Tài liệu Tâm lý học trẻ em - Đào Tiểu Vũ

Tóm tắt Tài liệu Tâm lý học trẻ em - Đào Tiểu Vũ: ... chỉnh bằng chính kết quả thu được do đó cần phải được sự giúp đỡ của người lớn như làm mẫu, giúp trẻ thực hiện hành động Sự lĩnh hội những hành động thiết lập mối tương quan của trẻ phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ của người lớn nhờ đó các chức năng tâm lý: tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư du...c ( con búp bê, cái thìa, ô tô) Loại thứ hai là những vật thay thế cho đồ vật thật ( cái gối thay cho em bé, cái ghế thay cho toa tàu) Dù là đồ chơi loại thứ nhất hay loại thứ hai đều không phải là đồ vật thực tương ứng với hành động của vai mà chỉ là vật thay thế nên khi trẻ thao tác với đồ vậ...i căn bản trong hành vi, chuyển từ hành vi bộc phát sang hành vi mang tính xã hội. Đó cũng chính là quá trình hình thành động cơ của hành vi. Tuy nhiên, ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì bước chuyển này cũng ở vào thời điểm khởi đầu. Phần nhiều hành động của trẻ mẫu giáo bé còn giống với trẻ ấu nhi. ...

pdf76 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Tâm lý học trẻ em - Đào Tiểu Vũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mặc dù chú ý có chủ định phát triển mạnh, nhưng nhìn toàn
bộ lứa tuổi thì tính ổn định chưa cao, do vậy khi giao việc cần giải
thích rõ ràng, nhắc lại khi cần thiết.
2. Sự phát triển ngôn ngữ:
Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa
là ngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện
tượng đang xảy ra trước mắt trẻ.
Cuối 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết nối kết giữa tình
huống hiện tại với quá khứ thành một “văn cảnh”.
Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ số lượng từ mà điều quan
trọng là lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản.
Đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ
điệu, âm tiết Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể
nghe nhầm, phát âm nhầm.
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, đặc biệt trong hoạt động vui
chơi, tạo hình, các tiết kể chuyện, tham quan, âm nhạc, thể dụcvà
các nhiệm vụ do người lớn giao cho trẻ, xác định trách nhiệm của trẻ
một cách đơn giản, trẻ lĩnh hội được nhiều từ mới và ý nghĩa sử
dụng của chúng, là tiền đề quan trọng giúp trẻ hoạt động sau này.
 III. SỰ PHÁT TRIỂN QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC:
1. Tri giác:
Do tiếp xúc với nhiều đồ vật, hiện tượng, con người độ
nhạy cảm phân biệt các dấu hiệu thuộc tính bên ngoài của chúng
ngày càng chính xác và đầy đủ.
Một số quan hệ không gian và thời gian được trẻ trẻ tri giác
hơn trong tầm nhìn, nghe của trẻ.
Khả năng quan sát của trẻ được phát triển không chỉ số lượng
đồ vật mà cả các chi tiết, dấu hiệu thuộc tính, màu sắc
Bắt đầu xuất hiện khả năng kiểm tra độ chính xác của tri giác
bằng cách hành động thao tác lắp ráp, vặn mở phù hợp với nhiệm
vụ yêu cầu. Các loại tri giác nhìn, nghe, sờ mó phát triển ở độ
tinh nhạy.
Việc tổ chức tri giác, hướng dẫn quan sát, nhận xét của cô giáo,
cha mẹ giúp trẻ phát triển tính mục đích, kế hoạch
2. Trí nhớ:
Trẻ đã biết sử dụng cơ chế liên tưởng trong trí nhớ để nhận lại
và nhớ lại các sự vật và hiện tượng.
Trí nhớ có ý nghĩa đã thể hiện rõ nét khi gọi tên đồ vật, hoa
quả, thức ăn 
Đồng thời với trí nhớ hình ảnh về đồ vật thì âm thanh ngôn ngữ
được trẻ tri giác, hiểu và sử dụng chúng như một phương tiện giao
tiếp ới những người xung quanh tuy ở mức độ đơn giản.
