Ứng dụng vật liệu Composite kỹ thuật gốc xi măng (ECC) trong sản xuất cấu kiện bê tông trang trí cho công trình dân dụng
Tóm tắt Ứng dụng vật liệu Composite kỹ thuật gốc xi măng (ECC) trong sản xuất cấu kiện bê tông trang trí cho công trình dân dụng: ...hát triển vết nứt. Thời gian bảo dưỡng Khoảng 28 ngày Chỉ cần 7 ngày Thi công Chỉ cần lao động phổ thông Đòi hỏi lao động lành nghề và hiều biết về vật liệu chất lượng cao. Chi phí Bê tông thường được chế tạo từ vật liệu phổ biến có sẵn trên thi trường nên chi phí ban đầu rẻ ...n hợp nhằm tăng hiệu quả thấm ướt của phụ gia siêu dẻo sau này. Tiếp theo cho toàn bộ phụ gia siêu dẻo vào máy trộn và tiến hành trộn đồng đều. Khi thấy bề mặt các hạt vật liệu đã thấm ướt hoàn toàn bằng phụ gia siêu dẻo và nước thì cho hết 30% lượng nước còn lại vào máy rồi trộn đều. Để... đầu bị phá vỡ. Do tính chất đặc biệt của vật liệu ECC, năng lượng biến dạng tạo ra từ các điều kiện hạn chế như xi măng đã rắn chắc và thay đổi nhiệt độ có thể được giải phóng nhờ khả năng biến dạng cao của ECC, từ đó hạn chế được các vết nứt bên trong bê tông, do đó độ bền mỏi của bê tông có...
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -572- ỨNG DỤNG VẬT LIỆU COMPOSITE KỸ THUẬT GỐC XI MĂNG (ECC) TRONG SẢN XUẤT CẤU KIỆN BÊ TÔNG TRANG TRÍ CHO CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG Nguyễn Tuấn Cường 1, Nguyễn Hữu Duy1, Vũ Việt Hưng1* 1 Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 450-451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Email: hungvv_ph@utc.edu.vn. Tóm tắt. Các ý tưởng kiến trúc trang trí dân dụng hiện đại được đột phá bởi các thiết kế đồ họa trên máy tính và thường được hiện thực hóa bởi kỹ nghệ sắt (thép, inox), nhôm hoặc gỗ và vật liệu gốc xi măng đang được nghiên cứu phát triển để ứng dụng. Trong đó vật liệu composite kỹ thuật gốc xi măng được biết với tên gọi là ECC (Engineered Cementitious Composite) với các tính năng như: độ chảy xòe cao, cấu trúc hạt mịn nên dễ tạo hình, cường độ chịu kéo cao nên có thể không cần bố trí cốt thép cho các cấu trúc thanh mảnh trong các kết cấu kiến trúc dân dụng. Với vật liệu ECC, có thể triển khai các kiến trúc trang trí trong công trình dân dụng một cách hiệu quả cao mà bê tông thường không thể tạo được và tạo ra tính độc đáo cho điểm nhấn kiến trúc của một công trình. Trong khuôn khổ bài báo, nhóm tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu thành phần, tính năng của ECC và các công trình kiến trúc thực tế đã được công ty Z-Beton thực hiện bằng vật liệu ECC tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Từ khóa: bê tông cốt sợi, composite, tro bay, cát mịn, bê tông trang trí, ECC. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bê tông là vật liệu được lựa chọn thiết kế cho các tòa nhà cao tầng và các công trình cơ sở hạ tầng trên thế giới tồn tại qua nhiều thế kỷ. Để đáp ứng nhu cầu cho các dự án tiên tiến này, bê tông phải cứng hơn, bền hơn và dễ gia công hơn. Các tính năng cao của các loại bê tông tiên tiến như bê tông tự đầm (SCC), bê tông tính năng cao (HPC), bê tông siêu tính năng (UHPC), bê tông bột cốt sợi (RPC),đã đáp ứng được các yêu cầu cho các kết cấu nhà cao tầng, cầu lớn,hoặc các ứng dụng sửa chữa kết