Tài liệu Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược - Dương Văn Vượng (Phần 1)

Tóm tắt Tài liệu Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược - Dương Văn Vượng (Phần 1): ...: Thuộc sông Hát có 3 cửa : Kinh Thanh, Trầm Phương, Hoàng Đan. Các cống này thời Minh Mệnh đã gia cố, gần đây lại có sửa thêm. - Huyện Phong Doanh : Thuộc sông Hát có 8 cửa : Quỹ Độ, Bồng Xuyên, Phong Xuyên, Vọng Doanh, Sở Trung, Cầu Cổ, Thử Mễ, Đông Duy. Các cống này có Phong Xuyên, Vọng Doanh...1509 – 1511). Nguyễn Ý : người xã Thư Nhi [Thụy Nhi nay là Ngọc Thỏ] huyện Giao Thủy đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) làm quan Thái bộc. Vũ Đoan: Người xã Đồng Lư huyện Giao Thủy, đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi niên hiệu Thống Nguyên t...h Bắc phần Việt Nam, ông cáo quan về quê. Tác phẩm có Tỉnh ông thi tập. Khiếu Năng Tĩnh : Người xã Chân Mỹ huyện Đại An, tỉnh Nam Định, đỗ Cử nhân khoa Mậu Dần (1878), đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn (1880), quan Đốc học Hà Nội, rồi Quốc tử giám Tế tửu. Ông có rất nhiều học tr...

pdf89 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược - Dương Văn Vượng (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u
khi có kẻ xúi giục chia rẽ khách dân, phương dân, nhưng từ chánh tổng lý trưởng, đều
không bới sự đánh đấm nhau, cùng nhau sánh vai làm ăn đoàn kết gánh vác sự vụ.
Thời vua Tự Đức quan khâm sai đem việc tâu vua. Lần vua ra bắc có đến làm bài ngự
chế khen treo ở đình: “Bất thính tha ngôn ngữ, do tuần cổ lệ thi. Bắc nhân lai mậu
dịch, nam địa snả miền ty. Dĩ thiện vi căn bản, hành nhân tị thị phi, vô quai thần tục
hữu, vô phá hiếu tâm quy. Đồng cư đồng đảm trách,hà nhẫn hựu phân kỳ!”. (Chẳng
nghe ai xúi những lời, vẫn nơi lệ cổ yên vui mà làm. Bắc thì buôn bán có hàng, nam
thì trồng cấy tơ vàng bông thô. Lấy điều lành để hẹn hò, vì nhân tránh việc mơ hồ
khen chê. Cùng nhau gánh vác nặng nề, ở ăn sao nỡ tính bề phân chia).
ĐÀN BÀ TIẾT NGHĨA
Thiều Dương công chúa : chúa là con nhỏ của Trần Thái Tông, tuy ít tuổi
song rất mến yêu cha mẹ, khi vua cha mất, chúa buồn rầu bèn chết theo.
Phạm Thị Thục Côn : Bà người xã Thượng Lỗi huyện Mỹ Lộc, thời Bắc
thuộc giúp cha mộ quân theo Trưng Vương chống Tô Định thu phục thành trì đất
Lĩnh Nam. Sau nhà Hán cử Mã Viện sang đánh dẹp, bà thất trận nhảy xuống sông tự
trầm, nay hai xã Thượng Lỗi, Tức Mạc cùng huyện đều có tôn thờ.
Nguyễn Thị Tấu : Người xã An Cổ huyện Thượng Nguyên ( có bản chép
người xã Dị Sử huyện Thượng Nguyên. 15 tuổi lấy chồng sinh được một con trai, qua
ba năm chồng mất, thị ở một mình nuôi con. Anh ruột của thị muốn đem thị gả
chồng, thị cắt tóc thề không thay đổi. Năm Thành Thái thứ 3 (1892) được trên khen
có biển chũ “Đệ nhất hạng tiết phụ” và ban cho 15 lạng bạc.
