Vai trò của ý thức pháp luật trong đời sống xã hội

Tóm tắt Vai trò của ý thức pháp luật trong đời sống xã hội: ..., tr.609. 4 Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật. Nxb Công an nhân dân, Hà nội, 2004, tr.409. tồn tại xã hội. Mỗi kiểu nhà nước và pháp luật tương ứng với một kiểu phương thức sản xuất đã không còn, nhưng ý thức pháp luật của nó vẫn có thể tồn tại dai dẳ...ệ thống các quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế đạt hiệu quả, nên việc nâng cao ý thức pháp luật sẽ góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống luật pháp hiện hành nhằm điều chỉnh phù hợp các quan hệ kinh tế. Nhờ hệ thống pháp luật, các chủ thể kinh tế được đảm ...yết chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa sôvanh nước lớn. Ý thức pháp luật quyết định hiệu quả của việc thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. Ý thức pháp luật cao là cơ sở cho những ứng xử có văn hóa của con người khi con người có ý thức tôn trọn...

pdf5 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của ý thức pháp luật trong đời sống xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 43 (12/2013) 150 
VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 
ThS. Đào Thu Hiền1 
Tóm tắt: Ý thức pháp luật là nội dung quan trọng trong đời sống pháp luật của xã hội, giữ vai 
trò chi phối tất cả các giai đoạn của quá trình điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi con người. 
Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật; làm rõ vai trò của ý thức pháp luật 
trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng; từ đó, đề xuất một số định hướng nhằm nâng 
cao ý thức pháp luật và phát huy vai trò của nó trong đời sống xã hội ở nước ta hiện nay. 
Từ khóa: Ý thức pháp luật, tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật, vai trò của ý thức pháp luật. 
Ý thức pháp luật là nhân tố không thể thiếu 
trong đời sống pháp luật của xã hội ở tất cả các 
giai đoạn phát triển của nó, nhất là từ khi xuất 
hiện nhà nước pháp quyền. Ý thức pháp luật có 
vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và 
hoàn thiện hệ thống pháp luật; đồng thời quyết 
định hiệu quả của việc thực hiện pháp luật, góp 
phần đưa pháp luật vào cuộc sống. Hiện nay, 
nước ta đang trong quá trình xây dựng Nhà 
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, để pháp luật 
ngày càng trở thành phương tiện mà thông qua 
đó Đảng lãnh đạo xã hội; trở thành cơ sở pháp 
lý để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động 
quản lý có hiệu quả các lĩnh vực khác nhau của 
đời sống xã hội, thì chúng ta cần phát huy vai 
trò ý thức pháp luật của con người trong xã hội. 
Việc đánh giá vai trò của ý thức pháp luật đối 
với đời sống xã hội nói chung, đối với các quá 
trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nói riêng 
là hết sức cần thiết nhằm định hướng cho việc 
đưa ra những giải pháp nâng cao ý thức pháp 
luật của các nhóm đối tượng xã hội. 
1. Một số vấn đề lý luận về ý thức pháp 
luật1 
Quan niệm về ý thức pháp luật có điểm khác 
nhau, khi nó được nghiên cứu dưới những góc 
độ, những cách tiếp cận khác nhau của những 
ngành khoa học khác nhau, như triết học, luật 
học hay xã hội học pháp luật. 
Dưới góc độ triết học, ý thức pháp luật được 
tiếp cận với tư cách một trong những hình thái ý 
thức xã hội (ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, 
1 Trường Đại học Thủy Lợi 
ý thức đạo đức, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn 
giáo, ý thức khoa học). Ý thức pháp luật là một 
bộ phận của ý thức xã hội ra đời từ thực tiễn đời 
sống xã hội và phản ánh tồn tại xã hội. Ý thức 
pháp luật xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà 
nước, phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế - 
xã hội mà trước hết, là những quan hệ sản xuất 
được thể hiện trong các luật lệ nhà nước. Ý thức 
pháp luật xuất hiện cùng với sự xuất hiện của 
pháp luật. Nó là sản phẩm của quá trình phát 
triển xã hội, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các hệ 
tư tưởng, quan điểm, quan niệm trong xã hội. 
“Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, 
quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai 
trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà 
nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính 
hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con 
người trong xã hội”2. Dưới góc độ tiếp cận của 
triết học, ý thức pháp luật là toàn bộ những học 
thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm của một 
giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật; 
mang lại cái nhìn sâu sắc và khái quát về bản 
chất và vai trò của ý thức pháp luật trong ý thức 
xã hội nói chung. Đây là cơ sở lý luận để tiếp 
cận nghiên cứu ý thức pháp luật dưới góc nhìn 
của các khoa học cụ thể. 
