Vài nét nhận thức luận về cái chết của phật giáo và công giáo

Tóm tắt Vài nét nhận thức luận về cái chết của phật giáo và công giáo: ...ị tộc nguyên thủy mà về sau niềm tin đó đ−ợc biến hiện trong nội dung giáo lí của các tôn giáo hiện nay. 2. Nhận thức luận về cái chết của Phật giáo “Luân hồi”, “Tái sinh”, “Đầu thai” là một loạt khái niệm hay đ−ợc nhắc đến khi bàn đến vấn đề đời sống sau khi chết theo quan điểm Phật...i khác. Cái gì tái sinh? ở con ng−ời, lực mạnh nhất là ý chí muốn sống, muốn tiếp tục tồn tại. Tham sống, ý chí muốn sống thể hiện trong tâm trí con ng−ời một cách có ý thức cũng nh− vô thức. Tham lam giống nh− các t− t−ởng khác chính là các năng l−ợng của con ng−ời. Năng l−ợng này..., tr. 121. Lê Thị Cúc. Vài nét nhận thức luận 25 25 Nh− đã bàn ở trên, Công giáo tin t−ởng có sự tồn tại của linh hồn và thế giới dành cho ng−ời chết. Vì vậy trong nhận thức luận về cái chết, Công giáo quan niệm “Chết là cửa dẫn vào cõi sống”, chết không phải là chấm dứt sự sống mà...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Vài nét nhận thức luận về cái chết của phật giáo và công giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tinh tế phi vật thể của 
con ng−ời, nó giống nh− hơi, không khí 
hay bóng đêm. Nó là nguyên nhân của sự 
*. ThS., Đại học Văn hóa Hà Nội. 
Lê Thị Cúc. Vài nét nhận thức luận 21 
 21
sống và của ý t−ởng về một thực thể đ−ợc 
nó đem lại sự sống. Nó hoàn toàn độc lập 
chi phối ý thức, ý chí của cá nhân con 
ng−ời trong quá khứ cũng nh− trong 
hiện tại. Tuy vô hình nh−ng nó vẫn hiện 
lên với những ng−ời đang ngủ hay đang 
thức nh− một ảo ảnh, một bóng ma. Nó 
có thể nhập vào thân thể của những 
ng−ời khác, động vật hay đồ vật và chi 
phối chúng”(1). 
Qua khảo sát nhiều tộc ng−ời, các nhà 
nghiên cứu trên thế giới đã tổng hợp 
đ−ợc quan niệm đa chiều về những thuộc 
tính và những biểu hiện khác nhau của 
khái niệm linh hồn hay ma. 
Ng−ời Ai Cập cổ đại cho rằng con 
ng−ời có hai phần: linh hồn (ka) và thể 
xác. Khi con ng−ời còn sống, linh hồn 
và thể xác gắn bó với nhau nh− hình 
với bóng. Khi con ng−ời chết đi, linh 
hồn rời bỏ thể xác và đến nơi ở của linh 
hồn ở thế giới bên kia nh−ng vẫn có 
quay trở về nhập vào thể xác cũ và làm 
cho ng−ời chết sống lại với điều kiện 
thể xác phải còn nguyên vẹn nh− khi 
còn sống. Từ quan niệm này ng−ời Ai 
Cập rất thịnh hành phong tục −ớp xác 
và coi trọng nghi thức nghi lễ dành cho 
ng−ời chết. 
Giống nh− ng−ời Ai Cập cổ đại, ng−ời 
da đỏ Salish coi linh hồn là cái gì đó 
khác với sự sống, nó có thể lìa khỏi thân 
thể một thời gian mà con ng−ời không 
hay biết. Ng−ời Karen thì cho rằng linh 
hồn th−ờng đi lang thang lúc thân thể 
đang ngủ. Nếu nó bị giữ ở đâu đó dài hơn 
một thời gian nhất định ng−ời đó sẽ bị 
bệnh và nếu bị giữ mãi mãi ng−ời đó sẽ 
chết. Do đó khi một ng−ời bị bệnh ng−ời 
Karen th−ờng lấy gà mái luộc và xôi làm 
nghi lễ trên quần áo ng−ời bị bệnh cầu 
nguyện để linh hồn ng−ời ốm trở về. 