Phạm Thị Đoan : Người xã Tiểu Liêm huyện Thượng Nguyên. Năm 20 tuổi
lấy chồng tên là Trần Danh Nghiễm người xã Nghĩa Lễ, mới được hơn một năm
82
chồng mất, nàng bị nhà chồng ép lấy chồng, nàng bèn viết lời từ tạ bố mẹ rồi giao
đầu vào tường tự tử.
Giang Thị Thuyết : Người xã Phù Hoa huyện Mỹ Lộc, thời Minh xâm lược
nước ta, quan quân thấy thị đẹp gái thường đến ve vãn, thị bàn với chồng khuyên
chồng cùng ba con dời về quê ngoại Gia Viễn cư trú, rồi thị mở tiệc chiêu đãi mời
quan trấn thủ Trương Minh cùng bè lũ hơn bốn mươi tên, thác việc giỗ bố chồng.
Chung quanh nhà vườn thị đào hào cắm chông sắt, bên trong hào chất củi cỏ đổ dầu,
thị thân chuốc rượu cho cả lũ vui say rồi đốt lửa, lửa bốc cao thị dẫn chúng chạy
nhưng chẳng có lối nào chạy thoát, chúng cố vượt lửa bị chết, không vượt cũng chết
còn thị thì nhảy xuống giếng tự vẫn. Sau khi đất nước bình định, Lê Thái Tổ sai Vũ
Vĩnh Trinh người xã an Cự huyện Thiên Bản đỗ khoa Minh Kinh năm Kỷ Dậu
(1429) quan Hàn lâm viện đại học sỹ về đặt lễ quốc tế trên nền nhà cũ, cho xây miếu
thờ ban tiền cho chồng con dựng nhà ở bên. Bài thơ của Vũ tướng công khen thị :
Phù Hoa Giang thị thị hà nhân
Thảo tặc thần mưu bất cố thân,
Kháng Bắc hoả công nam diệc quý,
Nghi tồn miếu vũ tự thiên xuân.
(Phù Hoa Giang thị là ai,
Liều thân báo quốc để trai thẹn thùng,
Trừ Minh bày thế hoả công,
Miếu đền thờ tự nói cùng kẻ sau).
Tống Thị Phúc : Người xã Cát Đằng huyện Vọng Doanh, thời Lê Mạt năm
Cảnh Hưng thứ 5 (1745) thị đã có chồng và 5 con, thế nhưng vẫn thuộc loại đẹp gái,
dẫu nhà nghèo chồng ốm, con nhỏ, quan trấn thủ sở tại là Trần Hữu Đức thấy thị vất
vả làm lụng thường đem tiền của đến giúp đỡ, nhưng thị kiên quyết không nhận, tên
Trần đe doạ thị cũng không sợ. Biết thị rất yêu chồng con, tên Trần liền lừa lúc thị đi
làm bắt chồng con giam lại, thị bèn lên doanh trại tên Trần xin cho chồng con về, thì
thị sẽ lên ở với Trần, thấy thị làm như lời hứa Trần rất mừng đưa rượu chúc thị, thị
uống chúc Trần và nói Trần gọi cả bọn uống rượu nữa. Lúc ngà ngà say thị rút dao
đâm chết tên Trần và cả bọn hơn 10 tên rồi thị chạy ra sông nhảy xuống dòng sông
chảy xiết tưởng tự trầm nhưng mới trôi được một dặm thì dạt vào bờ. Lợi dụng đêm
thị chạy về xã Yên Vệ cạo đầu náu ở chùa cùng với bà cô ruột rồi thị tìm về với
chồng con ở xã Cam Giá tại Ninh Bình. Quan sau tâu lên được trên ban biển vàng
khen có lời của Hương cống Lê Bá Cẩm người xã Tiêu Bảng huyện ý Yên đỗ khoa
Nhâm Ngọ:
Bất thụ cường quyền triển thú tâm,
Đan đao sát tận thập dư nhân.
Nữ thân cần khổ vô năng giả,
Thiên quyến bần gia giải nhất truân.
(Không chịu cường quyền có thú tâm,
Nghĩ mình thân gái trót sa chân,
Một dao giết hết mười tên giặc,
83
Trông lại trời thương cảnh khốn bần).
Treo ở đình trung.
