Tài liệu Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc (Phần 1)

Tóm tắt Tài liệu Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc (Phần 1): ...ình tượng nhà thơ nhân dân ra khởi phát từ "nhà tiên tri" bằng nhà tù hoặc danh lợi" nhưng chúng đã bất lực. Nhà thơ Ba Lan Adam Mickievich đã cảnh cáo "kẻ nào nhằm các bậc tiên tri mà ném đá thì hãy coi chừng" trong bài thơ ông gởi "Các bạn bè tôi ở nước Nga" (1837). Hồi ấy, Puskin làm thơ ...húc tiểu thuyết này. PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN VẬT CHÍNH Grinov là người kể chuyện, cũng là nhân vật chính. Anh thuộc loại thiếu niên quí tộc vô tư được giáo dục "đúng cách" nghĩa là, giống như Onegin, anh cũng được một gia sư dốt nát người Pháp dạy dỗ. Chàng là người nhẹ dạ, vô tư, chỉ ước ...bại là do đức Chúa Trời giữ phần quyết định chủ yếu. Chủ đề 2 - Vĩ nhân và quần chúng - Vĩ nhân chính nghĩa, giản dị: đại tướng Nga Kutuzov - Vĩ nhân tên hề của lịch sử : hoàng đế Napoleon - Nga hoàng Alexander I rất mờ nhạt. Trong việc miêu tả Kutuzov, nhà văn bộc lộ mâu thuẫn. Nhà văn...

pdf43 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng về tư tưởng, về nghệ thuật và về tư duy tiểu thuyết. 
 Nhà báo trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc hồi đầu thế kỷ này đã đọc L.N.Tolstoi và 
hăm hở viết văn, coi Tolstoi như « người thầy lớn » - không chỉ trong việc viết 
văn mà còn ở tầm nhìn thế giới. 
Đọc thêm 
(1821-1881) 
 Dostoievski sinh ở Moskva, cha là bác sĩ quân y, ông nội thuộc gia đình 
quí tộc phá sản, làm linh mục ở một tỉnh nhỏ. Tính cách độc đoán khắc nghiệt 
của bố khiến thời trai trẻ của nhà văn chẳng được vui vẻ thoải mái. Mẹ xuất thân 
từ một gia đình thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ, bà hiền hậu thông minh có 
tâm hồn phong phú, say mê đọc tiểu thuyết. Bà sinh nhiều con và bà qua đời lúc 
Dostoievski 16 tuổi khiến nhà văn phải mang nặng suy nghĩ đau khổ. Gia đình 
nhà văn giữ truyền thống tập tục cổ và nghi thức tôn giáo. Từ nhỏ ông thích đi 
ngắm những công trình kiến trúc ở cung điện Kremli và nhà thờ. Kinh Thánh có 
ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn nhà văn sau này. 
 Những năm trung học, Dostoievski sống trong kí túc xá, đọc nhiều tác 
phẩm văn học Nga và nước ngoài, từ Puskin, Gogol, Lermontov... đến Hugo, 
Balzac, Shiller... Sau khi mẹ mất, anh vào Học viện kĩ thuật quân sự ở thủ đô 
theo lệnh của bố mặc dầu anh thích học khoa Văn ở Moskva. Tốt nghiệp, anh 
làm kĩ sư bản đồ chưa đầy một năm thì chán nản, bỏ nghề. Thôi việc năm 1844, 
Dostoievski bắt tay vào nghề viết văn với bản dịch xuất sắc tiểu thuyết Eugenie 
Grandet của Balzac ra tiếng Nga. Năm sau, Dostoievski viết xong tác phẩm nổi 
tiếng Những kẻ đáng thương hại (1845). Cuốn tiểu thuyết bằng thư này đã đưa 
nhà văn vào vị trí vững vàng trên văn đàn Nước Nga. 
 Tiểu thuyết Những kẻ đáng thương hại kể về mối tình trong nghèo túng 
của một công chức nhỏ Maca Devuskin với cô gái nghèo bệnh tật Varenca. Một 
truyện tình bi thảm, hai người yêu nhau thắm thiết. Mối tình đựợc thể hiện qua 
những bức thư qua lại đầm đìa nước mắt và cuối cùng họ đành phải xa nhau. Vì 
muốn thoát khỏi bệnh tật và nghèo đói, Varenca đành chọn kết hôn với Bưcốp- 
một gã tư sản địa chủ cao tuổi, giàu có chỉ biết quí tiền bạc và say mê hưởng 
lạc. Đọc tác phẩm này, nhà phê bình Bielinski sung sướng khen ngợi:”Anh sẽ trở 
thành một nhà văn vĩ đại”. Từ đó Dostoievski say mê vững bước trong nghề viết 
văn và chịu ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng tiến bộ của nhà phê bình dân chủ 
cách mạng Bielinski. 
