Về quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa

Tóm tắt Về quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa: ...ng hóa hiện đại. Lịch sử phát triển kinh tế cho đến nay chứng tỏ rằng, cách thức cải biến căn bản và có hiệu quả một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp là phát triển nền kinh tế thị trường. Ở nước ta, mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sau mấy... phát huy mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt trái của kinh tế thị trường Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt từ những năm 30 của thế kỷ XX đến nay, chứng tỏ rằng, mọi cơ chế thị trường cũng đều không “hoàn hảo”, không “tự điều tiết” được, đều cần có sự quản lý, điều tiế...3. (6) Sđd, tr.91-93. (7) Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.204-206. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(90) - 2015 42 kinh tế ở nước ta hiện nay và có nội dung cụ thể của nó. Định hướng XHCN là nhằm ...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Về quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 triển. 
Kinh tế thị trường là một thành quả trong 
sự phát triển kinh tế của lịch sử nhân loại đã 
đạt được dưới chủ nghĩa tư bản (CNTB). 
Đó là một phương thức phát triển tất yếu 
cải biến căn bản và có hiệu quả nền kinh tế 
nông nghiệp lạc hậu thành một nước công 
nghiệp hiện đại. Trong lịch sử nhân loại, 
kinh tế thị trường gắn liền với CNTB, 
nhưng nếu coi đó như phương thức riêng có 
của CNTB lại là siêu hình. Lịch sử phát 
triển xã hội loài người là một quá trình lịch 
sử - tự nhiên, là sự chuyển biến từ chế độ 
xã hội thấp hơn, lạc hậu hơn sang chế độ xã 
hội cao hơn, tiến bộ hơn. Chế độ xã hội sau 
phủ định chế độ xã hội trước, nhưng đó là 
phủ định biện chứng, phủ định có sự kế 
thừa và phát triển. Những giá trị xã hội, 
những phương thức phát triển trong chế độ 
cũ vẫn có giá trị trong xã hội mới, được kế 
thừa và phát triển trong chế độ xã hội mới. 
Đó là vấn đề có tính quy luật trong sự phát 
triển. Đối lập trừu tượng giữa các chế độ xã 
hội, coi giá trị, phương thức phát triển của 
xã hội này không thể là giá trị, phương thức 
phát triển của xã hội sau là quan niệm siêu 
hình về lịch sử nhân loại. 
Coi kinh tế thị trường là phương thức 
phát triển riêng của CNTB, đồng nhất kinh 
tế thị trường với CNTB, đối lập một cách 
trừu tượng CNXH với CNTB là cứng nhắc, 
giáo điều, thiếu (phản) biện chứng. CNTB 
trong quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên 
tất yếu chuyển lên một hình thái cao hơn, 
hình thái đó là chủ nghĩa cộng sản (CNCS) 
mà giai đoạn đầu là CNXH. Như vậy, CNXH 
được nẩy sinh từ CNTB phát triển lên. Theo 
học thuyết của C.Mác, xã hội cộng sản 
tương lai được hình thành từ những tiền đề 
được chính CNTB tạo ra, trong đó sức sản 
xuất phát triển cao được C.Mác gọi là "tiền 
đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết, vì không có 
nó thì tất cả sẽ chỉ là sự nghèo nàn sẽ trở 
thành phổ biến; mà với sự thiếu thốn tột độ 
thì ắt sẽ bắt đầu trở lại một cuộc đấu tranh 
để giành những cái cần thiết, thế là người ta 
lại không tránh khỏi rơi vào cũng sự ti tiện 
trước đây”(1). Chính vì vậy, CNXH là sự 
phủ định CNTB, nhưng đó là phủ định biện 
chứng (chứ không phải là phủ định siêu 
hình CNTB); tức là sự phủ định có sự kế 
thừa những nhân tố hợp lý, những nhân giá 
trị mà nhân loại đã đạt được dưới CNTB. 
Đối với những nước đi lên CNXH với 
một xuất phát điểm thấp như nước ta, việc 
đối lập một cách trừu tượng giữa CNXH 
với CNTB, coi cái CNTB làm chỉ phù hợp 
với CNTB là tư duy cứng nhắc, siêu hình. 
Ở đây xin nhắc lại điều mà V.I.Lênin đã 
(1) C.Mác và Ph.Ăngghen (1986), Toàn tập, t.3, Nxb 
Sự thật, Hà Nội, tr.49. 
