Tổng hợp polyaniline bên trong cấu trúc nano của giấy bucky bằng phương pháp điện hóa

Tóm tắt Tổng hợp polyaniline bên trong cấu trúc nano của giấy bucky bằng phương pháp điện hóa: ...ủa C-N•+ kéo dãn [12, 13, 14]. Chúng được tạo thành trong suốt quá trình poroton hóa chuỗi polyaniline cùng với sự dịch chuyển bipolaron trong vòng quinoid [8]. Có điểm đáng chú ý ở đây là tỷ số cường độ giữa hai dải sóng (1296/1242) vào khoảng 2, điều này cho thấy quá trình proton hóa l...ế. Từ kết quả thu được còn cho thấy, PANi xảy ra quá trình hấp phụ và khuếch tán đồng thời trên lớp vật liệu trên bề mặt điện cực giấy bucky. Cường độ các đỉnh oxy hóa khử của hệ điện hóa trong đặc trưng CV Hình 7 cũng tăng theo tốc độ quét thế, phù hợp với kết quả được dự đoán từ phươ...ANi bong ra khỏi điện cực. Tùy vào từng yêu cầu ứng dụng cụ thể mà có thể tổng hợp ở những số vòng quét khác nhau. Trong bài báo này, mục tiêu sử dụng PANi làm lớp vật liệu dẫn điện nêu đòi hỏi độ xốp, độ đồng đều, khả năng bám dính tốt của màng vào điện cực. Do vậy, với số vòng quét 10 ...

pdf13 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tổng hợp polyaniline bên trong cấu trúc nano của giấy bucky bằng phương pháp điện hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lượng tăng 
không đáng kể và hầu như không đổi so với mẫu 
ngâm hai ngày. Điều này chứng tỏ hiệu quả của 
việc ngâm giấy bucky vào dung dịch monomer 
trước khi tổng hợp đã tạo điều kiện cho các phân 
tử monomer bám lên các sợi CNTs. Đồng thời, 
đường biểu diễn ở nồng độ 0,3 M và 0,4 M gần 
như trùng nhau, điều này cho thấy ở hai nồng độ 
này lượng PANi bám lên giấy bucky gần như ở 
mức tối đa và 2 ngày là thời gian cần thiết để đạt 
được mức độ bão hòa. 
Đặc trưng quét thế vòng 
Hình 6 mô tả các đặc trưng quét thế vòng CV 
của điện cực giấy bucky sau khi hòa tan 
monomer aniline trong dung dịch điện hóa. Cửa 
sổ thế của điện cực giấy bucky nằm trong khoảng 
từ -0,2 V đến +1,8 V; đảm bảo hoạt động cho 
vùng quét thế từ -0,2 V đến 0,8 V của dung dịch 
có chứa aniline. Khả năng oxy hóa polyaniline có 
thể đặc trưng bởi các đỉnh trên đường cong CV, 
với các vị trí thế anode (Epa) và thế catode (Epc). 
Từ kết quả trên Hình 6 nhận thấy, xuất hiện 2 cặp 
oxy hóa - khử rõ rệt, cặp đầu tiên ở (E1pa = 0,075 
V; E1’pc = 0,32 V), cặp thứ hai (E2pa = 0,45 V; 
E2’pc = 0,56 V ) chứng tỏ quá trình phản ứng diễn 
ra trên bề mặt điện cực giấy bucky là thuận 
nghịch và oxy hóa hai giai đoạn. Cặp đỉnh đầu 
tiên là sự chuyển từ dạng khử leucoemeraldine 
sang dạng bán oxy hóa emeraldine, điện thế oxy 
hóa dao động trong khoảng 0,07 V và thế khử 
dao động trong khoảng 0,3 V thể hiện quá trình 
khử các gốc tự do và ion gốc tự do về (-C6H4N+-
hoặc -C6H4NH·+-) dạng phân tử monomer aniline. 
Cặp đỉnh thứ 2 chỉ quá trình oxy hóa ứng với sự 
chuyển từ dạng emeraldine sang dạng 
pernigraniline thế oxy hóa trong khoảng 0,4 V và 
thế khử từ dạng pernigraniline sang dạng 
emeraldine dao động trong khoảng 0,5 V. 