 Mùa xuân 1846, Dostoievski kết thân với nhóm văn học cách mạng 
Petrasevski, ông viết truyện Những đêm trắng (1848). Tháng 4 năm 1849 ông bị 
bắt tống giam vì “đã đọc bức thư cấm” của Bielinski gửi nhà văn Gogol trong 
nhóm cách mạng mang danh “Tháng Mười Một 1849” và bị kết án tử hình vì tội 
truyền bá bức thư “tội lỗi” đó. Nhưng khi Dostoievski đứng trước mũi súng tử 
hình trên quảng trường thì nhà vua thay tội chết bằng tội lưu đày khổ sai biệt xứ 
bốn năm, sau đó lại buộc vào làm lính phục vụ quân đội không thời hạn. Trò chơi 
độc ác của vua Nga Nikolai I càng làm tăng thêm bệnh thần kinh của nhà văn, 
cùng mười năm tù đày ở Xiberia sống trong thiếu thốn, lao động cực nhọc, o ép 
tinh thần khiến sức khoẻ ông tàn tạ, tư tưởng dao động, mất lòng tin vào cuộc 
sống và con người. Ông bảo rằng đó là những năm “bị chôn sống và bó trong 
quan tài”. Ông viết được cuốn Bút ký từ ngôi nhà chết (1854-1859). Sách gồm 
ba phần: Phần I nói về đời sống và tập quán nhà tù, miêu tả từ quần áo, ăn 
uống, tắm giặt, bệnh xá, rượu chè, cờ bạc gông cùm và cảnh vật xung quanh. 
Phần II Những chân dung của người tù khổ sai, đời sống và tâm lí của họ, trong 
đó có những người tâm hồn sâu sắc vàphong phú kì diệu...Phần III là những 
mẩu chuyện quá khứ của người tù với những tội lỗi, say mê và hận thù giữa một 
thế giới đắm chìm trong nô lệ và ngu dốt. Cuốn sách đã gây xúc động cho nhiều 
người khiến họ hiểu được cảnh sống bi thảm của nhân dân dưới chế độ Nga 
hoàng. 
 Năm 1859, ông được trở về Petersburg và bị quản thúc suốt đời. 
Dostoievski tiếp tục viết tiểu thuyết Những người bị lăng mạ và bị xỉ nhục (1861). 
Năm 1862 nhà văn đi Pháp, sang Anh rồi Thuỵ sĩ và Ý. Sau những ngày sống ỏ 
châu Âu, ông lại viết Ghi chép mùa đông về những ấn tượng mùa hè (1863) bóc 
trần những căn bệnh thối tha của chủ nghĩa tư bản, lên án giai cấp tư sản với 
thế lực đồng tiền chà đạp khẩu hiệu “Tự do bình đẳng bác ái” của Cách mạng tư 
sản Pháp trước đây. Nạn thất nghiệp, nghèo đói, mãi dâm của công nhân ở 
Paris, London và những thành phố lớn Tây Âu diễn ra bên cạnh cảnh sống giàu 
sang của người tư sản ngạo nghễ đắc thắng. Nhà văn không giấu lòng căm giận 
của mình và nỗi thất vọng trước sự phát triển của nền công nghiệp tư bản cùng 
với nền văn minh giả dối. Mặt khác ông cũng miêu tả công nhân như những 
người vô đạo đức, rượu chè và bất lực. 
 Ông còn viết tiếp cuốn sách Bút ký dưới căn hầm (1863-64) bộc lộ tâm tư 
sâu kín của mình, lần đầu tiên ông phê phán “chủ nghĩa xã hội không tưởng” do 
Petrasevski đề xướng, chỉ trích tư tưởng cách mạng dân chủ của Bielinski và 
Tsernysevski - những thần tượng mà ông từng sùng bái hồi trai trẻ, trước khi đi 
tù. Ông nhiệt tình ca ngợi “chủ nghĩa cá nhân cực đoan”, đặt bản thân mình lên 
trên hết, ca ngợi thói vô đạo đức kiểu “người hùng”, cho rằng sống trên đời mọi 
việc đều có thể làm, bất cần luật lệ nào. 
