Tập bài giảng môn Thực vật - Nguyễn Thị Thanh Xuân

Tóm tắt Tập bài giảng môn Thực vật - Nguyễn Thị Thanh Xuân: ...a, thân cây còn được mọc dài ra ở phía gốc của các gióng. Nhờ có mô phân sinh gióng mà các loài cỏ sau khi bị dẫm gẫy, các gióng vẫn có khả năng tiếp tục mọc lên được. 3.1.3. Mô phân sinh bên hay mô phân sinh cấp hai: Mô này làm cho rễ và thân của các cây lớp Ngọc Lan có thể tăng trưởng the...rễ phía dưới 2. Phần 2: Câu hỏi chọn câu đúng sai 6. Rễ mút ở cây trầu không 7. Rễ bám ở cây trầu không 8. Rễ cây Rau má thuộc loại rễ phụ 9. Rễ cây Si thuộc loại rễ phụ 10. Rễ cây thuỷ sinh thuộc cây bèo Nhật bản 11. Rễ cây thuỷ sinh thuộc cây Phong lan 12. Tầng phát sinh trong gọi ...+ Lá có mũi nhọn dài Cây Bồ đề Dựa vào hình dạng của gốc lá để phân biệt: + Lá có gốc nhọn (cây Cúc tần) + Lá có gốc tròn (cây Đa) + Lá có gốc hình mũi tên (cây Chóc) + Lá có gốc lệch về phía bên (cây Cà độc dược) + Lá có gốc hình tim Lá cây Trầu không 2.3.2. Lá kép là lá có cu...

pdf65 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tập bài giảng môn Thực vật - Nguyễn Thị Thanh Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
 + Dưới biểu bì thường là lớp mô dày. 
 + Sau đó tiếp đến lớp mô mềm vỏ có thể chứa túi tiết, các thể cứng, tinh thể. 
 + Bó libe gỗ có thể xếp thành một hình cung hoặc một vòng tròn. 
 + Phía trong gỗ là mô mềm ruột. 
3.1.2. Cấu tạo của cuống lá gồm : 
 - Biểu bì cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật xếp theo chiều dài của cuống lá 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 46 
 - Mô dày ở dưới chỗ lồi lên của biểu bì. 
- Mô mềm vỏ 
 - Các bó libe – gỗ. 
- Phía trong gỗ là mô mềm ruột. 
3.1.3. Cấu tạo của bẹ lá giống như cấu tạo của phiến lá gồm có biểu bì ở cả hai mặt, giữa 
là mô mềm diệp lục đựng các bó libe – gỗ xếp hình vòng cung. 
3.2. Lá cây lớp Hành: 
- Cấu tạo hai lớp biểu bì trên và biểu bì dưới đều có lỗ khí. Thịt lá thường cấu tạo 
bởi một mô mềm diệp lục đồng hóa. Tương ứng với các gân lá song song có rất nhiều bó 
libe – gỗ xếp 
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: 
1. Phần 1: Điền khuyết 
1.Lá kép là lá có (A)............, mỗi nhánh mang (B )................ gọi (C )................. 