Ảnh hưởng của tốc độ quét đến khả năng oxy 
hóa - khử của dây nano PANi 
Ảnh hưởng của tốc độ quét đến cường độ 
đỉnh được nghiên cứu ở các tốc độ 5, 10, 20, 50 
mV/s trong dung dịch HCl 1 M; aniline 0,3 M thể 
hiện ở Hình 7. Theo phương trình Randles-
Sevick, cường độ dòng CV phụ thuộc tuyến tính 
vào nồng độ aniline và tăng theo căn bậc 2 với 
tốc độ quét. Sự phụ thuộc của đường cong CV 
vào tốc độ quét và nồng độ monomer aniline lần 
lượt được mô tả trong Hình 7 và 8. Kết quả phân 
tích trên Hình 7 cho thấy vị trí các đỉnh oxy hóa 
khử hầu như không thay đổi theo tốc độ quét thế. 
Từ kết quả thu được còn cho thấy, PANi xảy ra 
quá trình hấp phụ và khuếch tán đồng thời trên 
lớp vật liệu trên bề mặt điện cực giấy bucky. 
Cường độ các đỉnh oxy hóa khử của hệ điện hóa 
trong đặc trưng CV Hình 7 cũng tăng theo tốc độ 
quét thế, phù hợp với kết quả được dự đoán từ 
phương trình Randles-Sevick. 
Hình 6. Đường CV khi tổng hợp PANi trong 
dung dich axit HCl 1M 
Science & Technology Development, Vol 19, No.T3-2016 
Trang 108 
Ảnh hưởng của nồng độ aniline 
Đường CV của dây nano PANi trên điện cực 
giấy bucky trong dung dịch HCl 1M; tốc độ quét 
thế 10 mV/s; khoảng quét từ -0,2 V đến 0,8 V; 
vòng thứ 10 ở nồng độ aniline thay đổi 0,1 M; 
0,2 M; 0,3 M; 0,4 M được thể hiện trên Hình 8. 
Kết quả cho thấy: nếu tăng nồng độ aniline thì 
cường độ đỉnh tín hiệu của quá trình oxy hóa khử 
cũng tăng theo và có xu hướng dịch đỉnh oxy hóa 
về bên trái, còn đỉnh khử dịch về bên phải thể 
hiện trên Hình 8A. Ở nồng độ aniline 0,4 M cho 
thấy cường độ đỉnh oxy hóa - khử và mật độ 
dòng là lớn nhất. Ở nồng độ aniline 0,1 M cho 
thấy mật độ dòng nhỏ; cường độ đỉnh thấp. Ngoài 
ra trên Hình 8B còn cho thấy cường độ đỉnh tăng 
tuyến tính theo nồng độ aniline, cũng hoàn toàn 
phù hợp với phương trình Randles-Sevick. Điều 
này chứng tỏ rằng, các phản ứng oxy hóa khử của 
các cặp đỉnh (E1pa, E1’pc) và (E2pa, E2’pc) là từ 
nguồn aniline trong dung dịch. Nhận thấy, nồng 
độ aniline tăng nhưng tỷ lệ đỉnh oxy hóa - khử 
(Epa/Epc) thay đổi tương đối ít, điều này cho thấy 
tính chất oxy hóa khử là thuận nghịch. 
Hình 8. (A) Đường CV của PANi trong dung dich HCl 1M; nồng độ aniline 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 M, tốc độ quét thế 10 
mV/s; khoảng quét từ -0,2 V đến 0,8 V; (B) Đồ thị phụ thuộc của các đỉnh oxy hóa-khử vào nồng độ aniline 
Ảnh hưởng của thời gian tổng hợp (ảnh hưởng 
của số vòng quét) 
Khi số vòng quét tăng thì cường độ dòng 
tăng liên tục, điều này có thể được giải thích bởi 
sự hình thành polyaniline lên bề mặt điện cực 
[19]. Với thời gian điện phân khác nhau đã thu 
được màng polyaniline có độ dày khác nhau, 
thậm chí khác nhau cả về kích thước sợi PANi 
được tổng hợp. Quá trình hình thành màng 
polymer do nhiều trung tâm riêng biệt được hình 
thành theo thời gian. Nếu kéo dài thời gian điện 
phân các trung tâm sẽ hình thành các đám 
polymer có kính thước lớn dần [20]. Với các 
màng có bề dày lớn thì bề mặt polymer sẽ không 
bằng phẳng và dễ bị bong ra khỏi điện cực, tuy 
nhiên nếu quá mỏng, dung lượng oxy hóa khử 
Hình 7. Đường CV khi tổng hợp PANi trong dung 
dich HCl 1M; aniline 0,3 M, tốc độ quét thế 5, 10, 
20, 50 mV/s; khoảng quét từ -0,2 V đến 0,8 V 
(B) (A) 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T3- 2016 
 Trang 109 
nhỏ dẫn đến khả năng dẫn điện tử và trao đổi ion 
kém điều này cũng hoàn toàn phù hợp với những 
công trình đã công bố [21]. 