 Viết xong cuốn Tội ác và trừng phạt (1865-66), ông lại viết Gã cờ bạc 
(1866), Chàng ngốc (1867-68), Lũ quỉ ám (1871-72). Lũ quỉ ám là “tác phẩm 
thiên tài nhất và độc ác nhất trong vô số những hành động bôi nhọ phong trào 
cách mạng những năm 70” của nhà văn. 
 Sau đó ông lại viết Gã thanh niên mới lớn (1874-75) lên án chủ nghĩa tư 
bản và những tai hoạ của nó trên đường phát triển. Những cảnh con người tha 
hoá, lộn xộn nhốn nháo chạy theo đồng tiền, lợi nhuận và quyền lực đã ngự trị 
xã hội, tác động sâu sắc đến người lớn và cả trẻ em - đó là chủ đề nổi bật của 
tiểu thuyết. Nhà văn rơi vào tình trạng tự mâu thuẫn: vừa muốn nước Nga tránh 
khỏi tai hoạ của chủ nghĩa tư bản lại vừa chỉ trích những tư tưởng cách mạng 
đúng đắn! 
 Cuốn tiểu thuyết dang dở Anh em nhà Caramazov (1879-80) lại là cuốn 
tiểu thuyết nổi bật hơn hết, thể hiện đầy đủ tài năng trí tuệ và thế giới quan của 
nhà văn trước khi qua đời (1881). 
 Mặc dầu có nhiều sai lầm về quan điểm chính trị, triết học và nhân sinh, 
Dostoievski vẫn là “nhà văn thiên tài biết phân tích những căn bệnh của xã hội 
thời ôn”, là “một thiên tài không thể phủ nhận được, với sức biểu hiện như vậy 
thì chỉ có Shakespeare mới có thể đặt ngang hàng” - đó là nhận xét của nhà văn 
Maxim Gorki. 
(theo Từ điển văn học - tập I. Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 1983) 
Chương 4: ANTON SEKHOV 
Đại biểu ưu tú cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga 
Anton Pavlovich Sekhov, đại biểu xuất sắc cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực 
phê phán Nga, nhà cách tân thiên tài về truyện ngắn và kịch nói. 
 Tác phẩm của ông lên án nghiêm khắc chế độ xã hội bất công, thói cường 
bạo và sự sa đọa của giai cấp chấp chính, sự bất lực của giới trí thức. Nhà văn 
cũng biểu lộ lòng thông cảm sâu sắc, trân trọng những người nghèo khổ, tình 
yêu thắm thiết và niềm tin vô bờ bến vào nhân dân lao động Nga. 
Tiểu sử 
 A.P.Sekhov sinh ngày 29.1.1860 trong một gia đình tiểu thương, tiểu tư sản. 
Ông nội vốn là nông nô, đến năm 1841 chuộc lại được tự do. Cha Sekhov có ít 
nhiều năng khiếu nghệ thuật, tuy hiểu giá trị của học vấn nhưng áp dụng lối giáo 
dục gia trưởng, nghiêm khắc trong gia đình khiến cho thời thơ ấu của con cái 
không có chút niềm vui. Lên 7 tuổi, Sekhov đi học trường phổ thông. Chưa kịp 
tốt nghiệp trung học thì gia đình anh bị phá sản phải chạy về Moskva để trốn nợ. 
Một mình Sekhov ở lại học quê nhà, cô độc và nghèo nàn, đi dạy học tư để giúp 
gia đình trong 3 năm. Đến năm 1879, tốt nghiệp trung học, anh đi Moskva vào 
học Y Khoa trường đại học Moskva. 
 Từ những năm 80, với bút danh “Antosa Sekhonte”, Sekhov bắt đầu nổi 
tiếng về viết truyện ngắn. Năm 1884, đúng lúc tốt nghiệp đại học, Sekhov đã 
xuất bản tập truyện đầu tiên. Năm 1886 tập thứ 2, năm 1887 tập thứ 3: Tập 
truyện này được Viện hàn lâm khoa học Nga tặng giải thưởng Puskin. 
