Vẻ đẹp kỹ thuật - kết cấu trong kiến trúc công trình thủy lợi - thủy điện

Tóm tắt Vẻ đẹp kỹ thuật - kết cấu trong kiến trúc công trình thủy lợi - thủy điện: ... thang đơn giản cho cảm giác về trạng thái ổn định của hình khối và vẻ đẹp thô mộc của đất đá thì đập bê tông rất phong phú về đường nét tạo hình với nhiều phân vị đứng bằng gờ bê tông hoặc phân đoạn thân đập bằng cửa xả lũ nhằm giảm bớt cảm giác chiều dài của đập trong trường thị giác h...ủy điện khi cửa xả hoạt động tạo nên sự tương phản giữa mặt nước thượng lưu rộng lớn, yên tĩnh với mặt nước hạ lưu cuồn cuộn tung bọt trắng xoá gây ấn tượng thị giác rất mạnh mẽ. Hình 5. Vẻ đẹp mang tính động của các công trình thủy lợi-thủy điện (tràn xã lũ trong thủy điện Beaver- ban...trong đập đất ở thủy điện Hòa Bình – Việt Nam và đập đá tảng ở thung lũng Elan – Mỹ Hình 8. Bộ phận điều khiển hệ thống cửa van của cống đập ngăn mặn ở Nhật Bản d. Phản ánh điều kiện kỹ thuật-công nghệ xây dựng Vẻ đẹp kỹ thuật của kiến trúc CTTL không chỉ là nét đẹp đặc thù của hệ kế...

pdf5 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vẻ đẹp kỹ thuật - kết cấu trong kiến trúc công trình thủy lợi - thủy điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 44 (3/2014) 76 
VẺ ĐẸP KỸ THUẬT-KẾT CẤU TRONG KIẾN TRÚC 
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI-THỦY ĐIỆN 
Phạm Thị Liên Hương1 
Tóm tắt: Trong thiết kế kiến trúc, tự thân hệ kết cấu, vật liệu, hệ thống đường ống kỹ thuật và máy 
móc cùng với sự hoàn thiện kỹ thuật cao có khả năng tạo sức truyền cảm mạnh mẽ về nghệ thuật, gây 
tác động mỹ cảm sâu sắc đến người quan sát. Do yêu cầu công năng của công trình thủy lợi, thủy 
điện nên hình thức của nó thường hướng tới sự đơn giản, cái đẹp tự nhiên của hình khối, của sự 
chuyển động, của bản thân hệ kết cấu chịu lực. Đó là các đập ngăn nước, đập tràn, trụ pin, cửa van, 
cống đập ngăn mặn, cầu máng những công trình kết hợp hài hòa vẻ đẹp mỹ thuật trong hình khối 
kỹ thuật đã trở thành những điểm nhấn cảnh quan độc đáo, tô điểm diện mạo đôi bờ sông. 
Từ khoá: công trình thủy lợi, đập thủy điện, hệ kết cấu 
1. MỞ ĐẦU1 
Với vẻ đẹp đặc trưng của của kiểu kiến trúc 
đặc thù kỹ thuật nằm trong một tổng thể hài hòa 
các yếu tố tự nhiên (mặt nước, núi non, cây 
xanh) cùng cảnh sắc thiên nhiên khoáng đạt 
rộng lớn; ngày nay nhiều công trình thủy lợi 
(CTTL) đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn, 
thu hút hàng nghìn du khách. Hình thức kiến 
trúc của chúng phụ thuộc vào điều kiện kỹ 
thuật-công nghệ, vào cấu trúc kết cấu và vật liệu 
xây dựng – đó cũng là một trong các phương 
tiện để biểu đạt kiến trúc. Ẩn chứa trong bản 
thân hệ kết cấu, trong vật liệu là vẻ đẹp của kiến 
trúc công trình, nhiều khi chúng ta khó có thể 
phân biệt được vẻ đẹp của hình khối kiến trúc 
với vẻ đẹp của hệ thống kết cấu tạo ra nó. Trong 
nhiều thiết kế, tất cả chúng hòa vào nhau thành 
một khối thống nhất, toàn vẹn. 