Ảnh hưởng của nồng độ aniline lên cấu trúc 
hình thái bề mặt của dây nano polyaniline 
Cấu trúc và kích thước của dây PANi phụ 
thuộc vào nồng độ của monomer trong dung dịch 
điện phân. Trên Hình 9 có thể nhận thấy cấu trúc 
bề mặt của dây PANi thay đổi khi được tổng hợp 
với nồng độ aniline khác nhau. Khi hàm lượng 
aniline là 0,3 M và 0,4 M thì thu được dây đường 
kính trung bình vào khoảng 70 nm (Hình 9A, B), 
giảm nồng độ aniline xuống còn 0,2 M thì nhận 
thấy cấu trúc dây PANi thay đổi rõ nét, trong đó 
đường kính của dây giảm xuống còn khoảng 30 
nm đến 50 nm (Hình 9C). Tiếp tục giảm nồng độ 
aniline xuống còn 0,1 M nhận thấy cấu trúc dây 
PANi thay đổi nhưng lượng sản phẩm trên điện 
cực giấy bucky là tương đối ít (Hình 9D) và phân 
bố không đồng đều, điều này cũng phù hợp với 
các phân tích đường cong CV. Điều này có thể 
giải thích như sau: với nồng độ monomer cao, tốc 
độ polymer hình thành nhanh dẫn đến polymer có 
cấu trúc xốp và kích thước sợi lớn. Tuy nhiên, 
nếu nồng độ quá thấp, polymer tạo ra chậm, để 
đảm bảo độ dày cần thiết cho việc ứng dụng 
PANi, cần tăng thời gian tổng hợp polymer, tuy 
nhiên, đồng thời với quá trình oxy hóa monomer 
tạo thành polymer thì một phần polymer cũng bị 
oxy hóa dẫn đến tính chất của polymer bị biến 
đổi. 
Hình 9. Ảnh SEM của PANi trên giấy bucky, tổng hợp trong HCl 1M; tốc độ quét 10 mV/s; số vòng quét 10 vòng; 
(A) aniline 0,3 M; (B) aniline 0,4 M; (C) aniline 0,2 M; (D) aniline 0,1 M 
Rõ ràng với kết quả này, có thể khống chế 
được kích thước, hình dạng của dây nano PANi 
bằng cách thay đổi nồng độ monomer aniline 
trong dung dịch điện phân cho phù hợp với từng 
yêu cầu ứng dụng. Trong đề tài này, polyaniline 
được tổng hợp với điều kiện tốc độ quét 10 mV/s; 
số vòng quét 10 vòng; trong dung dịch HCl 1M; 
aniline 0,3 M sẽ tạo ra dây nano PANi được phủ 
đều trên toàn bộ điện cực, các dây khá đồng đều, 
ổn định và bám dính tốt của màng PANi, với 
đường kính dây trung bình từ 50–100 nm, chiều 
dài dây cỡ micromét. Ảnh SEM cũng chỉ ra cấu 
trúc của lớp vật liệu xốp và có chiều sâu, với diện 
tích bề mặt riêng lớn, đặc điểm này rất thích hợp 
cho việc ứng dụng làm điện cực cho siêu tụ điện. 
Ảnh hưởng của thời gian tổng hợp (số vòng 
quét CV) 
Kết quả ở đây cho thấy chỉ cần quét đến 
vòng thứ 3 thì đã xuất hiện PANi (Hình 10A). 