Quan niệm về biểu hiện của linh hồn 
trong cơ thể ng−ời, ng−ời Caribê cho 
rằng linh hồn nằm ở trong trái tim. 
Ng−ời Togan thì quan niệm linh hồn tỏa 
khắp cơ thể nh−ng chủ yếu cũng nằm ở 
trái tim. 
Ng−ời thổ dân Nicaragua lại quan 
niệm linh hồn gắn với hơi thở và họ cho 
rằng khi một ng−ời hấp hối từ miệng 
thoát ra cái gì đó giống nh− con ng−ời. 
Quan niệm này xem chừng giống với 
quan niệm dân gian của ng−ời Việt Nam 
về trạng thái thoát d−ơng của ng−ời 
hấp hối, hồn vía sẽ thoát ra ngoài cơ 
thể. Không chỉ thời xa x−a mà ngay thời 
hiện đại, quan niệm về sự tồn tại và mối 
quan hệ giữa hồn và thể xác đã đ−ợc 
một số ng−ời cho rằng bất kể ng−ời nào 
dù béo hay gầy, già hay trẻ khi chết đi 
đều hụt khoảng 250g. Nếu giả thuyết 
này đ−ợc chứng minh bằng độ tin cậy 
của y học thì phải chăng con số 250 g đó 
chính là phần khí (một cách gọi khác là 
linh hồn) thoát khỏi cơ thể khi con 
ng−ời chết. 
Thuyết về tồn tại linh hồn còn đ−ợc 
thể hiện qua các giấc mơ ở một số tộc 
ng−ời. Ng−ời Đan Mạch cho rằng vào 
ban đêm linh hồn th−ờng rời bỏ thân thể 
bay đi săn, nhảy múa và thăm viếng bạn 
bè Ng−ời Anh cho rằng khi con ng−ời 
đang ngủ, linh hồn rời bỏ thân thể và có 
thể đến nơi của ng−ời chết để trò chuyện 
với bạn bè và ng−ời thân. Trong các 
truyền thuyết phổ biến ở Châu Âu có câu 
chuyện về vua Gunthram ngủ trong 
rừng, gối đầu trên đùi một vệ sĩ trung 
thành của mình. Một con rắn bò từ miệng 
nhà vua ra và tr−ờn nhanh xuống suối 
nh−ng không thể bơi qua đ−ợc. Lúc đó, 
1. E. B. Tylor, Văn hóa nguyên thủy, Nxb. Văn hóa 
thông tin, 2001, tr. 98. 
22 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2013 
 22
ng−ời đầy tớ liền kê thanh g−ơm của 
mình cho con rắn bò qua. Sau đó con rắn 
trở về và chui vào miệng nhà vua. Nhà 
vua tỉnh dậy và kể lại giấc mơ ông thấy 
mình đi qua một chiếc cầu sắt để vào một 
hang núi chứa đầy vàng. 
Đến thời cận - hiện đại, quan niệm về 
sự tồn tại của linh hồn cũng đ−ợc thể 
hiện khá phổ biến ở hiện t−ợng đồng cốt. 
Các ông/bà đồng bằng khả năng giao 
cảm đặc biệt đã có tr−ờng hợp mô tả cụ 
thể những biểu biện của linh hồn hiện 
lên trong ảo giác của họ. 
Tóm lại, những ý niệm về linh hồn là 
mấu chốt cơ bản của thuyết Vật linh. 
Thuyết này là một trong những học 
thuyết về tôn giáo quan trọng nhất của 
con ng−ời, đó là niềm tin vào sự tồn tại 
của linh hồn sau khi chết. Lòng tin vào 
cuộc sống sau khi chết có tính phổ biến 
và tồn tại dai dẳng không chỉ ở các bộ 
lạc và thị tộc nguyên thủy mà về sau 
niềm tin đó đ−ợc biến hiện trong nội 
dung giáo lí của các tôn giáo hiện nay. 
