Tâm lý học xã hội - Trần Quốc Thành (Phần 1)

Tóm tắt Tâm lý học xã hội - Trần Quốc Thành (Phần 1): ...c vấn đề liên quan đến nhân cách xã hội. Ví dụ, tìm hiểu những phẩm chất hay năng lực cần có ở người lãnh đạo nhóm hoặc tập thể, để từ đó xây dựng mô hình nhân cách của các cá nhân trong một vị trí xã hội nào đó hoặc để đánh giá các mức độ phát triển của các phẩm chất, năng lực đó ở cá nhân ...p như sau: Thỏa hiệp bên ngoài (thỏa hiệp hình thức) là sự tiếp nhận ý kiến nhóm một cách hình thức; Thỏa hiệp bên trong (thỏa hiệp thực tâm) là sự biến đổi thực sự thái độ của cá nhân cho phù hợp với đa số và loại thứ ba là lập trường độc lập, thực chất là dạng phụ thuộc ngược với ý kiến đa s...y nay tương đối phức tạp. Tính nóng bỏng chính trị của vấn đề trong thế giới hiện đại buộc phải giải quyết các vấn đề này với sự chính xác đặc biệt. Nguyên tắc bình đẳng các dân tộc, đặc trưng cho các chương trình chính trị của các quốc gia dân chủ không biểu thị sự thừa nhận tính giống nhau...

pdf78 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tâm lý học xã hội - Trần Quốc Thành (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: độ khó của nhiệm vụ, tính đa phương án 
của nhiệm vụ, độ quan tâm bên trong của mỗi thành viên nhóm, yêu cầu phối hợp hành 
động, mức độ yêu cầu về trí tuệ đối với nhiệm vụ và tính mới mẻ của nhiệm vụ (Shaw M. 
1976). 
* Ảnh hưởng của tính chất nhiệm vụ nhóm tới quá trình nhóm: Các nhiệm vụ với 
các tính chất khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau tới các quá trình nhóm, tới các 
phương diện khác nhau của hành vi nhóm như: sự định hướng tới hành vi của người khác; 
sự lạc quan, tính mới mẻ của các quyết định; sự tham gia vào quá trình cũng như sự bền 
vững và chất lượng của hành vi. Đặc biệt tính rõ ràng của mục đích cần đạt được có ảnh 
hưởng lớn tới sự cố kết của các thành viên. Các thành viên thể hiện sự cố kết cao hơn và 
có động cơ hoạt động mạnh hơn đối với các nhiệm vụ rõ ràng và có hành vi ngược lại đối 
với các nhiệm vụ không rõ ràng. 
* Quá trình ra quyết định nhóm: Quá trình ra quyết định nhóm luôn phải đối mặt với 
một vấn đề chưa có câu trả lời thỏa đáng: tính hiệu quả của quyết định cá nhân và quyết 
định nhóm có tương đồng hay không? Sự dịch chuyển rủi ro từ cá nhân sang nhóm và sự 
phân cực nhóm như thế nào? 
Để ra quyết định nhóm, thảo luận nhóm có vai trò quan trọng. Trong quá trình thảo 
luận nhóm diễn ra các cơ chế sau: 
- Thảo luận nhóm cho phép các lập trường các quan điểm được va chạm, bằng cách 
đó giúp các thành viên có thể nhìn thấy các khía cạnh khác nhau của vấn đề. 
- Các kết luận được rút ra từ thảo luận nhóm sẽ có ý nghĩa hơn đối với mỗi thành 
viên, nó có thể trở thành chuẩn mực nhóm và do vậy có ảnh hưởng lớn đến hành vi của 
các thành viên. 
Thảo luận nhóm cũng được xem xét như là một giai đoạn của quá trình ra quyết 
định nhóm. Đặc biệt ở lĩnh vực ứng dụng, các nhà nghiên cứu đang tìm cách đưa ra các 
hình thức thảo luận nhóm khác nhau, một trong số đó là “brainstorming” do A.Osbom đề 
xuất hay phương pháp “liên kết các khác biệt” của U.Golden. 