Về quan hệ giữa kinh tế thị trường... 
 39 
từng lưu ý: “Mác đặt vấn đề chủ nghĩa cộng 
sản giống như một nhà tự nhiên học đặt, 
chẳng hạn, vấn đề tiến hóa của một giống 
sinh vật mới, một khi đã biết nguồn gốc của 
nó và định được rõ rệt hướng của những 
biến đổi của nó”(2). C.Mác luận chứng tính 
tất yếu của sự thay thế CNTB bằng CNXH 
không phải bằng sự phẫn nộ cảm tính về 
đạo đức, mà "hoàn toàn dựa vào và chỉ dựa 
vào những quy luật kinh tế của sự vận động 
của xã hội hiện đại mà kết luận rằng xã hội 
tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ phải chuyển 
biến thành xã hội xã hội chủ nghĩa"(3). 
Kinh tế thị trường là phương thức phát 
triển kinh tế của nhân loại đã đạt được cho 
đến nay. Kinh tế thị trường là phương thức 
mà nhân loại đã sử dụng và đã được thử 
nghiệm để chuyển biến từ nền kinh tế tự 
cung tự cấp lên nền kinh tế hàng hóa hiện 
đại. Lịch sử phát triển kinh tế cho đến nay 
chứng tỏ rằng, cách thức cải biến căn bản 
và có hiệu quả một nước có nền kinh tế 
nông nghiệp lạc hậu thành một nước công 
nghiệp là phát triển nền kinh tế thị trường. 
Ở nước ta, mô hình kinh tế tập trung, quan 
liêu, bao cấp sau mấy thập kỷ xây dựng 
CNXH đã được thực tiễn mách bảo là 
không hiệu quả. Mô hình kinh tế đó chỉ phù 
hợp trong chiến tranh, còn trong hòa bình 
xây dựng, thì ngược lại, đẩy nền kinh tế vào 
tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Để vượt qua 
khủng hoảng, thúc đẩy nền kinh tế phát 
triển, từng bước đưa đất nước đi lên CNXH 
thì lựa chọn kinh tế thị trường - một phương 
thức đã được nhân loại thử nghiệm - là tất 
yếu khách quan. 
Trong lịch sử thì kinh tế thị trường gắn 
liền với sự phát triển của CNTB. Nhưng 
điều đó không có nghĩa là, cứ kinh tế thị 
trường thì chế độ xã hội là CNTB. Trong sự 
phát triển xã hội loài người các lĩnh vực đời 
sống có quan hệ biện chứng với nhau. Kinh 
tế là cái suy cho cùng (chứ không phải là 
cái duy nhất) quyết định sự phát triển, quyết 
định bản chất của một chế độ xã hội. Khẳng 
định điều đó trong bức thư gửi Joseph 
Bloch ở Konigsberg, Ph.Ăngghen viết: “theo 
quan điểm duy vật lịch sử; nhân tố quyết 
định trong lịch sử, xét đến cùng, là sự sản 
xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. 
Cả Mác lẫn tôi chưa bao giờ khẳng định gì 
hơn thế. Do đó, nếu có ai xuyên tạc câu đó 
khiến cho nó có nghĩa là nhân tố kinh tế là 
nhân tố quyết định duy nhất thì như vậy là 
họ đã biến câu đó thành một câu trống rỗng, 
trừu tượng, vô nghĩa”(4). Vả lại trong sự tồn 
tại và phát triển kinh tế - xã hội, sự phát 
triển của kinh tế cũng phụ thuộc vào các 
lĩnh vực khác của đời sống xã hội, nhất là 
chính trị. Kinh tế quyết định chính trị, 
nhưng chính trị có đời sống độc lập của 
mình và có sự tác động đối với kinh tế. 
Chính trị là nhân tố lãnh đạo kinh tế, vạch 
hướng đi cho kinh tế, tạo những điều kiện 
chính trị, xã hội cho kinh tế phát triển. 