Dưới góc độ tiếp cận luật học, nhiều quan 
niệm về ý thức pháp luật đã được các nhà luật 
học đưa ra. Chẳng hạn, “ý thức pháp luật - đó là 
trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về 
2 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc 
gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí 
Minh. Giáo trình triết học Mác – Lênin. Nxb Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.587-588. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 43 (12/2013) 151 
pháp luật..., là thái độ đối với pháp luật, ý thức 
tôn trọng hay coi thường pháp luật, đó là thái độ 
đối với hành vi phạm pháp luật và phạm tội”3. 
Quan niệm này thiên về việc xác định chủ thể 
của ý thức pháp luật, chỉ ra những biểu hiện cụ 
thể của ý thức pháp luật: trình độ hiểu biết pháp 
luật, thái độ đối với pháp luật, thái độ đối với 
hành vi phạm pháp, phạm tội. 
Tuy có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác 
nhau, song chúng ta có thể hiểu một cách chung 
nhất về ý thức pháp luật như sau: 
“Ý thức pháp luật là tổng thể những học 
thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh 
hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con 
người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã 
qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh 
giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong 
hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ 
chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và 
các tổ chức xã hội”4. 
Quan niệm này khá đầy đủ, chi tiết, nói lên 
được cả chủ thể của ý thức pháp luật cũng như 
trình độ hiểu biết đối với pháp luật và thái độ, 
sự đánh giá, điều chỉnh hành vi con người theo 
pháp luật. 
Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thống 
nhất với nhau rằng, ý thức pháp luật có hai đặc 
trưng như sau: 
Thứ nhất, ý thức pháp luật là một hình thái 
ý thức xã hội có tính độc lập tương đối. 
Với tư cách là một bộ phận của ý thức xã hội, 
ý thức pháp luật xuất hiện, nảy sinh trên nền 
tảng tồn tại xã hội nhất định, cụ thể là nó ra đời, 
biến đổi cùng với nhà nước và pháp luật, tức là 
khi xã hội đã phân chia thành giai cấp. Ý thức 
pháp luật bị quyết định bởi tồn tại xã hội. Tuy 
nhiên, ý thức pháp luật cũng có tính độc lập 
tương đối, được biểu hiện cụ thể trên các 
phương diện sau: 
- Ý thức pháp luật có thể lạc hậu hơn so với 
3 Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật. Những vấn đề 
lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật. Nxb Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.609. 
4 Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Lý luận nhà 
nước và pháp luật. Nxb Công an nhân dân, Hà nội, 2004, 
tr.409. 
tồn tại xã hội. Mỗi kiểu nhà nước và pháp luật 
tương ứng với một kiểu phương thức sản xuất 
đã không còn, nhưng ý thức pháp luật của nó 
vẫn có thể tồn tại dai dẳng trong tồn tại xã hội 
mới. 
- Ý thức pháp luật có thể tiến bộ hơn so với 
tồn tại xã hội. Những tư tưởng pháp luật, đặc 
biệt là những tư tưởng khoa học pháp lý của các 
lực lượng tiến bộ đang cầm quyền có tác dụng 
to lớn trong việc hình thành và phát triển một 
nền pháp luật tiên tiến, thúc đẩy sự phát triển 
của xã hội. 
Thứ hai, ý thức pháp luật là hiện tượng 
mang tính giai cấp. 
Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, các 
giai cấp khác nhau luôn có những điều kiện kinh 
tế, chính trị, xã hội khác nhau, lợi ích khác nhau 
và do vậy, ý thức pháp luật của các giai cấp 
cũng có những nội dung và hình thức phát triển 
khác nhau. Giai cấp thống trị, vì muốn củng cố, 
duy trì, bảo vệ địa vị chính trị và lợi ích kinh tế 
của giai cấp mình, nên luôn luôn tìm mọi cách 
để hợp thức hóa ý chí của giai cấp mình thành 
pháp luật thông qua con đường nhà nước. 
Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống 
trị. Ý chí đó được nâng lên thành luật, thành các 
quy tắc ứng xử mang tính chất bắt buộc phải 
thực hiện đối với toàn xã hội. Pháp luật luôn bảo 
vệ cho giai cấp thống trị, là vũ khí chính trị của 
giai cấp thống trị để chống lại các giai cấp, tầng 
lớp xã hội khác và đưa hoạt động quản lý xã hội 
đi theo quỹ đạo, ý muốn của mình. Các giai cấp, 
tầng lớp xã hội không được nắm quyền thống trị 
cũng có ý thức pháp luật của mình, song ý thức 
pháp luật của những bộ phận xã hội này không 
được phản ánh đầy đủ trong hệ thống luật pháp. 
Chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị 
mới được phản ánh đầy đủ trong nội dung, hình 
thức biểu hiện và quá trình thực thi pháp luật 
hiện hành. 
2. Vai trò của ý thức pháp luật đối với sự 
phát triển xã hội 
Ý thức pháp luật ra đời từ những điều kiện xã 
hội nhất định, phản ánh nhu cầu điều chỉnh cũng 
như quá trình điều chỉnh bằng pháp luật đối với 
các quan hệ xã hội. Như trên đã phân tích, ý 
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 43 (12/2013) 152 
thức xã hội có tính độc lập tương đối, nhưng nó 
có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã 
hội. Tùy thuộc vào ý thức pháp luật tiến bộ hay 
lạc hậu mà sự tác động của nó có vai trò tích 
cực hay ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt khác 
nhau của đời sống xã hội. Ở đây, tác giả chỉ tập 
trung phân tích vai trò của ý thức pháp luật đối 
với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - tư 
tưởng. 
Thứ nhất, vai trò của ý thức pháp luật trong 
đời sống kinh tế. 
Đời sống kinh tế của xã hội là tổng thể những 
mối quan hệ, tương tác lẫn nhau của con người 
liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, 
phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm và dịch 
vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của 
con người với một nguồn lực có giới hạn. 
Ý thức pháp luật có thể góp phần thúc đẩy 
đời sống kinh tế phát triển, bởi lẽ ý thức pháp 
luật là tiền đề trực tiếp để xây dựng và hoàn 
thiện hệ thống pháp luật nhà nước. Hệ thống 
pháp luật nhà nước nếu phản ánh đúng quy luật 
phát triển kinh tế, phản ánh đúng nhu cầu và xu 
hướng phát triển của một chế độ kinh tế - xã hội 
trong giai đoạn lịch sử nhất định thì mới có tác 
dụng thúc đẩy và tạo điều kiện cho các quan hệ 
kinh tế - xã hội mới phát triển. Do đó, nhà nước 
với tư cách là người trực tiếp sáng tạo pháp luật 
trước hết phải nhận thức được những đòi hỏi 
khách quan của đời sống kinh tế - xã hội thực 
tiễn, những yêu cầu đặt ra trong quá trình phát 
triển của kinh tế - xã hội để phản ánh kịp thời 
vào hệ thống pháp luật. 
Pháp luật là công cụ quản lý kinh tế của đất 
nước thông qua việc thể chế hóa các chính sách, 
kế hoạch phát triển thành hệ thống các quy 
phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho các 
hoạt động kinh tế đạt hiệu quả, nên việc nâng 
cao ý thức pháp luật sẽ góp phần vào việc hoàn 
thiện hệ thống luật pháp hiện hành nhằm điều 
chỉnh phù hợp các quan hệ kinh tế. Nhờ hệ 
thống pháp luật, các chủ thể kinh tế được đảm 
bảo quyền tự do và lợi ích hợp pháp, đồng thời 
họ cũng xác định được nghĩa vụ và quyền hạn 
của mình trong sản xuất, phân phối, lưu thông 
và tiêu dùng và do vậy, ý thức pháp luật của họ 
cũng được củng cố, nâng cao. 
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, sự phân tầng 
xã hội, phân hóa giàu nghèo đang diễn ra với 
khoảng cách ngày càng lớn, cạnh tranh trên thị 
trường ngày càng gay gắt, các vấn đề kinh tế - 
xã hội trở nên phức tạp và gay gắt hơn (sự cạnh 
tranh không lành mạnh, kinh tế phát triển mất 
cân đối, phát sinh nhiều tiêu cực, hành vi tham 
nhũng, lãng phí và tệ nạn xã hội...). Điều này 
càng cần đến sự điều chỉnh của pháp luật, đặc 
biệt là cần đến ý thức pháp luật tự giác, tích cực 
của các chủ thể tham gia hoạt động trong nền 
kinh tế thị trường. 
Thứ hai, vai trò của ý thức pháp luật trong 
đời sống chính trị. 