 Từ sau khi tốt nghiệp đại học (1884), Sekhov làm bác sĩ ở một thành phố 
nhỏ ngoại ô Moskva. Cuộc sống thầy thuốc ở tỉnh nhỏ và đồng quê đã giúp nhà 
văn tìm hiểu sâu đời sống dân chúng. Nhà văn - Bác sĩ ngày càng khao khát 
tham gia hoạt động chính trị, cải cách và đấu tranh xã hội. Năm 1890, Sekhov tới 
hòn đảo Xakhalin nơi chính quyền Nga Hoàng đày ải tù khổ sai. Chuyến đi gian 
khổ khắp làng mạc tiếp xúc một vạn tù khổ sai đi thống kê dân số cư dân ở đảo. 
Trở về, ra nước ngoài (Ý, Pháp, Áo, du lịch một tháng rưỡi. Trở về Nga, bắt đầu 
viết cuốn "Đảo Xakhalin" mô tả cái địa ngục trần gian để tờ báo chính quyền 
Nga. Sekhov cho in truyện vừa "Phòng số 6" đánh dấu bước ngoặt sáng tác của 
nhà văn. 
 Những năm đầu 90, nhà văn đi tham gia cứu đói ở một số nơi, quyên tiền, 
xuất tiền riêng và đi chữa bệnh cho dân nghèo. Mua một trại ấp sống cùng gia 
đình. Ở nơi đây, cách thủ đô 60km, Sekhov viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như vở 
kịch "Chim Hải Âu", "Cậu Vania"... Nhà hát nghệ thuật Moskva hiểu được nghệ 
thuật cách tân thiên tài của Sekhov về kịch nói và đã trình diễn thành công 
những vở kịch của ông. 
 Năm 1899, Sekhov bị bệnh phổi trầm trọng, năm 1900, nhà hát Moskva về 
tận nhà ông diễn vở "Cậu Vania" và "Chim hải âu". Năm 1901 nhà văn kết hôn 
với Olga Kniperer nữ diễn viên có tài của nhà hát. Sekhov còn giao tiếp với 
L.Tolstoi và M.Gorki vào thời gian này và được hai ông rất yêu mến, khâm phục. 
 Vào dịp kỷ niệm 100 năm sinh Puskin, Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga đã 
bầu L.Tolstoi, Sekhov và Korolenco làm viện sĩ danh dự. Ít lâu sau, để phản đối 
việc Nga hoàng Nicolai II bác bỏ đề nghị của viện hàn lâm bầu Maxim Gorki làm 
viện sĩ, Sekhov và Korolenco đã tuyên bố từ bỏ danh hiệu viện sĩ. Bệnh tình của 
Sekhov ngày càng nặng khiến ông phải sang Đức dưỡng sức. Ngày 2 tháng 7 
năm 1904 nhà văn Sekhov từ trần. Thi hài được đưa về Moskva. Quan tài được 
khiêng qua thành phố 4 giờ liền. Dân chúng đi dự đám tang rất đông, Chính phủ 
Nga Hoàng sợ biểu tình chính trị, cho cảnh sát giám sát nghiêm ngặt. 
Tác phẩm văn học 
 + Những truyện ngắn đấu tiên: truyện hài hước. 
 + Những truyện phản ánh mặt đen tối của cuộc sống. 
 - Cuộc sống tầm thường và những con người ti tiện, nạn nhân của xã hội 
đó là những "con người bé nhỏ". 
 - Bộ máy quản lý nhà nước, cảnh sát quan liêu thiếu lương tâm. 
 - Phong cách trữ tình xen lẫn hiện thực "nhỏ nhặt". 
 - Nhân vật người nghèo khổ, nỗi đau buồn triền miên, mòn mỏi (có thể so 
sánh với nhân vật sống mòn của Nam Cao). 
 + Truyện vừa "Đồng cỏ" đậm nét trữ tình và tượng trưng. Một em bé và 
đồng cỏ như một sinh vật hùng vĩ đẹp đẽ tiềm tàng sức sống buồn chán vì thiếu 
anh hùng tương xứng với đồng cỏ - nước Nga. Cảnh nghèo đói, bất công, tài 
năng bị hủy hoại. 
 + Truyện ngắn "Một câu chuyện buồn chán" nói về một nhà khoa học nổi 
tiếng xa rời cuộc sống, thú nhận sự bất lực, sống không mục đích, chắn nản. 