Nguyễn Thu Phương : Nàng là con gái thứ tư ông Nguyễn Dung Qúy, người
xã Dũng Trí phủ Xuân Trường. Năm 14 tuổi lấy chồng, đến năm 20 tuổi đã có bốn
con trai. Chồng là Đỗ Văn Hùng thường đi đánh chài, năm chồng 22 tuổi ốm yếu
nhiều không đi làm được, lý trưởng vẫn thúc thuế sưu. Nhà không còn tiền gạo gì, tên
Lý Huy cùng lệ đánh chồng, thị lăn đến ôm chồng gạt bọn chúng ra rồi van xin chúng
3 ngày nữa nộp đủ. Thị về nhà đẻ xin tiền mua thuốc cho chồng uống rồi đêm bơi
sang xóm bên lấy trộm thuyền nhỏ chở chồng con đi tránh ở nhà một cô bạn lấy
chồng tại đất xa Hương Tảo. Xong xuôi thị mới về nhà. Đến hẹn Lý Huy cùng bốn
tên nữa tới đòi tiền, để bọn chúng vào nhà thị dùng dao mác chém chết cả năm tên rồi
chạy ra sông cái tự trầm. Hoàng Kim Chung người xã Phú Khê huyện ý Yên, đỗ Cử
nhân khoa ất Mão (1855) thời Tự Đức, khi đi qua biết việc đã qua 5 năm, ông khuyên
sở tại nên lập đền thờ Nguyễn thị rồi cúng 10 quan tiền và một bài thơ khắc gỗ sơn
son:
Khuyển dương chi thế việc phi thần,
Tróc thuế lang tâm bất cố bần,
Nguyễn thị huy dao trừ tố hận,
Xổ hàng giang bạn điếu trầm nhân.
(Thế loài dê chó không thiêng,
Thuế đòi chẳng đoái nỗi riêng cảnh nghèo,
Vung dao lý dịch hồn tiêu,
Dưới sông Nguyễn thị hiểu nhiều lòng tôi)
Trần Thị Hường : Người xã Hào Kiệt huyện Thiên Bản, năm 16 tuổi lấy
chồng là Nguyễn Huyến qua ba năm chưa có con chồng chết. Năm Gia Long thứ
7(1809) quan huyện thấy có sắc đẹp muốn cưỡng bức đưa đi. Nàng dùng kế hoãn
binh sau khi giỗ chồng, viết lại bức thư để lại gửi cho nhà chồng và nhà đẻ rồi vào
miễu Trấu nhảy xuống giếng sau tự trầm. Thư rằng: “Phụ mẫu chi quan dục cưỡng
nhi, tự gia thụ giáo nhất phu tuỳ, thử sinh vi tận nhiên vô lộ, lâm sứ tầm phương khứ
vọng quy. Vọng quy nguyện dĩ toàn thê phận, tuyền hạ đồng kiên bất quý hài, nhược
ngộ Diêm quân ưng tố sự, phân minh thủy mạt tại trần ai. (Phụ mẫu chi quan muốn
lấy con, một chồng được dạy tựu gia môn, kiếp này chưa hết nhưng không lối, vào
miếu tìm nơi trở lại vườn. Lại vườn cho vẹn đạo theo chồng, không thẹn ngang vai
dưới suối vàng. Trước mặt Diêm vương bày tỏ nỗi, thế gian oan ức lệ muôn hàng.
Minh Mệnh năm đầu (1820) được ban biển vàng có chữ “Thiên cổ hy kỳ” (Từ xưa
hiếm lạ).
Phạm Thị Ninh : Người xã Cao Phương huyện Thiên Bản, lấy chồng là Vũ
Đình Nhuệ một năm chưa trọn thì bố mẹ chồng chết rồi chồng cũng chết. Nàng ở vậy
thờ phụng ông bà của chồng cũng không chịu đi bước nữa, mặc dầu nàng cũng đẹp
gái mà chưa có con, lo việc chôn cất cải tang bố mẹ và chồng chu tất. Năm Minh
Mệnh 11 (1831) có biển vàng khen “Trinh hiếu khả phong” còn cho 50 lạng bạc
dưỡng lão. Sau dân làng bầu hậu vào chùa.