2. Nhận thức luận về cái chết của Phật 
giáo 
“Luân hồi”, “Tái sinh”, “Đầu thai” là 
một loạt khái niệm hay đ−ợc nhắc đến 
khi bàn đến vấn đề đời sống sau khi chết 
theo quan điểm Phật giáo. 
Về nghĩa từ Hán Việt: từ “Luân hồi” có 
thể đ−ợc hiểu là sự luân chuyển và hồi 
phục cái gì đó. Về lịch sử hình thành 
khái niệm, từ “Luân hồi” vốn đ−ợc đề cập 
nhiều trong học thuật Ph−ơng Tây. 
Ng−ợc lại, ng−ời ấn Độ lúc đầu không 
biết đến “luân hồi”. Thuyết luân hồi chỉ 
xuất hiện vào khoảng năm 750 tr. CN. 
Quan niệm “Luân hồi” của ng−ời ấn Độ 
lúc đó đ−ợc hiểu theo nghĩa khi con 
ng−ời chết đi, chỉ còn lại hữu - thể sâu xa 
nhất của nó, cái “nó”. Cái này đ−ợc liên 
kết bởi luật karma, nghĩa là, nói một 
cách đơn giản, bởi luật th−ởng phạt tùy 
theo các công việc. Vì vậy, ng−ời đã 
khuất bị buộc phải sống lại một cuộc 
sống trên Trái Đất, và cái “nó” của ng−ời 
ấy sẽ ở trong một thân thể khác. Quy 
trình này, tiếp tục mãi cho tới cái “nó” có 
thể tự giải thoát mình hoàn toàn. 
Còn khái niệm “Đầu thai” cũng t−ơng 
tự với nghĩa từ “luân hồi” (luân chuyển để 
hồi phục). Nó thể hiện sự chuyển dịch từ 
một xác thân vật chất này vào một xác 
thân vật chất khác của linh hồn bất tử. 
Cả hai từ “luân hồi” và “đầu thai” đều 
không phù hợp để truyền tải quan niệm 
về vấn đề đời sống sau khi chết của Phật 
giáo. Bởi vì giáo lí Phật giáo không bàn 
đến hai vấn đề căn bản mà nhiều tôn 
giáo chủ thuyết: thứ nhất ý t−ởng về 
Đấng Sáng tạo hay Th−ợng Đế có quyền 
th−ởng phạt những hành động tốt xấu 
của muôn loài. Thứ hai là ý t−ởng về một 
cái “tôi” vĩnh cửu hay thực thể của “cái 
tôi” đời đời. 
Bàn đến vấn đề đời sống sau khi chết 
trong quan điểm Phật giáo, từ “tái sinh” 
đ−ợc dùng mang tính phổ thông ít bị 
phản đối hơn hai từ “luân hồi” và “đầu 
thai” mặc dù nó cũng ch−a hoàn toàn 
thỏa đáng. 
 Bản chất “Tái sinh” là gì? Cái gì sẽ 
tái sinh? 
Xét về bản chất, “Tái sinh” chính là sự 
tái tạo thành sự sống mới trong điều 
kiện mới. 
Để hiểu thuyết “tái sinh” của Phật 
giáo, phải dựa vào hai định luật: Định 
luật Vô th−ờng và định luật về Hoạt 
động và Phản ứng. 
Về định luật Vô th−ờng, nh− Đức Phật 
đã nói: “Tất cả những gì duyên hợp, có 
Lê Thị Cúc. Vài nét nhận thức luận 23 
 23
sinh khí hay không sinh khí đều vô 
th−ờng”. Điều này phản ánh nội dung của 
định luật Vô th−ờng là nêu lên chân lí 
không có cái gì trên thế giới này là vĩnh 
cửu. Nói cách khác, vạn vật đều phải chịu 
định luật biến đổi không ngừng. 