Câu chuyện ký thác tâm sự của chính nhà văn. (Sau đó, Sekhov đi tới đảo 
Xakhalin, chuyển hướng sáng tác). 
Mấy đặc điểm nghệ thuật truyện Sekhov 
Sekhov đã viết tới vài trăm truyện ngắn và một số truyện vừa, tất cả đều đạt kỹ 
xảo tuyệt vời. 
 - Kết cấu đơn giản nhưng ngôn ngữ ngắn gọn, trao chuốt chứa đựng nội 
dung xã hội phong phú, rộng rãi khắp nước Nga. 
 - Lựa chọn tài liệu sống để làm nguyên mẫu cho sáng tạo. 
 - Ngôn ngữ và hành động nhân vật tự biểu lộ (ngôn ngữ tác giả giấu kín). 
 - Tận dụng và phát huy "chi tiết nghệ thuật" có nghĩa toát lên chủ đề. 
 - Đối thoại giữ vai trò quan trọng, có kịch tính. 
 - Miêu tả thiên nhiên được coi trọng để ngụ ý cảm xúc nhân vật. 
 - Nhà văn chủ trương miêu tả cuộc sống một cách chân thực. 
Giọng điệu văn chậm rãi bình thản, tránh lối thuyết giáo khô khan. 
Kết luận về SEKHOV 
Trong cảnh hoàng hôn ảm đạm của nước Nga cuối thế kỷ XIX, "một con người 
rất Nga" (lời Tolstoi) thông minh, trong sạch, nhà nghệ thuật kỳ tài là Anton 
Pavlovich Sekhov đã dũng cảm đứng lên trên đám người xám xịt bất lực nhàn 
nhã kia và ném vào mặt chính quyền chuyên chế những lời phản kháng căm 
hờn và vững lòng tin tưởng tương lai tươi sáng của đất nước Nga. 
 Cùng với Tolstoi, Sekhov đã đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực phê 
phán Nga. Chính đại văn hào Tolstoi đã gọi ông là "một nghệ sĩ vô song,... một 
nghệ sĩ của cuộc sống Nga... một Puskin trong văn xuôi và kịch". Đặc biệt 
Sekhov rất hiện đại trong truyện ngắn và kịch nói, có ảnh hưởng rộng rãi chẳng 
những ở các nước Đông Âu và trên toàn thế giới. 
Hai vở kịch và đặc sắc nghệ thuật viết kịch của Sekhov 
Sekhov viết kịch không nhiều, khoảng 10 vở gồm cả hài kịch và bi kịch. Ba vở 
xuất sắc hơn cả là "Chim hải âu, Cậu Vania và Vườn anh đào " 
Chim hải âu (1896) 
 Là một vở kịch trữ tình, đầy chất thơ. Chủ đề: vẫn đề quan hệ giữa nghệ 
thuật và cuộc sống, con đường của nghệ sĩ, bản chất của tài năng nghệ thuật và 
hạnh phúc của con người. 
Các nhân vật chính: 
 Thiếu nữ Nina Darexnaia bước vào con đường nghệ thuật với bao ước 
mơ đẹp đẽ. Nhang cuộc sống thô bỉ đã vùi dập tàn nhẫn ước mơ chân chính của 
cô. Nina như con chim hải âu xinh đẹp sống bên hồ hạnh phúc và tự do bất ngờ 
bị một kẻ vô công rồi nghề đi qua, ngửa tay hãm hại. Nhưng Nina không cam 
chịu số phận con hải âu bị giết chết, cô đã dũng cảm bay lên thoát khỏi khó khăn 
đau khổ để đạt tới chân lý của sáng tạo nghệ thuật, trở thành nữ diễn viên sân 
khấu thành công. Đó là do lòng tin, ý chí nghị lực và sự hiểu biết cuộc sống, có 
mục đích rõ rệt và cuộc sống nghệ thuật. Người chịu số phận con hải âu yếu 
đuối lại là Treplev người yêu cũ của Nina. Hắn là một kẻ yếu hèn thiếu niềm tin 
và là một nhà văn sống không mục đích, kém hiểu biết về cuộc sống. Năm tháng 
trôi qua, hắn cứ sống "trôi nổi trong cái thế giới đầy mộng mơ và hình ảnh", hắn 
chẳng biết viết văn để làm gì và cho ai đọc. Khi gặp lại Nina lúc này cô đã trở 
thành một nữ diễn viên thực thụ có chỗ đứng vững vàng trong cuộc sống, 
Treplev cảm thấy mình vô dụng, thừa ra trong cuộc đời và trong nghệ thuật, hắn 
đã dùng súng ngắn tự sát. 
