Tình hình sử dụng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Tóm tắt Tình hình sử dụng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên: ...á, thấp khớp, gãy xƣơng... Ví dụ nhƣ một số loài: Chàm mèo (Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze), Trào khẻo (Acer laurinum var. petelotii (Gagnep.) Phamh.), Cỏ tảng goại (Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl. ) Visan.), Mự phỉ (Heliciopsis terminalis (Kurz) Sleum.), Thau khinh (Pothos repens ...ày chữa bởi thuốc nam Theo kinh nghiệm của nền y học cổ truyền thì một cây có tác dụng dƣợc tính đối với nhiều loại bệnh và ngƣợc lại có những bệnh phải phối kết hợp nhiều loại cây mới có hiệu quả tốt. Căn cứ vào tài liệu của Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Đỗ Huy Bích và thực tế các loại bệ...ho thế hệ sau. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn nên đề tài mới chỉ dừng ở mức điều tra tổng hợp mà chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng cây thuốc để chữa bệnh của ngƣời dân tộc Tày nơi đây. Vấn đề này cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Qua quá trình điều tra, chúng tôi tìm hi...
Lê Thị Thanh Hƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 121 - 125 121 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TÀY HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN Lê Thị Thanh Hương1*, Nguyễn Nghĩa Thìn2 1Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên 2Trường Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN TÓM TẮT Điều tra, phân tích tình hình sử dụng thuốc từ nguồn thực vật sẵn có trong thiên nhiên của các đồng bào dân tộc là một trong những công việc quan trọng cần phải tiến hành để góp phần vào công tác bảo tồn kho tàng dân gian về dƣợc liệu học và y học cổ truyền của dân tộc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá tình hình sử dụng, chế biến thuốc của đồng bào dân tộc Tày của huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ngƣời Tày nơi đây có vốn kinh nghiệm dân gian phong phú trong cách chế biến và sử dụng các bộ phận khác nhau của thực vật để chữa trị cho nhiều loại bệnh. Chúng tôi cũng đã thu thập đƣợc 99 cho 21 nhóm bệnh khác nhau (bệnh thần kinh: 6 bài, bệnh về xƣơng: 8 bài, khớp: 3 bài, dạ dày : 6 bài, hô hấp 5 bài, tim mạch: 2 bài, gan: 4 bài, thận: 9 bài ) trong đó, có nhiều bài thuốc gia truyền dùng cho các bệnh phức tạp về thận, thần kinh, tim mạch. Từ khoá: bài thuốc dân gian, đa dạng, tài nguyên cây thuốc ĐẶT VẤN ĐỀ Nền y học cổ truyền bản địa của các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta rất đa dạng và phong phú. Mỗi dân tộc đều có những kinh nghiệm dân gian trong việc sử dụng cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh. Ngƣời dân tộc Tày ở huyện Định Hóa cũng có các phƣơng thức sử dụng và chế biến cây cỏ làm thuốc rất riêng. Việc sử dụng cây thuốc theo y học cổ truyền của ngƣời dân tộc Tày cho thấy, các bộ phận của cây có tác dụng khác nhau và dùng để chữa các bệnh khác nhau tùy theo cách sử dụng của các ông lang, bà mế. Tuy nhiên, do tính chất giữ gìn các bí quyết mang tính gia đình, dòng họ, nhiều kinh nghiệm quý báu đó đang dần bị mai một do một số gia đình không có ngƣời nối dõi, đồng thời nguồn tài nguyên cây thuốc nơi đây đang đứng trƣớc nhiều nguy cơ bị suy giảm. Điều này cho thấy cần phải thực hiện công tác nghiên cứu, khai thác các kinh nghiệm dân gian qua đó làm cơ sở cho công tác bảo tồn sự đa dạng nguồn tài nguyên thực vật nói chung cũng nhƣ góp phần gìn giữ kho tàng các kinh nghiệm quý báu trong nhân dân ta. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp điều tra, phân tích: Các vị thuốc, cách chế biến đƣợc khai thác từ các ông lang, bà mế trong các thôn xã của huyện Định Hoá. Việc khai thác một cách Tel: 0988478975 , Email: hiệu quả các thông tin phải đƣợc kết hợp với công tác dân vận, nắm đƣợc phong tục, tập quán của đồng bào. Phương pháp thống kê, mô tả. KẾT QUẢ THẢO LUẬN Sự đa dạng về các bộ phận sử dụng Bảng 1. Sự đa dạng các bộ phận dùng làm thuốc TT Số lƣợng sử dụng Số loài tham gia Tỷ lệ (%) so với tổng số loài 1 1 bộ phận 181 58,96 2 2 bộ phận 75 24,43 3 3 bộ phận 2 0,65 4 Cả cây 49 15,96 Tổng cộng 307 100 Bảng 1, chúng tôi đã thống kê nhƣ sau: Số loài sử dụng 1 bộ phận làm thuốc là 181 loài chiếm tỷ lệ 58,96%. Số loài sử dụng 2 bộ phận làm thuốc là 75 loài chiếm tỷ lệ 24,43%. Số loài sử dụng 3 bộ phận và nhiều hơn là 2 loài chiếm tỷ lệ 0,65%. Số loài sử dụng cả cây làm thuốc là 49 loài chiếm tỷ lệ 15,96%. Nhƣ vậy, khi sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc thì thƣờng lấy 1 bộ phận làm thuốc là nhiều nhất, có 181 loài chiếm 58,96%. Sử dụng 2 bộ phận làm thuốc có thể là thân và lá, rễ và vỏ, lá và hoa có 75 loài chiếm 24,43%. Dùng 3 bộ phận làm thuốc thì chiếm Lê Thị Thanh Hƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 121 - 125 122 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tỷ lệ rất thấp chỉ có 0,65%. Số loài sử dụng cả cây làm thuốc có 49 loài chiếm 15,96% tổng số loài, phần lớn là những loài mà các bộ phận trong cây đồng nhất với nhau về dƣợc tính để tạo nên bài thuốc có tác dụng tốt. Sự đa dạng về tần số sử dụng các bộ phận khác nhau Để thấy rõ tính chất đa dạng và phong phú trong việc dùng các bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc chữa bệnh, chúng ta xem bảng 2 dƣới đây: Bảng 2. Tần số sử dụng các bộ phận làm thuốc STT Bộ phận sử dụng Số loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) so với tổng số 1 Thân 74 24,10 2 Rễ 63 20,52 3 Lá 142 46,25 4 Vỏ 21 6,84 5 Hoa 7 2,28 6 Quả 16 5,21 7 Hạt 8 2,61 8 Nhựa 2 0,65 Theo kết quả thống kê bảng 2, bộ phận đƣợc sử dụng nhiều nhất là lá cây với 142 loài chiếm 46,25% so với tổng số loài. Bởi lá cây đƣợc thu hái một cách dễ dàng, đồng thời không ảnh hƣởng nhiều đến đời sống của cây. Ở đây, lá cây đƣợc dùng khá đa dạng cả về cách sử dụng lẫn công dụng. Lá có thể đƣợc dùng dƣới dạng tƣơi đun nƣớc uống, ngâm rƣợu hoặc giã nhỏ để bọc ngoài vết thƣơng. Hay dùng lá để băm nhỏ (khoảng 1 – 2 cm), phơi dƣới ánh sáng mặt trời hoặc sao khô trƣớc khi sử dụng. Bộ phận thân cây cũng đƣợc sử dụng khá nhiều với 74 loài chiếm 24,1% so với tổng số loài. Với thân cây chủ yếu là đƣợc băm nhỏ rồi đem sắc uống, một số ít đƣợc giã để bọc, trƣờm hoặc băng bó. Thƣờng thân cây đƣợc dùng để chữa các bệnh về gan, thận, dạ dày, tiêu hoá, thấp khớp, gãy xƣơng... Ví dụ nhƣ một số loài: Chàm mèo (Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze), Trào khẻo (Acer laurinum var. petelotii (Gagnep.) Phamh.), Cỏ tảng goại (Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl. ) Visan.), Mự phỉ (Heliciopsis terminalis (Kurz) Sleum.), Thau khinh (Pothos repens (Lour.) Druce) Bộ phận rễ đƣợc đánh giá là có hiệu quả cao trong việc chữa trị bệnh và đƣợc sử dụng tƣơng đối nhiều với 63 loài chiếm 20,52% so với tổng số loài. Rễ cây thƣờng đƣợc sắc uống tƣơi, phơi khô hoặc ngâm rƣợu uống bổ sức khỏe, đƣợc dùng để chữa các bệnh nhƣ: đau nhức xƣơng khớp, đau dây thần kinh tọa, viêm loét dạ dày, sỏi thận, sâu răng Bộ phận vỏ cây đƣợc sử dụng với 21 loài chiếm 6,84% tổng số loài. Các bộ phận khác nhƣ: hoa, quả, hạt đều đƣợc dùng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm nhƣng chiếm tỷ lệ rất thấp; đặc biệt là nhóm dùng nhựa cây làm thuốc chỉ có 2 loài chiếm tỷ lệ 0,65%. Từ kết quả này cho thấy, các thành phần cấu trúc chính của cơ thể thực vật là thân, rễ và lá đƣợc sử dụng nhiều nhất. Trong đó, hai thành phần thân và rễ là cần phải quan tâm vì đang bị sử dụng với tần số lớn, điều này có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự sinh tồn của cây. Các thành phần ảnh hƣởng ít đến đời sống thực vật là hoa, quả, hạt, nhựa đƣợc sử dụng với tần số nhỏ, bị tác động ít. Đây cũng là điều bất cập trong vấn đề sử dụng thực vật làm thuốc của ngƣời dân tộc Tày nơi đây. Nhƣ vậy, trong công tác bảo tồn chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để gìn giữ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nhƣ: trồng nhiều loại cây thuốc sử dụng đƣợc nhiều bộ phận, cũng nhƣ chủ động trong việc tạo nguồn dƣợc liệu. Sự đa dạng về cách chế biến cây thuốc của người Tày Việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc của ngƣời dân tộc Mƣờng, Dao, Thái hay Kinh là không giống nhau. Ngƣời Tày cũng có cách chế biến thuốc rất phong phú và mang đặc trƣng riêng. Chúng tôi tạm thời chia các cách sử dụng chính nhƣ sau (bảng 3) Lê Thị Thanh Hƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 121 - 125 123 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Khô (K) : Cây đem băm nhỏ, phơi hoặc sao khô, sắc nƣớc uống. Tƣơi (T) : Cây dùng tƣơi, đem băm nhỏ, sắc nƣớc uống. Ngâm (N) : Ngâm rƣợu hoặc chế với rƣợu. Giã (G) : Giã nát, nƣớng nóng để bọc hoặc lấy nƣớc để bôi. Khác (Kh) : Nhai ngậm, nấu cao, tắm gội, đun nƣớc xông Bảng 3. Đa dạng về cách chế biến thuốc STT Cách dùng Số loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) so với tổng số loài 1 Khô 87 28,34 2 Tƣơi 64 20,85 3 Ngâm 35 11,40 4 Giã 94 30,62 5 Khác 68 22,15 Nhìn vào bảng 3 cho thấy, cách dùng các loài cây cỏ để làm thuốc rất đa dạng. Trong đó, cách dùng các bộ phận tƣơi của cây, đem giã nhỏ, hòa với nƣớc vo gạo, thêm ít muối, sau đó đem nƣớng nóng, rồi bọc vào chỗ đau là cách đƣợc đồng bào sử dụng nhiều nhất để chế biến cây thuốc, có tới 