Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez tới chiến tranh Suez

Tóm tắt Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez tới chiến tranh Suez: ... và về khí giới. Năm 1956 Guy Mollet làm Thủ tướng, cuộc chiến đấu còn quyết liệt hơn nữa. Ngày nào đài Le Caire cũng hô hào ủng hộ nghĩa quân. Tại Alger, xảy ra những vụ khủng bố liên miên. Tunisi và Ai Cập huấn luyện nghĩa quân cho Algeri. Vậy Anh thù Nasser vì mất ăn, Pháp thù Nasser ... Tổng thư ký Hammarskjoeld làm trung gian, hòa giải đã gần xong thì bỗng có tin động trời: hồi 17 giờ ngày 29-10, một đội quân nhảy dù Do Thái đáp xuống trung tâm bán đảo Sinai của Ai Cập, rồi chiến xa túa vào Kuntilla. Cả thế giới ngơ ngác không hiểu gì cả. Do Thái thừa lúc Ai Cập mắc lo vụ S... phản ứng thì sự đã rồi, và ba tên cướp sẽ chia nhau mồi ngon. Mới đầu Eden ngại ngại các dân tộc Ả Rập sẽ oán mà đốt các giếng dầu mất; Mollet thuyết riết, Eden xiêu lòng. Họ chuẩn bị thật kín đáo. Trong Thế chiến thứ nhì, Anh đã đào một cái hầm bí mật ở dưới lòng sông Tamise ở London để ...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez tới chiến tranh Suez, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez tới 
chiến tranh Suez 
2 
 Phản ứng của Mỹ, Anh, Pháp 
 Nasser tỏ ra biết điều lắm. Như ở chương V chúng tôi đã nói, năm 1888 Ai Cập 
không được mời ký hiệp ước về sự lưu thông tự do trên kênh vì không có chủ 
quyền mà cũng không còn giữ một cổ phần nào trong công ty (bán hết cho Anh 
rồi), vậy ông không bắt buộc phải thi hành hiệp ước. Mặc dầu vậy ông vẫn cam 
đoan giữ đúng hiệp ước, không ngăn cản sự lưu thông trên kênh. Người ta chỉ có 
thể trách ông rằng đã quốc hữu hóa sớm 12 năm (tới 1968 mới hết hạn), nhưng 
ông chịu nhận bồi thường cho các nước có cổ phần, lại lưu dụng tất cả các nhân 
viên của công ti. Như vậy Tây phương viện cớ gì mà gây chiến với ông được? 
 Đối với Anh, kênh Suez không còn quan trọng về phương diện chính trị như hồi 
trước nữa vì Ấn Độ, Miến Điện đã độc lập; về phương diện kinh tế, nó vẫn có lợi 
lớn cho Anh vì già nửa số dầu lửa Anh phải nhập cảng đều qua kênh. Vì Vậy 
Eden[38] mạt sát thậm tệ Nasser, bảo vụ đó là một vụ khiêu khích Tây phương, 
một vụ ăn cướp và đánh điện cho Eisenhower, nhất định đòi dùng sức mạnh để hạ 
Nasser. 
 Ông ta tin rằng Nasser sẽ thảm bại như Mossadegh năm 1951, sẽ bị lật đổ, chưa 
biết chừng mất mạng nữa. 
 Nhưng lần này Anh tính lầm. Mossadegh thua vì dầu lửa lúc đó sản xuất dư 
dùng, công ty Anh có ngưng hoạt động thì hại cho Iran nhiều hơn cho Anh, Anh 
có thể tăng sức sản xuất ở Iraq, Koweit mà bù vào. Lẽ thứ nhì: công việc khai thác 
dầu lửa cần nhiều nhà chuyên môn hơn là công việc khai thác kênh Suez: các hoa 
tiêu Ai Cập tận lực làm việc, lại được các hoa tiêu Đức, Hy Lạp, Ấn Độ tiếp sức, 
nên việc lưu thông trên kênh được tiếp tục điều hòa. Lẽ thứ ba: vụ quốc hữu hóa 
mỏ dầu ở Iran chỉ là việc riêng của Anh và Iran; vụ kênh Suez này liên quan tới 
mọi quốc gia, và thế giới thấy không có lí gì bênh vực Anh khi sự lưu thông trên 
kênh không bị gián đoạn. Đặc biệt là các quốc gia Ả Rập đều đứng về phe Nasser, 
chỉ trừ có Iraq vì Iraq là tay sai của Anh. Nouri Said thúc Eden: "Đập Nasser đi, 
đập hắn cho mạnh đi. Iraq sẽ không bênh hắn đâu". 