Trí nhớ không chủ định của trẻ ở các dạng hoạt động phát triển
khác nhau và tốc độ phát triển rất nhanh.
Ở độ tuổi này, các loại trí nhớ: hình ảnh, vận động, từ ngữ đều
được phát triển tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều được hình
thành và tham gia tích cực trong các hoạt động vui chơi, lao động,
tạo hình ở trẻ.
3. Tư duy:
Ở trẻ 4 – 5 tuổi các loại tư duy đều được phát triển nhưng
mức độ khác nhau.
Tư duy trực quan hành động vẫn tiếp tục phát triển, nhưng
chất lượng khác với trẻ 3 – 4 tuổi ở chỗ trẻ bắt đầu biết suy nghĩ
xem xét nhiệm vụ hoạt động, phương pháp và phương tiện giải
quyết nhiệm vụ tư duy.
Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu
thế.
Nhờ có sự phát triển ngôn ngữ, trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện
loại tư duy trừu tượng. 
Một số đặc điểm trong tư duy ở trẻ 4 – 5 tuổi:
Mức độ khái quát ngẫu nhiên giảm dần từ 4 đến 5 tuổi trong
hoạt động tư duy của trẻ. 
Mức độ tích cực huy động vốn kinh nghiệm ( liên tưởng ) của trẻ
tăng lên từ 4 – 5 tuổi .
Sự khái quát các dấu hiệu chung giảm dần từ 4 – 5 tuổi,
nhường chỗ cho các chi tiết đặc thù của các sự vật hiện tượng.
Cô giáo cần tổ chức các tiết học vui chơi kích thích sự phát
triển tư duy ở trẻ, kích thích trẻ tìm tòi các dấu hiệu giống nhau,
khác nhau, so sánh các đồ vật, tranh ảnh, hoa quả, đồ chơi.
3. Tưởng tượng:
Nhờ có sự phát triển các hoạt động tạo hình mà khả năng
tưởng tượng của trẻ được nâng lên.
Tranh vẽ của trẻ vừa gần với hiện thực vừa mang tính chủ
quan cảm xúc rõ nét.
Độ phong phú của các hình ảnh tưởng tượng cao nhờ có sự
nhận thức được màu sắc trong thiên nhiên và qua các tiết nghệ
thuật tạo hình.
Trẻ có thể xé dán các mẫu hình, truyện cổ tích, biết bố cục
những chủ đề gần gũi thân quen đối với trẻ nếu được thầy cô
giáo, cha mẹ hướng dẫn chu đáo.
Việc hướng dẫn tổ chức các tiết học tạo hình, vẽ, nặn, cho trẻ
tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh rất cần thiết cho sự
tưởng tượng.
 IV. SỰ PHÁT TRIỂN XÚC CẢM, TÌNH CẢM, Ý CHÍ:
1. Đời sống xúc cảm và tình cảm:
Các loại tình cảm bậc cao của trẻ phát triển ngày càng rõ nét
hơn so với mẫu giáo bé.
Tình cảm đạo đức ngày càng được phát triển do lĩnh hội được
các chuẩn mực hành vi, quy tắc ứng xử. Trẻ bối rối, cảm thấy có lỗi
khi hành vi phạm sai lầm. Trẻ biết đòi người lớn đánh giá đúng mức
hành vi đúng, sai, tốt, xấu của mình.
Tình cảm trí tuệ cũng phát triển theo hướng tìm hiểu các
nguyên nhân, cội nguồn các hiện tượng tự nhiên và xã hội, cuộc
sống xung quanh trẻ.
Tình cảm thẩm mỹ: Tổng hợp nhiều xúc cảm cùng loại khi
rung cảm trước vẽ đẹp của thiên nhiên, con người, cỏ cây, hoa lá
tình cảm thẩm mỹ xuất hiện ở trẻ.
