Việt Nam - 25 năm trên đường đổi mới 1986 - 2011 qua tài liệu lưu trữ
Tóm tắt Việt Nam - 25 năm trên đường đổi mới 1986 - 2011 qua tài liệu lưu trữ: ... - Giá trị sản phẩm bình quân 1 ha canh tác. đồng 3.094 5.501 11.750 181.0 213,8 - Giá trị hàng hóa bình quân trên 1 ha canh tác. đồng 656 1.362 2.883 207,6 211,7 Nhờ phát huy được lao động và đất đai nên đã mở ra khả năng to lớn cho việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn. Nhiều ...dung đề ra trong Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư và Nghị quyết số 154 của Hội đồng Bộ trưởng; từ đó trình độ khoán sản phẩm trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất đã được nâng lên một bước; nhiều khuyết điểm, lệch lạc đã và đang được khắc phục; những mặt tích cực của khoán sản phẩm vẫn tiếp tục... hiện Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về những biện pháp cấp bách nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V. 120 Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 1986. BÁO CÁO Về việc thực hiện Nghị quyết 31 ngày 24/02/1986 của Bộ Chính trị ------------- Sau khi Ngh...
bộ Lương thực, Nội thương, Thủy sản cần tích cực nắm hàng hóa để có hàng bán cho các đối tượng trên theo giá nhà nước quy định, bảo đảm phần lớn tiền lương thực tế của họ. Nếu không có thêm hàng (nhất là thực phẩm, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu) mà chỉ đơn thuần tăng tiền thì không tránh được xảy ra tình trạng mức phụ cấp tăng thì giá thị trường tự do lại tăng lên, người ăn lương không được hưởng, đời sống lại tiếp tục khó khăn thêm. đ) Đối với con công nhân, viên chức, mỗi công nhân, viên chức được mua theo định lượng lương thực và chất đốt với giá bán lẻ ổn định như đối với công nhân, viên chức cho một con. Đối với những gia đình thực sự có khó khăn thì được xét trợ cấp khó khăn. e) Thực hiện chế độ bữa ăn giữa ca và bữa ăn ca đêm cho công nhân, viên chức khu vực sản xuất và hạch toán vào giá thành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Lao động. 4) Về ngân sách. Trong tình hình hiện nay, rõ ràng không thể giữ được mức bội chi ngân sách nhà nước như Hội đồng Bộ trưởng đã trình Bộ Chính trị quyết định và Hội đồng Nhà nước phê chuẩn (8 tỷ đồng). Trên tinh thần tích cực phấn đấu giảm lạm phát, và trên nguyên tắc tận thu các nguồn thu, kiên quyết thu đủ, thu đúng, thống thất thu ở tất cả các khu vực: quốc doanh, tập thể, cá thể, tư nhân; phấn đấu giảm chi đáng kể chi cho xây dựng cơ bản, giảm chi cho hành chính, tiết kiệm chi cho quốc phòng và an ninh, thực hiện kiên quyết việc giảm biên chế hành chính, và triệt để tiết kiệm trong sản xuất và trong tiêu dùng, mà khống chế 145 mức bội chi ngân sách nhà nước trong năm 1986 như Hội đồng Bộ trưởng đã định và đã trình Bộ Chính trị xem xét. Đây cũng là một cuộc đấu tranh cực kỳ gay gắt, đòi hỏi các ngành, các địa phương phải tích cực tăng thu để bảo đảm chi, lường thu mà chi, có thu mới có chi. Về các biện pháp tăng thu, giảm chi, đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trình bày cụ thể với các đồng chí, tôi xin nhấn mạnh mấy điểm: a) Về tận thu các nguồn thu: - Phải có biện pháp rất tích cực tạo nhanh nguồn thu, tăng thu cho ngân sách của Trung ương và các địa phương. Vấn đề cơ bản là phải đẩy mạnh sản xuất phát triển trong các khu vực quốc doanh, tập thể, cá thể và kinh tế gia đình. - Phải thu đúng và thu đủ thuế nông nghiệp, không miễn giảm tràn lan, không đúng Pháp lệnh Thuế Nông nghiệp. Hiện nay, số thóc thuế nông nghiệp thu được ở miền Bắc bằng 8,3% sản lượng và ở miền Nam bằng 6,3% sản lượng. Bộ Tài chính cần sớm trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng dự án về Pháp lệnh Thuế Nông nghiệp để xem xét trước khi trình Hội đồng Nhà nước xét duyệt. Cần thanh toán sòng phẳng các khoản nợ thuế đang bị khê đọng trong mấy năm qua (tới 30 vạn tấn thóc). Các địa phương cần giao đủ số thóc thuế (trừ 10% để lại cho ngân sách xã) cho trung ương. - Phải đấu tranh quyết liệt chống thất thu thuế công nghiệp, hiện nay đang rất nghiêm trọng: giá trên thị trường tự do từ năm ngoái đến nay đã tăng lên gấp 3 - 4 lần, thậm chí có mặt hàng giá tăng 5 - 10 lần, nhưng mức thuế công thương nghiệp vẫn chưa sửa lại và còn tính theo đơn vị tiền cũ. Vừa qua có tỉnh đã cho đăng ký lại kinh doanh công thương nghiệp, và sơ bộ cho điều chỉnh lại doanh số thì nói chung đều tăng lên từ 3 đến 5 lần so với trước đây. Đối với các hợp tác kinh doanh cũng cần thu đúng pháp luật thuế, bãi bỏ những quy định của địa phương trái với pháp lệnh của nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động mua công trái. Cần nghiên cứu việc vận động mua công trái có tính chất bắt buộc, kết hợp việc vận động của Mặt trận với công tác phát động quần chúng, đối với những hộ có nhiều tiền, nhất là đối 146 với các hộ kinh doanh công thương nghiệp loại A, B ở thành thị và các hộ phú thương, phú nông ở nông thôn. Về nguồn thu do nâng giá và chênh lệch giá lâu nay, Hội đồng Bộ trưởng chủ trương giao Bộ Tài chính kiểm tra, soát xét lại ngân sách các địa phương và xử lý thích hợp, chiếu cố đến cả lợi ích của cả nước và của địa phương. Từ nay trở đi, tuyệt đối cấm việc tự động nâng giá do trung ương định để thu chênh lệch giá cho ngân sách địa phương hay cho quỹ riêng của xí nghiệp, cơ quan. b) Triệt để tiết kiệm chi. Giảm chi đáng kể xây dựng cơ bản; kiên quyết giảm cho được 2 tỷ đồng vốn xây lắp so với mức đã bố trí đầu năm 1986. Các địa phương cần soát xét lại kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương theo hướng tập trung cho các công trình trọng điểm, các công trình sớm đưa lại hiệu quả kinh tế cao, cắt giảm các công trình phi sản xuất (rạp hát, nhà văn hóa, hội trường), ưu tiên tập trung vốn đầu tư cho nông nghiệp, cho sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Tiết kiệm chi cho hành chính, thu gọn biên chế bộ máy kết hợp với chấn chỉnh tổ chức theo Nghị quyết 34 của Bộ Chính trị; tạm thời đình chỉ trong vài năm khoản chi về mua sắm trang thiết bị cho cơ quan, xí nghiệp c) Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Nghị quyết số 138-HĐBT về chế độ phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương để áp dụng từ năm 1987. Trước mắt, Hội đồng Bộ trưởng ủy nhiệm cho Bộ Tài chính bàn với các tỉnh, thành phố, đặc khu để giao kế hoạch thu, chi cho ngân sách các địa phương. Địa phương nào vượt kế hoạch thu chi ngân sách nhà nước sẽ được hưởng theo tỷ lệ điều tiết hiện hành. d) Về tỷ giá kết toán nội bộ và tỷ giá kiều hối. Bộ Tài chính, Ủy ban Vật giá nhà nước, Bộ Ngoại thương cùng các ngành có liên quan đã có phương án, đang trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt trong tháng 9 năm 1986. Vấn đề quan trọng ở đây là phải cải tiến cơ cấu xuất nhập khẩu, tăng cường quản lý thị trường và giá cả, chống tranh mua, tranh bán đẩy giá lên, chống buôn lậu, chợ đen, chấn chỉnh tổ chức và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. 