2. VẺ ĐẸP KỸ THUẬT-KẾT CẤU TRONG KIẾN 
TRÚC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI-THỦY ĐIỆN 
Trong thiết kế kiến trúc, tự thân hệ kết cấu, 
vật liệu cùng với sự hoàn thiện kỹ thuật cao có 
khả năng tạo sức truyền cảm mạnh mẽ về nghệ 
thuật, gây tác động mỹ cảm sâu sắc đến người 
quan sát. Những du khách thưởng ngoạn công 
trình dường như choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng 
vĩ, khỏe khoắn của các con đập ngăn nước, của 
những đường cong dứt khoát của tràn hoặc lạ 
lùng trước vẻ duyên dáng mềm mại của các hệ 
kết cấu cửa van bằng thép trong các công trình 
1 Bộ môn Đồ hoạ kỹ thuật 
ngăn sông lớnVẻ đẹp của những công trình 
này là vẻ đẹp tự thân của hệ kết cấu – vẻ đẹp 
đặc thù kỹ thuật và hoàn toàn do yêu cầu công 
năng đặt ra. Không nhà thiết kế nào có thể thay 
đổi được các đặc tính hình thức kiến trúc cơ bản 
của nó, có chăng chỉ là sự tô điểm thêm cây 
xanh, màu sắc, đường nét tạo hình lựa theo 
không gian công năng đã có. 
Nét đẹp đặc thù kỹ thuật của kiến trúc CTTL 
biểu hiện rõ nét qua sức truyền cảm của hệ kết 
cấu, của vật liệu, của hệ thống đường ống kỹ 
thuật và máy móc, của kỹ thuật xây dựng. Đó 
còn gọi là vẻ đẹp cấu trúc mà các nhà thiết kế 
xem như một phương tiện để tạo nên vẻ đẹp đích 
thực, trong sáng của thiết kế. Cùng dạo qua 
những CTTL trên khắp mọi miền trên thế giới để 
cùng chiêm ngưỡng những nét đẹp độc đáo đó: 
a. Vẻ đẹp tự thân của hình thức hệ kết cấu 
Trước hết là vẻ đẹp tự thân của hệ kết cấu – 
yếu tố hình thức cơ bản của mọi loại công trình. 
Trong thiết kế, hình thức kiến trúc và hệ thống 
kết cấu luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: 
hình thức của kiến trúc là sự biểu hiện sức sống 
của hệ kết cấu và ngược lại cấu trúc kết cấu 
cũng chính là phương tiện để tạo hình khối công 
trình. Mỗi hệ kết cấu dù đơn giản hay phức tạp 
đều tiềm ẩn những nét đẹp lôi cuốn, nếu hệ kết 
cấu gỗ mang vẻ đẹp dung dị gần gũi thì kết cấu 
thép lại có vẻ đẹp hiện đại, nếu kết cấu bê tông 
có vẻ đặc chắc khỏe khoắn thì kết cấu giàn 
không gian lại có những đường nét tinh tế nhẹ 
nhàng Do yêu cầu công năng của công trình 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 44 (3/2014) 77 
thủy lợi, thủy điện mà hình thức của nó thường 
hướng tới sự đơn giản, cái đẹp tự nhiên của hình 
khối, của sự chuyển động, của bản thân hệ kết 
cấu chịu lực mà không có nhiều chi tiết trang trí 
cầu kỳ. Đó là các đập ngăn nước, đập tràn, trụ 
pin, cửa van, cống đập ngăn mặn, cầu máng  
những công trình kết hợp hài hòa vẻ đẹp mỹ 
thuật trong hình khối kỹ thuật của nó (hình 1). 
Hình 1. Vẻ đẹp mỹ thuật trong hình khối kỹ thuật 
của kiến trúc công trình thủy lợi (cầu máng 
Magdeburg – Đức và gian máy đóng mở tời điện 
của cống ngăn sông Tam Xoa – Trung Quốc) 
Quá trình phát triển kiến trúc CTTL cho thấy 
hình khối của các công trình phụ thuộc rất nhiều 
vào cấu trúc kết cấu và vật liệu xây dựng. Vẻ 
đẹp của kiến trúc công trình và vẻ đẹp của hệ 
kết cấu dường như hòa quyện vào nhau một 
cách hài hòa, thống nhất, gây tác động mạnh mẽ 
đến xúc cảm của người quan sát. Trong kiến 
trúc CTTL nói chung và công trình thủy điện 
nói riêng, hình thức thẩm mỹ của các con đập 
ngăn nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng 
trong không gian cảnh quan cũng như tổ hợp tạo 
hình của công trình bởi đó là thành phần kiến 
trúc có tỷ lệ lớn và gây ấn tượng mạnh mẽ trong 
trường thị giác. Đường nét tạo hình của đập làm 
tôn lên vẻ đẹp đặc trưng của từng hệ cấu trúc và 
chất cảm của mỗi loại vật liệu – ba yếu tố này 
gắn kết với nhau làm nên nét độc đáo của kiểu 
kiến trúc đặc thù kỹ thuật. Nếu đập đất-đá có 
dạng mặt cắt hình thang đơn giản cho cảm giác 
về trạng thái ổn định của hình khối và vẻ đẹp 
thô mộc của đất đá thì đập bê tông rất phong 
phú về đường nét tạo hình với nhiều phân vị 
đứng bằng gờ bê tông hoặc phân đoạn thân đập 
bằng cửa xả lũ nhằm giảm bớt cảm giác chiều 
dài của đập trong trường thị giác hay nét đẹp 
mềm mại, chắc khỏe của các đường cong đỉnh 
đập và bề mặt mái hạ lưu trong đập vòm-liên 
vòm...(hình 2). 
