trong nhân viên y tế. Hà Nội 2008. Nguyễn Thị Hồng Tú, Bùi Thanh Tâm (2007). Vệ sinh an toàn nơi làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Nhà xuất bản Lao động Xã hội. Hà Nội 2007. Nguyễn Thúy Quỳnh và cs (2007). Mối liên quan giữa chấn thương do vật sắc nhọn và viêm gan B nghề nghiệp trong nhân viên y tế. Báo cáo tại Hội nghị quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ 3 tại Hà Nội, 2008. Nguyễn Thúy Quỳnh và cs (2008). Xác định tỷ lệ mới mắc viêm gan B nghề nghiệp trong nhân viên y tế. Đề tài cấp cơ sở Trường Đại học y tế công cộng. Một số trang web hữu ích được cung cấp trong tài liệu hướng dẫn môn học:
File đính kèm:
- tai_lieu_suc_khoe_va_an_toan_nghe_nghiep.doc