Nhìn chung xúc cảm và tình cảm của trẻ phong phú nhưng có
những đặc điểm sau đây:
Dễ dao động, dễ thay đổi, dễ khóc, dễ cười.
Xúc cảm chi phối mạnh vào các hoạt động tâm lý, vì vậy hiện
thực đối với trẻ bao giờ cũng mang màu sắc cảm xúc mạnh mẽ, thích
cái gì thì đòi bằng được cái đó, không thích thì vứt đi
2. Ý chí:
Tính mục đích phát triển từ tuổi lên 2 khi trẻ đã làm chủ được
một số hành vi của mình. Từng bước một, trẻ 4 tuổi có thể điều
khiển được quá trình ghi nhớ và nhớ lại một “tài liệu” nào đó do
người lớn giao cho, ghi nhớ một bài thơ ngắn trẻ thích.
Do hiểu được nhiều hành vi ngôn ngữ và biết sử dụng những
hành vi ngôn ngữ, trẻ có thể bước đầu vận dụng để lập kế hoạch
hành động và chỉ đạo hành động, trẻ thường nói to khi hành động.
Việc phát triển, bộc lộ ý chí của trẻ mẫu giáo nhỡ phụ thuộc
vào các nhiệm vụ mà người lớn giao cho trẻ ( nhiệm vụ phải vừa
sức với trẻ).
Để giáo dục ý chí cho trẻ, cần phải giáo dục động cơ cho trẻ.
Thường ở lứa tuổi này mục đích và động cơ trùng nhau, chưa tách
ra được.
V. SỰ PHÁT TRIỂN ĐỘNG CƠ VÀ SỰ HÌNH THÀNH HỆ
THỐNG ĐỘNG CƠ:
Cuối tuổi mẫu giáo bé, trong hành vi của trẻ đã xuất hiện
những loại động cơ khác nhau, nhưng những động cơ ấy còn mờ
nhạt, yế ớt, tản mạn.
Đến cuối tuổi mẫu giáo nhỡ, các động cơ đã xuất hiện ở tuổi
mẫu giáo bé được phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt đến cuối tuổi mẫu
giáo nhỡ và lớn thì những động cơ đạo đức thể hiện thái độ của trẻ
đối với những người khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong
sự phát triển các động cơ hành vi.
Từ tuổi mẫu giáo nhỡ, những động cơ “ vì xã hội” bắt đầu
chiếm vị trí ngày càng lớn trong số các động cơ đạo đức. Trong thời
kỳ này, trẻ đã hiểu rằng những hành vi của chúng có thể mang lại lợi
ích cho những người khác và chúng bắt đầu thực hiện những công
việc vì người khác theo sáng kiến của riêng mình.
Động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn trở nên nhiều
màu nhiều vẻ: động cơ muốn tự khẳng định mình, động cơ muốn
nhận thức, muốn khám phá thế giới xung quanh, động cơ thi đua,
động cơ xã hội Cần phải quan tâm đến nội dung động cơ của trẻ,
cần phải phát huy động cơ tích cực và ngăn chặn động cơ tiêu cực.
Ở lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc theo
thứ bậc của các động cơ, được gọi là hệ thống thứ bậc các động cơ.
Đó là một cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ
mẫu giáo.
Trong hệ thống thứ bậc này, các động cơ được sắp xếp theo ý
nghĩa quan trọng của mỗi động cơ đối với bản thân đứa trẻ. Trước
một công việc, mỗi trẻ em đều có thể có một hệ thống thứ bậc các
động cơ thúc đẩy. Sự khác nhau giữa trẻ em ở đây rõ nhất là trong
hệ thống thứ bậc của động cơ, xem động cơ nào chiếm ưu thế nhất.
Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn và ảnh
hưởng của cuộc sống bên ngoài mà trẻ tiếp xúc.
Hệ thống thứ bậc các động cơ được hình thành ở tuổi này
khiến cho toàn bộ hành vi của trẻ nhằm theo một xu hướng nhất
định. Đây là điểm khác với hành vi của trẻ mẫu giáo bé.
Ở trẻ mẫu giáo nhỡ trở đi, hành vi của chúng tương đối dễ xác
định. Nếu động cơ vì xã hội chiếm ưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những
hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại nếu động cơ nhằm
thoả mãn quyền lợi riêng chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp
trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi cá nhân ích kỷ,
dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng về quy tắc đạo đức xã hội.
Đối với những đứa trẻ này cần áp dụng những biện pháp giáo dục
thích hợp, có hiệu quả nhằm thay đổi những cơ sở của nhân cách đã
được hình thành một cách bất lợi này, trước hết phải cảm hoá trẻ
bằng tình yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi ở chúng sự yêu thương
và quan tâm đến những người xung quanh, tạo ra những tình huống
để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp.
Bài 8 : ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
TRẺ TUỔI MẪU GIÁO LỚN
I. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN:
Học tập ở mẫu giáo lớn vẫn là “ Học mà chơi, chơi mà học”.
Học theo nghĩa là chơi theo một trình tự hành động gần giống như
học, bởi lẽ việc thiết kế “ Học mà chơi” thể hiện:
Nội dung học vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng của
“tiết học “ là những kiến thức rất cụ thể, trực quan sinh động.
Các trình tự học tập diễn ra giống với tiết học, nhưng không
nghiêm ngặt, căng thẳng như tiết học. Nhưng tiết học vẫn đủ các
bước lên lớp như: tổ chức lớp, tiến hành tiết dạy ( vào bài, nêu câu
hỏi đặt vấn đề, giảng giải khái niệm), kết thúc tiết dạy bằng cách cho
trẻ nhắc lại những khái niệm đã học ( củng cố bài)
Những chức năng tâm lý diễn ra trong “ tiết học “ giống như
tiết học ở lớp một, học sinh phải chú ý nghe cô hướng dẫn, giảng
giải, phải sử dụng các hình thức nhớ, các thao tác tư duy diễn ra
theo yêu cầu của tiết học. Ý thức được huy động đến mức tối đa để
hiểu bài.
Quan hệ bạn bè trong khi “ Học mà chơi “ cũng được thiết lập
gần như quan hệ bạn bè ở lớp một, quan hệ cô và trẻ cũng tương tự
như cô giáo và học sinh ở lớp một nghĩa là cô có thể đứng “giảng
bài” nhưng cũng có thể ngồi cùng trẻ để giải thích, phân tích chứng
minh. Ngôn ngữ của cô vừa mạch lạc, rõ ràng vừa diễn cảm, đặc biệt
ở môn truyện, thơ lại kèm cả tranh, ảnh
Các “tiết” học âm nhạc, nghệ thuật tạo hình đã khơi dậy
hứng thú học tập thật sự đối với trẻ.
Tóm lại: Trẻ tập làm quen với các tiết học để lĩnh hội những
tri thức đơn giản gần gũi đối với trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ vào lớp
một. Trẻ dần dần nhận thức được nhiệm vụ học tập, bổn phận,
trách nhiệm của học sinh phải làm gì cho cô giáo vui lòng, bạn bè
yêu mến.
II. SỰ PHÁT TRIỂN CHÚ Ý CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN:
Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ biết
hướng ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập
hoặc lao động tự phục vụ.
Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37 – 51 phút, đối tượng
chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu
biết của trẻ.
Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2,3 đối tượng cùng một
lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao
động.
Di chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển
tốt. Sự phân tán chú ý ở trẻ còn mạnh, nhiều khi trẻ không tự chủ
được do xung lực bản năng chi phối. Do vậy cần thay đổi đồ chơi,
trò chơi hấp dẫn hơn.
Ở giai đoạn này ý nghĩa của âm thanh làm cho trẻ đã chú ý
nhiều. Từ âm thanh bên ngoài, trẻ biết chú ý tập trung vào sự suy
nghĩ, cảm xúc bên trong óc trẻ. 