2. Lá mọc vòng, mỗi mấu mang... 
3. Phía trong gỗ của bẹ lá là ... 
4. Phía trong gỗ của phiến lá là ... 
5. Dưới biểu bì phiến lá thường là ... 
6. Lá cây ăn thịt biến đổi ... (A) ... .......với .................... (B) .................. 
7. Lá xẻ là lá... 
8. Bẹ chìa là ... (A) ... ...............ôm lấy ... (B)... ........................chỗ... (C)......................... 
2. Phần 2: Câu hỏi chọn câu đúng sai 
9. Bẹ chìa có đặc điểm của họ Rau răm 
10. Lá Tía tô lá kép lông chim 3 lần 
11. Lá kèm ở cây Hoa hồng 
12. Phía trong gỗ là mô mềm ruột 
13. Cây Núc nác thuộc lá kép 2 lần 
14. Cây Tô mộc Thuộc lá kép 1 lần 
15. Lá mọc đối, mỗi mấu mang 3 lá đối nhau 
16. Lá có gốc lệch về phía bên ở cây Cà độc dược 
17. Lá mọc hình hoa thị ở cây Sắn 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 47 
18. Lá mọc so le ở cây Mơ 
19. Lá kèm ở cây Gừng 
20. Gân lá tỏa tròn ở cây Sắn 
3. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 
21. Lá hình bầu dục thuộc lá cây: 
 A. Táo B. Bông C. Hoa giấy D. Mã đề 
22. Cấu tạo của cuống lá gồm: 
 A. Biểu bì, mô dày. B. Các bó libe- gỗ. 
 C. Mô mềm vỏ, mô mềm ruột. D. A,B.C đều đúng. 
23. Lá có đầu nhọn ở lá cây : 
 A. Cúc tần. B. Bồ đề. C. Tre. D. Dâm bụt. 
24. Lá có mũi nhọn ở cây: 
 A. Cúc tần. B. Bồ đề. C. Tre. D. Dâm bụt. 
25. Lá có gốc nhọn ở cây: 
 A. Cúc tần. B. Bồ đề. C. Tre. D. Dâm bụt. 
26. Lá hình tròn ở cây: 
A. Táo B. Sen C. Bàng D. Tía tô 
27. Lá hình trứng ngược ở cây: 
A. Táo B. Sen C. Bàng D. Tía tô 
28. Lá hình trứng ở cây: 
A. Táo B. Sen C. Bàng D. Tía tô 
29. Gân lá lồi cả 2 mặt ở cây: 
 A. Long não B.Mít C. Xoài D. Ổi 
30. Bó libe- gỗ của bẹ lá xếp theo hình: 
 A. Vòng cung B. Thoi C. Chữ nhật D.Tam giác 
31. Bó libe gỗ của phiến lá xếp theo hình: 
 A. Vòng cung B. Thoi C. Chữ nhật D.Tam giác 
32. Biểu bì trên có: 
 A. Lỗ khí B. Lông che chở C. Lông tiết D. Cả B và C 
33. Biểu bì dưới có: 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 48 
 A. Lỗ khí B. Lông che chở C. Lông tiết D. Cả B và 
34. Lá chẻ: 
 A. Vết khía không sâu tới 1/4 phiến lá B.Vết khía vào tới 1/4 phiến lá 
 C. Vết khía vào sát tận gân lá D. Vết khía sâu quá tới 1/4 phiến lá 
35. Lá chia: 
 A. Vết khía không sâu tới 1/4 phiến lá B.Vết khía vào tới 1/4 phiến lá 
 C. Vết khía vào sát tận gân lá D. Vết khía sâu quá tới 1/4 phiến lá 
36. Lá thùy: 
 A. Vết khía không sâu tới 1/4 phiến lá B. Vết khía vào tới 1/4 phiến lá 
 C. Vết khía vào sát tận gân lá D. Vết khía sâu quá tới 1/4 phiến lá 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 49 
BÀI 6 
 HOA (flos) 
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: 
 Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng: 
1.Về kiến thức: 
1.1. Trình bày được định nghĩa, các phần chính và các phần phụ của hoa. 
1.2. Mô tả được cách sắp xếp hoa trên cành. 
1.3. Trình bày được các quy ước về cách viết hoa thức và cách vẽ hoa đồ của hoa. 
 1.4. Trình bày được tiền khai hoa 
2. Về kỹ năng: 
 2.1. Phân biệt được các phần của các phần chínhvà các phần phụ của hoa, các gân 
lá, các loại lá. Viết hoa thức và cách vẽ hoa đồ của hoa 
 2.2. Vận dụng được lý thuyết vào trong thực hành và thực tế. 
3. Về thái độ: 
 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài. 
 3.2. Cẩn thận trong bảo quản, sử dụng các tiêu bản, tranh vẽ, đồ dùng học tập. 
B. NỘI DUNG: 
1. Định nghĩa: hoa là một cơ quan sinh sản hữu tính của các cây hạt kín, cấu tạo bởi 
những lá biến đổi đặc biệt để làm nhiệm vụ sinh sản. 
2. Các phần của hoa: 
2.1. Các phần chính của hoa: 
2.1.1. Bao hoa là phần không sinh sản gồm đài hoa và tràng hoa: 
2.1.1.1. Đài hoa là vòng ngoài của bao hoa, cấu tạo bởi những bộ phận thường có màu 
xanh lục gọi là lá đài, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận của hoa khi còn ở trạng thái nụ. 
Nếu đài hoa 
có màu sắc như cánh hoa gọi là lá đài hình cánh hoa hay cánh đài (hoa cây Lựu, hoa cây 
Sen...) 
