Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt nam - Nghề: Điều hành du lịch và đại lý lữ hành
Tóm tắt Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt nam - Nghề: Điều hành du lịch và đại lý lữ hành: ... có thể bao gồm: • Hợp đồng hướng dẫn • Các phiếu sử dụng dịch vụ • Các loại vé • Phiếu đặt chỗ/xác nhận dịch vụ • Tiền mặt • Séc • Danh sách khách/buồng • Bản sao thư tín • Biên lai/phiếu thu • Hóa đơn thuế • Yêu cầu dịch vụ • Lịch trình • Phiếu thăm dò ý kiến • Các địa chỉ liên lạ...ợc thông báo trước 9. Báo cáo có thể bao gồm: • Báo cáo bán hàng • Báo cáo đặt dịch vụ • Bảng so sánh giá của các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau • Bảng so sánh đặc điểm và lợi ích đối với các nhà cung cấp dịch vụ và/hoặc các sản phẩm trọn gói khác nhau • Tỷ lệ sử dụng đối với các nhà cun...h viên trong nhóm xác định và xử lý các loại vấn đề và các sự vụ không lường trước được P9. Thúc đẩy các thành viên trong nhóm hoàn thành công việc được phân công và cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ và/hoặc nguồn lực bổ sung nào để giúp họ hoàn thành công việc P10. Giám sát mâu thuẫn trong nhóm...
i thích các tiêu chuẩn chất lượng đã được đơn vị tổ chức thỏa thuận, cách thức giám sát và đánh giá những tiêu chuẩn này K6. Mô tả những thông tin cơ bản mà bạn cần đảm bảo cung cấp cho nhân viên và những người hỗ trợ đối với chương trình du lịch bạn đang thực hiện (như thông tin thực tế về địa phương, tập quán địa phương,) K7. Liệt kê và giải thích các lựa chọn sẵn có và mức độ quyền hạn của bạn trong việc xử lý các sự việc bất ngờ xảy ra K8. Xác định và giải thích những nội dung tư vấn về sức khỏe và an toàn, những chỉ dẫn và quy trình liên quan đến chương trình du lịch đang được thực hiện K9. Liệt kê và giải thích các hành động được tiến hành trong trường hợp có sự cố và trường hợp khẩn cấp, các phương tiện sẵn có ở địa phương để xử lý tình huống và cách tiếp cận những phương tiện đó YÊU CẦU KIẾN THỨC TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ ĐIỀU HÀNH DU LỊCH VÀ ĐẠI LÝ LỮ HÀNH © 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ118 1. Chương trình du lịch: • Tuyến đường • Nghỉ giải lao trên đường • Các điểm thăm quan • Thời gian • Cơ sở lưu trú • Nghỉ giải lao 2. Thông tin: • Chương trình du lịch • Thông lệ, phong tục địa phương, môi trường địa phương, lịch sử chung của địa phương, thông tin về kinh tế - xã hội địa phương 3. Quy trình: • Khó khăn về xe cộ • Các tai nạn không nghiêm trọng • Nhân viên và những người viên hỗ trợ bị ốm • Không tuân theo chỉ dẫn của trưởng đoàn • Xử lý phàn nàn 4. An toàn và phòng ngừa cho nhân viên và những người hỗ trợ: • Văn hóa • Xã hội • Môi trường ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI Đánh giá thực hiện công việc phải bao gồm: 1. Đánh giá ít nhất một hồ sơ về xây dựng và hoàn thiện chương trình du lịch 2. Đánh giá ít nhất một báo cáo về phàn nàn/ phiếu thăm dò ý kiến phản hồi của nhân viên và những người hỗ trợ Các phương pháp đánh giá phù hợp có thể bao gồm: • Trực tiếp quan sát ứng viên sử dụng kiến thức để kiểm soát kỷ luật làm việc, việc giao tiếp và sự hài lòng của nhân viên và khách hàng • Hỏi nhân viên và những người cùng làm việc về kiến thức và khả năng của ứng viên trong việc phản ứng và kiểm soát tình huống rủi ro, nguy hiểm • Kiểm tra vấn đáp hoặc kiểm tra viết để đánh giá cách thức kiểm soát và cải thiện kế hoạch công việc khi cần thiết • Kiểm tra viết hoặc kiểm tra vấn đáp để đánh giá kế hoạch cải thiện HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Nhân viên điều hành du lịch, nhân viên đại lý du lịch, nhân viên tư vấn du lịch, nhân viên thông tin du lịch, các nhân viên trợ lý hoặc phó bộ phận D2.TOS.CL4.09 CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN © 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ ĐIỀU HÀNH DU LỊCH VÀ ĐẠI LÝ LỮ HÀNH 119 TOS4.5. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: TỔ CHỨC, TIẾN HÀNH VÀ HOÀN CHỈNH MỘT CHUYẾN KHẢO SÁT MÔ TẢ CHUNG Đơn vị năng lực này mô tả các năng lực cần thiết để tổ chức, tiến hành và hoàn chỉnh một chuyến khảo sát. E1. Xây dựng và thiết kế chuyến khảo sát P1. Xác định mục tiêu chuyến khảo sát P2. Xác định điểm du lịch sẽ đến thăm dựa trên định hướng thành phần đoàn và tiến hành sắp xếp các cuộc gặp gỡ P3. Lựa chọn chủ đề và ý tưởng tổng thể về địa điểm khảo sát P4. Sắp xếp với các đơn vị địa phương về nơi ở, phương tiện vận chuyển và các hoạt động tại chỗ P5. Lựa chọn và tiến hành mời đại biểu tham dự, thông báo về chương trình cuối cùng và những điều kiện bổ sung, nếu có E2. Thực hiện chuyến khảo sát P6. Tổ chức thông báo ngắn gọn chương trình cho những người tham dự ngay khi họ đến P7. Bố trí trưởng đoàn/người hỗ trợ chương trình khảo sát để chịu trách nhiệm về thời gian biểu hằng ngày và mọi nhu cầu có thể phát sinh P8. Thông báo trước cho những người tham dự về các kế hoạch gặp gỡ và cách liên hệ với người chủ trì các cuộc gặp đó P9. Thực hiện chính xác chương trình và thời gian biểu trong toàn bộ chuyến khảo sát P10. Đảm bảo an toàn cho chuyến đi và thông báo cho thành viên trong đoàn tình hình hằng ngày và những điều mong đợi P11. Đảm bảo việc thông báo ngắn gọn tình hình và nhận ý kiến phản hồi hằng ngày E3. Dịch vụ chăm sóc sau chuyến đi P12. Trong vòng vài ngày sau chuyến đi, gửi lời cảm ơn đến các đơn vị chủ trì đón tiếp, chuyển cho những người tham gia đoàn phiếu đánh giá và nhận xét phản hồi P13. Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư P14. Đưa ra những đề xuất phối hợp tiếp theo P15. Lưu tất cả các thông tin và dữ liệu thu thập được của chuyến đi THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN K1. Liệt kê và mô tả đặc điểm, mục tiêu tổ chức và thực hiện chuyến khảo sát K2. Giải thích cách liên hệ và bố trí chương trình với các đối tác và nhà cung cấp dịch vụ địa phương K3. Mô tả tiêu chuẩn xây dựng chủ đề chuyến đi K4. Liệt kê và mô tả các vấn đề về sức khỏe và an toàn cần thông báo cho những người tham dự K5. Giải thích cách xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư cho chuyến khảo sát K6. Liệt kê và mô tả các thành phần trong phiếu đánh giá/nhận xét phản hồi dùng cho những người tham dự K7. Giải thích những nguyên tắc giao tiếp công việc cần tuân thủ khi tương tác với những người tham gia chương trình YÊU CẦU KIẾN THỨC TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ ĐIỀU HÀNH DU LỊCH VÀ ĐẠI LÝ LỮ HÀNH © 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ120 Tiêu chuẩn của đơn vị này bao gồm các sản phẩm và quy trình sau đây: 1. Các dạng chương trình khảo sát: • Chuyến đi cho các đại lý lữ hành • Chuyến đi cho các công ty điều hành du lịch • Chuyến đi cho các cơ quan truyền thông • Chuyến đi cho cá nhân 2. Thành phần biến đổi trong lịch trình chuyến đi: • Máy