Cần luyện tập các phẩm chất chú ý cho trẻ qua các trò chơi và các
tiết học.
III. SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ TUỔI MẪU
GIÁO LỚN:
Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ theo các hướng:
Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: Trẻ
biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói.
Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển.
Các tính chất ngôn ngữ thường gặp ở trẻ 5 – 6 tuổi là:
Ngôn ngữ giải thích, trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng
thích giải thích cho các bạn.
Ngôn ngữ tình huống (hoàn cảnh) do giao tiếp với người xung
quanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong
khung cảnh.
Tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh
từ, nên câu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng.
Tính địa phương trong ngôn ngữ nền văn hoá của địa phương,
cộng đồng thể hiện rõ trong ngôn ngữ của trẻ ( nói ngọng, nói mất
dấu )
Tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua các sắc thái khác nhau của trẻ,
đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm
Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính chất của
ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương
mẫu về lời nói của người lớn.
III. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA
TRẺ MẪU GIÁO LỚN:
Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ
bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 – 5 tuổi nhưng chất
lượng mới hơn. Thể hiện ở:
Mức độ phong phú của các kiểu loại
Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức
hơn.
Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn.
Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn.
Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển.
Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới quá trình tâm lý phát triển mạnh
mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy.
Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các
thao tác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện,
hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa
Đặc tính chung của sự phát triển tư duy:
Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật,
hình ảnh mà ngay cả từ ngữ.
Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến
khách quan, hiện thực hơn. 
Dần dần trẻ phân biệt được thực và hư.
Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian,
quan hệ xã hội
Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối
với hành vi.
Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức
năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính
linh hoạt, độ mềm dẻo
Ở trẻ 5 – 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động
trực quan vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà
cả loại tư duy hình ảnh trực quan, tư duy trừu tượng dược phát
triển ở trẻ. Loại tư duy này giúp trẻ đến gần với hiện thực khách
quan.
V. SỰ PHÁT TRIỂN XÚC CẢM, TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ
CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN:
1. Sự phát triển xúc cảm và tình cảm:
Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè.
Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 – 5 tuổi,
mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao
tiếp với những người xung quanh.
Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa
tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành như: Tình
cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo, với người
thân, người lạ
Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang
tính chất tình huống.
Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận
thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú
của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích
cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công
thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.
Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực
hành vi tốt, xấu. Qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói
quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho
trẻ Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui
lòng mọi người.
Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm
nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh Cùng với những nhận thức
về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp
học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn ( lúc đầu theo
chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh giá của những người xung
quanh ) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển.
3. Sự phát triển ý chí:
Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn
giao cho nhiều việc nhỏ Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của
hành động. Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố
gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn được nghe kể chuyện nhiều
hơn nhưng không được cô giáo đáp ứng, phải chuyển trò chơi mà
trẻ không thích.
Tính mục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn
thành công việc. 
Tình kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp “công việc” vui chơi và
phải quét nhà, nhặt rau để khi mẹ về là mọi việc phải xong cho mẹ
hài lòng.
Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần được hình thành ở trẻ.
Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo
dục, các biện pháp giáo dục của cha mẹ, cô giáo và những người lớn
xung quanh.
VI. SỰ XÁC ĐỊNH Ý THỨC BẢN NGÃ:
Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tự tách mình ra khỏi người
khác đã được hình thành từ cuối tuổi ấu nhi. Tuy nhiên phải trải
qua một quá trình phát triển thì ý thức bản ngã của trẻ mới được
xác định rõ ràng.Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ mới hiểu được mình
như thế nào, có những phẩm chất gì, những người xung quanh đối
xử với mình ra sao, và tại sao mình có hành động này hay hành
động khác ý thức bản ngã được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh
giá về thành công và thất bại của mình, về những ưu điểm và
khuyết điểm của bản thân, về những khả năng và cả sự bất lực nữa.