* Sự dịch chuyển rủi ro: Các nghiên cứu trước đây cho thấy, khi ra quyết định, 
nhóm có xu hướng dung hòa các quyết định thái quá cả về 2 phía của các cá nhân để đi 
đến một quyết định “trung bình”. Hiện tượng này được gọi là “cân bằng hóa nhóm”. Tuy 
nhiên, trong các trường hợp các quyết định có nhiều rủi ro thì diễn ra “sự dịch chuyển rủi 
ro”: có thể có hiện tượng dịch chuyển về phía rủi ro khi có sự phân tán trách nhiệm và dịch 
chuyển về phía thận trọng hơn. Các giả thuyết chưa được khẳng định. 
* Sự phân cực các ý kiến trong nhóm (cũng được gọi là sự chuyển dịch ý kiến): 
Trong tiến trình thảo luận nhóm, các ý kiến đối lập không chỉ xuất hiện mà chúng còn tạo 
ra sự chấp nhận hay phản đối của phần lớn các thành viên. Các ý kiến trung gian dịch 
chuyển dần về phía này hay phía khác làm các ý kiến thuộc 2 cực ngày một rõ ràng hơn. 
Có 2 cách giải thích sự phân cực: chuẩn mực và thông tin. Chuẩn mực tức là cá nhân so 
sánh mình với người khác và để khẳng định cái tôi của bản thân “người khác cũng nghĩ 
như tôi”. Điều này giúp cá nhân củng cố ý kiến của bản thân. Thông tin tức là nếu thảo 
luận nhóm được điều khiển bởi các chứng cứ và các chứng cứ đó có lợi cho cá nhân thì cá 
nhân đó càng mạnh mẽ hơn với ý kiến của mình (tức là phân cực thay vì trung gian). 
Ngược lại nếu chứng cứ mâu thuẫn với ý kiến trước đây, cá nhân đó sẽ dứt khoát dịch 
chuyển về phái đối lập (tức là cũng phân cực). 
6. Lý thuyết về sự phát triển nhóm 
Có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển của nhóm nhỏ. Ý tưởng về sự phát 
triển nhóm đã được đưa ra trong lý thuyết Phân tâm học, trong công trình của Freud “Tâm 
lý học nhóm và phân tích cái tôi”. Trong định hướng Phân tâm học của Tâm lý học xã hội 
xuất hiện lý thuyết phát triển nhóm của V.Bennis và G.Shepard, được hình thành trên cơ 
sở phân tích thực tiễn tâm lý trị liệu nhóm. Lý thuyết này được hình thành từ giữa những 
năm 1950. Nó không hoàn toàn nằm trong định hướng phân tâm học mà còn chịu ảnh 
hưởng của nhiều định hướng khác. Tuy vậy theo Shaw và Costanzo, lý thuyết này có tư 
tưởng cơ bản liên quan đến Phân tâm học. Lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở tìm 
hiểu những quá trình nhóm diễn ra trong các nhóm T hay còn gọi là các nhóm huấn luyện 
quan hệ con người hay nhóm tự phân tích. Các nhóm này là một hiện tượng trong đời sống 
xã hội phương Tây những năm 60, 70 của thế kỉ XX. Thực hành Nhóm T - với các hình 
thức đa dạng của nó diễn ra dưới ảnh hưởng của Phân tâm học. Nhóm T chính là một 
phương pháp huấn luyện xã hội. Huấn luyện xã hội được hiểu theo nghĩa rộng là dạy các 
hiểu biết, kĩ năng, kỹ xảo giao tiếp liên nhân cách. Hoạt động cơ bản của nhóm T là thảo 
luận nhóm. Chủ đề thảo luận là các mối quan hệ liên nhân cách hiện thực của các thành 
viên nhóm và nhiệm vụ là tìm hiểu chính động thái nhóm qua việc phân tích các quá trình 
diễn ra trong nhóm. Các quá trình đó được nghiên cứu bởi chính các thành viên nhóm. Sự 
tăng lên trong hiểu biết của cá nhân về chính các động cơ của bản thân; sự hụt hẫng, ý 
định, các khả năng có thể trong giao tiếp liên nhân cách của bản thân cũng như của người 
khác... được gọi chung là sự thành thục xã hội. Mục đích cuối cùng của huấn luyện xã hội 