Quan niệm coi chính trị chỉ là yếu tố thụ 
động, kinh tế là yếu tố duy nhất quyết định, 
phát triển kinh tế thị trường là đi lên CNTB 
và là từ bỏ con đường XHCN; đó là quan 
niệm siêu hình, thiếu biện chứng. Lịch sử 
xã hội đã chứng minh, không có nền kinh tế 
nào trong xã hội có giai cấp mà lại không 
chịu sự chi phối điều tiết của chính trị. Kinh 
tế thị trường gắn bó chặt chẽ với các giai 
(2) V.I.Lênin (1976), Toàn tập, t.33, Nxb Tiến bộ, 
Mátxcơva, tr.104. 
(3) V.I.Lênin (1980), Toàn tập, t.26, Nxb Tiến bộ, 
Mátxcơva, tr.86. 
(4) C.Mác và Ph.Ăngghen (1984), Tuyển tập, t.IV, 
Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.726. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(90) - 2015 
 40 
đoạn phát triển của CNTB, nhưng nó không 
đồng nhất với CNTB. Kinh tế thị trường là 
phương thức phát triển kinh tế dựa trên 
những nguyên tắc của thị trường có sự quản 
lý, điều tiết của nhà nước. Nó không thể 
quyết định bản chất và định hướng phát 
triển của một chế độ xã hội. Ngược lại, trên 
thực tế kinh tế thị trường nào cũng chịu sự 
tác động của các yếu tố cấu thành một chế 
độ xã hội, một hình thái kinh tế - xã hội, 
nhất là chính trị. Trong thực tế lịch sử xã 
hội loài người đã xuất hiện nhiều mô hình 
kinh tế thị trường. Ngay trong các nước tư 
bản, tuy cùng là một chế độ chính trị, 
nhưng do hình thức biểu hiện có những nét 
đặc thù riêng nên kinh tế thị trường cũng đã 
tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: mô 
hình kinh tế thị trường tự do ở Tây Âu và 
Bắc Mỹ; mô hình kinh tế thị trường - xã hội 
ở các nước Tây - Bắc Âu. Trong cải cách, 
đổi mới CNXH, xuất hiện mô hình mới: 
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở 
nước ta và kinh tế thị trường XHCN ở 
Trung Quốc. Những thành công của Trung 
Quốc và Việt Nam trong mấy thập kỷ cải 
cách, đổi mới vừa qua chứng tỏ kinh tế thị 
trường cũng là một phương thức phát triển 
kinh tế trong CNXH và những mô hình 
kinh tế mới này có sức sống mạnh mẽ và có 
triển vọng lịch sử to lớn. 
Phát triển nền kinh tế thị trường trong 
thời kỳ đổi mới, không phải là do sức ép 
của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ), cũng 
không phải do là chạy theo “mốt” của thời 
đại, hoặc du nhập yếu tố ngoại lai từ ngoài 
vào, mà là do thực hiện một tính tất yếu, 
một đòi hỏi khách quan của sự phát triển 
kinh tế, của sự phát triển đất nước theo 
định hướng XHCN. 
Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa 
lịch sử trong gần 30 năm đổi mới đã tháo 
gỡ được nhiều băn khoăn, e ngại trong tư 
tưởng và nhận thức của chúng ta đối với 
một phương thức phát triển mới và đoạn 
tuyệt với một cách hiểu, một quan niệm lý 
luận không phù hợp về CNXH và con 
đường đi lên CNXH ở nước ta. 
2.2. Định hướng XHCN là cần thiết để 
phát huy mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt 
trái của kinh tế thị trường 
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, 
đặc biệt từ những năm 30 của thế kỷ XX 
đến nay, chứng tỏ rằng, mọi cơ chế thị 
trường cũng đều không “hoàn hảo”, không 
“tự điều tiết” được, đều cần có sự quản lý, 
điều tiết, định hướng của chủ thể đất nước, 
của nhân tố chủ quan ở những mức độ khác 
nhau, nhằm khắc phục những khuyết tật, 
hạn chế, những tiêu cực (mặt trái) của kinh 
tế thị trường, duy trì sự ổn định cho nền 
kinh tế hoạt động và phát triển. Trong lịch 
sử ở các giai đoạn khác nhau, các chế độ 
khác nhau, kinh tế thị trường ở những mức 
độ nhất định đều chịu sự định hướng, điều 
tiết của chủ thể sử dụng. Thực tế đến nay 
cho thấy, kinh tế thị trường phát triển một 
cách tự phát, sự can thiệp của các chủ thể 
không phù hợp, hoặc bị coi nhẹ đều dẫn đến 
những hậu quả tiêu cực. Về mặt kinh tế, đó 
là thiếu sự cân đối cần thiết cho kinh tế hoạt 
động ổn định, dẫn tới khủng hoảng chu kỳ 
làm tổn hại đến sự phát triển kinh tế; về mặt 
xã hội đó là sự phân hóa sâu sắc, dẫn đến 
những xung đột xã hội cản trở sự phát triển 
kinh tế, đe dọa sự ổn định xã hội. 