Trong điều kiện của Nhà nước pháp quyền, 
pháp luật có vị trí tối thượng; ý thức pháp luật 
cũng giữ vị trí quan trọng, là bộ phận ý thức xã 
hội chủ đạo trong hệ thống ý thức xã hội. Ở 
nước ta hiện nay, ý thức pháp luật thích ứng với 
tính chất của nhà nước kiểu mới, nhà nước của 
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 
Ý thức pháp luật giúp con người có khả năng 
nhận thức, đánh giá về đời sống pháp luật với 
các vấn đề, như thực trạng của đời sống pháp 
luật hiện hành; các tài liệu, ấn phẩm thông tin 
pháp lý; tình trạng pháp chế; công tác tổ chức, 
áp dụng và thi hành luật pháp của các cơ quan 
nhà nước; hoạt động thực hiện pháp luật của các 
tổ chức xã hội, thái độ và hành vi của các tầng 
lớp nhân dân với pháp luật; tính hợp pháp hay 
không hợp pháp trong hành vi của bản thân, của 
người khác; sự công bằng hay chưa trong việc 
áp dụng pháp luật đối với hoạt động của các cơ 
quan, tổ chức xã hội; v.v... 
Mỗi người dân cũng như cán bộ, công chức, 
người có chức vụ, quyền hạn muốn đấu tranh 
phòng, chống vi phạm pháp luật thì phải có sự 
nhận thức pháp luật đầy đủ, chính xác. Ý thức 
pháp luật và hành vi pháp luật của cán bộ, công 
chức có ảnh hưởng sâu rộng, trực tiếp đến nhiều 
cá nhân khác, nhất là đội ngũ cán bộ tư pháp, 
bởi một trong những thẩm quyền quan trọng của 
họ là có thể ban hành những quyết định làm 
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền hạn 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 43 (12/2013) 153 
hay nghĩa vụ pháp lý, có thể đưa lại lợi ích hoặc 
thiệt hại về vật chất, tinh thần cho các tổ chức, 
cá nhân khác có liên quan. Nếu đội ngũ cán bộ, 
công chức có ý thức pháp luật cao, có thái độ 
tôn trọng pháp luật, có hành vi tích cực trong 
việc chấp hành pháp luật thì hiệu quả tác động 
của ý thức pháp luật trong cuộc sống sẽ cao, góp 
phần duy trì trật tự, kỷ cương xã hội. 
Thứ ba, vai trò của ý thức pháp luật trong 
đời sống văn hóa - tư tưởng. 
Ý thức pháp luật luôn có ảnh hưởng mạnh 
mẽ tới các hình thái ý thức xã hội khác. Những 
quan điểm, tư tưởng pháp luật khoa học, tiến bộ 
góp phần củng cố, phát huy những nhân tố tích 
cực ở các hình thái ý thức xã hội khác; đồng 
thời khắc phục những quan niệm không phù 
hợp, ảnh hưởng xấu đến lợi ích của các giai cấp, 
đến đời sống cộng đồng và tiến bộ xã hội, chẳng 
hạn như: những tàn tích của ý thức pháp luật 
phong kiến, tư sản, ý thức pháp luật của người 
tiểu nông, sản xuất nhỏ,...Ý thức pháp luật cao 
giúp khắc phục tình trạng xâm phạm quyền tự 
do dân chủ của nhân dân. Ý thức pháp luật xã 
hội chủ nghĩa đã góp phần vào cuộc đấu tranh 
chung của nhân dân các dân tộc trên thế giới vì 
hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ, kiên quyết 
chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc 
hẹp hòi, chủ nghĩa sôvanh nước lớn. 
Ý thức pháp luật quyết định hiệu quả của 
việc thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc 
sống. Ý thức pháp luật cao là cơ sở cho những 
ứng xử có văn hóa của con người khi con người 
có ý thức tôn trọng nhau thông qua việc nghiêm 
chỉnh chấp hành, tuân thủ pháp luật. 
Trong một số trường hợp, hệ thống các quy 
phạm pháp luật chưa cụ thể, chi tiết để hướng 
dẫn cho hoạt động xã hội của con người, thì ý 
thức pháp luật vẫn có thể góp phần điều chỉnh 
hành vi con người một cách phù hợp, nâng cao 
tính nhân văn, nhân đạo trong hành vi ứng xử 
giữa người với người. 
Ý thức pháp luật được xem là điều kiện quan 
trọng, tiền đề tư tưởng trực tiếp cho việc xây 
dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp 
luật. Ý thức pháp luật cao là điều kiện để việc 
biên soạn, ban hành pháp luật được tiến hành 
nhanh chóng và thuận lợi. Nếu có nhận thức 
đúng đắn và đầy đủ về tình hình kinh tế - xã hội, 
xác định đúng những quan hệ xã hội cơ bản cần 
có sự điều chỉnh của pháp luật, có quy trình và 
kỹ thuật lập pháp khoa học, phù hợp thì hệ 
thống pháp luật của đất nước sẽ đạt mức độ 
hoàn thiện cao. 