Biểu hiện của định luật Vô th−ờng thể 
hiện qua hai đặc tr−ng: thứ nhất, tất cả 
mọi thứ đều phải thay đổi, không có cái 
gì mất đi hay bị diệt vĩnh viễn. Chỉ có 
hình dáng của nó thay đổi. Điều này 
giống nh− trạng thái chất rắn có thể 
biến thành chất lỏng và chất lỏng có thể 
trở thành chất khí nh−ng không có thứ 
gì mất đi hay bị tiêu diệt và theo nguyên 
tắc của khoa học giống nh− định luật 
bảo toàn năng l−ợng. Nét đặc tr−ng thứ 
hai có định luật Vô th−ờng là không có 
ranh giới chia cắt rõ rệt giữa các hoàn 
cảnh và trạng thái kế cận nhau. Cái này 
sẽ lẫn vào cái kia. Bởi vậy sự thay đổi 
này sẽ là một tiến trình liên tục giống 
nh− một “dòng chảy” luôn trong trạng 
thái không ổn định. 
Về định luật “Hoạt động và Phản ứng” 
hay còn gọi là Luật “nguyên nhân và kết 
quả”, nội dung của định luật khẳng định 
mỗi hành động đều có kết quả hay phản 
ứng. Nguyên tắc Kết quả đ−ợc tạo ra sau 
các hành động đ−ợc áp dụng cho mọi 
lĩnh vực hoạt động dù hoạt động đó gây 
ra bởi thiên nhiên hay con ng−ời. Định 
luật này mang tính phổ quát có thể áp 
dụng cho cả thế giới vật chất và thế giới 
tinh thần. Khi luật nguyên nhân – kết 
quả đề cập đến hoạt động của con ng−ời 
đ−ợc gọi là định luật của Nghiệp. Trong 
quan niệm của đạo Phật, Nghiệp cũng 
chính là nhân quả đạo đức hình thành số 
phận của chúng sinh và dẫn đến tái sinh. 
Nh− đã đề cập ở trên, theo thuyết duy 
vật, con ng−ời sẽ chấm dứt sự hiện hữu 
tồn tại của mình trên cõi đời vào lúc 
chết. Nh−ng theo nguyên lí của định luật 
Vô th−ờng, con ng−ời sẽ không bị hủy 
diệt mà có thứ vẫn tồn tại là năng l−ợng 
của ng−ời chết. Mà các lực l−ợng và năng 
l−ợng không chấm dứt lúc chết vì lực 
không hề bị mất đi, nó chỉ chịu sự biến 
đổi. Năng l−ợng không di chuyển từ nơi 
này đến nơi kia nh−ng có thể ngừng biểu 
lộ ở một nơi và bắt đầu tự biểu lộ ở nơi 
khác. 
Cái gì tái sinh? 
ở con ng−ời, lực mạnh nhất là ý chí 
muốn sống, muốn tiếp tục tồn tại. Tham 
sống, ý chí muốn sống thể hiện trong 
tâm trí con ng−ời một cách có ý thức 
cũng nh− vô thức. Tham lam giống nh− 
các t− t−ởng khác chính là các năng 
l−ợng của con ng−ời. Năng l−ợng này sẽ 
không thể mất hay bị tiêu hủy khi con 
ng−ời chết về thể xác sinh học. 
Vì tham sống là một động lực trội 
hơn thể hiện bên d−ới tất cả các hoạt 
động của con ng−ời, nhất là lúc hấp 
hối, lòng tham đó càng trỗi dậy mãnh 
liệt. Cái tham đó biến thành lực tham 
lôi cuốn chính nó đến một cuộc sống 
khác. Vào thời điểm hấp hối, từ ý thức 
muốn bám níu cuộc sống, năng l−ợng 
của ng−ời chết đ−ợc chuyển tải ra bên 
ngoài cơ thể ng−ời chết nh− tia chớp, 
bất chợt gặp dạ con của ng−ời mẹ mới 
đã đủ điều kiện thụ thai nên nó đ−ợc 
tái sinh và một đời sống mới bắt đầu. 