Nói đến định hướng XHCN là nói đến sự 
tác động của nhân tố chủ quan, của chủ thể 
đất nước, của chính trị đối sự phát triển 
kinh tế - xã hội. Cái chủ quan, cái chính trị 
Về quan hệ giữa kinh tế thị trường... 
 41 
đó mà thuần túy chủ quan, dựa trên ý 
nguyện, khát vọng, chủ quan duy ý chí bất 
chấp các quy luật kinh tế, bất chấp các điều 
kiện khách quan của đất nước, của thế giới 
đương đại thì sẽ có tác động tiêu cực đối 
với sự phát triển cả về kinh tế, cả xã hội. 
Nhưng quan điểm của Đảng về định hướng 
XHCN về sự phát triển kinh tế (kinh tế thị 
trường định hướng XHCN), định hướng 
XHCN các lĩnh vực khác của đời sống xã 
hội (kiên trì con đường đã lựa chọn, con 
đường xã hội XHCN) là có cơ sở khách 
quan và hơn nữa cũng phù hợp với xu thế 
phát triển của thế giới đương đại. 
Vấn đề định hướng XHCN trong quá 
trình đổi mới đã được Đảng đặt ra tại Đại 
hội VII, nhưng Văn kiện Đại hội VII chưa 
đi vào những vấn đề cụ thể của sự phát triển 
kinh tế. Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc 
giữa nhiệm kỳ khóa VII và khóa VIII, Đảng 
xác định: chệch hướng XHCN là một trong 
những nguy cơ mà đất nước đang phải đối 
mặt. Trên thực tế những năm sau đó đã có 
những biểu hiện chệch hướng nhất định, 
nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Nói 
về tình trạng đó, Văn kiện Đại hội Đảng lần 
thứ VIII chỉ ra rằng: trong quá trình thực 
hiện đường lối đổi mới “chúng ta đã phạm 
một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài, 
dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay 
lĩnh vực khác, ở những mức độ này hay 
mức độ khác. Nếu không được khắc phục 
có hiệu quả thì những khuyết điểm, lệch lạc 
đó sẽ làm suy yếu Đảng, làm mọt rỗng bộ 
máy Nhà nước, biến chất chế độ, đưa đất 
nước đi chệch con đường xã hội chủ 
nghĩa”(5). Trước những bức xúc đó của thực 
tiễn, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã bước đầu 
đề ra những quan điểm định hướng XHCN 
trong xây dựng nền kinh tế nhiều thành 
phần(6). Đến Đại hội lần thứ X, XI Đảng đã 
chỉ ra những nội dung cụ thể hơn về định 
hướng XHCN nền kinh tế thị trường ở nước 
ta. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 
ở nước ta - như Văn kiện Đại hội XI đã chỉ 
rõ - là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành 
phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự 
quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của 
Đảng Cộng sản. Đây là hình thái kinh tế thị 
trường vừa tuân theo những quy luật của 
kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và sự 
dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản 
chất của CNXH; khuyến khích làm giàu hợp 
pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tăng 
cường đồng thuận xã hội để thực hiện mục 
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công 
bằng, văn minh; mọi thành phần kinh tế, các 
chủ thể tham gia thị trường đều được coi 
trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh 
tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh, 
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ 
đạo; phân phối kết quả làm ra chủ yếu theo 
kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời 
theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực 
khác và phân phối thông qua hệ thống an 
sinh xã hội, phúc lợi xã hội; Nhà nước quản 
lý phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục 
mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường; phát 
huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân 
trong lĩnh vực kinh tế(7). 
Như vậy định hướng XHCN không phải 
là sự gán ghép một cách chủ quan, khiêm 
cưỡng vào kinh tế thị trường như một số 
người lầm tưởng, mà là tính chất của nền 
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, tr.13. 
(6) Sđd, tr.91-93. 