Hình 10 cho thấy ảnh FE-SEM của dây nano 
1.00 µm 1.00 µm 
1.00 µm 1.00 µm 
(A) (B) 
(C) (D) 
Science & Technology Development, Vol 19, No.T3-2016 
Trang 110 
PANi với số vòng quét lần lượt là 3 vòng, 5 
vòng, 10 vòng, thời gian tổng hợp khác nhau sẽ 
cho hình dạng dây khác nhau. Nhận thấy số vòng 
quét là 10 vòng, dây nano PANi dài và phân bố 
đều trên toàn bộ vi điện cực Pt. Với số vòng quét 
3 vòng thì dây nano PANi ngắn và lượng dây 
nano PANi bám lên điện cực giấy bucky là ít, 
đồng thời phân bố không đồng đều trên toàn bộ 
điện cực. Điều này hoàn toàn phù hợp vì theo 
nguyên tắc chung, thời gian tổng hợp polymer 
dẫn càng dài thì chiều dài sợi polymer tạo ra càng 
dài. Mặc dù vậy, nêu tăng thời gian quét lên quá 
dài khi mà các monomer đã oxy hóa hết thì chiều 
dài của dây sẽ đạt giá trị giới hạn mà không thể 
dài hơn. Hình 10A, B, C thể hiện khá rõ sự khác 
nhau của cấu trúc bề mặt với thời gian tổng hợp 
khác nhau. Kết quả đã chỉ ra cho thấy số vòng 
quét là 10 vòng sẽ cho một cấu trúc dây nano khá 
đồng đều, đường kính dây khoảng từ 50 nm đến 
100 nm với độ dài khoảng vài µm. 
Hình 10. Ảnh SEM của PANi trên giấy bucky, tổng 
hợp trong HCl 1M; aniline 0.3M; tốc độ quét 10 mV/s; 
số vòng quét: (A) 3 vòng; (B) 5 vòng; (C) 10 vòng 
Như vậy, số vòng quét CV càng nhiều thì 
lượng dây PANi bám lên điện cực giấy bucky 
càng nhiều, tuy nhiên nếu số vòng quét quá nhiều 
thì xảy ra khả năng kết khối của màng PANi. Khả 
năng kết khối này xảy ra là do sự phát triển của 
sợi dẫn đến hiện tượng chồng lẫn lên nhau tiến 
tới hình thành khối màng PANi. Nếu số vòng 
quét đạt đến số vòng quét nhất định thì sản phẩm 
không còn bám được lên điện cực làm việc nữa 
mà dần dần có khả năng bong ra khỏi điện cực 
làm việc. Chúng tôi đã khảo sát quét ở 20 vòng 
thì sản phẩm PANi bong ra khỏi điện cực. Tùy 
vào từng yêu cầu ứng dụng cụ thể mà có thể tổng 
hợp ở những số vòng quét khác nhau. Trong bài 
báo này, mục tiêu sử dụng PANi làm lớp vật liệu 
dẫn điện nêu đòi hỏi độ xốp, độ đồng đều, khả 
năng bám dính tốt của màng vào điện cực. Do 
vậy, với số vòng quét 10 được đánh giá là phù 
hợp cho việc chế tạo điện cực. 
Ảnh hưởng của tốc độ quét thế đến sự hình 
thành dây nano PANi 
Hình 11 là kết quả xác định hình dạng và sự 
phân bố polyaniline sau khi được quét thế tuần 
hoàn trên bề mặt điện cực bằng kính hiển vi điện 
tử quét. PANi được phân bố trên toàn bộ bề mặt 
điện cực phụ thuộc vào tốc độ quét thế tuần hoàn, 
sự hình thành mạng các dây nano PANi tương 
đối ít và mật độ dây không đều khi quét ở tốc độ 
5 mV/s (Hình 11A), các dây nano PANi chưa có 
khả năng đâm mầm, chiều dài các sợi dây này 
ngắn, rời rạc. Nếu tốc độ quét tăng lên 10 mV/s 
sự hình thành mạng các dây PANi được thay đổi 
rõ nét (Hình 11B), các dây nano được phân bố 
đều trên toàn bộ điện cực, các dây đồng đều, 
đường kính dây cỡ 50 nm. Khi tốc độ quét 20 
mV/s và 50 mV/s thì khả năng oxy hóa nhanh 
hơn, nên các phân tử polyaniline tạo thành được 
sắp xếp lại với nhau chặt chẽ tạo thành những 
đám sợi (Hình 11C, D), tuy nhiên đường kính 
dây nhỏ hơn, độ xốp kém hơn so với quét ở tốc 
độ 10 mV/s. Điều này có thể giải thích là với tốc 
độ quét cao thì khả năng oxy hóa aniline nhanh 
hơn vì vậy sự gắn kết tạo sợi lớn hơn. 