Đức Phật đã nói: “Cái gọi là chúng 
sinh hay cá nhân nó chẳng là gì cả mà 
chẳng qua là duyên hợp của lực vật chất 
và tinh thần hay năng l−ợng”(2). Theo 
2. Nayaka Thera Piyadassi, Học thuyết Phật giáo về 
đời sống sau khi chết (bản dịch), Nxb. Tôn giáo, 
2008, tr. 32. 
24 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2013 
 24
sinh học hiện đại đời sống mới của con 
ng−ời bắt đầu vào thời khắc tế bào tinh 
trùng của ng−ời cha nhập với tế bào 
trứng hoặc trứng của ng−ời mẹ. Khoa 
học chỉ nói đến hai nhân tố vật chất 
thông th−ờng này. Tuy nhiên, Phật giáo 
còn nói đến nhân tố thứ ba là tinh thần 
(ý thức tái sinh của ng−ời chết) kết hợp 
với hai nhân tố vật chất trên thì mới có 
quá trình thụ thai hình thành sự sống 
mới. Con ng−ời là sinh vật có tâm - vật 
hết sức phức tạp. Mỗi ng−ời từ khi đ−ợc 
sinh ra đến khi tr−ởng thành đều có đặc 
điểm riêng từ hình dạng đến tính khí, kể 
cả những cặp song sinh giống hệt về 
hình dáng nh−ng tính tình, sở thích vẫn 
khác nhau. Vì vậy, nếu cho rằng con 
ng−ời đ−ợc sinh ra chỉ dựa vào hai nhân 
tố hoàn toàn vật chất: tế bào tinh trùng 
và tế bào trứng của cha mẹ là ch−a đủ. 
Chắc chắn phải có sự can thiệp của nhân 
tố thứ ba - yếu tố tâm linh. Nhân tố tâm 
linh phối hợp với hai nhân tố vật chất 
trên mới tạo thành sinh vật tâm - vật là 
thai nhi. 
3. Nhận thức luận về c iá chết của Công giá o 
Quan niệm về cái chết và thế giới của 
ng−ời chết 
Công giáo cho rằng con ng−ời có hai 
đời sống: đời sống hiện thực nơi trần thế 
và đời sống sau khi chết. Đời sống hiện 
thực thì ngắn ngủi, hữu hạn còn đời sống 
sau khi chết là vĩnh cửu. Khi một ng−ời 
Công giáo chết, hồn sẽ lìa khỏi xác, căn 
cứ vào những việc ng−ời đó đã làm trên 
trần thế mà hồn sẽ đến nơi dành cho họ. 
Sách Kinh bổn, đoạn thứ ba (dạy về Sự 
chết, Sự phán xét riêng, Ngày Tận thế, Sự 
phán xét chung, Thiên Đàng, Luyện Ngục 
cùng Hỏa Ngục) cho biết: 
Chết là linh hồn rời khỏi xác. Linh 
hồn là tính thiêng liêng chẳng hay h−, 
chẳng hay nát. Linh hồn phải đến tr−ớc 
tòa Đức Chúa Giêsu mà chịu phán xét 
riêng về tội phúc, mà chịu th−ởng phạt 
tùy theo việc lành, dữ đã làm khi còn ở 
thế gian. 
Những ng−ời sạch mọi tội cùng 
những ng−ời đã đền tội cho đủ mới đ−ợc 
lên Thiên Đàng. Thiên Đàng là nơi đầy 
rẫy những sự thanh nhàn vui vẻ đời đời, 
mà Phúc nhất trên Thiên Đàng là đ−ợc 
chiêm ng−ỡng dung nhan Đức Chúa Trời. 
Những ng−ời lành, nh−ng còn mắc tội 
mọn hay là đền tội ch−a đủ thì phải chịu 
hình phạt nơi Luyện Ngục. Có thể cứu rỗi 
linh hồn nơi Luyện Ngục bằng cách cầu 
nguyện, ăn chay, nhất là xin làm lễ cho 
các linh hồn ấy. 