Hình 2. Vẻ đẹp tạo hình 
trong hệ cấu trúc của 
đập (từ trái qua phải: 
đậpMinamiaiki – Nhật 
Bản, đập bê tông 
Garrison – Mỹ, đập vòm 
Xiluodo – Trung Quốc) 
Kết hợp với các đập này là các hình thức cửa 
xả phù hợp với đặc điểm công năng của đập. Vẻ 
đẹp kỹ thuật của các đập thủy điện còn thể hiện 
ở khía cạnh bản thân công trình là sự kết hợp có 
lý giữa nhiều thành phần kiến trúc như đập 
dâng, đập tràn, nhà máy, tháp lấy nước và 
tổng thể, là sự tổng hợp của các hình khối nghệ 
thuật đơn giản và trong sáng dựa trên hệ kết cấu 
chịu lực phù hợp với công năng sử dụng cùng 
những cơ sở về tỷ lệ và tỉ xích hùng vĩ, khổng lồ 
tạo nên ấn tượng khó quên về sức mạnh chinh 
phục thiên nhiên của con người (hình 3). 
Hình 3. Nhận biết quy mô công trình qua tương 
quan về tỷ lệ-tỷ xích 
Thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học xây 
dựng ngày càng phát triển vượt bậc tạo đà cho 
một loạt các hệ kết cấu công nghệ cao ra đời, 
làm cho ngôn ngữ kiến trúc càng thêm phong 
phú và phát huy được vẻ đẹp tự thân của lôgic 
kết cấu. Một trong những hệ kết cấu hiện đại đó 
là giàn không gian mà sự ra đời của nó được 
xem là giải pháp tối ưu cho sự dung hòa giữa 
mỹ thuật và kỹ thuật. Nét đẹp đặc thù kỹ thuật 
của kiến trúc công trình thủy lợi cũng vì thế 
càng có cơ hội bộc lộ vẻ đẹp tiềm tàng của hệ 
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 44 (3/2014) 78 
kết cấu. Một số công trình đặc trưng như các hệ 
kết cấu cửa van khẩu độ lớn trong các công 
trình ngăn sông như hệ cửa van cung trục đứng 
trong đập cửa lùa Nieuwe Waterweg gần cảng 
Rotterdam-Hà Lan với hai cánh tay đòn, mỗi 
cánh dài bằng chiều cao tháp Eiffel hoặc hệ cửa 
van lưỡi trai được ứng dụng trong các công trình 
tiêu biểu như công trình ngăn sông Rhine – Hà 
Lan, đập AJi – Nhật Bản với hệ kết cấu cửa van 
có hình dạng bán trụ, cánh cửa liên kết gối bản 
lên hai trụ pin của công trình hoặc hệ cửa van 
phẳng kéo đứng trong đập Hartel-Hà Lan 
(hình 4). 
Hình 4. Vẻ đẹp của các hệ 
cửa van khẩu độ lớn trong 
các công trình ngăn sông 
(từ trái qua phải: đập cửa 
lùa Nieuwe Waterweg- Hà 
Lan, công trình ngăn sông 
Rhine – Hà Lan, đập 
Hartel-Hà Lan) 
Những hệ cửa van khẩu độ lớn này có dạng 
kết cấu giàn không gian kết hợp bản chắn cùng 
với những đường cong duyên dáng mềm mại tạo 
nên những điểm nhấn độc đáo, tô điểm cho diện 
mạo đôi bờ sông. 