94 loài chiếm 30,62% tổng số loài. Hay cách dùng các bộ phận thân, cành, lá đem băm nhỏ, phơi khô hoặc sao khô, rồi sắc nƣớc uống làm thuốc cũng đƣợc đồng bào thƣờng xuyên sử dụng (có 87 loài chiếm 28,34% tổng số loài). Số loài có thể làm thuốc bằng cách nhƣ: nhai ngậm, nấu cao, đun nƣớc xông, tắm gội là 68 loài chiếm 22,15% tổng số loài. Có 64 loài (chiếm 20,85%) dùng trực tiếp các bộ phận tƣơi, băm nhỏ, sắc nƣớc uống làm thuốc. Cách dùng ngâm rƣợu hoặc chế với rƣợu để làm thuốc, chủ yếu là thuốc bổ, chỉ có 35 loài chiếm 11,4% tổng số loài. Các nhóm bệnh được người Tày chữa bởi thuốc nam Theo kinh nghiệm của nền y học cổ truyền thì một cây có tác dụng dƣợc tính đối với nhiều loại bệnh và ngƣợc lại có những bệnh phải phối kết hợp nhiều loại cây mới có hiệu quả tốt. Căn cứ vào tài liệu của Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Đỗ Huy Bích và thực tế các loại bệnh đƣợc ngƣời dân tộc Tày ở địa phƣơng chữa trị, chúng tôi tạm thời chia thành các nhóm bệnh nhƣ trình bày trong bảng 4. Bảng 4 cho thấy, các cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày huyện Định Hóa – Thái Nguyên rất đa dạng về mặt công dụng, đƣợc sử dụng để chữa trị cho 21 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó, tỷ lệ cây thuốc chữa các bệnh ngoài da nhƣ: vết thƣơng, viêm nhiễm, tổ đỉa, ghẻ lở, mụn nhọt, dị ứng là nhiều nhất, với 54 loài chiếm 17,59% tổng số loài. Tiếp đó là các bệnh về thận và bệnh về tiêu hoá chiếm tỷ lệ khá cao 14% và 12,38%. Bệnh về khớp có số loài cây đƣợc sử dụng là 33 loài chiếm 10,75%; bệnh về xƣơng là 28 loài chiếm tỷ lệ 9,12% tổng số loài. Các nhóm bệnh về phụ nữ, hô hấp, thần kinh, gan, dạ dày cũng chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao. Trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy ngƣời dân ở đây phần lớn đều biết một vài cây thuốc về giải độc. Theo thống kê có 14 loài cây có khả năng tiêu độc, chiếm 4,23% tổng số loài. Nhóm ít nhất là nhóm bệnh về ung thƣ, bệnh về tai và các bệnh của động vật nuôi. Có thể do điều kiện sinh sống của ngƣời dân nơi đây mà họ thƣờng gặp những bệnh về tiêu hoá, thận, xƣơng khớp, bong gân, nhiễm trùng, vết thƣơng... và ít gặp các bệnh nhƣ các loại ung thƣ, u bƣớu; hơn nữa đây là loại bệnh nan y khó chữa trị. Nhƣ vậy, với các kết quả điều tra trên cho thấy, ngƣời dân tộc Tày nơi đây đã sử dụng nhiều loài cây thuốc để chữa trị các nhóm bệnh khác nhau. Những tri thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của ngƣời dân tộc thiểu số có giá trị rất lớn. Lê Thị Thanh Hƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 121 - 125 124 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 4. Sự đa dạng các nhóm bệnh đƣợc chữa trị bằng các bài thuốc truyền thống TT Nhóm bệnh chữa trị Số loài Tỷ lệ (%) 1 Bệnh ngoài da (tổ đỉa, ghẻ lở, dị ứng, sƣng tấy) 54 17,59 2 Bệnh về thận (sỏi thận, viêm thận, tiết niệu) 43 14,00 3 Bệnh về tiêu hoá (đau bụng, táo bón, kiết lỵ, trĩ) 38 12,38 4 Bệnh về khớp (phong thấp, thấp khớp, viêm khớp) 33 10,75 5 Bệnh về xƣơng (gãy xƣơng, đau xƣơng, bong gân...) 28 9,12 6 Bệnh về phụ nữ (sinh sản, bộ phận