 Pháp không có quyền gì nhiều ở Tây Á, không bị thiệt thòi nhưng Guy Mollet 
và Pigneau[39] ghét Ai Cập vì Ai Cập giúp nghĩa quân Algeri, nên muốn lật đổ 
Nasser để Algeri coi đó làm gương mà chịu đầu hàng. 
 Cuộc khởi nghĩa của Algeri lúc đó đương mạnh. Thấy Pháp thua nhục nhã ở 
Điện Biên Phủ, mặt trận Giải phóng quốc gia của Algeri hứng chí, bắt đầu tấn 
công Pháp ngày mùng một tháng 11 năm 1954, và đài phát thanh Le Caire báo tin 
đó mấy giờ trước khi biến cố xảy ra, làm cho Pháp tím gan. Algeri đòi độc lập 
hoàn toàn, cam đoan tôn trọng quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp, nhưng Pháp có 
một triệu thực dân đã mấy đời lập nghiệp ở Algeri, của cải, đất đai rất nhiều, nên 
Pháp không chịu nhả. Phản ứng của Pháp rất mạnh. Mendès France(l) có thái độ 
sáng suốt trong hiệp định Genève ký với Việt Nam mà cũng cương quyết dùng vũ 
lực, bảo: "Algeri là Pháp". Pháp phản ứng càng mạnh thì nghĩa quân Algeri chiến 
đấu càng hăng, được Tunisi và Ai Cập giúp đỡ về tinh thần nhiều hơn và về khí 
giới. 
 Năm 1956 Guy Mollet làm Thủ tướng, cuộc chiến đấu còn quyết liệt hơn nữa. 
Ngày nào đài Le Caire cũng hô hào ủng hộ nghĩa quân. Tại Alger, xảy ra những vụ 
khủng bố liên miên. Tunisi và Ai Cập huấn luyện nghĩa quân cho Algeri. 
 Vậy Anh thù Nasser vì mất ăn, Pháp thù Nasser vì Nasser ủng hộ Algeri. Cả hai 
hùa nhau đả đảo Nasser và âm mưu với nhau để tấn công Ai Cập, kéo Dulles (Mỹ) 
về với mình. Họ dọa già dọa non Ai Cập, Dulles còn vuốt ve Ai Cập nữa (hứa sẽ 
giúp tiền xây đập Assouan), đều vô hiệu. 
 Dulles, chẳng hỏi ý kiến của cộng sự viên, thảo một chương trình thành lập 
"Hội các quốc gia dùng kênh Suez", đề nghị các nước hội viên dùng ngay hoa tiêu 
của mình xông bừa vào kênh, và đóng thuế cho hội, chẳng coi Nasser vào đâu cả; 
nếu phí tổn chở chuyên có tăng thì Mỹ sẽ bù cho. Mỹ giàu mà! Eden nghe bùi tai, 
tuyên bố chương trình đó trước quốc hội. Một dân biểu hỏi: 
 - Thế Ai Cập ngăn cản thì các nước hội viên tính sao? 
 - Sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết. 
 - Nghĩa là ông muốn gây chiến hả? 
 Eden ấp úng: 
 -Tôi đâu có nói là gây chiến. Tôi nói là dùng tất cả các biện pháp. 
 - Những biện pháp nào, ông kể ra coi. 
 - Hoặc nhờ Liên hiệp Quốc can thiệp, hoặc dùng một biện pháp khác. 
 Cả phe đối lập đập bàn la ó. Eden lủi thủi bước ra. 
 Tại Washington, quốc hội cũng bất bình, cật vấn Dulles. 
 Dulles chối dài. 
 - Đế bảo vệ quyền lợi của mình, Anh có quyền làm gì thì làm, nhưng tôi không 
tin rằng ông Eden lại dùng đến đại bác để xung phong vào kênh. 
 - Nhưng nếu Anh gây chiến thì Mỹ có bênh vực Anh không? 
 - Nếu bênh vực có nghĩa là tấn công Ai Cập thì không. Tổng thống đã tỏ rõ thái 
độ: Mỹ không gây chiến. Hội các quốc gia dùng kênh Suez chết trong bào thai, 
nhưng Anh, Pháp đã kéo dài được ba tháng. 