Đặc biệt trong kiến trúc CTTL là vẻ đẹp 
mang tính động của các hình khối kỹ thuật 
tưởng chừng như rất nặng nề. Do yêu cầu công 
năng của các công trình như cửa xả lũ để xả bớt 
lượng nước trong hồ chứa, duy trì cao độ mực 
nước dâng trong lòng hồ đúng cao trình thiết kế, 
đảm bảo an toàn cho đập; hoặc chuyển động 
xoay hay nâng lên hạ xuống của các cửa van 
khẩu độ lớn để khống chế mực nước, đảm bảo 
giao thông thủy, chống sóng triều trong các 
công trình ngăn sông; hoặc chuyển động đóng 
mở của hệ thống cửa van bằng thép trong các 
công trình phòng lũ  (hình 5) đã tạo nên vẻ 
đẹp rất độc đáo, sinh động cho công trình bởi sự 
thay đổi linh hoạt trong hình thức kiến trúc của 
nó. Đặc biệt hình ảnh công trình thủy điện khi 
cửa xả hoạt động tạo nên sự tương phản giữa 
mặt nước thượng lưu rộng lớn, yên tĩnh với mặt 
nước hạ lưu cuồn cuộn tung bọt trắng xoá gây 
ấn tượng thị giác rất mạnh mẽ. 
Hình 5. Vẻ đẹp mang tính động của các công trình 
thủy lợi-thủy điện (tràn xã lũ trong thủy điện Beaver- 
bang Arkansas- Mỹ và chuyển động của hệ cửa van 
trong công trình phòng lũ Tân Sạp-Trung Quốc) 
Với vẻ đẹp của mình, nhiều công trình thủy 
lợi không chỉ đơn thuần là công trình ngăn sông, 
sử dụng nguồn nước mà còn là một sự đột phá, 
một sức mạnh chinh phục thiên nhiên, một biểu 
tượng kiến trúc hình thành nên vẻ đẹp vẹn toàn 
theo dòng chảy thời gian. 
b. Hệ thống đường ống kỹ thuật và trang 
thiết bị máy móc 
Hình thức của kiến trúc về mặt kỹ thuật đôi 
khi cũng là sự phô diễn của hệ thống đường ống 
kỹ thuật, hệ thống máy móc của công trình. Đó 
tưởng chừng như là những yếu tố làm ảnh 
hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ của kiến trúc mà các 
nhà thiết kế thường muốn che giấu chúng đi. 
Tuy nhiên trong nhiều công trình thủy lợi-thủy 
điện, những hệ thống đường ống hoặc máy móc 
được xem như một yếu tố hình thức không thể 
thiếu, tạo nên nét đặc trưng, nét độc đáo và làm 
nên ‘cái tôi’ riêng biệt cho kiến trúc CTTL. 
Thiết kế kiến trúc công trình thủy lợi cho 
thấy mối quan hệ chặt chẽ trong bố cục kiến 
trúc giữa các thiết bị kỹ thuật với các giải pháp 
kiến trúc công trình. Một số thiết kế còn khai 
thác các yếu tố kỹ thuật đặc biệt này để tạo nên 
sự tương phản giữa màu sắc, tương phản giữa 
chất liệu nhằm mục đích tạo điểm nhấn trong 
hình thức kiến trúc như hệ thống đường ống 
màu trắng dẫn nước vào cho 18 tuốc-bin khá nổi 
bật trong hình thức đập Itaipu-Brazil hoặc các 
thiết bị kỹ thuật bằng thép được sơn màu đỏ 
trong đập thủy điện Tam Hiệp-Trung Quốc 
(hình 6). Tất cả chúng góp phần làm hình khối 
đồ sộ của công trình dường như duyên dáng, 
nhẹ nhàng hơn. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 44 (3/2014) 79 
Hình 6. Kết hợp hệ thống đường ống kỹ thuật và 
máy móc trong hình thức kiến trúc công trình ở đập 
Itaipu-Blazil và đập Tam Hiệp-Trung Quốc 
c. Vẻ đẹp của vật liệu-chất liệu 
Vật liệu cũng là một trong các yếu tố góp 
phần tạo nên sức hấp dẫn của các công trình kiến 
trúc, tạo nên sự hợp lý thuần khiết duy lý của hệ 
cấu trúc, của sự kiến tạo hoàn chỉnh trong thiết 
kế công trình. Kiến trúc CTTL cũng trải qua khá 
nhiều dạng vật liệu khác nhau, từ những vật liệu 
địa phương đơn giản như đất, đá đổ, đá khối 
đến những vật liệu công nghệ cao như thép, bê 
tông đầm lăn, vật liệu composit Một số hạng 
mục của công trình thủy lợi thường xuyên phải 
tiếp xúc với nước do yêu cầu công năng nên rất 
khó để sơn phủ bề mặt; do vậy, các thiết kế luôn 
cố gắng phát huy vẻ đẹp tự thân của vật liệu kết 
cấu để tạo nên những tác động mạnh mẽ đến xúc 
cảm thẩm mỹ của người quan sát như vẻ trầm tư 
của vật liệu đất, đá; dáng cổ điển của vật liệu đá 
tảng bản địa (hình 7); vẻ khỏe khoắn hiện đại của 
vật liệu bê tông trọng lực... 