84
Vũ Thị Thận : Người xã Hoành Nha huyện Giao Thủy. Năm 16 tuổi lấy
chồng là Cao Xuân Tân, năm 20 tuổi, chồng con đều chết cả, thị ở vậy nuôi mẹ
chồng. Nhiều người thấy thị xinh đẹp nết na muốn hỏi nhưng thị kiên quyết từ chối.
Mẹ chồng cũng ngọ ý bảo thị tùy theo, thị nói: Gái chỉ một chồng, người không phải
là giống lợn. Năm Tự Đức thứ 22 (1850) thị ngoài 50 tuổi, quan tỉnh đề tấu được trên
chuẩn cấp 20 lạng bạc và chữ: “Nhật nguyệt kính huyền”. (Treo gương nhật nguyệt).
Trần Thị Quân : Người xã Phú ốc huyện Mỹ Lộc. Năm 15 tuổi lấy chồng,
năm sau sinh được một trai, quyền môn nhiều kẻ nhòm ngó với ý lấy chồng hèn yếu,
thị đã kiên quyết không theo. Lúc con được hơn một tuổi chồng chết thị vẫn nhất
mực như cũ. Năm Thành Thái thứ 7 (1896) được trên ban 15 lạng bạc và biển vàng
có chữ: “Tiết hạnh khả phong”.
Ngô Thị Huy : Người xã Đò Quan huyện Nam Chân, năm 16 tuổi lấy
chồng là Trần Khắc Tần. Vợ chồng nhà nghèo, yêu quý nhau được ba con trai. Quan
Tri huyện thông lưng với tên xã trưởng lừa bắt thị đem về huyện, đem lời dụ dỗ lấy
hắn thì chồng con vẫn no ấm mà mình được hiển vinh. Thị từ chối nhưng hắn cố ép
làm nhục, thị dùng ghế đập chết quan huyện, đêm trốn về đưa chồng con xuống
thuyền bảo em chồng chở đi lánh nơi xa, còn thị quay lại giết chết cả nhà tên xã
trưởng Lý Hùng có 6 người lính huyện vây thị định bắt, thị dùng dao dài đâm chết
được ba tên sau đó lấy dao ngắn tự sát. Bấy giờ là năm thứ 41 niên hiệu Cảnh Hưng.
Năm Gia Long thứ 2 có chiếu phong tám chữ “Bất thụ cường quyền, lực phù chính
đạo” (Quyết không chịu cường quyền, ra sức phò chính đạo) treo ở đình làng và cho
người trong họ 50 lạng bạc sai dựng miếu thờ trên nền nhà cũ.
Trần Thị Sửu : Người xã Dịch Diệp huyện Trực Ninh, lấy chồng họ Phạm,
năm 17 tuổi sinh được một trai, năm 19 tuổi chồng chết. ở một mình nuôi con thành
đạt. Con bà tên là Phạm Vũ Mẫn làm quan án sát Nam Định.
Đinh Thị Yến : người xã Gia Trạng, Phan Thị Hiệp người xã Dương Hồi, Vũ
Thị Viễn tại xã Hưng Lộc đều thuộc huyện Đại An(1). Ba thị này đều chồng chết ở
vậy nuôi con, phụng dưỡng cha mẹ chồng, đến tuổi già vẫn không có tiếng xấu. Tỉnh
thần tâu lên vua Tự Đức đều được ban tiền bạc khuyến khích.
[Chú thích : (1) Huyện Đại An: Xã Gia Trang, xã Dương Hồi nay thuộc về miền hạ huyện ý
Yên. Xã Hưng Lộc nay thuộc miền thượng huyện Nghĩa Hưng.]
Đỗ Thị Tâm : Người xã Nguyệt Mại huyện Thiên Bản, 16 tuổi lấy
chồng, 20 tuổi chồng chết, nàng ở một mình dạy con học hành. Năm Kiến Phúc Giáp
Thân (1893) con nàng đỗ Cử nhân, năm Thành Thái thứ 4 (1883) thi hội vào tới tứ
trường.