là giúp những người tham gia nâng cao sự thành thục xã hội. Để đạt được mục đích cuối 
cùng, cần thực biện các mục đích cụ thể được đặt ra một cách rõ ràng hay ngầm định. Ở 
cấp độ nhóm, mục đích đó là tạo ra sự giao tiếp có hiệu lực, tức là: đạt được một trạng thái 
nhóm mà mỗi thành viên có khả năng thể hiện các tình cảm, xúc cảm, động cơ, ý định của 
mình một cách chính xác, tự do. Ở đó tri giác của mỗi thành viên về vị trí của mình trong 
nhóm phù hợp với sự tri giác của các thành viên khác, mục đích được thống nhất của 
nhóm và sự nỗ lực của các thành viên là tương ứng và các thành viên nhóm có khả năng 
chia sẻ nhiều mức độ giao tiếp. Quy mô nhóm có thể từ 7 - 15 người. Đó có thể là nhóm 
hiện thực nhưng thường xuyên hơn cả là các nhóm được hình thành từ những người không 
quen biết nhau từ trước. Các thành viên chủ yếu là những người thuộc các nghề nghiệp 
khác nhau nhưng có điểm chung là cần có khả năng giao tiếp. Thời hạn của các nhóm T có 
thể từ 2 ngày đến 2 tháng. Mỗi nhóm có một người huấn luyện. Vai trò của người này có 
thể thay đổi tùy nhiệm vụ cụ thể. Nhưng trong mọi trường hợp vai trò chính của người đó 
là tạo ra bầu không khí tin tưởng, sự cởi mở trong nhóm. Người huấn luyện phải thể hiện 
hình mẫu của các hành vi mong muốn, tức là bộc lộ một cách chân thành và rõ ràng các 
tình cảm của mình, thể hiện sự gắn bó và ủng hộ sự chân thành của người khác. Người 
huấn luyện khác với vai trò của người bác sĩ trị liệu, không tập trung vào các kinh nghiệm 
của các thành viên mà chỉ tập trung vào các quá trình diễn ra “ở đây” và “bây giờ” trong 
nhóm. Hệ thống các liên hệ ngược cho phép mỗi cá nhân có thể hiểu được người khác và 
diễn giải điều mình làm và nói, qua đó tạo ra những tiền đề cho việc suy nghĩ về hậu quả 
có thể có của các hành động của mình trong nhóm. Kết quả của huấn luyện phụ thuộc vào 
hệ thống các liên hệ ngược được thiết lập như thế nào. Những tiền đề đảm bảo cho nhóm 
có hiệu quả là tạo ra bầu không khí tin tưởng, an toàn tâm lý trong nhóm và sự sẵn sàng 
thay đổi những phương thức tri giác và tác động qua lại khi thấy được những hạn chế của 
chúng. 
Về phương diện lý luận nhóm, T chịu ảnh hưởng của Phân tâm học truyền thống ở 
chỗ: cá nhân có thể mở rộng kinh nghiệm của mình bằng cách đưa các cơ chế tự vệ của 
hành vi mà cá nhân chịu chi phối mà không ý thức được đến với ý thức và đặt dưới sự 
kiểm soát của ý thức. Đây chính là nguyên tắc trị liệu của Phân tâm học. Lý thuyết này 
được xây dựng trên việc nghiên cứu các quá trình diễn ra trong nhóm gọi là nhóm T - các 
nhóm luyện tập (training group): sự tồn tại của nhóm luyện tập chia thành 2 pha. Trong 
mỗi pha, nhóm giải quyết một tập hợp nhất định các vấn đề để đạt được mục tiêu cơ bản 
của nó - thiết lập giao tiếp có hiệu lực (tức là giao tiếp, trong đó loại bỏ các trở ngại đối 
với người tham gia giao tiếp). Con đường để đạt tới mục đích đó chính là sự phát triển 
nhóm: trong pha đầu tiên giải quyết vấn đề về thủ lĩnh và các mối quan hệ qua lại giữa mỗi 
thành viên nhóm và thủ lĩnh; trong pha thứ 2, mối quan hệ giữa các thành viên ngang hàng 
được xác lập. Trong mỗi pha, sự khó khăn trong các mối quan hệ thường xuyên được dỡ 
bỏ và sự giao lưu đầy đủ hơn được phát triển. 