1.00 µm 1.00 µm 
1.00 µm 
(A) (B) 
(C) 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T3- 2016 
 Trang 111 
Hình 11. Ảnh FE-SEM của PANi trên giấy bucky 
trong dung dịch HCl 1M; aniline 0,3 M; khoảng quét -
0,2 – 0,8V; số vòng quét 10 vòng; với tốc độ quét 
khác nhau (A) 5 mV/s; (B) 10 mV/s, (C) 20 mV/s, (D) 
50 mV/s 
Từ những kết quả quan sát các ảnh FE-SEM 
ở trên cho thấy PANi đã được chế tạo và liên kết 
với nhau tạo thành mạng các dây nano. Các dây 
nano sắp xếp không theo trật tự, mà phân bố một 
cách ngẫu nhiên tạo ra một màng xốp với bề mặt 
riêng lớn. Đường kính dây đồng đều từ 50 nm 
đến 100 nm với chiều dài hàng chục micromet. 
Các dây nano bám dính tốt vào điện cực giấy 
bucky. Kích thước dây có thể được điều khiển 
tùy thuộc vào nồng độ aniline, tốc độ quét thế 
tuần hoàn và số vòng quét CV. Trong khuôn khổ 
nghiên cứu của đề tài này, tác giả định hướng 
ứng dụng dây nano tổng hợp được cho việc chế 
tạo điện cực cho siêu tụ điện, nên lựa chọn tổng 
hợp dây nano PANi trong điều kiện là: nồng độ 
aniline 0,3 M; HCl 1 M; số vòng quét 10; tốc độ 
quét 10 mV/s. Với cấu trúc dây nano này được 
cho là thuận lợi cho quá trình truyền dẫn ở miền 
phân cực nhỏ, do đó có khả năng ứng dụng tốt 
cho điện cực của siêu tụ. 
KẾT LUẬN 
Bài báo đã trình bày kết quả thực nghiệm về 
vật liệu dây nano polyaniline được tổng hợp bằng 
phương pháp điện hóa trực tiếp lên điện cực Pt và 
điện cực giấy bucky. Dây nano PANi có khả 
năng bám dính tốt, phủ đều trên toàn bộ điện cực 
Pt cũng như giấy bucky. Quy trình tổng hợp vật 
liệu đơn giản trong điều kiện nhiệt độ phòng, với 
kỹ thuật điện hóa quét thế tuần hoàn (CV) có thể 
điều khiển được tốc độ phản ứng xảy ra. Sản 
phẩm dây nano PANi có thể thu được trong thời 
gian ngắn, đảm bảo chính xác thành phần vật liệu 
cần tổng hợp và đặc biệt là tổng hợp được trực 
tiếp lên điện cực làm việc, điều này rất thích hợp 
với ứng dụng điện cực cho siêu tụ điện. Nghiên 
cứu hình thái cấu trúc của dây nano PANi bằng 
các phép phân tích ảnh FE-SEM, TEM, cho thấy 
dây nano PANi với đường kính từ 30 nm đến 100 
nm có thể được điều khiển chế tạo trong các điều 
kiện tổng hợp khác nhau. Cụ thể với điều kiện 
chế tạo: nồng độ acid HCl 1 M; aniline 0,3 M; 
khoảng quét thế -0,2 V – 0,8 V; tốc độ quét 10 
mV/s; số vòng quét 10 sẽ tạo ra một cấu trúc 
PANi đường kính trung bình cỡ 50 nm, chiều dài 
dây cỡ micromet, mật độ phân bố tương đối đồng 
đều trên toàn bộ vùng điện cực. Lớp màng dây 
nano PANi có cấu trúc xốp rất đặc biệt. Đây là 
một loại cấu trúc mới đang được rất nhiều nhà 
khoa học quan tâm nghiên cứu. Với cấu trúc xốp 
rất thích hợp cho khả năng ứng dụng trong điện 
cực của vật liệu này. 