Những ng−ời chỉ cần phạm một tội 
trọng là đã phải chịu hình phạt Hỏa 
Ngục. Hỏa Ngục là chốn đầy lửa sinh, lửa 
diêm cùng mọi giống hình khổ để mà 
phạt ma quỷ cùng những kẻ chết trong 
khi mắc tội trọng. Những kẻ đã sa Hỏa 
Ngục thì không thể cứu giúp và hình 
phạt cũng không thể giảm bớt”(3). 
Theo Nguyễn Hồng D−ơng, quan niệm 
thế giới quan của Kitô giáo gồm ba tầng: 
tầng Trời (Thiên Đàng), tầng Luyện 
Ngục và tầng Đất (Địa/Hỏa Ngục). Thiên 
Đàng dành cho những ng−ời sạch tội 
cùng những ng−ời đã đền tội đủ. Luyện 
Ngục là nơi giam giữ những ng−ời lành 
nh−ng còn mắc tội mọn hay là đền tội 
ch−a đủ. Địa/Hỏa Ngục là nơi giam giữ 
những ng−ời phạm tội trọng(4). 
Quan niệm về “sự sống lại” của Công 
giáo: 
3. Sách Kinh bổn, Tòa Giám mục Phát Diệm xuất 
bản, 1991. 
4. Nguyễn Hồng D−ơng. Thờ cúng tổ tiên của ng−ời 
Công giáo qua các thời kỳ lịch sử, Kỉ yếu Tọa đàm 
về tôn kính tổ tiên do Tòa Tổng Giám mục Huế tổ 
chức tháng 10/1999, tr. 121. 
Lê Thị Cúc. Vài nét nhận thức luận 25 
 25
Nh− đã bàn ở trên, Công giáo tin 
t−ởng có sự tồn tại của linh hồn và thế 
giới dành cho ng−ời chết. Vì vậy trong 
nhận thức luận về cái chết, Công giáo 
quan niệm “Chết là cửa dẫn vào cõi 
sống”, chết không phải là chấm dứt sự 
sống mà sẽ có ngày con ng−ời đ−ợc 
“sống lại”. 
“Sống lại” chính là “Phục sinh” 
Theo nhãn giới đức tin Công giáo, “Sự 
sống lại” không phải là “tồn sinh”, “hồi 
sinh” mà là “Phục sinh”. Ng−ời Công giáo 
tin t−ởng: con ng−ời sau khi chết, thân xác 
có phải mục nát đi theo quy luật vật lí 
nh−ng Thiên Chúa sẽ làm cho sống lại 
trong ngày Chung cuộc. Vì vậy, ng−ời chết 
rồi không phải cố níu kéo sự nhớ th−ơng 
của ng−ời sống dành cho ng−ời chết (tồn 
sinh trong tâm trí ng−ời sống) mà cố gắng 
đi vào trong kí ức của Thiên Chúa. 
Vào ngày Chung cuộc, Thiên Chúa sẽ 
cho thân xác đ−ợc sống lại nh−ng không 
phải xác chết “hồi sinh” nguyên hình 
nh− khi còn sống mà là một thân xác đã 
đ−ợc biến đổi trong sự Phục sinh của 
Chúa Kitô. Sau khi đ−ợc Phục sinh, cuộc 
sống của linh hồn hiển hiện còn thân xác 
sẽ chìm vào thanh thoát, khác với khi 
còn sống thân xác hiển hiện còn linh hồn 
chìm khuất sâu lắng. Giống nh− sự Phục 
sinh của Chúa, “Khi Phục sinh, Đức Kitô 
không trở về với cuộc sống trần thế, 
không còn bị lệ thuộc thời gian và 
không gian. Thân thể Phục sinh của 
Ng−ời tràn đầy quyền năng của Chúa 
Thánh thần, tham dự vào sự sống thần 
linh trong vinh quang”(5). Nh− vậy, Phục 
sinh là kết quả biện chứng sống - chết ở 
Chúa Kitô và cũng là kết quả biện chứng 
xác - hồn ở mỗi tín đồ. 