cầu có yêu cầu phức tạp. Tuy nhiên, đối với kết cấu bê tông trang trí lại có những đòi hỏi khắc khe trong việc tạo hình với các hoa văn, hình dáng phức tạp, kích thước chi tiết thanh mảnh khó bố trí cốt thép. Với vật liệu ECC có thể khắc phục các hạn chế của bê tông thường khi tạo hình các cấu kiện bê tông trang trí. Nhược điểm của bê tông thông thường là không đúc được cấu kiện thành mỏng, cường độ thấp; trong khi đó các yêu cầu điển hình của bê tông trang trí: 1. Dễ tạo hình Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -573- dáng; 2. Không bố trí cốt thép hoặc bố trí rất đơn giản; 3. Yêu cầu cường độ cao để đạt được độ thanh mảnh. ECC là vật liệu composite kỹ thuật gốc xi măng được xem như là một loại đặc biệt của bê tông chất lượng cao. Một số đặc điểm cơ bản nhất khác biệt của ECC so với bê tông thông thường (Hình 1) [1]: + Tính dẻo cao khi chịu kéo với sự xuất hiện của nhiều vết nứt nhỏ, dẫn đến kết cấu không bị phá hoại đột ngột và bền vững. + Kết cấu dùng vật liệu ECC trong vùng chịu kéo có ứng xử biến dạng cứng giống như vật liệu kim loại dẻo. + Điều đặc biệt nhất là khả năng biến dạng kéo của ECC gấp vài trăm lần so với bê tông thường (NSC). Biến dạng khi kéo trực tiếp có thể đạt hơn 4% và tới 12%. + Bê tông thường bị gãy khi phá hoại và khả năng chịu uốn thấp, trong lúc đó ECC thể hiện khả năng uốn cao và chỉ xuất hiện vết nứt nhỏ, Ứng xử kéo trực tiếp của ECC [2] Thí nghiệm uốn 4 điểm tấm ECC[1] Hình 1. Đặc điểm cơ bản và khác biệt của ECC so với bê tông thường. Ngoài ra, một số đặc điểm cơ học khác của ECC tương tự như bê tông thường [1]: + Cường độ của ECC tương tự như bê tông thường hoặc bê tông cường độ cao từ 30 đến 100 MPa. + Mô đun đàn hồi của ECC khoảng 20 đến 35 MPa, thường nhỏ hơn một ít so với bê tông thường vì ECC không có sử dụng cốt liệu thô. Cấp phối cơ bản của ECC bao gồm: xi măng, tro bay, cát mịn, phụ gia giảm nước, sợi (có thể dùng sợi PVA (Polyvinyl alcohol fibers) hoặc như sợi thép, sợi thủy tinh, sợi PP, và các loại sợi khác nhau). Để đảm bảo tính kinh tế và đặc tính cơ học, thông thường ECC được thiết kế với cường độ từ 40 đến 60 MPa (C45), sợi được sử dụng để đảm bảo khả năng chịu kéo cao của ECC. ECC có độ chảy cao và do đó rất phù hợp trong việc thi công các kết cấu không cần tác động của đầm rung. Sự khác biệt của ECC với bê tông thường có thể được tóm tắt qua bảng sau [3]: Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -574- Bảng 1. Sự khác biệt của ECC với bê tông thường. Đặc khác biệt Bê tông thường ECC Tính chất Giòn, không thể uốn cong Dẻo, có thể uốn cong linh hoạt Độ bền Theo thời gian, bê tông thường phát triển các vết nứt và các khuyết tật khác ECC không phát triển vết nứt và khuyết tật như bê tông thường Khả năng chống động đất Trong điều kiện động đất, bê tông thường hình thành các vết nứt hoặc có thể bị sụp đổ. Không dễ bị vỡ do chuyển động của động đất nên có khả năng chống động đất mạnh hơn. Khả năng phục hồi sau khi nứt Bê tông thường có lượng xi măng tự do ít hơn, làm giảm khả năng phục hồi. ECC có khả năng phục hồi cao, có thể thể tự chữa lành các vết nứt nhỏ nhờ cấu trúc và thành phần đặc biệt của nó. Sửa chữa và bảo trì Chi phí cao vì càng sử dụng trong thời gian dài càng