147 Đó là cơ sở để có một tỷ giá hối đoái hợp lý. Nếu không làm như vậy thì tỷ giá trượt dài, đồng tiền ta bị phá giá nghiêm trọng với tất cả những hậu quả tai hại của nó. 5/ Về tiền tệ. Hiện nay, bội chi tiền mặt quá lớn. Khối lượng tiền mặt trôi nổi trên thị trường khá nhiều. Trước mắt, vẫn phải bảo đảm có đủ tiền cho các nhu cầu sản xuất, lưu thông, thu mua, trả lương, và các khoản chi tiền cần thiết khác. Nhưng phải khống chế hết sức chặt chẽ mức phát hành, kiên quyết hạn chế đi đến chấm dứt lạm phát. Trong năm 1986, khống chế mức bội chi tiền mặt theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (đã trình Bộ Chính trị). Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng đổi mới cơ chế hoạt động, đẩy mạnh việc vay tiền, tăng vòng quay đồng tiền qua ngân hàng, thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý tiền mặt; triển khai nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, chỉ đạo chặt chẽ công tác tín dụng, tăng cường chỉ đạo công tác tiền tệ, kiểm tra việc giao nộp tiền mặt, định lại mức tồn quỹ ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh cho sát hợp và thu về những khoản vượt định mức tồn quỹ. Để bảo đảm đủ tiền cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nhưng phải hạn chế mức phát hành, cần áp dụng những biện pháp bảo hiểm giá trị tiền gửi vào ngân hàng và tăng lãi suất tiền gửi trong một thời gian ngắn (2% tháng nếu có bảo hiểm giá trị đồng tiền và 6 - 8%/tháng nếu không có bảo hiểm), để huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư. Tạm thời cho phép các cơ sở kinh tế quốc doanh huy động vốn của cán bộ, công nhân, viên chức trong đơn vị, với lãi suất thỏa thuận theo sự hướng dẫn của ngân hàng, cho phép các đơn vị kinh tế tập thể được huy động thêm vốn cho xã viên bằng nhiều hình thức, như Nghị quyết 306 (dự thảo) của Bộ Chính trị đề ra. Đây là những biện pháp cần thiết trước mắt, có tính chất đặc biệt lâm thời, làm trong một thời gian ngắn để chống lạm phát. Trong khi thực hiện, phải theo dõi kỹ, rút kinh nghiệm, ngăn ngừa mặt tiêu cực và phức tạp nảy sinh để kịp thời bổ khuyết. 6) Về xuất nhập khẩu, nội thương, cải tạo và quản lý thị trường. 148 Để ổn định giá cả, tiền tệ, chúng ta đã khẳng định sản xuất là gốc, là vấn đề vừa cơ bản vừa cấp bách nhất, (trong đó giải quyết vấn đề vật tư là có tính chất quyết định trước mắt); đồng thời phải thấy vấn đề mở rộng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa (ngoại thương và nội thương), quản lý và làm chủ thị trường cũng là vấn đề có tính chất quyết định để bình ổn giá cả. Về xây dựng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và tăng cường cải tạo, quản lý thị trường, đồng chí Bộ trưởng Bộ Nội thương sẽ trình bày báo cáo tại Hội nghị. Tôi xin nhấn mạnh mấy điểm dưới đây: a) Về xuất nhập khẩu: Thực hiện nhà nước độc quyền ngoại thương, trung ương thống nhất quản lý ngoại hối theo một kế hoạch thống nhất. Tập trung đầu mối xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm quan trọng của nền kinh tế quốc dân và các tổ chức xuất nhập khẩu chuyên doanh theo ngành hàng cả nước hoặc các công ty liên doanh xuất nhập khẩu khu vực đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Ngoại thương. Chấm dứt ngay tình trạng tranh mua hàng xuất khẩu đang là một nhân tố rất quan trọng gây rối loạn thị trường và giá cả. Cấm các cơ quan, xí nghiệp, địa phương mua bán trong nước trực tiếp bằng ngoại tệ; các tổ chức xuất nhập khẩu được quyền sử dụng ngoại tệ gửi vốn ngoại tệ vào ngân hàng ngoại thương; mọi việc thanh toán với nhau bằng ngoại tệ liên quan đến các hoạt động sản xuất và mua bán hàng xuất khẩu đều phải thực hiện qua tài khoản mở tại ngân hàng. Trước mắt, tập trung phần lớn số ngoại tệ hiện có của trung ương và địa phương để nhập ngay những vật tư, nguyên liệu bức thiết cho sản xuất, ưu tiên nhập vật tư cần thiết cho địa phương có ngoại tệ đóng góp; bảo đảm lợi ích của địa phương, lợi ích của