sinh dục) 28 9,12 7 Bổ (sức khoẻ, máu, thuốc mát) 22 7,12 8 Bệnh của trẻ em (Còi xƣơng, sài đẹn, giun sán...) 21 6,84 9 Bệnh về hô hấp (Viêm mũi, ho hen, viêm họng) 21 6,84 10 Bệnh về thần kinh (dây thần kinh, thần kinh tọa...) 20 6,51 11 Bệnh về thời tiết (cảm cúm, đau đầu, sốt) 19 6,12 12 Bệnh về răng (đau răng, sâu răng, viêm lợi) 17 5,54 13 Bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, vàng da) 16 5,21 14 Động vật cắn (rắn rết, sâu dóm, chấy rận, giun sán...) 16 5,21 15 Bệnh về ngộ độc (Chống độc, tháo độc, tiêu độc) 14 4,56 16 Bệnh về dạ dày (dạ dày, đại tràng, tá tràng) 13 4,23 17 Bệnh về tim (tim mạch, huyết áp) 11 3,58 18 Bệnh về mắt (đau mắt, mờ mắt) 10 3,26 19 Bệnh về ung bƣớu (ung thƣ, các loại u bƣớu) 6 1,95 20 Bệnh về tai (đau tai, viêm tai giữa) 4 1,30 21 Bệnh của vật nuôi (trâu, bò) 4 1,30 Đây là nguồn tài nguyên quý giá cần có biện pháp bảo tồn và lƣu truyền cho thế hệ sau. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn nên đề tài mới chỉ dừng ở mức điều tra tổng hợp mà chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng cây thuốc để chữa bệnh của ngƣời dân tộc Tày nơi đây. Vấn đề này cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Qua quá trình điều tra, chúng tôi tìm hiểu và thu thập đƣợc 99 bài thuốc thuộc 21 nhóm bệnh khác nhau. Đây là những bài thuốc có tính thực tiễn cao, cụ thể: Nhóm bệnh về thần kinh: có 6 bài. Nhóm bệnh về xƣơng: có 8 bài. Nhóm bệnh về thấp khớp: có 3 bài. Nhóm bệnh về dạ dày: có 6 bài. Nhóm bệnh về tiêu hóa: có 8 bài. Nhóm bệnh về hô hấp: có 5 bài. Nhóm bệnh về tim mạch: có 2 bài. Nhóm bệnh về gan: có 4 bài. Nhóm bệnh về thận: có 9 bài. Nhóm bệnh về phụ nữ, sinh sản: có 9 bài. Nhóm bệnh ngoài da: có 13 bài. Nhóm bệnh của trẻ em: có 11 bài. Nhóm bệnh về ngộ độc: có 2 bài. Bệnh về mắt: có 1 bài. Bệnh về mũi: có 1 bài. Nhóm bệnh về tai: có 2 bài. Nhóm bệnh về răng miệng: có 2 bài. Nhóm bệnh về ung bƣớu: có 3 bài. Bệnh của động vật nuôi: có 2 bài. Động vật cắn: có 2 bài. Qua việc tìm hiểu và sƣu tầm những bài thuốc, chúng tôi nhận thấy kinh nghiệm chữa bệnh của các ông lang, bà mế ngƣời dân tộc Tày ở huyện Định Hóa, Thái Nguyên rất phong phú. Nhìn chung, những bài thuốc dân tộc này đã đƣợc ngƣời dân trong vùng đánh giá là có hiệu quả cao trong việc chữa trị bệnh, điều này phần nào nói lên cơ sở khoa học của các cây thuốc truyền thống. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có những nghiên cứu sâu hơn để có những đánh giá sát thực về hiệu quả chữa bệnh của các bài thuốc này, từ đó phổ biến rộng rãi trong nhân dân. KẾT LUẬN Về việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc, thƣờng dùng 1 bộ phận là nhiều nhất, có 181 loài chiếm 58,96% tổng số loài; sử dụng 2 bộ phận chiếm 24,43%; sử dụng cả cây làm thuốc chiếm 15,96% và dùng 3 bộ phận thì chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 0,65% tổng số loài. Lê Thị Thanh Hƣơng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 121 - 125 125 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trong các bộ phận của cây, lá cây là bộ phận đƣợc sử dụng nhiều nhất có 142 loài; tiếp