Qua cái chết và sự sống lại, Đức Giêsu 
loan báo cho con ng−ời một Tin Mừng 
khi khẳng định cái chết không phải là 
một ngõ cụt mà là một cửa ngõ dẫn vào 
một đời sống mới. Tất cả kho tàng Kitô 
giáo đ−ợc xây dựng trên niềm tin ấy. 
4. So sánh nhận thức luận về cái chết 
giữa Phật giáo và Công giáo 
Quan niệm về sự tồn tại của con ng−ời 
sau khi chết 
Phật giáo và Công giáo đều có quan 
điểm trái ng−ợc với các nhà duy vật khi 
tin t−ởng chết không phải là hết. Cái 
chết không thể khiến con ng−ời biến mất 
và bị tiêu diệt vĩnh viễn. Sự tồn tại của 
con ng−ời sau khi chết theo nhãn quan 
riêng mà Phật giáo và Công giáo quan 
niệm khác nhau. 
Công giáo xác tín vào sự tồn tại của 
cái đ−ợc gọi là linh hồn ng−ời chết. 
“Trong Kinh Thánh, linh hồn khi thì chỉ 
“toàn bộ nhân vị”, khi thì chỉ “cái thâm 
sâu nhất, giá trị nhất của con ng−ời” làm 
cho con ng−ời là hình ảnh của Thiên 
Chúa và bất tử. Linh hồn con ng−ời đ−ợc 
tạo dựng trực tiếp bởi Thiên Chúa chứ 
không phải do cha mẹ sinh ra. Linh hồn 
và thân xác khi còn sống tại thế kết hợp 
mật thiết với nhau nh− một ngôi vị hay 
chủ thể duy nhất; khi chết tách rời nhau 
nh−ng sẽ tái hợp với nhau ngày sống lại 
sau hết, trong một dạng thức mới nh− 
Đức Chúa Kitô Phục sinh”(6). 
Nh− vậy, Linh hồn trong quan niệm 
của Công giáo giống nh− một thực thể 
tồn tại vĩnh cửu và bất biến ngay cả khi 
con ng−ời đã chết. Trong khi đó cái linh 
hồn hay cái ta th−ờng còn trong kinh 
điển Phật giáo đ−ợc gọi là “Atta” hoặc 
5. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Từ điển Công giáo 
500 mục từ, Nxb. Tôn giáo, 2011, tr. 275. 
6. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Từ điển Công giáo 
500 mục từ, Sđd, tr. 205. 
26 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2013 
 26
Atma (Vô ngã). “Atta” có nghĩa là không 
có cái ta nào hết. Nói cách khác không có 
cá nhân vĩnh cửu, không có linh hồn bất 
biến. Cá nhân hay cá tính theo Phật giáo 
không phải là một thực thể mà là tiến 
trình của trỗi lên và mất đi và không 
t−ơng ứng với một thực thể cố định nào. 
Quan niệm về “thế giới vô hình” 
Phật giáo và Công giáo đều quan 
niệm về sự tồn tại “thế giới vô hình”- một 
thế giới song hành với thế giới của 
những con ng−ời đang sống. Trong thế 
giới đó có tồn tại một lực l−ợng Tối 
Th−ợng trong vũ trụ (năng l−ợng vũ trụ 
- năng l−ợng của tạo hóa - theo quan 
điểm tác giả). Cả hai tôn giáo này, cũng 
nh− mọi tôn giáo khác, đều lấy lực l−ợng 
Tối Th−ợng này là trung tâm của đời 
sống tôn giáo, là mục đích tối hậu của 
đời sống tâm linh. 