các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu và các tổ chức kinh doanh xuất khẩu của trung ương và địa phương, không để địa phương chịu lỗ. b) Về nội thương, cải tạo thương nghiệp tư nhân và quản lý thị trường. - Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, nhất là thương nghiệp quốc doanh phải đổi mới cơ chế, thực hiện phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, mua được, 149 bán được, tăng cường nắm hàng, vươn ra chiếm lĩnh được khâu bán buôn và tuyệt đại bộ phận khâu bán lẻ, làm chủ thị trường, lưu thông thông suốt phục vụ tốt sản xuất và đời sống. Một mặt phải kiên quyết loại trừ bọn ăn cắp, tham ô, móc ngoặc, bọn đầu cơ, buôn lậu; xóa bỏ tư sản thương nghiệp, tích cực quản lý, sử dụng, cải tạo tiểu thương với những hình thức hợp lý; mặt khác nhà nước phải có chính sách giá cả và phương thức mua, bán hợp lý, bảo đảm cho thương nghiệp quốc doanh thật sự kinh doanh được. - Thực hiện ngay việc phân công, phân cấp hợp lý trong kinh doanh thương nghiệp theo hướng cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn chỉ có một tổ chức kinh doanh theo một chính sách thống nhất của nhà nước, bảo đảm cho nội thương thực hiện được chức năng thống nhất quản lý thị trường nội địa. Bộ Nội thương chỉ đạo các địa phương tiến hành ngay việc đăng ký kinh doanh đối với tất cả các đối tượng kinh doanh thương nghiệp trên thị trường nội địa, trên cơ sở đó mà cấp đăng ký kinh doanh cho những đơn vị có chức năng; và dẹp bỏ ngay các tổ chức kinh doanh không đúng chức năng; những đơn vị không đăng ký và cố tình vi phạm sẽ phải có hình phạt thích đáng về kinh tế (tịch thu hàng hóa, phạt) và có thể truy tố trước pháp luật. Thực hiện kiên quyết việc tập trung các nguồn hàng từ quốc doanh, hợp tác xã vào tay thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán (như đã có quyết định), chấm dứt tình trạng các xí nghiệp tự tiêu thụ sản phẩm ra thị trường hay giữ lại một phần để phân phối nội bộ ngoài phạm vi chính sách, chế độ nhà nước quy định. - Kiên quyết tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng thời ở các địa phương công tác cải tạo và quản lý thị trường, nhất là ở các thành phố trọng điểm, theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. 7) Về tổ chức chỉ đạo thực hiện: Tình hình trước mắt còn nhiều diễn biến phức tạp, còn rất nhiều khó khăn; chúng ta đang ở trong một tình hình rất không bình thường. Không bình thường do tình hình cơ bản kinh tế - tài chính còn nhiều khó khăn và có nhiều mặt yếu kém, nhiều nhân tố tiêu cực của cơ chế quan liêu bao cấp trong nhiều năm để lại; 150 do sai lầm khuyết điểm của việc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền cuối năm 1985 tạo nên; và do sự điều hành kinh tế, đặc biệt là phân phối lưu thông trong gần một năm qua thiếu hiệu quả, để cho tình hình thị trường, giá cả phát triển theo xu hướng tự phát. Tuy vậy, chúng ta tin tưởng rằng với sự nhất trí thông suốt từ trên xuống dưới, với quyết tâm cao phấn đấu quyết liệt thì chúng ta có khả năng thực hiện được yêu cầu của Hội nghị Bộ Chính trị đề ra là tạo cho được một tiến bộ từ nay đến cuối năm 1986 và tiếp tực chuyển biến tốt hơn trong năm 1987. Đảng ta có đường lối đúng đắn. Khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa đang mở rộng dần. Nhà nước ta nắm trong tay một lực lượng khá lớn về vật tư, hàng hóa: xăng dầu, phân bón, than, xi măng, điện, gỗ, hóa chất, hàng công nghiệp tiêu dùng, và một khối lượng nông sản, thủy sản đáng kể. Nếu chúng ta kịp thời đổi mới cơ chế, khắc phục bệnh tập trung quan liêu bao cấp, đồng thời không để xảy ra phân tán, tự do, vô kỷ luật, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, không để rải ra quá nhiều đầu mối thì với lực lượng này mà biết quản lý và phân phối nguồn vật tư hàng hóa này của trung ương một cách có kế hoạch, cộng với các nguồn vật tư, hàng tiêu dùng của các địa phương tự lo, thì nhà nước có khả năng đáp ứng được cơ bản các nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng trong cả nước. Chúng ta có bộ máy chính quyền chuyên chính vô sản, có lực lượng nhân dân cách mạng đã theo Đảng trong suốt mấy chục năm chiến đấu. Những yếu tố ấy tạo cho chúng ta một sức mạnh có thể khắc phục được những khó khăn tạm thời và đưa nền kinh tế phát triển năng động và đi vào nề nếp, có kế hoạch, có trật tự, và dần dần ổn định. Vì vậy, lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta cần hết sức đề cao kỷ luật của Đảng, kỷ cương của nhà nước, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, khắc phục bệnh tập trung quan liêu, bao cấp, đồng thời khắc phục tình trạng phân tán, cục bộ, tự do, vô kỷ luật. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng (Nghị quyết Trung ương 8, Nghị quyết 28 - 31 của Bộ Chính trị, kết luận của Hội nghị Trung ương 10 và kết luận 151 lần này của Bộ Chính trị, căn cứ vào quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, các ngành, các địa phương cần phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1986, thực hiện tốt các biện pháp cấp bách đặc biệt là các biện pháp đưa vật tư, hàng hóa đến người sản xuất theo đúng giá nhà nước quy định, nắm hàng, nắm tiền, làm chủ thị trường, chi phối giá cả. Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng sẽ có kế hoạch chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện các biện pháp cấp bách nói trên một cách khẩn trương, có chuẩn bị, làm từng bước vững chắc. Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng cùng Ban Bí thư Trung ương Đảng bàn với Tổng Công đoàn Việt Nam và các đoàn thể: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh .chỉ đạo các tỉnh, thành phố và các cơ sở phát động phong trào quần chúng, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động tham gia thực hiện các chủ trương biện pháp cấp bách về giá - lương - tiền. Thưa các đồng chí, Để bảo đảm thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, các quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, chúng ta phải làm việc hết sức khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, hợp tác và phối hợp chặt chẽ với nhau, giữ vững kỷ cương của Đảng và nhà nước, và phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của các ngành, các cấp, phấn đấu đạt nhiều thành tích chào mừng Đại hội lần thứ VI của Đảng./. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Văn phòng Chính phủ, Mục lục phiên họp, hồ sơ 1721 152 Thông báo số 1801/VPTW ngày 06/10/1986 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới quản lý kinh tế. 153 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VĂN PHÒNG Số: 1801/VPTW Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 1986 THÔNG BÁO Ngày 27.9.1986, đồng chí Trưởng Tiểu ban Võ Chí Công cùng một số đồng chí trong Tiểu ban chuẩn bị Đề án của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế đã họp để kiểm điểm công tác vừa qua và bàn chương trình làm việc trong thời gian tới. Đồng chí Võ Chí Công đã có những kết luận như sau; 1. Trong thời gian qua, nhiều đồng chí trong Tiểu ban chuẩn bị Đề án đổi mới quản lý kinh tế có chân trong các tiểu ban khác đã tập trung làm được một số việc: chuẩn bị đề án về các biện pháp cấp bách và đặc biệt về giá lương tiền trình Bộ Chính trị kết luận, chuẩn bị đề án về điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và sắp xếp, tổ chức lại sản xuất trong kế hoạch 1986 - 1990 để trình Bộ Chính trị thảo luận sắp tới, chuẩn bị đề án về tổ chức bộ máy để Bộ Chính trị quyết định. Tổ tổng hợp của Tiểu ban đã viết xong sơ thảo Đề cương “Đề án Đổi mới quản lý kinh tế”, Tổ Kế hoạch đã sơ thảo xong đề cương đổi mới nội dung và phương pháp kế hoạch hóa, và Tổ Tổ chức bộ máy và Cán bộ đã có đề cương về vấn đề “đổi mới bộ máy quản lý kinh tế”. Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, Ban Nông nghiệp Trung ương cũng đã chuẩn bị xong đề án về đổi mới quản lý trong nông nghiệp, trong hợp tác xã nông nghiệp và về hoàn thiện cách khoán sản phẩm trong các đơn vị kinh tế nông nghiệp. Những đề án khác đang được các tổ công tác xây dựng và sửa chữa bổ sung. 2. Để sau Đại hội VI, có thể trình Bộ Chính trị các đề án về đổi mới quản lý kinh tế chung và trong nông nghiệp, ngay từ bây giờ các bộ phận giúp việc Tiểu ban đã phải làm việc hết sức khẩn trương. Cần căn cứ vào các kết luận của Bộ Chính trị gần đây về một số quan điểm kinh tế về giá lương tiền cũng như những quyết định của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương sắp tới để có chương trình kế hoạch nghiên cứu, tăng cường bộ máy giúp việc nhằm tiếp tục hoàn chỉnh các đề cương trên cơ sở quán triệt nguyên tắc: bảo đảm sự nhất quán 154 giữa đề án trước mắt với đề án cơ bản, giữa cơ chế quản lý với chiến lược kinh tế - xã hội, giữa đề án chung với đề án từng ngành. Trước mắt, Tiểu ban cần: - Vào đầu tháng 10 năm 1986, nghe Ban Nông nghiệp Trung ương trình bày về đề án đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp và nghe Tổ Tổng hợp trình bày sơ thảo đề cương về đối mới quản lý kinh tế để góp ý kiến hoàn chỉnh, nâng cao thêm. Sau đó giao cho Tổ Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương đề án chung và tổ chức lấy ý kiến các cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các chuyên gia và các tổ chuyên đề. - Tham gia tích cực vào việc hoàn chỉnh thêm phần nói về cơ chế quản lý kinh tế trong dự thảo Báo cáo Chính trị trước Đại hội VI của Đảng. - Cùng Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng sơ kết việc thực hiện Nghị quyết (dự thảo) 306 của Bộ Chính trị để chuẩn bị biên tập đề án chung về đổi mới quản lý kinh tế và dự thảo nghị quyết chung của Bộ Chính trị gồm cả hai phần cơ chế quản lý chung và cơ chế quản lý cơ sở. 3. Để việc chuẩn bị được chu đáo, định lại các tổ nghiên cứu như sau: 1. Tổ Tổng hợp. 2. Tổ Kế hoạch hóa. 3. Tổ Tổ chức bộ máy và Cán bộ. 4. Tổ Vật tư. 5. Tổ Tài chính - Tiền tệ. 6. Tổ Công nghiệp. 7. Tổ Nông nghiệp. 8. Tổ Nội thương. 9. Tổ Ngoại thương. 10. Tổ Giao thông vận tải. 11. Tổ Xây dựng. 12. Tổ Giá và Lương. Mỗi tổ có 1 đồng chí tổ trưởng và một số tổ phó do đồng chí Trưởng Tiểu ban Võ Chí Công chỉ định; các tổ trưởng sẽ chọn và đề nghị các tổ viên của mỗi 155 tổ. Các ngành có trách nhiệm cử cán bộ tham gia các tổ như thông báo cuộc họp lần thứ hai của Tiểu ban đã nói rõ. Từ nay đến Đại hội Đảng, do các đồng chí ủy viên chủ chốt của Tiểu ban bận nhiều việc, nên không thể họp Tiểu ban. Đề nghị các đồng chí tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên đề tích cực, chủ động tổ chức việc nghiên cứu, biên soạn đề án để có thể đưa ra Tiểu ban thảo luận lần đầu vào cuối tháng 12 năm 1986 hoặc đầu tháng 1 năm 1987. K/T CHÁNH VĂN PHÒNG PHÓ VĂN PHÒNG (Đã ký và đóng dấu) Nguyễn Minh Chương Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Văn phòng Chính phủ, hồ sơ 4291.
File đính kèm:
- viet_nam_25_nam_tren_duong_doi_moi_1986_2011_qua_tai_lieu_lu.pdf