Lý thuyết của Benis và Shepard được xây dựng dựa trên các quá trình thay đổi trong 
nhóm để đạt tới mục đích giao tiếp hiệu lực với 2 vấn đề cơ bản: phân tích những khía 
cạnh của giao tiếp hiệu lực và xác định các giai đoạn phát triển nhóm. 
Một trong những điều kiện cơ bản để thiết lập giao tiếp hiệu lực theo các tác giả là 
tình huống không xác định trong đó mỗi thành viên của nhóm rơi vào tại thời điểm bắt đầu 
của nhóm T. Các thành viên có xu hướng giấu các thái độ thật của mình, các phản ứng, các 
xúc cảm bởi vì họ không biết họ sẽ chờ đợi điều gì từ những người khác. Do vậy, sự 
không xác định liên quan đến 2 mặt của sự thực hiện chức năng nhóm: vấn đề quyền lực 
và vấn đề phụ thuộc lẫn nhau. 
Vấn đề quyền lực - đó là vấn đề về thủ lĩnh, ai sẽ là người dẫn dắt và ai là người 
chịu sự điều khiển. Lĩnh vực quan hệ liên nhân cách giữa các thành viên nhóm cũng không 
rõ ràng. Ở đây sự không xác định liên quan đến vấn đề bền chặt của các liên hệ xúc cảm. 
Các tác giả cho rằng vấn đề thủ lĩnh là vấn đề mang tính thứ nhất và định hướng mối quan 
hệ với thủ lĩnh là thứ 2, ở mức độ nhất định quyết định hướng quan hệ của các thành viên 
với những thành viên khác. Do vậy, trong quá trình phát triển nhóm, trước hết phải giải 
quyết vấn đề quyền lực, thủ lĩnh và chỉ trên cơ sở giải quyết vấn đề đó mới giải quyết được 
vấn đề mối quan hệ giữa các thành viên nhóm. Điểm cơ bản trong việc phân tích các 
“hành vi nhóm” là phân chia 2 loại mối quan hệ trong nhóm: quan hệ thành viên với thủ 
lĩnh và quan hệ giữa các thành viên. Trong đó quan hệ giữa thành viên với thủ lĩnh mang 
tính thứ nhất vừa ở phương diện phát triển nhóm, vừa ở phương diện quy định các quan hệ 
giữa các thành viên nhóm. Theo đó có thể chia thành 2 pha trong sự phát triển nhóm. Nội 
dung của pha thứ nhất giải quyết vấn đề thủ lĩnh nhóm; trong pha thứ hai là vấn đề quan 
hệ qua lại giữa các thành viên nhóm. Trong mỗi pha lại có 3 tiểu pha, tức là có 6 giai đoạn. 
Trong pha đầu, nhóm gặp phải những tình huống sau: Những người tham gia chờ 
đợi người huấn luyện nhận trách nhiệm nắm giữa quyền lực. Tuy nhiên với nhóm T, người 
huấn luyện được chỉ định trước không nhận trách nhiệm đó và phải thông báo trước về vấn 
đề đó. Thông thường trong thời điểm đó có sự căng thẳng nhất định, xuất hiện sự không 
hài lòng với tình huống, tranh luận về mục đích và các nhiệm vụ của nhóm. Sự bắt đầu của 
tiểu pha thứ 2 liên quan đến yêu cầu đối với người huấn luyện để bỏ lại nhóm. Xuất hiện 2 
ý kiến đối lập nhau: một số thành viên ủng hộ cấu trúc thủ lĩnh mạnh còn số khác đề nghị 
một bầu không khí nhóm ít mang tính cấu trúc hơn, chống lại thủ lĩnh mạnh và những hình 
thức quản lý nhóm nghiêm khắc. Tiểu pha thứ 3 liên quan đến việc giải quyết vấn đề thủ 
lĩnh. Việc này có thể nhanh chóng được giải quyết hay ngược lại, khi đó nhóm nằm trong 
trạng thái lung lay. Cuối cùng, nếu nhóm không tan rã thì nó sẽ chuyển sang một pha mới: 
pha thiết lập các mối quan hệ liên nhân cách hay giải quyết vấn đề sự phụ thuộc lẫn nhau. 