xuất hiện nhiều các vết nứt và khuyết tật khác Chi phí sửa chữa và bảo trì ít hơn do không phát triển vết nứt. Thời gian bảo dưỡng Khoảng 28 ngày Chỉ cần 7 ngày Thi công Chỉ cần lao động phổ thông Đòi hỏi lao động lành nghề và hiều biết về vật liệu chất lượng cao. Chi phí Bê tông thường được chế tạo từ vật liệu phổ biến có sẵn trên thi trường nên chi phí ban đầu rẻ Các vật liệu được sử dụng cho ECC đặc biệt là các loại sợi chất lượng cao, cát mịn sạch không phổ biến và khó tìm nên chi phí ban đầu cao Vật liệu thi công Cốt thép Sợi Trọng lượng Nặng hơn Nhẹ hơn từ 20-40% so với bê tông thường Độ thân thiện Thải ra bụi và khí độc hại khi thi công Ít thải ra bụi và khí độc hơn so với bê tông thường. Các ứng dụng của ECC có thể phân làm ba loại lớn [4]: - Ứng dụng vào kết cấu để tạo độ an toàn khi chịu tải trọng cơ học: Hướng ứng dụng chủ yếu là chế tạo các cấu kiện chịu tải trọng động đất. Ví dụ như mối nối ECC Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -575- giữa dầm thép và cột bê tông hay khung ECC thông minh, trong đó khung tự điều chỉnh trọng tâm khi chịu tác động lặp, hoặc các cấu kiện làm tắt dần dao động. - Ứng dụng vào các kết cấu chịu tác động lớn của môi trường: Những tính chất đặc biệt như đã nêu trên của ECC giúp cho vật liệu này trở thành vật liệu lý tưởng dùng trong sửa chữa, những biến dạng do giãn nở trên bề mặt sẽ được hấp thụ bởi lớp ECC mà không xuất hiện bong tróc, thông qua đó kéo dài tuổi thọ của công trình. Bề rộng của vết nứt nhỏ khiến cho ECC chống lại được quá trình xâm thực của môi trường, điều này là đặc biệt quan trọng với các công trình ven biển. - Ứng dụng vào những kết cấu khó thi công: Khả năng thi công mềm dẻo cũng khiến cho ECC có khả năng thi công tại nhiều điều kiện khó khăn như thi công ống nhồi bê tông. Trong thi công đường hầm, sử dụng biện pháp phun ECC có khả năng tăng nhanh thời gian thi công. Đặc biệt đối với các ván khuôn phức tạp của các cấu kiện bê tông trang trí, việc thi công bằng ECC không khó khăn, bề mặt cấu kiện chất lượng tốt nên ECC rất có triển vọng trong phát triển các kiến trúc trang trí cho các công trình xây dựng. 2. VẬT LIỆU SỬ DỤNG, THÀNH PHẦN CẤP PHỐI, PHƯƠNG PHÁP THỬ 3.5. Vật liệu và thành phần cấp phối ECC Thành phần cấp phối của ECC thường được theo trong Bảng 2. ECC được thiết kế có độ chảy xòe cao, tuy nhiên do sợi rất dễ bị vón cục với nhau nên quá trình đổ mẫu thí nghiệm nên sử dụng thêm các thiết bị rung. Bảng 2. Thành phần cấp phối của ECC (do công ty Z-Beton thực hiện) [1]. Xi măng (PC40) Tro bay (Cấp F) Cát mịn sạch (d=0.3mm) Nước (Sạch) Sợi PP (% theo thể tích) Phụ gia siêu dẻo (Polycarboxylate) 1,0 1,1 0,76 0,65 2% Vừa đủ Sợi PP Hỗn hợp ECC có độ chảy cao Máy trộn bê tông Hình 2. Sợi PP và hỗn hợp ECC tươi, máy trộn cưỡng bức. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -576- 3.6. Quá trình trộn và chế tạo mẫu Quá trình trộn: Trình tự trộn hỗn hợp ECC được đề xuất như sau: Hỗn hợp gồm cát mịn sạch (cát trắng), tro bay, silicafume (nếu có) và sợi PP được định lượng theo tỷ lệ cấp phối đã thiết kế rồi trộn khô đồng đều bằng máy trộn cưỡng bức. Quá trình này nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các loại phụ gia khoáng mịn tro bay/silicafume và cốt sợi PP được phân tán đồng đều trong cấu trúc của hỗn hợp vật liệu giúp đạt được các tính chất mong muốn. Xi măng được định lượng theo khối lượng, rồi cho vào máy trộn để tiến hành trộn khô cùng hỗn hợp bột mịn. Nước và phụ gia siêu dẻo được định lượng bằng khối lượng. Nước được cho vào máy trộn làm hai lần: lần thứ nhất đưa vào máy trộn khoảng 70% lượng nước nhào trộn để làm ẩm bề mặt các vật liệu thành phần của hỗn hợp nhằm tăng hiệu quả thấm ướt của phụ gia siêu dẻo sau này. Tiếp theo cho toàn bộ phụ gia siêu dẻo vào máy trộn và tiến hành trộn đồng đều. Khi thấy bề mặt các hạt vật liệu đã thấm ướt hoàn toàn bằng phụ gia siêu dẻo và nước thì cho hết 30% lượng nước còn lại vào máy rồi trộn đều. Để tạo ra hỗn hợp bê tông có chất lượng tốt cần tiến hành nhào trộn trong máy trộn cưỡng bức, thời gian trộn hỗn hợp có thể khoảng (10 ÷15) phút, đảm bảo cốt sợi phân tán đồng đều trong cấu trúc hỗn hợp, giảm được lượng bọt khí cuốn vào khi nhào trộn, tăng được cường độ của vật liệu. Hình 3. Máy trộn cưỡng bức. Chế tạo mẫu thử nghiệm cơ học: Có 2 loại mẫu thử được đúc. Loại thứ nhất có kích thước là 50 mm x 50 mm x 50 mm để kiểm tra cường độ nén. Loại thứ 2 có kích thước 300 mm x (70-75) mm x (17- 20) mm để kiểm tra cường độ kéo uốn. Các mẫu thử được bảo dưỡng dưới điều kiện tự nhiên của phòng thí nghiệm và không dùng các biện pháp bảo dưỡng đặc biệt nào. 3.7. Thí nghiệm một số tính chất điển hình của hỗn hợp ECC khi chưa hóa cứng Nhớt kế Suttard Tiến hành thí nghiệm Đo độ chảy xòe của vữa Hình 4. Đo độ chảy xòe của hỗn hợp ECC. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -577- Độ chảy của hỗn hợp vữa là trung bình cộng kết quả của 2 lần thử. Kết quả thử được coi là đạt khi các kết quả chênh lệch nhau không quá 20 mm. 2.4. Thí nghiệm một số tính chất cơ học điển hình của hỗn hợp ECC sau khi hóa cứng Các thí nghiệm về cường độ nén và kéo uốn được tiến hành khi mẫu thử được 10 ngày và 28 ngày tuổi. Thí nghiệm nén được thiết kế theo chế độ kiểm soát lực với độ tăng lực 0,25MPa/s. Thí nghiệm kéo uốn bốn điểm được thiết kế theo chế độ kiểm soát chuyển vị sử dụng máy Instron UTM, với chiều dài ba nhịp là 80 mm. Mức độ gia tăng chuyển vị là 0,7 mm/phút. Hình 5. Thí nghiệm nén mẫu ECC 100x200 (mm x mm) [1]. Hình 6. Biểu đồ ứng suất-biến dạng khi nén [1]. 4 ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH, CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM & ỨNG DỤNG MỘT SỐ CẤU KIỆN BÊ TÔNG TRANG TRÍ 4.1 Một số tính chất điển hình của hỗn hợp ECC khi chưa hóa cứng Độ chảy xòe của hỗn hợp ECC thường đạt lớn hơn 180mm, có khả năng duy trì là 30 phút [1]. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều yếu tố: thành phần vật liệu như X/C, N/X, lượng phụ gia siêu dẻo, hàm lượng sợi,... Sợi sẽ làm giảm mạnh tính công các của hỗn hợp, do đó ECC được chế tạo dựa trên một hỗn hợp chất nền với độ linh động cao. Nhờ tính linh động, ECC có thể được sử dụng cho các kết cấu đúc sẵn hoặc đúc tại chỗ, các bộ phận trong kết cấu công trình đòi hỏi độ dẻo, khả năng hấp thụ năng Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -578- lượng cao, kiểm soát được độ rộng vết nứt dưới tác dụng của tải trọng gây biến dạng lớn...Tính chất trong