 * Đài hoa có thể rụng trước khi hoa nở gọi là đài rụng sớm (hoa cây Thuốc phiện), 
hoặc còn lại sau khi hoa tàn là đài tồn tại (hoa cây Ớt).Đài hoa còn có thể phát triển với 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 50 
quả gọi là đài cùng lớn (đài hoa cây Hồng ăn quả) nhưng đài tồn tại có thể không phát 
triển được gọi là đài héo (hoa cây Mõm chó) 
 Hoa cây Lựu Hoa cây Sen 
 Hoa cây Thuốc phiện 
 Hoa cây Ớt Hoa cây Mõm chó 
 Đài hoa có hai loại: 
 + Đài hợp là các đài dính liền nhau (Hoa cây Dâm bụt... ). 
 + Đài phân là các đài rời nhau ( hoa cây Cải, hoa cây Cà tím ...). 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 51 
. 
 Hoa cây Dâm bụt Hoa cây Cà tím 
 Một số hoa có thêm vòng đài phụ nằm ở ngoài của đài chính (đài hoa cây Dâm 
bụt) . 
2.1.1.2. Tràng hoa là những bộ phận nằm ở phía trong của đài hoa và thường có màu sặc 
sỡ gọi là cánh hoa. Ngoài màu sắc, cách hoa thường có mùi thơm gọi là cánh hoa. Ngoài 
màu sắc, cánh hoa thường có mùi thơm, cá biệt có mùi thối để quyết rũ côn trùng (cánh 
hoa cây Bán hạ)... 
 Hoa cây Bán hạ 
Mỗi cánh hoa có một phần rộng gọi là phiến và một phần hẹp gọi là móng. 
 Các cánh hoa có thể liền nhau (cánh hợp) hoặc rời nhau ( cánh phân), giống nhau (tràng 
đều) hay khác nhau (tràng không đều). 
+ Cánh hợp là các cánh dính liền nhau, các móng hợp lại thành ống, chỗ ống nối 
với phiến gọi là họng. 
 * Cánh hợp đều nhau: 
• Tràng bánh xe : ống ngắn tràng phiến to, tỏa ra loe rộng trông giống như bánh 
xe 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 52 
 Hoa cây Cà tím 
• Tràng hình nhạc :ống ngắn và phình to lên, thắt lại ở đỉnh trông giống như nhạc 
cụ dân tộc như hoa cây Hồng ăn quả. 
 Tràng hình nhạc 
• Tràng hình đinh: ống dài nhỏ thẳng góc với phiến (tràng hoa cây Dừa cạn). 
 Hoa cây Dừa cạn 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 53 
• Tràng hình chuông : ống phình to lên, trông giống như cái chuông (tràng hoa 
cây Cánh cát, tràng hoa cây Đẳng sâm ) 
 Hoa cây Ðẳng sâm 
• Tràng hình phễu: ống hình trụ nhưng loe dần lên thành hình phễu (tràng hoa 
cây Cà độc dược, tràng hoa cây Bìm bìm). 
 Hoa cây Cà độc dược Hoa cây Bìm bìm 
• Tràng hình ống : ống hình trụ, kết thúc bởi các răng nông ( Hoa Cúc) 
 Tràng hình ống Hoa Cúc 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 54 
 * Cánh hợp không đều: 
• Tràng hình môi : 5 cánh hoa chia làm 2 môi: một môi 2 và một môi 3 môi 
(Tràng hoa Ích mẫu, tràng hoa Bạc hà). 
 Tràng hình môi Hoa cây Ích mẫu 
• Tràng hình mặt nạ : tràng hoa cũng chia làm 2 môi nhưng dưới móc lồi vào 
trong họng làm cho họng bị khép kín lại trông giống như mặt nạ (tràng hoa 
Mõm chó). 
 Tràng hình mặt nạ Hoa cây Mõm chó 
• Tràng hình lưỡi nhỏ: ống ngắn, phiến lệch về một bên thành một lưỡi (tràng 
hình hoa cây Bồ công anh) hoa ở xung quanh đầu của các cây Nhọ nồi... 
 Tràng hình lưỡi nhỏ Cây Cúc hoa vàng 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 55 
 Hoa cây Bồ công anh Hoa cây Sài đất 
 + Cánh phân: Các cánh hoa rời nhau. 