 "Chim hải âu" là vở kịch cách tân đặc biệt, có nhà hát không hiểu ý đồ của 
tác giả nên dàn dựng thất bại. Chỉ có nhà hát Moskva mới dựng thành công vở 
diễn này. Và cánh chim hải âu từ đó đã trở thành biểu tượng của nhà hát 
Moskva. 
Cậu Vania (1897) 
 Là vở kịch viết về những con người lao động "bé nhỏ", suốt đời làm lụng 
mệt chọc, mù quáng cho những kẻ ích kỷ kiêu ngạo, bất tài, cho một thần tượng 
giả tạo mà họ cứ nhầm là đang phụng sự cho một lý tưởng cao đẹp. 
 Cuối cùng, "những người bé nhỏ" đã thức tỉnh, đau khổ phẫn nộ nhã 
nhưng nghĩ thân phận hèn yếu không đủ sức chống đối cả cải môi trường dung 
tục, họ chỉ biết phẫn nộ ngắn ngủi rồi lại tiếp tục buông xuôi, chịu đựng số phận 
cay đắng của mình. 
 Đấy là cậu Vania (Ivan Voiniski) và đứa cháu gái là cô Soia. Còn thần 
tượng đạo đức giả kia là giáo sư Xerebriakov một người nói và viết về nghệ 
thuật suốt 25 năm trời mà ngu dốt và táng tận lương tâm, vong ân bội nghĩa. 
 Còn bác sĩ Astrov, cũng giống như Vania, là hình tượng con người đẹp 
phải mòn mỏi lãng phí cả cuộc đời. Ông chữa bệnh và trồng rừng, làm vườn 
nhưng không thay đổi được cuộc sống buồn chán của mình và những người 
xung quanh. 
 Khát vọng của nhà viết kịch Sekhov là lao động sáng tạo và mọi cái đẹp 
phải được phát huy và cống hiến cho những con người chân chính không phải 
dành cho những thần tượng giả, tầm thường. 
Vườn anh đào 
 "Vườn anh đào" là vở kịch thiên tài cuối cùng và lạc quan nhất của nhà 
văn. Vở kịch biểu lộ tâm tư của nhà văn trước cuộc cách mạng 1905 (tiền đề của 
Cách mạng tháng Mười 1917). Ông nói rõ thái độ phê phán giai cấp địa chủ, quí 
tộc và giai cấp tư sản đang lên. “Vườn anh đào “ là lòng mong muốn tin tưởng 
cuộc biến đổi lớn lao trong xã hội vì một cuộc sống mới. 
 Bà địa chủ quí tộc Ranievskaia và anh ruột là Gaiev chủ nhân của một trại 
ấp lớn trong đó có một khu vườn trồng anh đào tuyệt đẹp. Họ là những người rời 
thực tế, không biết cách quản lý trại ấp lag ham ăn chơi xa xỉ khiến chi trại vườn 
hoang tàn. Họ mắc nợ khắp nơi mà không có tiền trang trải. Bất đắc dĩ, họ phải 
đem bán đấu giá trại ấp và vườn anh đào. Kết quả vườn trại rơi vào tay lái buôn 
Lopakhin, mà cha ông của hắn vốn là nông nô của chính gia đình họ. 
 Hành động kịch xảy ra quanh chuyện mua bán vườn anh đào. Cái vườn 
chỉ là một hình ảnh tượng trưng nhiều mặt. Khu vườn vốn là một phong cảnh rất 
đẹp sau ngày mưa mùa thu mù sương, dưới đêm trăng sáng, dưới bầu trời xanh 
thẳm, mỗi năm hồi sinh sau mùa đông. Mỗi quả anh đào, mỗi lá cây, thân cây 
như những linh hồn khốn khổ, thụ động nhìn những ông bà chủ thầm trách móc 
lên án họ. Ngày trước mỗi năm một lứa quả sum se, hái phơi khô chuyển tới các 
thành phố lớn. Bây giờ hai năm mới thu hoạch một lần và không bán được cho 
ai. Sự tàn tạ của vườn anh đào cũng là sự tàn tạ của cuộc sống quí tộc và nền 
văn hóa chính thống. Chủ mới của vườn anh đào - Lopakhin - đại diện giai cấp 
tư sản, hăm hở vung rìu chặt phá cây anh đào để đổi sang kinh doanh lấy lãi. 