gian đoạn mềm được đặc trưng bởi co ngót dẻo, có thể kiểm soát bởi một hàm lượng phụ gia bù co ngót. Việc bảo dưỡng ECC trong 24h đầu là để ở điều kiện tự nhiên của phòng, sau đó bảo dưỡng ẩm tới 7 ngày tuổi. Quan sát các cấu kiện đúc sẵn bằng bê tông ECC tại xưởng cho thấy: 1. Bề mặt áp khuôn bóng đẹp, rất ít hiện tượng rỗ bề mặt do bọt khí; 2. Bề mặt thoáng có hiện tượng sùi da trâu không đáng kể. 4.2 Một số tính chất cơ học điển hình của hỗn hợp ECC sau khi hóa cứng Khả năng kháng nứt cũng như biến dạng cao từ 3-7% đặc biệt được quan tâm trong các nghiên cứu về ECC trên thế giới. Zhang, Jun, Victor C. Li và Andrzej S. Nowak (2002) [5] đã nghiên cứu cải thiện tuổi thọ của các tấm bê tông làm đường hoặc bản mặt cầu bê tông. ECC với khả năng biến dạng lên đến 5% có khả năng kháng nứt do mỏi cao. Kết quả cho thấy bê tông vẫn còn nguyên vẹn khi vi cấu trúc bên trong bắt đầu bị phá vỡ. Do tính chất đặc biệt của vật liệu ECC, năng lượng biến dạng tạo ra từ các điều kiện hạn chế như xi măng đã rắn chắc và thay đổi nhiệt độ có thể được giải phóng nhờ khả năng biến dạng cao của ECC, từ đó hạn chế được các vết nứt bên trong bê tông, do đó độ bền mỏi của bê tông có thể được cải thiện, dẫn tới tuổi thọ cao hơn. Victor C. Li (1997) [6] chế tạo ECC với hàm lượng sợi sử dụng 2% cho khả năng biến dạng lên đến 6%, cường độ chịu nén tương đương bê tông cường độ cao (68,5MPa). Kết quả cho thấy dưới tác dụng của tải trọng uốn, cắt, dầm ECC cho thấy ứng xử dẻo tăng lên kể cả sau điểm tải trọng cực đại. Theo [2], kết quả thí nghiệm nén cho thấy, cường độ nén trung bình 10 ngày đạt 33,44 MPa và 28 ngày là 45,50 MPa. Cường độ kéo uốn cao là tính chất đặc trưng của ECC. Thí nghiệm kéo uốn cho thấy, chỉ sau 10 ngày cường độ kéo uốn trung bình của ECC đã đạt tới 7,55 MPa. Cường độ này tăng cao hơn rất nhiều sau 28 ngày với cường độ trung bình đạt tới 10,36 MPa, cao gấp hơn 2 lần so với bê tông thường cùng cường độ nén. Cường độ kéo uốn này có được là do sự tăng bền cơ học của vật liệu ECC. Nhờ tính chất này mà thay vì gãy giòn ngay từ vết nứt đầu tiên, vật liệu ECC vẫn tiếp tục giữ vết nứt lại rất hẹp và vẫn chịu lực qua vết nứt này đến một giai đoạn nhất định rồi tạo ra vết nứt mới ở vị trí khác. Quá trình này lặp lại nhiều cho đến khi vật liệu bảo hòa không thể tạo thêm vứt nứt mới, một hoặc vài vết nứt mở rộng và mẫu bị phá hoại. *Ghi chú: chuyển vị là của mẫu trụ (trung bình cộng của 2 điểm tiếp xúc trên mẫu) Hình 7. Cường độ kéo uốn của bê tông ECC sau 1 ngày và 28 ngày tuổi. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -579- Hình 8. Một số vết nứt rất nhỏ thể hiện trên bề mặt đáy mẫu thử. 4.3 Chế tạo thử nghiệm & ứng dụng một số cấu kiện bê tông trang trí ECC được nghiên cứu cách đây khoảng hơn 3 thập kỷ, đầu tiên được đề cập đến thông qua nhóm nghiên cứu IPC (Aveston cùng đồng nghiệp năm 1971) [2], sau đó được nghiên cứu sâu và phổ biến rộng rãi thông qua những kết quả của nhóm do Giáo sư Victor Li (Đại Học Michigan – Mỹ) đứng đầu. ECC đã được cộng đồng nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đón nhận từ những nghiên cứu tại phòng thí đến các ứng dụng trong lĩnh vực chế tạo cấu kiện lắp ghép, thi công toàn khối, hay sửa chữa gia cố công trình. Một đặc trưng quan trọng của ECC là bề mặt bê tông chất lượng cao rất thích hợp trong lĩnh bê tông trang trí. Phần trình bày sau đây là một số hình ảnh ứng dụng của các sản phẩm trang trí bằng ECC từ vật liệu sẵn có ở Việt Nam cho các công trình nhà tại TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng [1]. Hình 9. Tòa nhà FPT Software - Khu công nghệ cao, Quận 9, TP.HCM - Lắp đặt hệ facades che nắng trong và ngoài toà nhà với diện tích 6.024m2. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -580- Hình 10. Hệ lam trang trí cho tòa nhà Beta và Doma, Phân viện trường đại học FPT tại TP. Đà Nẵng với tổng chiều dài các thanh lam bằng ECC là 20.000md. Hình 11. Tổ hợp phân hiệu Đại học FPT tại Cần Thơ và Công viên phần mềm FPT Cần Thơ, lắp đặt hệ mái trang trí bằng ECC với diện tích 178m2. Một số hình ảnh chế tạo, thi công lắp đặt hệ facades penrose cho tòa nhà Gamma – Đại học FPT Cần Thơ [1]: Hình 12. Khuôn đúc 1 mô đun facades. Hình 13. Các mô đun facades thành phẩm. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -581- Hình 14. Cẩu lắp 1 mô đun facades. Hình 15. Hệ facades đã hoàn thiện. 4. KẾT LUẬN Vật liệu ECC (Engineered Cementitious Composite) là loại vật liệu composite sợi gốc ximăng siêu bền với độ dẻo cao. ECC với nhiều ưu điểm về tính năng cơ học, độ bền theo thời gian dài hạn, ngắn hạn cũng như tính công tác tốt, đã mang đến nhiều tính năng có lợi cho kết cấu so với bê tông thông thường. Chính vì thế, nhiều công trình đã sử dụng ECC và chứng minh được tiềm năng to lớn của loại vật liệu này. Đặc biệt với cấu trúc hạt mịn và ứng xử cơ học gần giống như như kim loại nên đáp ứng tốt trong công nghệ chế tạo các cấu kiện bê tông trang trí. Với các hạng mục đã thi công ở Việt Nam trong lĩnh vực bê tông trang trí như nêu trên của công ty Z-Beton đã cho thấy ECC là vật liệu có triển vọng cao và đáp ứng xu hướng phát triển bền vững. LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả cảm ơn công ty Z-Beton đã cung cấp dữ liệu và tạo điều kiện cho công tác thí nghiệm và thu thập dữ liệu phục vụ báo cáo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Tài liệu do công ty Z-Beton chia sẻ. [2]. Aveston, J., Cooper, G.A. and Kelly, A., Single and multiple fracture, In the Properties of Fiber Composites, Guildford, UK : IPC Science and Technology Press, (1971) 15-26. [3]. Li V. C, Engineered Cementitious Composites (ECC) : material, structural, and durability performance, In : Nawy E, editor, Concrete construction engineering handbook, Boca Raton, USA : CRC Press, 2008. [4]. Victor C., On Engineered Cementitious Composites (ECC) : A Review of the Material and Its Applications, Journal of Advanced Concrete Technology 1(3) (2003) 215-230. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -582- [5]. Zhang, Jun, Victor C. Li, Andrzej S. Nowak, Introducing ductile strip for durability enhancement of concrete slabs, Journal of Materials in Civil Engineering, 14(3) (2002) 253–261. [6]. Victor C. Li, Engineered Cementitious Composites (ECC) – Tailored Composites through Micromechanical Modeling, Canadian Society for Civil Engineering, (1997) 1–38.
File đính kèm:
- ung_dung_vat_lieu_composite_ky_thuat_goc_xi_mang_ecc_trong_s.pdf