Ngoài ra với những phân tích về cấu trúc 
điện tử của dây nano PANi đã được trình bày ở 
trên, chứng tỏ rằng dây nano PANi là polymer 
dẫn điện dưới dạng muối emeraldine. Đây là 
dạng cấu trúc được đánh giá là dẫn điện tốt nhất 
trong những cấu trúc của polyaniline. Theo nhóm 
nghiên cứu nhận thấy, với những phân tích kết 
quả về tổng hợp vật liệu dây nano PANi ở trên thì 
khả năng ứng dụng làm lớp vật liệu dẫn điện 
trong điện cực là khả thi. 
1.00 µm 1.00 µm 
(C) (D) 
Science & Technology Development, Vol 19, No.T3-2016 
Trang 112 
Synthesis of carbon nanotube/ polyaniline 
nano composite electrode by insitu 
electrochemical polymerization 
 Tran Phuoc Toan 
 Do Huu Quyet 
Research Laboratories of Saigon Hi-Tech Park, Ho Chi Minh City 
ABSTRACT 
The synthesis of polyaniline (PANI) 
containing different carbon nanotubes (CNTs) 
by in situ electrochemical polymerization is 
reported in this study. The samples were 
characterized by scanning electron microscopy. 
Fourier transform infrared and ultraviolet–
visible spectroscopy were used to determine the 
change in structure of the polymer/CNT 
composites. Thermogravimetric analysis showed 
that the composites had better thermal stability 
than the pure PANI. In addition, the 
electrochemical measurements such as cyclic 
voltametric (CV) curves showed that the 
conductivity of the obtained nanocomposite 
increased. The results of measuring cyclic 
voltammetry also showed that the specific 
capacitance of nanocomposite was much higher 
than the pure PANI and CNTs. This is due to the 
fact that the composites consisting of 
electroactive species and carbon materials with 
highly specific surface areas are significantly 
promote the energy density of supercapacitors. 
Such supercapacitors exhibit simultaneously both 
double layer capacitance and Faradic 
pseducapacitance in energy storage. 
Key words: polyaniline, carbon nanotubes, cyclic voltammetry 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. M. Inagaki, H. Konno, O. Tanaike, 
Electrochemical supercapacitors for energy 
storage and delivery, Journal of Power 
Sources, 195, 7880 (2010). 
[1]. C.J. Xu, H.D. Du, B.H. Li, F.Y. Kang, Y.Q. 
Zeng, High energy density capacitor using 
coal tar pitch derived nanoporous 
carbon/MnO2 electrodes in aqueous 
electrolytes, Journal of the Electrochemical 
Society, 156, A435 (2009). 
[2]. B. Cheraghi, A. R. Fakhari, S. Borhani, A.A. 
Entezami, Characterization of synthesized 
Sn-doped polyaniline, Journal of 
Electroanalytical Chemistry, 626,116 (2009). 
[3]. G. Wee, H.Z. Soh, Y.L. Cheah, S.G. 
Mhaisalkar, and M. Srinivasan, Synthesis 
and electrochemical properties of electrospun 
V2O5 nanofibers as supercapacitor 
electrodes, Journal of Materials Chemistry, 
20, 6720-6725 (2010). 
[4]. C.V. Tuan, M.A. Tuan, N.V. Hieu, T. Trung, 
Electrochemical synthesis of polyaniline 
nanowires on Pt interdigitated microelectrode 
for room temperature NH3 gas sensor 
application, Current Applied Physics, 12, 
1011 – 1016 (2012). 
[5]. C. Liu, K. Hayashi, K. Toko, 
Electrochemical deposition of nanostructured 
polyaniline on an insulating substrate, 
Electrochemistry Communications, 12, 36 – 
39 (2010). 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T3- 2016 
 Trang 113 
[6]. C. Liu, K. Hayashi, K. Toko, 
Electrochemical deposition of nanostructured 
polyaniline on an insulating substrate, 
Electrochemistry Communications, 12, 36 – 
39 (2010). 