 * Tràng hình hoa hồng : móng ngắn phiến rộng (tràng hình Hoa hồng ) 
 * Tràng hình hoa cẩm chướng: móng dài, thẳng góc với phiến (tràng hoa Cây Cẩm 
chướng, hoa cây Mỏ hạc). 
 Tràng hình hoa Cẩm chướng Hoa cây Mỏ hạc 
* Tràng hình chữ thập : các cánh hoa xếp thẳng góc với nhau thành hình chữ thập 
(tràng hoa cây Cải). 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 56 
. 
 Hoa cây Cải 
 + Cánh phân không đều có: 
• Tràng hoa lan : một trong ba cánh hoa biến đổi thành cánh môi mang cựa và có 
hình dạng kỳ quặc như người treo cổ (tràng các loại hoa Lan). 
 Hoa Lan 
• Tràng hình bướm : một cánh rộng phủ lên hai cánh ở hai bên, hai cánh này phủ 
lên hai cánh đặt sát nhau, trông như con bướm đang bay (hoa cây Sắn dây, hoa 
cây Đậu săng ...) 
 Cây Đậu săng Hoa cây Sắn dây 
Một số hoa đôi khi có thêm tràng phụ (tràng hoa cây Lạc tiên) 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 57 
2.2.1. Phần sinh sản gồm có bộ nhị và bộ nhụy: 
2.2.1.1. Bộ nhị là cơ quan sinh sản đực của hoa , nằm ở phía trong vòng các cánh hoa. 
 Mỗi nhị gồm có hai phần : 
 Bao phấn là phần phình to, thường chia thành 2 ô . Phần hai ô nối với nhau gọi là 
trung đới, trong ô phấn chứa rất nhiều hạt. 
 Chỉ nhị là bộ phận mảnh 
2.2.1.2. Bộ nhụy là cơ quan sinh sản cái của hoa , nằm ở phía trong vòng các cánh hoa 
gồm ba phần: 
+ Bầu là phần phình to ở dưới, trong bầu chứa các lá noãn. 
 + Vòi nhụy là phần hẹp và dài nối liền bầu với núm nhụy. 
 + Núm nhụy (đầu nhụy) là phần phình to ở trên cùng có chất dính để nhận hạt phấn 
 Hoa có đủ nhị và nhụy gọi là hoa lưỡng tính, hoa chỉ có nhị hoặc hoa chỉ có nhụy 
gọi là hoa đơn tính . Hoa đực và hoa cái cùng mọc trên một cây gọi là hoa đơn tính cùng 
gốc, hoa đực mọc riêng một cây, hoa cái mọc riêng một cây gọi là hoa tính khác gốc. 
2.2. Các phần phụ của hoa: 
2.2.1. Cuống hoa là cánh mang hoa mọc từ kẽ bắc, thường các hoa đều có cuống, có loại 
cuống nhất ngắn (Hương nhu ) hoặc có loại hoa không có cuống (hoa cây Mã đề). 
 Cây Hương nhu Hoa cây Mã đề 
2.2.2. Lá bắc: lá biến dạng ở dưới mỗi hoa hoặc cụm hoa. Có thể tiêu giảm hoặc có màu 
sặc sỡ ( như chi Poinsetia). Ở họ Cúc, có nhiều lá bắc và tập hợp dưới cụm tạo thành bao 
chung. Ở họ Lúa, lá bắc hình thành từng cặp ở dưới các bông chét – mày, mỗi hoa trong 
bông chét mang ở dưới hai lá bắc: mày dưới (mày ngoài) và mày nhỏ. Đôi khi có lá bắc 
thứ cấp ở trên các cuống hoa (như cây hoa chuông) là lá bắc nhỏ. 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 58 
2.2.3. Đế hoa là đầu phình của cuống hoa để mang các bộ phận chính của hoa. Đế hoa 
thường ngắn và lồi hoặc đế hoa có thể lõm. 
2.3. Cách sắp xếp của hoa trên cành: 
2.3.1. Hơn đơn độc: Hoa mọc riêng lẻ một mình trên một cuống hoa, không phân nhánh, 
ở đầu cành hay kẽ lá bắc (hoa cây Dâm bụt). 
 Hoa cây Dâm bụt 
2.3.2. Cụm hoa: gồm nhiều hoa tụ lại với nhau trên một trục mang hoa phân nhánh. 
2.3.2.1. Cụm hoa đơn không hạn: trục hoa của cụm hoa tiếp tục sinh trưởng để tạo ra 
các hoa mới, có 5 loại hoa : 
 + Chùm: trục hoa mang nhiều hoa có cuống, hoa ở phía dưới nở trước rồi lần lượt 
lên trên nở sau như hoa cây Cải... 