Từ những điều trình bày trên, có thể nói, ý 
thức pháp luật có vai trò to lớn trong đời sống 
xã hội. Song, để phát huy vai trò đó của ý thức 
pháp luật, chúng ta không chỉ cần đến sự nhận 
thức sâu sắc về ý thức pháp luật, mà còn phải 
tìm ra phương hướng để củng cố và nâng cao ý 
thức pháp luật của các nhóm đối tượng xã hội, 
từ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà 
nước, cho đến các tầng lớp nhân dân trong giai 
đoạn hiện nay. 
Từ vai trò của ý thức pháp luật trong đời 
sống xã hội, chúng tôi xin đề xuất một số định 
hướng nhằm nâng cao ý thức pháp luật và phát 
huy vai trò của nó trong đời sống xã hội. Đó là: 
- Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của 
Đảng, chỉ đạo của chính quyền đối với công tác 
phổ biến, giáo dục pháp luật và giám sát việc 
thực hiện pháp luật. Để tăng cường sự lãnh đạo 
của Đảng, cần quán triệt Chỉ thị số 32/CT-TW 
của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh của Đảng 
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, qua 
đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành 
động của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên. 
Các cấp ủy Đảng phải luôn xác định vai trò 
gương mẫu của các đảng viên và vai trò tiên 
phong của họ trong việc tuyên truyền giáo dục 
pháp luật. Đồng thời, các cấp ủy Đảng cũng cần 
thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt 
động thực hiện pháp luật, kịp thời xử lý những 
vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. 
- Do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, 
nên để nâng cao ý thức pháp luật của các nhóm 
đối tượng xã hội thì nhất thiết phải cải thiện các 
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, cải tạo các 
quan hệ xã hội. Do vậy, việc nâng cao đời sống 
vật chất và đời sống tinh thần của mọi tầng lớp 
nhân dân phải được coi là hết sức cần thiết để 
tạo nên tình cảm tích cực, niềm tin, sự ủng hộ 
và thái độ tự nguyện thực hiện pháp luật của 
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 43 (12/2013) 154 
nhân dân đối với hệ thống chính sách, pháp luật 
của Nhà nước. 
- Đổi mới và tăng cường công tác giáo dục 
pháp luật cho nhân dân thuộc mọi giai cấp, tầng 
lớp xã hội nhằm nâng cao trình độ hiểu biết 
pháp luật, qua đó, bồi đắp, nuôi dưỡng ý thức 
pháp luật của các cá nhân, nhóm xã hội. Bởi lẽ, 
khi nhận thức pháp luật phát triển nâng cao về 
mặt lý luận thì nó có vai trò định hướng và hình 
thành văn hóa pháp lý cho mọi người. 
- Thường xuyên đầu tư cho hoạt động bồi 
dưỡng, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của 
đội ngũ cán bộ tư pháp. 
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức 
pháp luật và kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán 
bộ, công chức. Nâng cao kiến thức pháp lý và ý 
thức pháp luật nói chung của cán bộ công chức 
cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng và các tổ chức 
xã hội. 
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác 
giảng dạy pháp luật trong nhà trường ở các cấp 
học, bậc học. 
- Tiếp tục đổi mới, xây dựng và hoàn thiện 
khung pháp lý, hệ thống pháp luật phù hợp với 
yêu cầu phát triển của đời sống xã hội. 
- Mở rộng công khai dân chủ, thu hút đông 
đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng 
các dự án luật, thông qua đó, nâng cao ý thức 
pháp luật của mọi người trong xã hội. 
- Tăng cường đấu tranh hơn nữa với những 
hành vi vi phạm pháp luật, chống tham nhũng 
trong các cơ quan công quyền, bảo vệ trật tự 
pháp luật, các quyền tự do dân chủ, quyền và lợi 
ích hợp pháp của công dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb, Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội, 2011 
2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin , tư 
tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình triết học Mác-Lênin. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. 
3. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật. Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp 
luật. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 
4. Nguyễn Thúy Vân, Lôgic khách quan của quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật 
ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2000. 
Abstract: 
THE ROLE OF LAW IN SOCIAL LIFE 
The law is important in our life, the dominant role in all stages of the process of law adjustment 
for human behavior. The paper analyzes a number of theoretical issues of legal awareness, clarify 
the role of law in the sense of economic life, political, cultural, ideological, since then, a number of 
proposals to improve orientation legal awareness and promote its role in social life in Viet Nam 
today. 
Keywords. Conciousness of the law, the relative independence of the legal conciousness, the 
role of legal conciousness 
Người phản biện: ThS. Nguyễn Văn Công BBT nhận bài: 27/8/2013 
Phản biện xong: 21/11/2013 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_y_thuc_phap_luat_trong_doi_song_xa_hoi.pdf