theo là thân với 74 loài; rễ có 63 loài; còn các bộ phận khác nhƣ: vỏ, hoa, quả, hạt, nhựa thì chiếm tỷ lệ thấp. Có 2 cách chế biến cây thuốc đƣợc ngƣời Tày ở Định Hóa sử dụng nhiều nhất là: giã nhỏ bọc trực tiếp và dùng cây sao khô, sắc nƣớc uống chữa bệnh. Có 21 nhóm bệnh khác nhau đƣợc chữa trị bằng cây thuốc của ngƣời dân tộc Tày. Đã thống kê đƣợc 99 bài thuốc có tính thực tiễn cao để chữa trị cho 21 nhóm bệnh khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Andrew Chevallier Fnimh (2006), Dược thảo toàn thư (sách dịch), Nxb Tổng hợp, Tp. HCM. [2] Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. [3] Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1 – 3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. [4] Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. [5]Lê Nguyên Khanh, Trần Thiện Quyền (1994), Những bài thuốc kinh nghiệm bí truyền của các ông lang bà mế miền núi, tập 1, Nxb Văn hóa Dân tộc. [6] Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, in lần thứ 13, Nxb Y học, Hà Nội. [7] Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001), Thực vật học Dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông – Nghệ An, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [8] Nguyen Nghia Thin (1993), Preliminary study of ethnopharmacology in Luong Son – Ha Son Binh provine Vietnam, Revue Pharmaceutique, pp. 51 – 69. [9] Nguyen Nghia Thin (1993), Species of the Euphorbiaceae in the Vietnamese flora used for medicine. Proc. NCST Vietnam, 5 (2), pp. 85 – 86. [10] Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (2001 – 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1– 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. STUATION OF USING MEDICAL PLANT RESOURCES OF TAY ETHNIC AT DINH HOA DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINE Le Thi Thanh Huong 1 , Nguyen Nghia Thin 2 1Collegey of Sciences - Thai Nguyen University 2Hanoi University of Science – Vietnam National University SUMMARY Investigation, analysis stuation of using form natural plant of ethnic minority is one of special problems to conserve treasure of traditional experience of medicine and herbal medicine. In this study, we performed investigating and eveluating stuation of using and processing medical plant of Tay ethnic at Dinh Hoa district, Thai Nguyen provine. These result showed that, Tay people at Dinh Hoa have plentiful experience to processing and using different component of plant for treating many different deseases. We have collected 99 different remedy to treate 21 groups of different diseases (Neuropathy: 6 remedy, Bones diseases: 8 remedy, Rheumatism: 3 remedy, Gastric diseases: remedy, Gartroenteropathy: 8 remedy, Pneumopathy: 5 remedy, Cardiovascular diseases: 2 remedy, Liver diseases: 4 remedy, Kidney diseases: 9 remedy, Women diseases: 9 remedy), many of them are used to treate complex diseases such as kidney, cardivascular, live. Từ khoá: folk remedy, plentiful, medical plant resources Tel: 0988478975 , Email:
File đính kèm:
- tinh_hinh_su_dung_tai_nguyen_cay_thuoc_cua_dong_bao_dan_toc.pdf