Hoàng Thị Cúc : Người xã Khang Cù huyện Nam Chân. Năm Thị Cúc
15 tuổi lấy chồng người cùng làng là Lê Văn Tố. Nhà nghèo hai người lấy nhau được
6 năm, sinh được 4 con trai. Năm Thị Cúc 21 tuổi, chồng đi sang bên Bắc quốc học
nghề, chồng đi được 6 tháng thì thị để con cho bố mẹ đẻ rồi sang bên Bắc quốc, làm
con nuôi một bà cụ cũng có một con gái, làm hàng ăn lấy Lê Văn Tố. Văn Tố không
biết hai người lấy nhau sinh được 3 con, tức qua 5 năm Văn Tố mới về quê làm nghề
thuốc bắc. Văn Tố gặp lại vợ, nghi hoặc vợ, định đuổi vợ đi, sau vợ nói rõ sự tình,
Văn Tố mới hối hận không đuổi vợ đi nữa. Huyện quan biết việc, đề tấu vua Cảnh
85
Hưng, được cho bức hoành phi có bài thơ của Ngô Khắc Cẩn người xã Lộng Điền
huyện ý Yên đỗ Hương cống thời Cảnh Hưng khoa Nhâm Ngọ :
Nhất niệm tòng phu bất cảm vi,
Hùng tâm vị quý dữ nam nhi,
Vãn lai đãn uý sơn khê hiểm,
Bắc quốc hà nhân hữu thử kỳ.
(Theo chồng sau trước một niềm,
Lòng hùng không thẹn sự hiềm nữ nhi,
Núi rừng bao độ hiểm nguy,
Con trai Bắc quốc so thì cũng thua).
NGHỊCH TẶC
Vũ Đình Dung : Người xã Ngân Già huyện Nam Chân (nay là xã Gia Hoà
huyện Nam Trực) năm Cảnh Hưng Canh Thân (1740) hắn cùng Đoàn Danh Chấn tụ
hội, chúng khởi loạn. Nơi đây không có đồn luỹ, lợi dụng đầm lầy thủ hiểm, hành
quân không có trận pháp, khi ra trận cầm song đao liều chết xông vào chém giết,
quan quân triều đình nhiều phen điêu đứng. Các vùng Nam Chân, Đại An, Mỹ Lộc,,
Thiên Bản đều bị chùng khống chế cả. Trịnh Doanh bực bội đem quân thân chinh,
đến giữa mùa đông mới dẹp được. Sau đó đổi tên Ngân Già ra Lai Cách.
Vũ Huy Lục : Người xã Duyên Hưng huyện Nam Chân, khoảng năm Gia
Long thời Nguyễn giặc tự xưng chức chỉ huy sứ, do vậy có tên là chỉ Sáu. Hắn cùng
người xã Ngọc Tỉnh là Nhị Ngọc, xã Liên Tỉnh là Tham Luận giúp đỡ lẫn nhau để
quấy phá. Triều đình đem quân bắt được Ngọc Luận ngay, còn Lục thì chống nhau
với quan quân đến hơn mười năm, đánh qua hơn 60 trận. Thế cô hắn chạy về Hưng
Hoá, Ninh Bình, rồi dần dần bị người nhà hôn khế lập mẹo bắt dưới sự chỉ huy của
Đội Lực tại xã Nguyệt Mại nộp lấy thưởng.
Trần Văn Hiệp : Người xã Đò Quan huyện Vọng Doanh. Vào quang niên hiệu
Vĩnh Khánh, quan trấn thủ sở tại thu thuế quá lạm, lại không thương dân nghèo, đánh
đập họ. Họ liền tụ hội suy tôn Văn Hiệp làm đội trưởng. Bấy giờ dân chúng cả vùng
Đại An, Vọng Doanh đều lũ lượt đi theo tới hơn hai ngàn người. Đánh qua hai trận,
các đồn lũy của quan triều đều bị phá tan, nhưng Văn Hiệp không ham đánh hắn
tuyển lấy hơn 500 người vượt rừng về đất Thanh Hoá làm giặc cỏ nên không bị quân
Trịnh đánh dẹp. Tại Thanh Hoá hắn thỉnh thoảng chụp xuống các nơi đồn luỹ, thu lợi
rồi tản mát rút lui. Năm ngoài 70 tuổi hắn cùng vợ con sang đất Ai Lao.