 Âm mưu Israel, Pháp, Mỹ 
 Cuối tháng chín (1956); Anh, Pháp đưa vấn đề ra Hội Đồng Bảo An Liên hiệp 
Quốc để kéo dài thêm thì giờ chuẩn bị một âm mưu. Ai Cập lại tỏ ra rất biết điều, 
chấp nhận tất cả các đề nghị của Anh, Pháp miễn là giữ được chủ quyền trên kênh. 
Ông Tổng thư ký Hammarskjoeld làm trung gian, hòa giải đã gần xong thì bỗng có 
tin động trời: hồi 17 giờ ngày 29-10, một đội quân nhảy dù Do Thái đáp xuống 
trung tâm bán đảo Sinai của Ai Cập, rồi chiến xa túa vào Kuntilla. Cả thế giới ngơ 
ngác không hiểu gì cả. Do Thái thừa lúc Ai Cập mắc lo vụ Suez mà đâm lén vào 
lưng à? Sao mà dã man như vậy? Rồi lại có tin đúng hôm đó, Mollet (Pháp) và 
Eden (Anh) gửi tối hậu thư cho Ai Cập và Israel, buộc phải rút lui về 16 cây số 
cách hai bờ kênh Suez để cho liên quân Anh, Pháp tới đóng từ Port Said tới Suez 
hầu bảo vệ sự tự do lưu thông trên kênh. Can thiệp cái gì kỳ cục vậy? Ai Cập bị 
đâm lén thì phải rút lui, còn Israel là kẻ xâm lăng thì được phép tiến tới cách bờ 
kênh 16 cây số, nghĩa là được phép chiếm hết bán đảo Sinai. Trong lịch sử nhân 
loại chưa hề có vụ nào kẻ cướp lại được tiếp tay một cách trâng tráo như vậy. Mà 
kẻ tiếp tay là bọn gentleman và honnête homme[40], văn minh rất mực đấy! 
 Eisenhower bực mình: "Họ làm như vậy trước ngày bầu cử Tổng thống có vài 
ngày thì có khác gì đấm vào mặt tôi không?". Lần đó, ông ta ứng cử khóa nhì. 
Ngay Dulles cũng nổi quạu: "Tụi Anh, Pháp này làm lén không cho mình hay, 
đúng là quân phản bội". 
 Nguyên do là đã có hai tên ăn cướp thì tất có thêm tên thứ ba. Tên thứ ba này là 
Israel. Israel từ trước vẫn oán Ai Cập luôn luôn chửi rủa mình, lại muốn mở mang 
bờ cõi từ sông Nile tới sông Euphrate như Chúa đã hứa cho, lần này thấy Anh, 
Pháp muốn đập Ai Cập, tin chắc Ai Cập sẽ bị tiêu diệt, nên tình nguyện làm tay sai 
cho Anh, Pháp để hít bã mía. Thủ tướng Israel là Ben Gourion lén lút gặp Guy 
Mollet ở Paris, năn nỉ Mollet giúp Israel rồi đề nghị diệu kế: Tiểu quốc xin xuất kỳ 
bất ý, tấn công Ai Cập trước rồi hai Đại quốc làm bộ can thiệp như vầy, như vầy... 
Theo diệu kế đó, Đại quốc chẳng những có lợi mà còn cứu sống Tiểu quốc nữa, 
khỏi bị Ả Rập đè bẹp. 
 Mollet bàn với Eden và họ tìm mọi cách hoãn binh, kéo dài các cuộc bàn cãi để 
có thì giờ chuẩn bị một chiến tranh chớp nhoáng chiếm Ai Cập, Liên hiệp Quốc 
phản ứng thì sự đã rồi, và ba tên cướp sẽ chia nhau mồi ngon. Mới đầu Eden ngại 
ngại các dân tộc Ả Rập sẽ oán mà đốt các giếng dầu mất; Mollet thuyết riết, Eden 
xiêu lòng. 
 Họ chuẩn bị thật kín đáo. Trong Thế chiến thứ nhì, Anh đã đào một cái hầm bí 
mật ở dưới lòng sông Tamise ở London để các nhân viên cao cấp trong chính 
quyền núp, tránh bom Đức mà bàn việc nước. Hầm đó tên là Terrapin (Rùa biển). 