bay, ô tô, lưu trú, bữa ăn, nhiên liệu, chi phí, thời gian của chuyến đi, mùa và thời điểm trong năm (kỳ nghỉ, sự kiện,) 3. Nguyên tắc chỉ đạo việc tổ chức chương trình khảo sát có thể bao gồm: • Đại diện cho lợi ích của đơn vị và địa điểm sẽ được xúc tiến quảng bá một cách trung thực và nhất quán tuân thủ tất cả các nghi thức văn hóa • Tiếp thị và quảng bá sản phẩm du lịch theo nguyên tắc duy trì sự toàn vẹn văn hóa • Tăng cường sự phối hợp và sáng tạo giữa các đối tác và các nhà cung ứng dịch vụ địa phương để đem đến cho những người tham gia chương trình sự tiếp cận và trải nghiệm lần đầu tại địa danh với sự đa dạng của nó • Đảm bảo cơ hội bình đẳng cho các đối tác và mọi thành viên của đoàn trong suốt chuyến đi • Cam kết về tính xác thực của các sản phẩm, dịch vụ du lịch, nghệ thuật và trải nghiệm • Tôn trọng tầm quan trọng của mỗi cá nhân và vai trò của họ trong cộng đồng • Cùng nhau trao đổi về niềm tự hào văn hóa và thực tiễn kinh doanh trong suốt chuyến đi 4. Các nguồn thông tin: • Các nhà cung cấp dịch vụ cùng những thông tin, thời gian biểu và các tập gấp mà họ đã công bố • Các tài liệu in ấn trên giấy hoặc tài liệu điện tử 5. Quy định về an toàn: • Luật quốc gia về an toàn điện và cháy nổ • Quy định và quy chế quản lý chất thải • Quy định về bảo vệ an toàn trẻ em 6. Các mối hiểm họa: • Hiểm họa vật lý - tác động, ánh sáng, áp lực, tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ, phóng xạ • Hiểm họa sinh học - vi trùng, vi rút, thực vật, ký sinh trùng, sâu bọ, nấm mốc, côn trùng • Hiểm họa hóa học - bụi, sợi, sương mù, khói, khí gas, hơi nước • Sinh lý lao động • Các nhân tố tâm lý - quá tải/quá sức, trạng thái nhiễu/bối rối, mệt mỏi, áp lực trực tiếp, chu kỳ trao đổi chất thay đổi • Các nhân tố sinh lý - đơn điệu, quan hệ cá nhân, chu kỳ thực hiện 7. Các phương án dự phòng: • Sơ tán • Cách ly • Khử trùng • Gọi nhân viên cấp cứu 8. Nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh: • Phát triển mối quan hệ • Đọc được những thông điệp không lời • Điều chỉnh bối cảnh và nội dung • Tác động đến bản đồ tư duy ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI Đánh giá thực hiện công việc phải bao gồm: 1. Đánh giá ít nhất hai chương trình khảo sát chi tiết đã được xây dựng 2. Đánh giá ít nhất một kế hoạch thực hiện chương trình khảo sát đã được xây dựng 3. Đánh giá ít nhất một phiếu đánh giá/nhận xét phản hồi đã được thực hiện 4. Đánh giá ít nhất một thư cảm ơn đã được soạn Các phương pháp đánh giá phù hợp có thể bao gồm: • Trực tiếp quan sát ứng viên sử dụng kiến thức để xây dựng và giám sát quy trình lập chương trình khảo sát chi tiết • Hỏi nhân viên và những người cùng làm việc về kiến thức và khả năng xây dựng và phát triển sự hợp tác và mối quan hệ với các nhà cung cấp cũng như các đối tác tài trợ • Mô phỏng • Kiểm tra vấn đáp hoặc kiểm tra viết để đánh giá kế hoạch tiến hành và phân tích kết quả thu được từ việc đầu tư cho chuyến đi khảo sát HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ © 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ ĐIỀU HÀNH DU LỊCH VÀ ĐẠI LÝ LỮ HÀNH 121 Nhân viên điều hành du lịch, nhân viên đại lý du lịch, nhân viên tư vấn du lịch, nhân viên thông tin du lịch, các nhân viên trợ lý hoặc phó bộ phận D2.TTA.CL2.09 CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ ĐIỀU HÀNH DU LỊCH VÀ ĐẠI LÝ LỮ HÀNH © 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ122 TOS4.6. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: GIÁM SÁT VIỆC THAM GIA HỘI CHỢ VÀ TRIỂN LÃM DU LỊCH MÔ TẢ CHUNG Đơn vị năng lực này mô tả các năng lực cần thiết để giám sát việc tham gia các hội chợ và triển lãm du lịch. E1. Lập kế hoạch và tổ chức tham gia các hội chợ và triển lãm du lịch P1. Lập kế hoạch và thời gian biểu tham gia hội chợ theo kế hoạch phát triển thị trường hoặc các hệ thống khác của đơn vị P2. Xác định, phân tích và tích hợp thông tin thị trường liên quan vào trong kế hoạch ngắn hạn P3. Đánh giá lời mời tham gia hội chợ và triển lãm du lịch dựa trên việc định hướng thị trường hiện tại và các thông tin liên quan khác P4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động chi tiết cho các hội chợ, triển lãm du lịch tại thời điểm thích hợp để tập trung vào những chi tiết vận hành E2. Thực hiện vai trò quan hệ công chúng tổng thể P5. Thiết lập và tiến hành các mối quan hệ với đồng nghiệp trong giới truyền thông và trong ngành du lịch theo cách thức nâng cao hình ảnh tích cực của đơn vị trong suốt thời gian tham dự P6. Sử dụng mạng lưới để hỗ trợ việc tham gia hội chợ P7. Phát triển các nguồn quan hệ công chúng ở những nơi thích hợp, bao gồm các tài liệu thông cáo báo chí và các tài liệu hỗ trợ của ngành du lịch hoặc truyền thông E3. Đánh giá và giám sát việc tham gia các hội chợ và triển lãm du lịch P8. Đánh giá mọi hoạt động theo các phương pháp đánh giá đã thỏa thuận và sử dụng kết quả vào việc lập kế hoạch trong tương lai P9. Giám sát báo cáo theo chính sách của đơn vị và khung thời gian yêu cầu P10. Đảm bảo chuyển các báo cáo không chính thức cho các đồng nghiệp có liên quan để tối đa hóa cơ hội đạt được mục tiêu của đơn vị về lợi ích của việc tham gia hội chợ, triển lãm THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN K1. Giải thích nội dung và cấu trúc tổng thể của việc tham dự hội chợ, triển lãm du lịch K2. Liệt kê và xác định những nguyên tắc thị trường chủ yếu K3. Mô tả các đặc điểm của ngành du lịch, bao gồm cấu trúc và mối quan hệ tương hỗ, hệ thống của ngành và nguồn thông tin K4. Liệt kê và giải thích tầm quan trọng của việc tham dự hội chợ, triển lãm du lịch K5. Xác định mạng lưới tiếp thị và phân phối, đặc biệt là những nguồn hỗ trợ quảng bá sản phẩm và dịch vụ, bao gồm cả các giải pháp thương mại điện tử trong quá trình tham gia hội chợ, triển lãm du lịch K6. Liệt kê và mô tả các loại hoạt động xúc tiến được sử dụng tại hội chợ, triển lãm du lịch: • Triển lãm thương mại và tiêu dùng • Quảng cáo • Quan hệ công chúng • Khảo sát • Bảng hiệu và trưng bày K7. Giải thích trách nhiệm pháp lý và ràng buộc pháp lý của luật và quy định bảo vệ người tiêu dùng trong việc quảng bá sản phẩm phù hợp cho riêng ngành du lịch YÊU CẦU KIẾN THỨC © 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ ĐIỀU HÀNH DU LỊCH VÀ ĐẠI LÝ LỮ HÀNH 123 1. Hội chợ thương mại du lịch và triển lãm có thể bao gồm: • Hội chợ du lịch quốc tế, Việt Nam • Hội chợ du lịch quốc tế ở Berlin, Đức • Hội chợ thị trường du lịch thế giới, London, Vương quốc Anh • Hội chợ du lịch Thế giới, Moscow, Nga, • Triển lãm du lịch và mạo hiểm tại Chicago, Mỹ • Diễn đàn du lịch ASEAN • Trưng bày du lịch của Thời báo Los Angeles, Mỹ • Du lịch và mạo hiểm tại San Francisco, Mỹ • Hội chợ triển lãm du lịch sự kiện châu Á - Thái Bình Dương • Hội chợ du lịch quốc tế Milan, Italia • Triển lãm hội thảo và du lịch công vụ quốc tế Các tiểu vương quốc Arập thống nhất • Du lịch quốc tế cao cấp thị trường châu Á, Thượng Hải, Trung Quốc • Triển lãm hội thảo và du lịch công vụ cao cấp, Thượng Hải, Trung Quốc • Hội chợ hiệp hội du lịch châu Á - Thái Bình Dương • Hội chợ du lịch quốc tế Paris, Pháp • Hội chợ du lịch quốc tế ITB châu Á, Xingapo 2. Thông tin cần tích hợp vào quy trình lập kế hoạch có thể bao gồm: • Báo cáo thị trường • Báo cáo bán hàng • Thống kê tài chính • Xu hướng thị trường • Hoạt động cạnh tranh 3. Đánh giá lời mời tham gia hội chợ, triển lãm du lịch có thể liên quan đến: • Tính ổn định của phương hướng tổng thể thị trường • Mức độ tiếp xúc với khách hàng có khả năng đạt được • Sự phù hợp của người tham dự với thị trường mục tiêu • Các vấn đề về nguồn tài chính • Yêu cầu đối với nguồn nhân lực • Thời gian của sự kiện 4. Chi tiết vận hành cần cân nhắc có thể bao gồm: • Mục tiêu và bản chất của hội chợ, triển lãm du lịch • Khả năng ngân sách • Liên quan đến quan hệ công chúng • Yêu cầu đối với nhân viên và tóm tắt thông tin • Sự sẵn có tập gấp và các tài liệu quảng bá khác • Yêu cầu về thiết bị • Hợp đồng về các dịch vụ khác, như trưng bày • Thu xếp chuyến đi • Chiến lược đảm bảo lợi ích tối đa • Khả năng tiến hành các hoạt động tiếp thị hợp tác • Cách tiếp cận chủ động hoặc cách tiếp cận phản tác dụng • Nhu cầu hỗ trợ từ bên ngoài • Thực hiện yêu cầu về thủ tục hành chính và quy trình • Công nghệ sẵn có • Cơ hội thương mại điện tử trong tương lai ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI Đánh giá thực hiện công việc phải bao gồm: 1. Đánh giá ít nhất một kế hoạch tham gia hội chợ thương mại và triển lãm du lịch đã thực hiện 2. Đánh giá ít nhất một báo cáo về việc tham gia một hội chợ hoặc triển lãm du lịch đã thực hiện 3. Đánh giá ít nhất một báo cáo đánh giá những việc phải làm tiếp trong tương lai sau khi tham gia một hội chợ và triển lãm du lịch Các phương pháp đánh giá phù hợp có thể bao gồm: • Đánh giá việc tham gia hội chợ, triển lãm du lịch do ứng viên lên kế hoạch và thực hiện • Đánh giá báo cáo thị trường do ứng viên chuẩn bị để cụ thể hóa cách thức lập kế hoạch và tiến hành tham gia hội chợ, triển lãm du lịch và những bài học có thể rút ra cho hoạt động tương lai • Nghiên cứu tình huống để đánh giá việc áp dụng những nguyên tắc thị trường vào sự tham gia hội chợ, triển lãm du lịch • Kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết hoặc phỏng vấn để đánh giá kiến thức, như nguyên tắc thị trường, cấu trúc của ngành du lịch, các mối quan hệ tương hỗ trong ngành, mạng lưới phân phối và những vấn đề liên quan đến pháp luật • Xem xét hồ sơ chứng cứ và báo cáo khách quan về việc thực hiện công việc của ứng viên tại nơi làm việc HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ ĐIỀU HÀNH DU LỊCH VÀ ĐẠI LÝ LỮ HÀNH © 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ124 Nhân viên đại lý lữ hành, nhân viên điều hành du lịch, nhân viên tư vấn du lịch, nhân viên thông tin du lịch, các nhân viên trợ lý hoặc phó bộ phận D2.TTA.CL2.09 CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN © 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ ĐIỀU HÀNH DU LỊCH VÀ ĐẠI LÝ LỮ HÀNH 125 TOS4.7. TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: PHÂN TÍCH THÔNG TIN VÀ Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA KHÁCH HÀNG MÔ TẢ CHUNG Đơn