Các tiểu pha của pha thứ 2 có thể có những lệch pha nhất định: nhóm có thể không 
đạt được mục đích cuối cùng hoặc là trong một thời gian dài không xác định dừng lại ở 
một pha nào đó hoặc tan rã. 
Như vậy, rõ ràng lý thuyết của Benis và Shepard được xây dựng hoàn toàn dựa vào 
việc quan sát hoạt động của nhóm T. Các tác giả của nó không có tham vọng đối với tính 
khái quát của lý thuyết này nhưng đôi khi có xu hướng vận dụng lý thuyết này một cách 
không có chỉnh sửa vào việc giải thích sự phát triển nhóm ở phạm vi các nhóm nói chung. 
Lý thuyết này chưa chỉ ra thời gian kéo dài của mỗi pha. Nó chỉ đề cập đến sự tiếp nối 
giữa các pha chưa chỉ ra các biến số ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nhóm cũng như 
đến việc giải quyết vấn đề sự phụ thuộc qua lại. Tính dự báo của lý thuyết này còn hạn 
chế. 
Lý thuyết thứ 2 về sự phát triển nhóm có được cơ sở tương đối rộng rãi hơn là lý 
thuyết “xã hội hóa nhóm” của R.Morlend và J.Livan. Quá trình phát triển nhóm được xem 
xét tương tự với quá trình xã hội hóa cá nhân, phân tích sự tồn tại không gian, thời gian 
của nhóm. Mỗi giai đoạn trong sự phát triển nhóm được đặc trưng bởi một loại quan hệ 
giữa nhóm với mỗi cá nhân khi cá nhân trở thành thành viên nhóm. Các giai đoạn có thê 
được so sánh với nhau dựa trên 3 tiêu chí: 
- Sự đánh giá (mục đích nhóm, vị trí của nhóm giữa các nhóm khác, ý nghĩa của 
mục đích nhóm đối với mỗi cá nhân thành viên). 
- Trách nhiệm (của nhóm trong quan hệ đối với các thành viên và của mỗi cá nhân 
đối với nhóm, trong tiến trình đó bộc lộ mức độ hài lòng đối với các kì vọng lẫn nhau. 
Nâng cao sự đồng thuận, các tiếp xúc xúc cảm, động cơ duy trì nhóm là kết quả của việc 
thực hiện các trách nhiệm qua lại... 
- Cấu trúc lại các vai của các thành viên nhóm (Mức độ tham gia nhiều hơn hay ít 
hơn của các thành viên, mức độ đồng nhất với nhóm. Với mục đích này chia ra 5 loại vai 
trò có thể có của thành viên nhóm: Thành viên tiềm năng, thành viên mới, thành viên đầy 
đủ, thành viên cận biên, cựu thành viên). 
Trên cơ sở các tiêu chí kể trên, các giai đoạn trong đời sống nhóm được xác định 
tương ứng với các vị trí (vai) của các thành viên. Sự kết hợp các giai đoạn và vai được thể 
hiện trong “Mô hình hệ thống quá trình” của M.Tremerse. Sự tương ứng các giai đoạn và 
vai trò có thể biểu diễn như sau: 
Vai trò Giai đoạn 
Thành viên tiềm năng 
Thành viên mới 
Thành viên đầy đủ 
Thành viên cận biên 
Cựu thành viên 
Tìm hiểu (thành viên tìm hiểu nhóm). 
Xã hội hóa thành viên (trong nhóm). 
Hỗ trợ (nhóm hỗ trợ thành viên). 
Tái xã hội hóa (có khả năng thành viên rời bỏ 
nhóm). 
Nhớ lại (về nhóm mà người đó không còn là thành 
viên). 