 + Bông: trục cụm hoa mang nhiều hoa không có cuống, hoa già ở phía gốc, hoa 
non ở phía ngọn như hoa cây Cỏ roi ngựa ... 
 Hoa cây Cỏ roi ngựa 
 Ngoài ra còn có 3 kiểu bông: 
 Đuôi sóc là những bông mang toàn hoa đơn tính trông giống như đuôi sóc như hoa 
cây Dây tằm... 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 59 
 Hoa cây Dâu tằm 
 Bông mo là bông bao bọc bởi một lá bắc to gọi là mo (Hoa cây Ráy) 
 Hoa cây Ráy 
 Buồng là những bông mo có trục hoa phân nhánh (Hoa cây Cau). 
 + Ngù: cành hoa có cuống dài ngắn khác nhau nhưng đưa hoa lên cùng một mặt 
phẳng (hoa cây Kim phượng...) 
 Hoa cây Kim phượng 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 60 
 + Tán: các cuống hoa tỏa ra từ đầu cành hoa. Có tán đơn, có tán kép gồm nhiều tán 
Đơn (hoa cây Đương quy) 
. 
 Hoa cây Đương quy 
 + Đầu: ở đầu trục hoa phồng lên mang nhiều hoa nhỏ không cuống. Mỗi hoa mọc ở 
kẽ lá bắc mỏng gọi là vẩy. Quanh đầu còn có những lá bắc khác hợp thành tổng bao lá bắc 
để bảo vệ hoa khi còn nụ. 
2.3.2.2. Cụm hoa đơn có hạn (xim): Trục chính của hoa mang một một hoa ở đỉnh và 
ngừng sinh trưởng lên phía trên, nhưng lại đâm nhánh về phía dưới. 
 + Xim một ngả: sự hình thành các nhánh chỉ xảy ra từng cái một. 
 * Xim một ngả hình ốc: sự phân nhánh không cùng một hướng . 
 * Xim một ngả hình bọ cạp: sự phân nhánh luôn luôn xảy ra về một phía. 
 + Xim hai ngả: trục cụm hoa phân nhánh từng đôi một nhiều lần, tận cùng của mỗi 
nhánhcó một hoa (hoa cây Xoan ) 
 + Xim nhiều ngả: trục cụm hoa phân nhiều nhánh như hoa cây Thầu dầu 
 Hoa cây Thầu dầu 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 61 
+ Xim co: nhánh của cụm hoa rất ngắn, trông như cùng một nơi tỏa ra như hoa cây 
Tía tô... 
 Ngoài các kiểu cụm chính trên còn gặp nhiều kiểu khác như chùm kép chùm tán 
như hoa cây Cúc.. 
4. Hoa thức và hoa đồ: 
4.1. Viết hoa thức: 
 Hoa thức là công thức tóm tắt của cấu tạo hoa : 
4.1.1. Vòng hoa của hoa được biểu thị bằng các chữ cái viết in hoa: 
 K là vòng đài hoa 
 C là vòng cánh hoa 
 P là Bao hoa (lá đài và cánh hoa giống nhau) 
 A là Vòng nhị 
 G là Vòng nhụy. 
4.1.2. Sau mỗi chữ cái in hoa là chữ số chỉ số lượng các bộ phận của mỗi vòng. Nếu số bộ 
phận trong mỗi vòng nhiều hay không giới hạn thì ghi bằng dấu vô cực (∞). Các bộ phận 
trong mỗi vòng mà liền nhau thì chữ số chỉ số lượng được viết trong ngoặc đơn ( ). 
4.1.3. Trước hoa thức còn có các ký hiệu: 
 * Hoa đều 
 Hoa không đều 
 Hoa xếp xoắn ốc. 
 o Hoa đực 
o Hoa cái 
o hoặc o Hoa lưỡng tính. 
4.1.4. Dấu gạch (-) ở trên, dưới hay giữa con số chỉ số lá noãn để thể hiện bầu dưới , bầu 
trên hay bầu giữa. 