Lương Vũ Toàn : Người xã Mai Sơn huyện ý Yên. Năm Cảnh Trị thời Lê, do
nhà bị quan bản huyện mua đất không trả tiền. Vũ Toàn vì thiếu phải bán ra chân núi
Phương Nhi mua gà thả ở đó. Sau một tháng quan huyện người cùng họ là Lương
Xuân Quang không trả tiền, làm cho Trần Suy dẫn con đến đòi tiền đánh Vũ Toàn,
Vũ Toàn bị thâm tím khắp người đến huyện hỏi tiếp, Xuân Quang nói ta không trả thì
ngươi làm được gì. Vũ Toàn về núi được vợ con chăm cho khỏi hẳn bán hết gà trả
nợ, rồi cùng gia đình 6 người cầm dao phục ở vườn sau nơi tư thất nhà quan nhân
86
đêm tối vào giết hết cả nhà hơn 10 người rồi về. Hắn đi tuyên truyền tụ hội được
quãng 200 người vây phá đốt trụi dinh huyện rồi rút về vùng núi Gia Viễn.
Lê Văn Quý : Người xã An Thái huyện Thiên Bản. Vào năm Hồng Phúc thứ 2
(1574), gặp năm đói kém mất mùa, dân chúng nhiều người bị chết, trong khi ấy quan
lại thì vứt bỏ phao phí thức ăn trôi sông phơi núi. Văn Quý tụ hội được hơn 100
người vây lị sở bắt giết huyện quan Lã Duy Trinh và tùy tùng hơn 60 người. Thanh
thế lớn dần hắn đi đánh phá các nhà giàu có lấy lương thực chia cho dân. Hai tháng
sau lại đánh cả các vùng Bình Lục, Thanh Liêm triều đình nhiều lần bại trận. Trịnh
Tạc cử đại quân sai quan trấn thủ Nguyễn Văn Huyên đánh dẹp, Văn Quý bị thua
chạy về nhà anh ruột Văn Phú, Văn Phú lừa bắt trình quan, khi đến dinh quan Văn
Phú lẩn về, Văn Quý bị hành tội.
Nguyễn Duy Cần : Người xã Cốc Thành huyện Đại An. Duy Cần nhà nghèo
hiếu học, lại có sức khoẻ, nhưng Duy Cần nối chí ông cha đi dạy học cũng tạm đủ ăn,
khi thấy ai nghèo thiếu Duy Cần bảo cứ cho con cháu ăn không lấy công, ai cũng quý
mến. Sau có bố vợ vợ lẽ của Duy Cần giàu có khuyên Duy Cần tụ quân, qua một năm
số người theo được hơn 400 người. Hắn bèn đi đánh phá dinh lũy của phủ và các nhà
giàu, nhưng rồi lại tản đi hết không có trại quân, do thế qua hai năm triều đình vẫn
không dẹp được. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1823) thì bị triều đình vây lớn đánh giữ, vợ
cả và con vợ cả đều bị quan quân bắt giết, hắn cũng bị thương nặng nhưng được vợ
thứ Hồ Thị Huyền ôm xuống thuyền nhân đêm trốn ra biển cùng con trai gái 5 người.
Đinh Văn Thuần, người xã Cát Đằng huyện Vọng Doanh, đỗ giám sinh thời Lê là
thầy dạy Nguyễn Duy Cần, khi nghe tin học trò thất trận, ông có bài thơ: “Văn môn
sinh Dương Cần bại thương, dữ thê tị khứ”:
Thế thượng tòng lai hữu bất bình,
Tòng lai hà hữu cảm quyên sinh,
Di cao bồi hạ song phi kiếm,
Giải khốn phù nguy lưỡng thủ kình.
Thượng mã vọng dân duy ổn lạc.
Thứ thê bão tị chí ân tình.
Ư tư ngã tại thùy đồng thuyết,
Liễu dĩ tâm thi uý lão hình !
(Nghe được việc học trò Duy Cần bại trận bị thương vợ ôm trốn nạn liền viết:
Từ xưa đời lắm bất bình,
Từ xưa ai dám quyên sinh mà làm,
San cao bồi thấp hai gươm,
Phò nguy giải khốn quyết đem sức mình.
Xông pha vì cứu sinh linh,
Vợ ôm chạy nạn ân tình nặng sâu.
Còn ta ai hiểu ta đâu,
Tuổi già ngâm ngợi đỡ sầu chốn quê).
Ngô Văn Liên : Người xã Dương A huyện Nam Chân, năm Hồng Thuận
nguyên niên (1509) vợ đi buôn bán ở rừng về, mộc nhĩ củi thổi, tại nhà có mẹ già và
87
em gái. Văn Liên để một con trưởng ở nhà trông coi mẹ cô và vườn đất, còn vợ cùng
8 người trên thuyền lênh đênh bán chác, nhà cũng gọi tạm đủ ăn. Tháng 7 năm ấy
quan sở tại đánh thuế quá nặng, Văn Liên xin khất giảm, tên quan Hoàng Văn Thái
không chuẩn, sai lính đến phá thuyền. Vô kế khả thi, Văn Liên liền đi kéo vó tép
kiếm ăn, ít lâu sau Văn Liên bị bắt giam, khi trốn về Văn Liên biết mẹ và em bị lính
huyện cùng lý trưởng đã đánh chết, Văn Liên uất ức bàn với vợ, vợ chồng Liên đem
hết con cái lên mạn châu Đà Bắc, lấy vợ cho con lớn, uỷ thác con lớn nuôi đỡ các em
để vợ chồng về quê làm mướn, khi nào làm được nhà ở yên ổn ở quê sẽ về. Nhưng vợ
chồng làm thuê cho một cái thuyền lạ chở hàng về Dương A, nhân đêm lần vào
huyện chém chết Văn Thái cả nhà cùng quan lại tới hơn 30 tên, nhưng bị quan quân
đuổi gấp, cả hai vợ chồng nhảy xuống sông tự trầm. Nguyễn Khản người xã Đông
Duy huyện Vọng Doanh đỗ giám sinh khoa Quý Dậu niên hiệu Cảnh Hưng đời Lê
quan đại lý Tự khanh, khi qua đất Dương A biết chuyện thì viết bài Hạ hộ nan ngôn:
Trú đạo vi quan cổ hữu ngôn,
Văn Liên bất giải phú quyền môn,
Thế gian sơ kiến hà vô khấp,
Bần khổ nan minh thủy mạt hoàn.
(Nhà hèn khó nói:
Các quan là lũ cướp ngày,
Giàu sang vẫn thế Liên hay chưa tường,
Sinh ra là khóc rõ ràng,
Khó nghèo bày tỏ nỗi nàng sao xong).
Tống Thị Thanh : Người xã Phương Khê huyện Tây Chân, nhà nghèo, mẹ bị
loà gần chỗ cất vó có nhà một ông đồ Đỗ Văn Tâm dạy học, cô tranh thủ lúc rỗi xem
trẻ viết học nên trở thành người biết đọc, viết khá thông thạo. Ông đồ mến yêu thị
thường gửi tiền gạo về nuôi mẹ thành ra thị có chửa với ông đồ lúc nào không rõ,
năm 20 tuổi đẻ được một con trai đặt tên là Đỗ Tống Hợp. Khi Đỗ Tống Hợp lên 3
tuổi thì ông đồ mất, thị mất chỗ nhờ song vợ ông đồ vẫn gửi tiền gạo cho bé, tất nhiên
là chỉ chút ít. Một lần quan khâm sai của nhà vương qua thấy cô đẹp gái muốn ve vãn
bèn cùng quan sở tại lý dịch mưu ép cô lấy hắn, cô không chịu chúng đã bắt mẹ cô bỏ
rọ buông sông, cô giận ôm con đi gửi vợ ông đồ rồi nhân đêm giết chết tên lý trưởng
Đặng Hàn, quan huyện Nguyễn Thế Phúc và đồng loã, tất cả 6 tên, sau đó lên chiếc
thuyền nhỏ ra sông đánh chìm tự tận. Nguyễn Văn Khôi người xã Yên Cừ huyện ý
Yên, đỗ Hương cống khoa Kỷ Dậu niên hiệu Hồng Đức, năm sau đi qua biết chuyện
có thơ vịnh :
Tán Phương Khê Tống gia nữ :
Hữu quyền hữu thế khởi vô nhân,
Tống thị gia bần bất cố lân
Tương mẫu đu giang hà thái nhẫn
Khuyến nhi đồng tịch vọng lưu ân
Cổ lai vị kiến ngu như thử
Hào bá đương tư trí quán quần
88
Nhất kiếm trừ gian thiên địa bạch,
Giang châu hận sự thượng truyền vân.