Như vậy trong mô hình nêu trên, điểm nhấn mạnh là ở chỗ kết hợp các giai đoạn 
phát triển nhóm với quá trình xã hội hóa cá nhân trong nhóm. Rõ ràng mô hình này cho 
phép nhóm ngừng tồn tại trong trường hợp nếu như việc ở trong nhóm không cần thiết đối 
với các thành viên nhóm. Khái niệm “giai đoạn” phát triển nhóm được hiểu là các thời kì 
khác nhau với các đặc điểm về vai trò và mức độ tham gia của các thành viên vào nhóm, 
các giai đoạn này được phân biệt bởi 1 tập hợp các tiêu chí. Mỗi giai đoạn liên quan đến 
sự thay đổi thành phần của nhóm: các thành viên mới tham gia vào nhóm, một số thành 
viên cũ rời bỏ, diễn ra quá trình chuyển hóa thành viên tiềm năng thành thành viên đầy đủ 
và sau đó đôi khi thành “thành viên cận biên” nếu như nhóm không còn thỏa mãn được 
nhu cầu của thành viên đó và có thể có sự chia tay với nhóm. Mức độ chấp nhận của nhóm 
đối với mỗi thành viên và ngược lại của mỗi thành viên đối với thực tế nhóm là những 
nhân tố của sự thay đổi các vai của các thành viên nhóm. Quá trình xã hội hóa nhóm diễn 
ra không phải trong chân không: đặc trưng văn hóa và các quan hệ xã hội mà trong phạm 
vi đó nhóm tồn tại ảnh hưởng đến sự thay đổi trong nhóm. 
Có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển của nhóm nhỏ: 
- Ober Nir đưa ra mô hình phát triển nhóm nhỏ theo bốn giai đoạn: 1) Thời kì thứ 
bậc dửng dưng của nhóm trên cơ sở tiêu chí biểu cảm và các vai đa năng; 2) Thời kì nhiễu 
loạn: phá hủy cấu trúc phân vai và xuất hiện các bất hòa trong nhóm; 3) Thời kì hình thành 
các tiêu chuẩn công cụ, 4) Thời kì thực hiện - hình thành chức năng, sự sắp đặt các tác 
dụng phụ thuộc trong mối liên hệ qua lại. 
- Trên phương diễn giải quyết nhiệm vụ E.A.Marby chia thành các giai đoạn: Giai 
đoạn tiềm ẩn (tìm kiếm nhiệm vụ), giai đoạn thích nghi, giai đoạn liên kết giai đoạn giải 
quyết nhiệm vụ, đạt kết quả chung. 
- B.Tacmen: Giai đoạn kiểm tra và phụ thuộc, giai đoạn xung đột nội bộ, giai đoạn 
phát triển sự cố kết nhóm nhờ sự hài hòa dần các quan hệ và biến mất của xung đột nhóm 
giai đoạn tương ứng chức năng vai trò, cùng với sự hình thành cấu trúc phân vai của 
nhóm. 
- Quan điểm của A.V.Petrovxki: Nếu căn cứ vào tính tích cực của nhóm nhỏ vào ý 
nghĩa xã hội của hoạt động chung, sự phát triển của nhóm nhỏ có thể coi là quá trình vận 
động giữa hai cực: coi sự phát triển cao nhất của nhóm nhỏ là tập thể - tập thể là cực phát 
triển cao của nhóm nhỏ, cực đối lập với tập thể là nhóm hỗn độn. Các nhóm ở giữa hai cực 
này là các nhóm phân tán, trong đó thiếu vắng hoạt động cùng nhau. Có các giai đoạn khác 
nhau trong quá trình phát triển đó: giai đoạn tổng hợp sơ cấp - phân hóa - hợp nhất - tập 
thể. 
Các lý thuyết phát triển nhóm vẫn tiếp tục được xây dựng trong phạm vi nghiên cứu 
các định hướng văn hóa xã hội khác nhau, cụ thể như định hướng quan hệ tập thể - cá 
nhân. Các nghiên cứu chủ yếu chỉ ra thái độ của nhân cách đối với định hướng này hay 
định hướng khác trong mối quan hệ tập thể cá nhân ở các môi trường văn hóa khác nhau. 