[7]. C. Dhand, M. Das, M. Datta, B.D. Malhotra, 
Recent advances in polyaniline based 
biosensors, Biosensors and Bioelectronics, 
26, 2811 – 2821 (2011). 
[8]. G.R. Li, Z.P. Feng, J.H. Zhong, Z.L. Wang, 
Y.X. Tong, Electrochemical synthesis of 
polyaniline nanobelts with predominant 
electrochemical performances, 
Macromolecules, 43, 2178 – 2183 (2010). 
[9]. J. Shi, P. Ci, F. Wang, H. Peng, P. Yang, L. 
Wang, S. Ge, Q. Wang, P.K. Chu, 
Nonenzymatic glucose sensor based on over-
oxidized polypyrrole modified Pd/Si 
microchannel plate electrode, Biosensors and 
Bioelectronics, 26, 2579 – 2584 (2011). 
[10]. L.D. Tran, D.T. Nguyen, B.H. Nguyen, Q.P. 
Do, H.L. Nguyen, Development of 
interdigitated arrays coated with functional 
polyaniline/MWCNT for electrochemical 
biodetection: Application for human 
papilloma virus, Talanta, 85, 1560–1565 
(2011). 
[11]. M. Matsuguchi, T. Asahi, Properties and 
stability of polyaniline nanofiber ammonia 
sensors fabricated by novel on-substrate 
method, Sensors and Actuators B: Chemical, 
160, 999–1004 (2011). 
[12]. C.A. Amarnath, J.H. Chang, D. Kim, R.S. 
Mane, S.H. Han, D. Sohn, Electrochemical 
supercapacitor application of electroless 
surface polymerization of polyaniline 
nanostructures, Materials Chemistry and 
Physics, 113, 14–17 (2009). 
[13]. H. Cui, Q. Li, Y. Qian, R. Tang, H. An, J. 
Zhai, Defluoridation of water via electrically 
controlled anion exchange by 121 
polyaniline modified electrode reactor, Water 
Research, 45, 5736 – 5744 (2011). 
[14]. H. Zhang, J. Wang, Z. Wang, F. Zhang, S. 
Wang, Electrodeposition of polyaniline 
nanostructures: A lamellar structure, 
Synthetic Metals, 159, 277 – 281 (2009). 
[15]. H. Li, J. Wangb, Q. Chub, Z. Wangb, F. 
Zhanga, S. Wang, Theoretical and 
experimental specific capacitance of 
polyaniline in sulfuric acid, Journal of Power 
Sources, 190, 578 – 586 (2009). 
[16]. N.A.R. Vázquez, R.S. Delgado, E.G. 
Hernández, A.M. M. Martínez, 
Characterization of copolymer based in 
polyurethane and polyaniline, Journal of the 
Mexican Chemical Society, 53, 248 – 254 
(2009). 
[17]. C.F. Wirth, J. Coste, Nanotechnologies for 
pathogen detection: future alternatives, 
Biologicals, 38, 9 – 13 (2010). 
[18]. B. Somboonsub, M.A. Invernale, S. 
Thongyai, P. Praserthdam, D.A. Scola, G.A. 
Sotzing, Preparation of thermally stable 
conducting polymer PEDOT – Sulfonated 
polyimide, Polymer, 51, 1231 – 1236 (2010). 
[19]. B.X. Zou, X. X. Liu, D. Diamond, K.T. Lau, 
Electrochemical synthesis of WO3/PANI 
composite for electrocatalytic reduction of 
iodate, Electrochimica Acta, 55, 3915 – 3920 
(2010). 
[20]. J.M. D’Arcy, H.D. Tran, V.C. Tung, A.K. 
TuckerSchwartz, R.P. Wong,Y. Yang, R.B. 
Kaner, Versatile solution for growing thin 
films of conducting polymers, Applied 
physical sciences, 107, 19673 – 19678 
(2010). 

File đính kèm:

  • pdftong_hop_polyaniline_ben_trong_cau_truc_nano_cua_giay_bucky.pdf
Ebook liên quan