4.2. Vẽ hoa đồ: hoa đồ là hình chiếu cấu tạo của hoa trên một mặt phẳng góc với trục 
hoa: 
 Cách vẽ hoa đồ như sau: 
4.2.1. Cành mang hoa được biểu thị bằng một vòng tròn nhỏ tô đen, ở phía trên. 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 62 
4.2.2. Lá bắc được biểu thị bằng hình lưỡi liềm có sống lưng nhọn đặt ở phía dưới. 
4.2.3. Đài hoa vẽ hình lưỡi liềm nhỏ hơn, có sống lưng nhọn. Lá đài giữa quay về phía 
trên hoặc quay về phía dưới, (trừ một số trường hợp ngoại lệ như hoa của các cây trong 
họ Lan và bộ Đậu). 
4.2.4. Cánh hoa vẽ hình lưỡi liềm, nếu lá đài hình cánh hoa thì vẽ như cánh hoa. 
4.2.5. Bộ nhị vẽ hình chữ B, mặt lõm quay vào trong (bao phấn hướng trong) hoặc quay 
ra ngoài . 
4.2.6. Bộ nhụy vẽ theo mặt cắt ngang của bầu. Các noãn vẽ các vòng tròn nhỏ. 
 Chú ý : 
+ Nếu hoa đều thì các bộ phận của hoa vẽ trên những vòng tròn đồng tâm, hoa 
không đều vẽ trên những vòng hình bầu dục, hoa kiểu xoắn thì vẽ trên đường xoắn ốc. 
 + Các bộ phận của hoa liền nhau thì nối với nhau bằng những gạch nhỏ ( -). 
 + Khi thiếu một vòng thì dùng dấu () để thể hiện. 
5. Tiền khai hoa 
5.1. Tiền khai xoắn ốc: 
Đây là kiểu điển hình của hoa các cây thuộc ngành Ngọc lan nguyên thủy, có bao hoa 
chưa phân hóa thành đài và tràng, các bộ phận của bao hoa còn rời nhau từ dưới lên trên 
hoặc từ trong theo đường xoắn ốc liên tục . 
5.2. Tiền khai hoa van : các bộ phận của bao hoa đặt cạnh nhau. Trong một số trường 
hợp, mép của mỗi bộ phận có thể gập vào trong hay ra ngoài nhưng vẫn không phủ lên 
nhau. 
5.3.Tiền khai hoa vặn: các bộ phận của bao hoa lần lượt úp lên nhau. Nhưng vì xếp 
trong một vòng nên ở mỗi bộ phận thì mép này bị phủ, còn mép kia lại phủ lên bộ phận kế 
tiếp. Chiều vặn có thể cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ. 
5.4. Tiền khai hoa lợp: Trên một vòng có 5 bộ phận, trong đó có 3 bộ phận đúng kiểu 
vặn, bộ phận thứ tư bị phủ cả 2 mép của hai bộ phận thứ năm phủ lên hai mép của hai bộ 
phận hai bên. 
5.5. Tiền khai hoa năm điểm: Trên một vòng ta thấy hai bộ phận ở hoàn toàn ngoài, bộ 
phận khác hoàn toàn ở phía trong còn bộ phận thứ năm thì nửa ở ngoài, nửa ở trong. 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 63 
5.6. Tiền khai hoa cờ hoa: 5 cánh có đối xứng hai bên, cánh lớn nhất gọi là cánh cờ năm 
ngoài cùng, phủ lên cánh bên gọi là cành (cánh chim). Hai cánh hoa này phủ lên cánh thìa 
ở trong cùng. 
5.7. Tiền khai hoa thìa: trong 5 cánh hoa, cánh nhỏ nhất ở trong cùng hai mép bị hai 
cánh ở giữa phủ lên. Mép còn lại của hai cánh giữa lại bị cánh ngoài cùng xếp cạnh nhau 
phủ lên. 
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: 
1. Phần 1: Điền khuyết 
1. Mỗi cánh hoa có ( A)......... gọi là ( B).........và phần (C ) .....gọi là ...... (D)....... 
2. Hoa đồ là...(A).................... trên...(B).............................với ...(C)............................ 
3. Ngù là cành hoa có...(A)......nhưng...(B).........cùng.....(C)...... 
4. Đuôi sóc là những ...(A).........................trông giống (B)................ 
5. Cành mang ...(A)..............bằng ...(B)......ở........(C)................. 
6. Cánh hoa vẽ ...(A)........................, nếu lá đài ...(B)...........thì vẽ.........(C)...................... 
7. Hoa đơn độc là hoa mọc... (A)..........................trên một cuống hoa,...(B)......................, 
ở ... (C) hay ...(D)... 