Trong những thập kỷ gần đây, các thiết kế đi 
cùng với nền công nghệ hiện đại và kỹ thuật xây 
dựng tiên tiến luôn biết phát huy giá trị thẩm mỹ 
của vật liệu hiện đại để tạo dáng cho các hình 
khối kỹ thuật có sức biểu hiện mới, duyên dáng 
hơn, hiện đại hơn như hình thức kiến trúc khá 
độc đáo được ốp phủ bề mặt bằng vật liệu 
composit trong phần bao che bộ phận điều khiển 
hệ thống cửa van của cống đập ngăn mặn gần 
thành phố Nagoya – Nhật Bản (hình 8). 
Hình 7. Vẻ đẹp tự thân của vật liệu kết cấu trong 
đập đất ở thủy điện Hòa Bình – Việt Nam và đập đá 
tảng ở thung lũng Elan – Mỹ 
Hình 8. Bộ phận điều khiển hệ thống cửa van của 
cống đập ngăn mặn ở Nhật Bản 
d. Phản ánh điều kiện kỹ thuật-công nghệ 
xây dựng 
Vẻ đẹp kỹ thuật của kiến trúc CTTL không 
chỉ là nét đẹp đặc thù của hệ kết cấu, của vật 
liệu, của tổ hợp hệ thống trang thiết bị máy móc 
mà còn ở khả năng phản ánh điều kiện kỹ thuật 
công nghệ, phản ánh sức mạnh chinh phục thiên 
nhiên của con người. Ba yếu tố hệ kết cấu-vật 
liệu-kỹ thuật công nghệ luôn có mối quan hệ 
chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. 
Mỗi hệ cấu trúc mới được ứng dụng là sự phát 
triển cùng thời điểm của nhu cầu xã hội và khả 
năng đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật công 
nghệ, đáp ứng được mối quan hệ giữa hình thức 
và kỹ thuật theo hướng tôn vinh vẻ đẹp của 
công nghệ, hệ cấu trúc và vật liệu cũng như hệ 
thống thiết bị máy móc trong tổ hợp hình thức 
kiến trúc để xây dựng nên những công trình 
thủy lợi-thủy điện là biểu tượng của khát vọng 
chinh phục thiên nhiên không bao giờ tắt của 
con người. Nhiều công trình thủy lợi-thủy điện 
đã trở thành cột mốc đánh dấu những bước tiến 
vượt bậc trong kỹ thuật công nghệ, trở thành 
biểu tượng, thành niềm tự hào, thành hình ảnh 
quảng bá của đất nước sở hữu nó. 
Đặc biệt trong hệ thống các công trình thủy 
lợi-thủy điện phải kể đến những bước phát triển 
mang tính đột phá trong công nghệ vật liệu và 
kỹ thuật xây dựng đập thủy điện. Đập thủy điện 
đầu tiên được xây dựng vào khoảng năm 1800 – 
đập Debdon – với chiều cao chỉ 10 mét ngăn 
dòng chảy của một con suối nhỏ ở Anh để làm 
quay tua-bin Thomson truyền sang một máy 
phát tạo nên 4kW điện. Trải qua nhiều thập kỷ, 
với khả năng sáng tạo của mình con người đã 
không ngừng thành công trong việc chinh phục 
thiên nhiên. Năm 1935 là bước tiến trong khả 
năng thay đổi dòng chảy của sông để tạo không 
gian thuận lợi cho việc xây dựng các đập thủy 
điện lớn được đánh dấu bằng đập thủy điện 
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 44 (3/2014) 80 
Marèges trên sông Dordogne-Pháp với công 
suất 128 MW. Năm 1936 là những phát kiến 
trong vấn đề xử lý bê tông (làm nguội nhanh) và 
năm 1942 là giải pháp thiết kế chống lũ để xâ 
dựng hai đập thủy điện công suất lớn là đập 
Hoover (1,345MW) trên sông Cororado và đập 
Gland Coulee (2,000MW) trên sông Columbia – 
Mỹ. Năm 1960, đập Krasnoyarsk (6,000MW) ở 
Nga đã thành công trong việc thiết kế một hệ 
thống thủy lực nâng tàu đầu tiên qua đập nhằm 
đảm bảo giao thông vận tải đường thủy của 
vùng Siberia trên con sông huyết mạch Yenisei. 