(Cô gái họ Tống đất Phương Khê:
Có quyền có thế những mang tâm,
Không đoái thương chi Tống thị bần,
Đem mẹ buông sông sao lại nỡ,
Khuyên con cùng chiếu thật vô nhân,
Xưa nay có kẻ ngu như vậy,
Sang trọng gờm ai trí quán quần,
Lưỡi kiếm trừ gian trời đất tỏ,
Mối hờn còn mãi xóm giang tân).
Cao Thị Hán : Người xã Lê Xá huyện Thượng Nguyên. Cô nhà nghèo nhưng
hiếu học lại đẹp gái, cô có yêu một người họ Lê, nhưng bố mẹ còn chần chừ chưa
quyết. Một nhà trưởng giả cùng huyện ở xã Ô Mễ giàu sang đến hỏi, ông bà hỏi cô,
cô nói đã yêu người học trò họ Lê rồi, bởi ông bà lại sợ quyền chức khuyên con đồng
ý lấy con trưởng giả họ Trần, nhưng cô quyết từ. Tên lý trưởng sở tại họ Bùi thúc
thuế dữ quá, số tiền thuế lớn gấp mười lần giá trị đất đai nhà ở, thế cùng ông Nguyễn
khuyên con cố gắng. Cô biết việc tính thượng đòi láo là mẹo tên Bùi nên cô giận lắm,
tiếp đến lính lại bắt cả nhà cô, bố mẹ, anh em 6 người giam lại, cô đến bàn với tên lý
Bùi xin trên tha về để cô đi lấy chồng, sau nửa tháng nhà sẽ trả hết nợ, tên Bùi hý
hửng trúng mẹo, sẽ được món tiền thưởng hậu của nhà trưởng giả nên xin quan huyện
thả về. Hôm sau cô đi cướp được một cái thuyền loại vừa, chở cha mẹ anh em trốn về
xã Động Xuyên huyện Thanh Liêm, còn cô mang kiếm đến giết vợ chồng lý Bùi và
cả nhà tên trưởng giả hơn 10 người. Được sự giúp sức của ba cô bạn Nguyễn Thị
Hiền, Đào Thị Hương, Mai Thị Huệ xông vào giết được 6 tên lính rồi xuống thuyền
nhỏ tìm lối ra sông to trốn thoát về đất Phương Trà huyện Gia Viễn. Không lâu Trần
Thuỵ, người xã Độc Bộ huyện Đại An, đỗ Nhị giáp Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1529) năm
Minh Đức, quan Hàn lâm Hiệu thảo, lúc qua có viết một vần thơ:
Thượng Nguyên Lê Xá tứ mỹ nhân,
Bất mãn tương đao sát đạo quần,
Hoán giới quyền môn nghi tác phúc,
Lôi đình giáng hoạ tốc lai vân.
(Thượng Nguyễn Lê Xá bốn cô,
Bất bằng tìm giết lũ rồ chẳng thương,
Quyền môn mau phải suy lường,
Trên trời giáng hoạ tỏ tường không lâu).
( Hết tập Thượng)
89

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tan_bien_nam_dinh_tinh_dia_du_chi_luoc_duong_van_vu.pdf
Ebook liên quan