Các nghiên cứu được thực hiện như là các nghiên cứu xuyên văn hóa (so sánh văn hóa). 
Định hướng nghiên cứu mới liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển của nhóm: 
chuyển từ một pha sang pha khác một phần lớn phụ thuộc vào việc phong cách nổi trội của 
sự định hướng, có nghĩa là hành vi nào “chiến thắng” trong nhóm và nhờ đó tạo điều kiện 
hay cản trở sự chuyển hóa sang một pha mới. Trong văn hóa cá nhân, sự phát triển nhóm 
đòi hỏi sự vận động tới đỉnh cao của quyền cá nhân của nhân cách, trong văn hóa tập thể - 
tới sự quan tâm về lợi ích chung. Cũng như trong các cách tiếp cận đã được phân tích ban 
đầu, một tư tưởng quan trọng ngày càng được củng cố là sự phát triển nhóm phụ thuộc vào 
tính chất xã hội trong đó nhóm tồn tại. 
HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC: 
Những vấn đề liên quan đến nhóm xã hội là những vấn đề có được sự quan tâm lớn 
trong giai đoạn hiện nay, trong dạy học và giáo dục mối quan tâm chủ yếu hướng tới các 
nhóm nhỏ. Cụ thể: 
- Chú ý đầy đủ đến việc tổ chức các nhóm sinh viên trong quá trình dạy học và giáo 
dục. Nên coi các nhóm sinh viên là đơn vị cơ sở của hoạt động dạy học và giáo dục. Hầu 
hết các hoạt động của sinh viên diễn ra trong môi trường nhóm nhỏ, các cơ chế tâm lý xã 
hội cũng phát huy tác dụng trong nhóm. Đặc biệt, nhóm nhỏ là môi trường thuận lợi cho 
việc phát huy tính tích cực chủ động trong học tập và nghiên cứu của sinh viên, là môi 
trường cho việc rèn luyện các “kĩ năng mềm”. 
- Hình thành nhóm nhỏ trong dạy học, giáo dục bằng nhóm và thông qua nhóm. Để 
thực hiện điều đó cần ý thức rõ việc tổ chức nhóm và tác động để hình thành các hiện 
tượng tâm lý nhóm, từ việc lựa chọn quy mô nhóm, đến việc giúp nhóm hình thành các 
mục tiêu, các nguyên tắc, khuyến khích sự chủ động trong hoạt động của nhóm, quan tâm 
đến sự phát triển của nhóm. 
- Cần đưa ra những yêu cầu chính thức khi hình thành các nhóm: đánh giá kết quả 
của nhóm, của cá nhân trong nhóm trong sự tương quan với kết quả của nhóm, sự luân 
chuyển các vai trò xã hội trong cấu trúc chính thức của nhóm. 
- Quan tâm đến quá trình ra quyết định nhóm sự hình thành các chuẩn mực nhóm. 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III 
1. Nhóm xã hội là gì? Có những loại nhóm xã hội nào? Ý nghĩa của việc nghiên cứu 
các nhóm xã hội? 
2. Phân tích sự khác biệt giữa cấu trúc chính thức và cấu trúc không chính thức của 
nhóm. Cần có cách ứng xử như thế nào với cấu trúc không chính thức? Tại sao? 
3. Chuẩn mức nhóm là gì? Vai trò của chuẩn mục nhóm? Làm thế nào để hình thành 
các chuẩn mực nhóm? 
4. Nhóm nhỏ là gì? Có các loại nhóm nhỏ nào? Trong dạy học và giáo dục theo anh 
(chị) cần quan tâm tới nhóm nhỏ nào? Tại sao? 
Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA TẬP THỂ 
I. TẬP THỂ VÀ CẤU TRÚC QUAN HỆ CÁ NHÂN TRONG TẬP THỂ 
1. Khái niệm tập thể 

File đính kèm:

  • pdftam_ly_hoc_xa_hoi_tran_quoc_thanh.pdf
Ebook liên quan