Hình 9. Đập thủy điện Tam Hiệp trên sông 
Trường Giang-Trung Quốc 
Những tiến bộ kỹ thuật-công nghệ của thế kỷ 
20 cũng đã làm nên một đập thủy điện lớn nhất 
hành tinh - đập Tam Hiệp trên sông Trường 
Giang - Trung Quốc với công suất cực lớn 
22,500MW có chiều dài 2km và chiều cao tương 
đương với một tòa nhà 60 tầng, gồm 32 tổ máy 
cùng một hệ thống âu thuyền hiện đại (hình 9). 
3. LỜI KẾT 
Như vậy, trong thiết kế kiến trúc CTTL, hệ 
kết cấu, vật liệu cùng hệ thống thiết bị kỹ thuật 
có mối liên quan chặt chẽ với nhau, với công 
nghệ kỹ thuật xây dựng và công năng của công 
trình để tạo nên một vẻ đẹp riêng – vẻ đẹp đặc 
thù kỹ thuật. Những công trình này đều mang 
một vẻ đẹp độc đáo, khác lạ về kiến trúc bởi sự 
kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp mỹ thuật trong hình 
khối kỹ thuật, giữa các yếu tố động và tĩnh, giữa 
các loại vật liệu khác nhau tạo nên những điểm 
nhấn kỳ thú và ấn tượng, góp phần định hình 
không gian cảnh quan vùng sông nước sơn thủy 
hữu tình. Nhiều công trình đã trở thành địa điểm 
du lịch thú vị hàng năm thu hút hàng nghìn du 
khách, đem lại nguồn lợi to lớn cho đât nước và 
cho địa phương nơi xây dựng công trình. 
Tài liệu tham khảo 
1. Bộ môn Đồ hoạ Kỹ thuật - Bài giảng kiến trúc công trình thuỷ lợi - Trường ĐH Thuỷ lợi. 
2. Đặng Thái Hoàng - Sáng tác kiến trúc – NXB Khoa học kỹ thuật – 2002. 
3. Bài viết tóm tắt lại công trình nghiên cứu‘‘Cửa van khẩu độ lớn trong xây dựng công trình 
ngăn sông’’ của nhóm tác giả PGS.TS Trần Đình Hoà – GS.TS Trương Đình Dụ - KS. Lê Đình 
Hưng – ThS. Thái Quốc Hiền – KS. Vũ Tiến Thư – KS. Nguyễn Đức Hưng - Viện Thủy công. 
4. Tư liệu ảnh và một số thông tin về công trình thủy lợi-thủy điện... lấy từ các trang web phổ 
biến tải từ Google và từ thư viện trường đại học Arkansas – Mỹ. 
Abstract 
STRUCTURAL BEAUTY IN HYDROELECTRIC AND IRRIGATION WORKS 
In architectural design, structural systems themselves, materials, technical pipeline systems and 
machineries with high level of technical perfection can create great inspiration to art, causing the 
sense of beauty to the observers. Due to requirements of use of irrigation and hydroelectric works, 
their form directs to simplicity, natural beauty of shapes, of movement, and of force-resistant 
structural systems themselves. They include dams, spillways, posts, valve gates, salinity preventing 
drains, water bridges, etc. in a harmonious combination of aesthetic beauty in technical cubes, 
becoming a unique landscape highlight and adorning the banks of river. 
Keywords: irrigation works, hydroelectric dams, structural system. 
Người phản biện: GS.TS. Nguyễn Chiến BBT nhận bài: 15/8/2013 
Phản biện xong: 31/3/2014 

File đính kèm:

  • pdfve_dep_ky_thuat_ket_cau_trong_kien_truc_cong_trinh_thuy_loi.pdf
Ebook liên quan