Cuối cùng, nhà văn giới thiệu những nhân vật mới: Ranievski Ania và Trophimov 
những người trí thức trẻ tuổi đại biểu cho lực lượng mới bắt tay vào cuộc. Họ sẽ 
trồng những khu vườn anh đào mới. Họ nói " Cả nước Nga là cái vườn của 
chúng ta". Họ quyết tâm biến nước Nga thành một vườn anh đào nở hoa tuyệt 
đẹp. 
 Chủ đề của "Vườn anh đào" rất rõ ràng là: 
 - Sự tàn tạ của những tổ ấm quí tộc. 
 - Sự thắng lợi tạm thời của những giai cấp tư sản đang lên. 
 - Sự xuất hiện trưởng thành của giới trí thức tiến bộ là lực lượng chân 
chính sau này sẽ cải tổ nước Nga. 
 Vở kịch đã mô tả cả quá khứ - hiện tại - tương lai của nước Nga và gieo 
vào tâm trí khán giả một niềm cảm hứng lạc quan tin tưởng ở nước Nga tương 
lai. 
 Chủ đề vở kịch này chỉ là một phần nhỏ trong những kiệt tác của nhà văn 
Sekhov. "Vườn anh đào" trở thành vở diễn cổ điển, cho đến ngày nay nó vẫn 
được hâm mộ trên khắp các sân khấu của thế giới hiện đại.() 
Nhận định về văn học Nga thế kỷ XIX và vị trí trên thế giới 
Trong cảnh hoàng hôn ảm đạm của nước Nga cuối thế kỷ XIX, "một con người 
rất Nga" (lời Tolstoi) thông minh, trong sạch, nhà nghệ thuật kỳ tài là Anton 
Pavlovich Sekhov đã dũng cảm đứng lên trên đám người xám xịt bất lực nhàn 
nhã kia và ném vào mặt chính quyền chuyên chế những lời phản kháng căm 
hờn và vững lòng tin tưởng tương lai tươi sáng của đất nước Nga. 
 Cùng với Tolstoi, Sekhov đã đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực phê 
phán Nga. Chính đại văn hào Tolstoi đã gọi ông là "một nghệ sĩ vô song,... một 
nghệ sĩ của cuộc sống Nga... một Puskin trong văn xuôi và kịch". Đặc biệt 
Sekhov rất hiện đại trong truyện ngắn và kịch nói, có ảnh hưởng rộng rãi chẳng 
những ở các nước Đông Âu và trên toàn thế giới. 
Câu hỏi và đề tài hướng dẫn ôn tập văn học Nga thế kỷ XIX 
1. Những hình tượng điển hình trong văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX. 
 2. Những hình tượng điển hình của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX 
 3 . So sánh hình tượng nhân vật "con người thừa" trong văn học hiện thực 
Nga với hình tượng "con người vỡ mộng" trong văn học hiện thực phê phán Tây 
Âu (chủ yếu là Pháp) thế kỷ XIX. Từ đó đặt ra nhận xét về tính chất trăn trở dữ 
dội trong việc tìm đường của những con người thừa. Trái lại, cần ghi nhận sức 
phê phán mạnh mẽ, sâu sắc của văn học hiện thực phương Tây khi "mổ xẻ" xã 
hội tư sản. Tuy nhiên, cuối cùng cần rút ra nhận xét về xu hướng cách mạng của 
văn học Nga. 
 4. So sánh tính nhân dân trong văn học Nga và văn học hiện thực Tây Âu 
thế kỉ XIX. 
 Gợi ý s o sánh về các khía cạnh: 
 + Về lòng yêu nước chống xâm lăng. 
 + Về lịch sử dân tộc. 
 + Về tình yêu thiên nhiên đất nước. 
 + Về nhân vật (nghệ thuật xây dựng nhân vật ). 
 5. Kiểu nhân vật " con người bé nhỏ"- đặc sắc độc đáo Nga. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_van_hoc_nga_phung_hoai_ngoc_phan_1.pdf
Ebook liên quan