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, tr.204-206. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(90) - 2015 
 42 
kinh tế ở nước ta hiện nay và có nội dung 
cụ thể của nó. Định hướng XHCN là nhằm 
phát huy mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt 
tiêu cực của kinh tế thị trường, xây dựng và 
phát triển nền kinh tế định hướng cao về 
mặt xã hội, hạn chế tối đa những khuyết tật 
của tính tự phát thị trường, phục vụ tốt nhất 
lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát 
triển bền vững của đất nước. 
Trong nội dung định hướng XHCN có 
hai yêu cầu quan trọng. Một là, các thành 
phần kinh tế cạnh tranh một cách bình đẳng 
trên thị trường, kinh tế nhà nước giữ được 
vai trò chủ đạo. Hai là, phân phối phải vừa 
đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa 
đáp ứng yêu cầu thực hiện tiến bộ và công 
bằng xã hội ngay trong từng bước phát 
triển. Không thực hiện được hai yêu cầu đó 
thì chưa có thể nói đến định hướng XHCN 
trong điều kiện kinh tế thị trường. Hai yêu 
cầu trên của sự định hướng XHCN ở nước 
ta không chỉ phản ánh mục tiêu cách mạng, 
thể hiện khát vọng, ý nguyện, mong muốn 
của Đảng và nhân dân ta, mà phản ánh nhu 
cầu khách quan của sự phát triển của thế 
giới đương đại. Bởi lẽ: 
Thứ nhất, kinh tế nhà nước không phải 
đến CNXH mới xuất hiện, mà đã hình 
thành và có những bước phát triển nhất 
định dưới CNTB, đặc biệt từ sau Chiến 
tranh thế giới thứ hai. Sự xuất hiện kinh tế 
nhà nước ở các nước tư bản không phải do 
họ định hướng CNXH, mà do yêu cầu của 
sự phát triển sản xuất, phát triển nền kinh tế 
của đất nước. Đầu những năm 80 của thế kỷ 
XX, nền kinh tế TBCN rơi vào cuộc khủng 
hoản mới, khủng hoảng về cơ cấu, kinh tế 
nhà nước làm ăn kém hiệu quả, nhiều nước 
tư bản đã tiến hành cải cách theo hướng thu 
nhỏ vai trò nhà nước với phương châm 
“nhà nước ít hơn, thị trường nhiều hơn”, 
thực hiện tư nhân hoá một bộ phận sở hữu 
nhà nước. Nhưng hậu quả là hố sâu ngăn 
cách giữa người giàu và nghèo càng rộng 
ra, xung đột xã hội trở nên căng thẳng cản 
trở sự phát triển. Kinh tế nhà nước vẫn là 
tất yếu khách quan trong nền kinh tế của thế 
giới đương đại, mặc dầu các nước tư bản 
không muốn, không mặn mà gì với điều đó. 
Thứ hai, việc gắn tăng trưởng kinh tế với 
công bằng xã hội cũng là xu hướng của thế 
giới đương đại. Sự gắn liền mật thiết, ràng 
buộc quy định lẫn nhau giữa “cái kinh tế” 
và “cái xã hội” là biện chứng khách quan 
của sự vận động, phát triển của lịch sử, nhất 
là trong thời kỳ hiện đại. Không có “cái 
kinh tế” tồn tại thuần tuý tách rời “cái xã 
hội”. Phát triển kinh tế không có mục đích 
tự thân mà suy cho cùng là nhằm mục đích 
phát triển xã hội, phát triển con người. Vả 
lại, kinh tế cũng không thể phát triển được, 
hoặc không phát triển được một cách bền 
vững nếu xem nhẹ hay bỏ qua các vấn đề, 
các khía cạnh xã hội. Sự phát triển của thế 
giới đương đại càng ngày càng khẳng định 
điều đó. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, 
CNTB vượt qua được khủng hoảng, có 
những bước phát triển. Một trong những 
nguyên nhân của kết quả đó là do những 
biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội 
thông qua phân phối lại có lợi cho ổn định 
xã hội, điều hòa, hạ nhiệt được những bức 
xúc trong xã hội, tạo môi trường cho sự 
phát triển kinh tế. 