Nếu Phật giáo nói Niết Bàn là mục đích 
của mình thì ắt có sự t−ơng quan giữa Niết 
Bàn và lực l−ợng Tối Th−ợng đó. Phật đã 
thành Phật thì mới vào Niết Bàn, mà “kiến 
tánh” thì mới “thành Phật”, và “kiến tánh” 
chính là thấy đ−ợc, cảm nghiệm đ−ợc lực 
l−ợng Tối Th−ợng đó nơi bản thân mình. 
Lúc đó, ta sẽ thấy đ−ợc cái “tôi” của mình 
chỉ là “vọng ngã” (cái tôi ảo t−ởng) không 
hề hiện hữu, chỉ còn duy nhất một thực tại 
hiện hữu là lực l−ợng Tối th−ợng. Do đó, 
phải chăng Niết Bàn chính là tình trạng 
hiệp nhất giữa cái ta với lực l−ợng Tối 
Th−ợng, giữa lực và năng l−ợng của chúng 
sinh với năng l−ợng của càn khôn? 
T−ơng tự, mục đích của Công giáo là 
h−ớng con ng−ời đến Thiên Đàng. Thiên 
Đàng cũng chính là sự hiệp nhất với Thiên 
Chúa - lực l−ợng Tối Th−ợng? Đ−ơng 
nhiên khi đã lên Thiên Đàng cũng là lúc 
sinh linh chấm dứt mọi −ớc mơ, ham 
muốn, do đã đ−ợc hoàn toàn thỏa mãn. 
Nh− vậy, quan niệm của Công giáo về 
Thiên Đàng trùng hợp với quan niệm về 
Niết Bàn của Phật giáo vì đó là những 
nơi sinh linh không còn ham muốn, dục 
vọng gì nữa và cũng là nơi sinh linh 
hiệp nhất hoàn toàn lực l−ợng Tối 
Th−ợng - Tạo hóa. 
Tuy nhiên, giữa Phật giáo và Công 
giáo quan niệm về lực l−ợng Tối Th−ợng 
đó có khác biệt. Phật giáo quan niệm lực 
l−ợng Tối Th−ợng đó là vô ngã, không có 
bản vị, không phải là một ai đó cụ thể. 
Còn Công giáo quan niệm lực l−ợng Tối 
Th−ợng đó có bản vị. Đó chính là một 
Thiên Chúa chẳng phải chỉ có một ngôi 
vị mà là ba ngôi vị. 
Kết luận 
Chết là một thực tại thật bí hiểm, không 
ai còn sống mà kinh nghiệm đ−ợc. Và giả 
sử có ai kinh nghiệm đ−ợc mà về nói lại 
thì không chắc đã có mấy ng−ời tin. Có 
nhiều lí do rất hợp lí để ng−ời ta không 
tin: tr−ớc hết là nó có thể khác với những 
gì họ vẫn tin t−ởng, hai là đã có nhiều 
ng−ời tự nhận mình có kinh nghiệm đó, 
nh−ng những ng−ời này lại nói khác 
nhau. Chính các tôn giáo cũng nói khác 
nhau, mà tôn giáo nào cũng đầy uy tín. Lí 
do thứ ba là ng−ời ta không có cách gì 
kiểm chứng đ−ợc nguồn tin nghe đ−ợc gọi 
là kinh nghiệm đó xuất phát từ chính thực 
tại hay do thị kiến, do tâm thức biến hiện? 
Cuối cùng, cái chết vẫn luôn luôn là một bí 
hiểm, những gì ng−ời ta nói về cuộc sống 
sau cái chết đều chỉ là niềm tin. Khảo cứu 
quan niệm về cái chết của Phật giáo và 
Công giáo - hai tôn giáo lớn trên thế giới 
và có ảnh h−ởng đến đời sống văn hóa tâm 
linh của ng−ời Việt cũng là một cách để 
chúng ta có cái nhìn thông suốt và ứng xử 
phù hợp mỗi khi đối diện với cái chết của 
ai đó trong cộng đồng./. 

File đính kèm:

  • pdfvai_net_nhan_thuc_luan_ve_cai_chet_cua_phat_giao_va_cong_gia.pdf