vị năng lực này mô tả các năng lực cần thiết để phân tích thông tin và ý kiến phản hồi của khách hàng. E1. Phân tích thông tin và ý kiến phản hồi của khách hàng P1. Lựa chọn thông tin để phân tích phù hợp với mục đích đánh giá P2. Tách thông tin để phân tích và tổng hợp chúng một cách chính xác P3. Xác định những thiếu sót và thiếu hụt dữ liệu để phân tích P4. Nâng cao độ chính xác của việc phân tích khi cần bằng cách tìm kiếm thêm sự trợ giúp của người khác P5. Đảm bảo kết quả phân tích đáp ứng được tiêu chuẩn đánh giá E2. Truyền đạt kết quả ý kiến phản hồi của khách hàng P6. Trình bày rõ ràng và đúng lúc kết quả phân tích P7. Đảm bảo các bên liên quan hiểu rõ kết quả tìm kiếm được trình bày E3. Đưa ra đề xuất để cải thiện công việc P8. Trao đổi và xác định các điểm cần cải thiện dựa trên kỹ thuật giao tiếp với đồng nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ P9. Xây dựng kế hoạch cải thiện, bao gồm mọi lĩnh vực và phù hợp với việc thiết kế lại hoạt động/ dịch vụ THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN K1. Giải thích cách thức xác định các dữ liệu chủ yếu đáp ứng nhu cầu đánh giá K2. Mô tả các nguyên tắc nghiên cứu khách hàng K3. Giải thích cách thức lựa chọn những cơ hội phản hồi có ích nhất và lập các tiêu chí phân tích K4. Xác định các yếu tố tác động đến quá trình phân tích dữ liệu phản hồi của khách hàng K5. Giải thích tác động của việc hạn chế về thời gian, chi phí và nhân lực đến việc tiếp nhận và phân tích ý kiến phản hồi của khách hàng K6. Liệt kê và mô tả đặc điểm, tính chất của kế hoạch cải thiện công việc YÊU CẦU KIẾN THỨC 1. Nguồn và quy trình thu thập thông tin có thể bao gồm: • Tìm kiếm và lựa chọn nguồn thông tin • Thu thập thông tin • Khảo sát • Phiếu thăm dò ý kiến • Nhóm mục tiêu • Các cuộc họp phối hợp 2. Quy trình xây dựng tiêu chí đánh giá có thể bao gồm: • Định hướng mục tiêu • Xây dựng bộ tài liệu chương trình du lịch • Xác định, hoàn thiện điểm đến du lịch hiện tại và trong tương lai 3. Quá trình phân tích và xử lý kết quả tìm thấy liên quan đến: • Phương pháp nghiên cứu cơ bản: định lượng và định tính • Cấu trúc của những kết quả tìm thấy • Giá trị pháp lý của những kết quả tìm thấy ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM: NGHỀ ĐIỀU HÀNH DU LỊCH VÀ ĐẠI LÝ LỮ HÀNH © 2015 Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ126 Đánh giá thực hiện công việc phải bao gồm: 1. Đánh giá ít nhất một bản phân tích ý kiến phản hồi của khách hàng đã được thực hiện 2. Đánh giá ít nhất một bản trình bày về kết quả phân tích phản hồi của khách hàng đã được thực hiện 3. Đánh giá ít nhất một kế hoạch cải thiện đã được xây dựng Các phương pháp đánh giá phù hợp có thể bao gồm: • Quan sát ứng viên thực hiện công việc • Bài tập thực hành phản ánh việc áp dụng tại nơi làm việc, cách thức phân tích và chuyển tiếp ý kiến phản hồi • Kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết • Báo cáo khách quan do giám sát viên thực hiện • Dự án và công việc được giao HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Nhân viên đại lý lữ hành, nhân viên điều hành du lịch, nhân viên tư vấn du lịch, nhân viên thông tin du lịch, các nhân viên trợ lý hoặc phó bộ phận D2.TRM.CL9.13 CÁC CHỨC DANH NGHỀ LIÊN QUAN SỐ THAM CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN ASEAN
File đính kèm:
- tieu_chuan_nghe_du_lich_viet_nam_nghe_dieu_hanh_du_lich_va_d.pdf