Ở các nước tư bản đương đại trong điều 
kiện kinh tế thị trường người ta cũng đặt vấn 
đề giải quyết nghịch lý “kinh tế càng tăng 
trưởng bao nhiêu thì phân hóa, phân cực xã 
hội càng nặng nề bấy nhiêu”. Vậy thì một đất 
nước đang phát triển theo con đường CNXH 
Về quan hệ giữa kinh tế thị trường... 
 43 
như nước ta thì sao lại lo ngại không thể “gắn 
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng 
xã hội ngay trong từng bước phát triển” trong 
điều kiện kinh tế thị trường? 
Định hướng XHCN trong điều kiện kinh 
tế thị trường, dĩ nhiên rất khó khăn, phức 
tạp. Tuy nhiên, đó là cái cần thiết, cái có thể 
làm được và có hiệu quả trên cơ sở nỗ lực 
chủ quan bám sát thực tiễn, mầy mò tìm 
kiếm, phát hiện và thử nghiệm những bước 
đi, hình thức, biện pháp thích hợp. Vả lại, 
việc định hướng XHCN ở nước ta cũng 
không phải là một cái gì xa lạ, đơn độc mà 
thậm chí là một khuynh hướng, một xu thế, 
một đòi hỏi khách quan của sự phát triển 
của thế giới đương đại. 
3. Kết luận 
Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và 
định hướng XHCN là một trong tám mối 
quan hệ lớn mà Cương lĩnh xây dựng đất 
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được 
thông qua tại Đại hội XI yêu cầu “phải đặc 
biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt”. 
Kinh tế thị trường và định hướng XHCN về 
khách quan là thống nhất biện chứng với 
nhau. Do đó nhận thức và xử lý mối quan 
hệ đó trên tinh thần thực sự biện chứng có ý 
nghĩa quan trọng trong nhận thức và thực 
tiễn. Điều đó, một mặt, củng cố niềm tin vững 
chắc về mô hình kinh tế thị trường định 
hướng XHCN, về định hướng XHCN, phát 
triển đất nước theo con đường XHCN trong 
điều kiện kinh tế thị trường; mặt khác, có 
quyết tâm cao, hành động kiên quyết dứt 
khoát tránh nửa vời trong xây dựng, phát triển 
nền kinh tế thị trường và tránh tình trạng tả 
hoặc hữu khuynh trong định hướng XHCN. 
Trong thời gian gần đây các giới nghiên 
cứu nói nhiều đến kinh tế thị trường đầy đủ, 
hiện đại; kinh tế thị trường đích thực, hiện 
đại và hội nhập; kinh tế thị trường phải tuân 
thủ nghiêm ngặt các quy luật của thị trường, 
tôn trọng thị trường... Hay như trong Dự 
thảo Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng XII 
cũng đã nhấn mạnh: “Nền kinh tế thị trường 
định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế 
vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật 
của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm 
định hướng XHCN phù hợp với từng giai 
đoạn phát triển của đất nước”. Điều đó phản 
ánh một thực trạng là, trong xây dựng nền 
kinh tế thị trường nhiều người do vẫn lo 
“chệch hướng” nên chưa thật quyết tâm, 
còn nửa vời, chưa thật triệt để. Thực tế cho 
thấy có kinh tế thị trường đích thực mới 
phát huy được mặt tích cực của kinh tế thị 
trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của 
các đơn vị sản xuất kinh doanh, nâng cao 
năng lực cạnh tranh của đất nước - điều hết 
sức cần thiết để tích cực hội nhập quốc tế. 
Chỉ như thế Việt Nam mới có điều kiện 
thực hiện được ngày càng đầy đủ hơn định 
hướng XHCN, định hướng đất nước phát 
triển theo mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, 
dân chủ, công bằng, văn minh. 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Phú Trọng (Chủ biên) (2011), Về các 
mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá 
trình đổi mới đi lên CNXH ở nước ta, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 
3. Lưu Văn Sùng (2012), Định hướng XHCN 
tiến tới xã hội nhân đạo hoàn bị, Nxb Chính trị quốc 
gia, Hà Nội. 
4. Trần Thành (Chủ biên) (2013), CNXH Việt 
Nam hiện nay - những quan điểm lý luận cơ bản, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(90) - 2015 
 44 

File đính kèm:

  • pdfve_quan_he_giua_kinh_te_thi_truong_va_dinh_huong_xa_hoi_chu.pdf
Ebook liên quan