Để đánh giá bản thân một cách đúng đắn, đầu tiên đứa trẻ phải
học cách đánh giá người khác và nghe những người xung quanh đánh
giá mình như thế nào. 
Thoạt đầu sự đánh giá của trẻ về người khác còn phụ thuộc
nhiều vào thái độ của nó đối với người này. Chẳng hạn mọi đứa trẻ
đều đánh giá mẹ mình bao giờ cũng tốt.
Cuối tuổi mẫu giáo lớn, trẻ nắm được kỹ năng so sánh mình
với người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn
hơn và cũng là cơ sở để noi gương những người tốt, việc tốt.
Ở tuổi mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong
sự phát triển giới tính của trẻ. Trẻ không những nhận ra mình là trai
hay gái mà còn biết nếu mình là trai hay gái thì hành vi này phải thể
hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính của mình.
Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và
điều chỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn
mực, những quy tắc xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội.
Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực
hiện các hành động có chủ tâm hơn. Nhờ đó các quá trình tâm lý
mang tính chủ định rõ rệt.
VII. BƯỚC NGOẶT 6 TUỔI VÀ SỰ CHUẨN BỊ VỀ MẶT
TÂM LÝ CHO TRẺ VÀO HỌC LỚP 1:
Thời điểm lúc trẻ tròn 6 tuổi là một bước ngoặt quan trọng của
trẻ em. Ở độ tuổi mẫu giáo lớn là thời kỳ trẻ đang tiến vào bước
ngoặt đó với sự biến đổi của hoạt động chủ đạo. Hoạt động vui chơi
vốn giữ vị trí chủ đạo trong trong suốt thời kỳ mẫu giáo, nhưng vào
cuối tuổi này không còn giữ nguyên dạng hoàn chỉnh của nó, những
yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh.
Cuối giai đoạn mẫu giáo lớn, trẻ đã có những tiền đề cần thiết
của sự chín muồi đến trường về các mặt tâm sinh lý, nhận thức, trí
tuệ ngôn ngữ và tâm thế để trẻ có thể thích nghi bước đầu với điều
kiện học tập ở lớp 1.
Việc chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 là chuẩn bị những tiền đề,
những yếu tố của hoạt động học tập để có thể thích ứng tốt nhất,
nhanh nhất đối với việc học ở lớp 1. Có thể có hai lĩnh vực cần
chuẩn bị:
Chuẩn bị chung, tổng quát cho trẻ bao gồm:
Chuẩn bị về thể lực: bảo đảm cho trẻ khoẻ về thể xác và tinh
thần, dẻo dai và linh hoạt, năng lực phối hợp các vận động cơ bản.
Chuẩn bị về trí tuệ: óc tò mò ham hiểu biết, óc tưởng tượng,
chú ý, trí nhớ, tư duy
Chuẩn bị về một số nét nhân cách: một số nét ý chí của nhân
cách (Tính chủ định, tự lập, kiên trì), một số nét nhân cách biểu
hiện thái độ đối với xã hội và bản thân (lòng tự trọng, tự đánh giá,
tinh thần hợp tác)
Chuẩn bị chuyên biệt: là sự chuẩn bị những năng lực và phẩm
chất chuyên biệt, trực tiếp giúp trẻ dễ dàng và nhanh chóng thích
ứng với việc tham gia vào các tiết học, môn học ở lớp 1. Cụ thể là:
Chuẩn bị cho trẻ dễ làm quen, thích ứng với hình thức “ tiết
học “ ở lớp 1 và cấp tiểu học sau này.
Chuẩn bị về động cơ học tập.
Chuẩn bị về nhận thức nhiệm vụ học tập.
Chuẩn bị về cách học.
Việc chuẩn bị tốt các nội dung trên sẽ giúp trẻ nhanh chóng
thích nghi, thích ứng trường học.
( Hết )
Nguồn: tamlyhoc.net
Edited, Formated & Converted by Lửa
Hanoi, 25/08/2007

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tam_ly_hoc_tre_em_dao_tieu_vu.pdf