 Lần này ba chục sỹ quan Anh Pháp họp nhau thường ở dưới hầm để lập kế 
hoạch tấn công Ai Cập một cách hoàn toàn bí mật; chỉ có bốn người biết: Anh 
hoàng, Tổng thống Pháp, Thủ tướng Anh và Thủ tướng Pháp. Họ phải tìm mọi 
cách che mặt thế giới, chở lần lần lực lượng tới hải đảo Malte và Chypre của Anh 
ở Địa Trung Hải: 80 ngàn người, 500 máy bay, 1.000 chiếc xe, non 200 tàu chiến 
đủ loại... 
 Họ cãi lộn với nhau về chiến lược vì quân ăn cướp nào mà chẳng nghĩ đến 
quyền lợi riêng của mình: Anh muốn nhắm Amman (Jordani) và Bagdad (Iraq); 
Pháp lại chỉ muốn đánh mạnh vào Le Caire và Alger để đồng thời mượn sức Anh 
diệt nghĩa quân Algeri. Thâm hiểm thay tụi thực dân? 
 Bàn cãi cả chục lần, họ quyết định cho Israel xâm chiếm bán đảo Sinai còn họ 
thì dội bom tan tành Le Caire và Alexandrie, lật đổ Nasser, đưa Néguib lên làm bù 
nhìn. Muốn thành công phải đánh chớp nhoáng. Thế là chiến tranh Suez bắt đầu 
ngày 29-10. 
 Chiến tranh Suez 
 Khắp thế giới công phẫn. Hammankjoeld đòi từ chức Tổng thư ký Liên hiệp 
Quốc. 
 Báo Mỹ cảnh cáo họ: 
 - Họ muốn tiến tới kênh Suez ư? Được. Nhưng họ phải đi qua Điện Biên Phủ. 
 Nga chửi họ là bọn ăn cướp. Nehru mắng họ là bọn xâm lăng. 
 Các nước Ả Rập rất ngạc nhiên, không ngờ Anh có nhiều quyền lợi ở Ả Rập mà 
lại xuẩn động như vậy. Nasser rất bình tĩnh, ra lệnh cho quân đội rút lui, mặc cho 
Israel chiếm Sinai để khỏi thiệt nhân mạng vô ích. Ông tin rằng Liên hiệp Quốc sẽ 
kết tội bọn ăn cướp đó và Ai Cập chỉ cần tỏ cho thế giới thấy bên nào xâm lăng, 
bên nào bị xâm lăng, rồi thì thế nào Ai Cập cũng thắng. Ông sai đánh đắm tàu để 
bít kênh Suez. 
 Độc long tướng quân Moshé Dayan (trong Thế chiến thứ nhất ông bị thương mà 
chột mắt), Tổng tư lệnh quân đội Israel đã tổ chức cuộc xâm lăng một cách rất tỷ 
mỉ, khoa học, mọi việc tính trước từng giờ. Ông lại được Pháp phái ba chiến hạm 
lại trợ chiến ở bờ biển Israel và Sinai, nên chỉ trong sáu ngày chiếm trọn bán đảo 
Sinai, cướp được vô số võ khí, bắt được 15.000 tù binh. Quân đội Ai Cập mới đầu 
chiến đấu khá hăng, sau được lệnh rút về phía tây bờ kênh. 
 Truyền đơn trút xuống đầy đường: 
 "Chúng tôi bắt buộc phải dội bom các người, bất kỳ là các người ở đâu! (...) Các 
người đã mắc một tội mà các người sẽ phải chuộc bằng một giá rất đắt: các người 
đã tin và ủng hộ tên Gamal Abdel Nasser". 
 Và họ dội bom tàn nhẫn, suốt ngày đêm, dữ dội hơn cả hồi Đức Quốc Xã dội 
bom xuống London. Họ càng dội dân Ai Cập càng sát cánh với Nasser, cả thế giới 
càng nguyền rủa họ. Chính dân chúng nước họ cũng chửi họ nữa. Bị chỉ trích kịch 
liệt, Eden chối bay chối biến: "Tôi không hay gì hết, người ta không cho tôi hay, 
để tôi hỏi lại.". 

File đính kèm:

  • pdftu_vu_quoc_huu_hoa_kenh_suez_toi_chien_tranh_suez.pdf