2. Phần 2: Câu hỏi chọn câu đúng sai 
8. Đài hoa gồm có đài hợp và đài phân 
9. Bao hoa là bộ phân sinh sản của hoa 
10. Cây Dừa cạn thuộc tràng hình đinh 
11. Tán kép ở hoa cây Đương quy 
12. Tán kép ở hoa cây Thầu dầu 
13. Xim co ở cây Thầu dầu 
14. Xim co ở cây Tía tô 
15. Hoa Lạc tiên có tràng phụ 
16. Hoa hồng có đế phẳng 
17. Đài phụ ở hoa cây Bông 
18. Hoa thức của hoa Huệ: * 0 K 3+3 C 0 A 3+3+3 G1 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 64 
19. Tiền khai hoa thìa cánh ngoài cùng phủ lên nhau 
20. Tiền khai hoa van cánh ngoài cùng phủ lên nhau 
21. Tán kép gồm tán đơn và tán kép 
22. Hoa cây Cau thuộc hoa bông mo 
23. Lá bắc có hình lưỡi liềm nhỏ 
24. Nếu số bộ phận trong mỗi vòng nhiều hay không giới hạn thì ghi (...) 
25.Khi thiếu một vòng thì dùng dấu () để thể hiện 
3. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 
26. Tràng hình hoa hồng là: 
 A. Cánh phân đều nhau . C. Cánh phân không đều nhau. 
 B. Cánh hợp đều nhau D. Cánh hợp không đều . 
27. Tràng hình bướm: 
 A. Cánh phân đều nhau . C. Cánh phân không đều nhau. 
 B. Cánh hợp đều nhau D. Cánh hợp không đều nhau 
28. Tràng hình bánh xe ở hoa cây thực vật sau: 
 A. Mõm chó. B. Bồ công anh. 
 C. Ích mẫu. D. Cà . 
29. Tràng hình môi ở hoa cây thực vật sau: 
 A. Mõm chó. B. Bồ công anh. 
 C. Ích mẫu. D. Cà . 
30. Tràng hình lưỡi nhỏ ở cây thực vật sau: 
 A. Mõm chó. B. Bồ công anh. 
 C. Ích mẫu. D. Cà . 
31. Có mấy loại cụm hoa đơn không hạn: 
 A. 2 B. 3. C. 4 D. 5 
32. Vòng đài hoa ký hiệu: 
A. G B. A. C.K D. C. 
33. Vòng nhụy ký hiệu; 
A. G B. A. C. K D. C. 
 Biên soạn CN Nguyễn Thị Thanh Xuân Hiệu đính: BSCKII Mai Lượm 
 65 
34. Xim 2 ngả ở hoa cây: 
A. Thầu dầu B. Xoan C. Tía tô D. Cải 
35. Hoa chùm ở cây: 
A. Thầu dầu B. Xoan C. Tía tô D. Cải 
36. Tràng hoa cây Bìm bìm Thuộc tràng: 
 A. Hình nhạc . B. Hình chuông. 
 C. Hình phễu . D. Hình bánh xe. 
37. Hoa không đều có ký hiệu : 
 A. B. - C. (.) D. ∞ 
38. Hoa vô hạn có ký hiệu : 
 A . B. - C. ( . ). D. ∞ 
39. Tràng hoa cây Cát cánh thuộc tràng: 
 A. Hình nhạc . B. Hình chuông. 
 C. Hình phễu . D. Hình bánh xe. 
40. Tràng hoa cây Cà độc dược thuộc tràng: 
 A. Hình nhạc . B. Hình chuông. 
 C. Hình phễu . D. Hình bánh xe. 
41. Tràng hoa cây Cà thuộc tràng: 
 A. Hình nhạc . B. Hình chuông. 
 C. Hình phễu . D. Hình bánh xe. 
42. Có mấy loại tiền khai hoa: 
 A. 5 B. 6. C. 7 D. 8 
43. Cánh lớn nhất của tiền khai hoa cờ còn gọi là cánh: 
 A. Cờ B. Thìa C. Chim. D. Thuyền 
44. Cánh bên của tiền khai hoa cờ gọi là cánh: 
 A. Cờ B. Thìa C. Chim. D. Thuyền 

File đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_mon_thuc_vat_nguyen_thi_thanh_xuan.pdf