Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim

Tóm tắt Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim: ...êm Bình về nước. Khi Hồ Quý Ly được tin ấy, liền sai tướng lên đón ở cửa Chi Lăng, đánh quân Minh, bắt được Thiêm Bình đem về giết đi. Đoạn rồi biết quân Minh tất lại sang, một mặt cho sứ sang biện bạch việc Thiêm Bình nói dối, và xin theo lệ tiếng cống như cũ, một mặt cho những công hầu được ...rịnh Làm ở Đất Bắc 1. Việc giao thiệp với nhà Thanh 2. Việc lấy đất Cao Bằng của họ Mạc 3. Quan chế 4. Việc binh chế 5. Hình luật 6. Thuế đinh, thuế điền và sưu dịch 7. Các thứ thuế 8. Sổ chi thu 9. Việc khai mỏ 10. Việc đúc tiền 11. Sự đong lường 12. Việc in sách 13. Việc học hành thi cử 14. ..., đặt chức tri phủ, tri huyện, tri châu để coi việc cai trị. Những trấn ở Nghệ An, Thanh Hóa và 5 nội trấn ở Bắc Thành, thì dùng những quan cựu thần nhà Lê làm quan cai trị. Còn 6 ngoại trấn ở Bắc Thành, thì giao quyền cai trị cho những thổ hào sở tại. 3. Binh Chế. Khi vua Thế Tổ đánh được...

pdf324 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấy vì việc nước mà hết lòng làm việc bổn-phận cho nên người Pháp cũng biết lượng tình mà 
thương-tiếc. Sau ông Lê Trực về ở làng Thanh-thủy, thuộc huyện tuyên-hóa, tỉnh Quảng-bình, 
người Pháp thường vẫn đi lại thăm-nom và có ý kính-trọng lắm. Người bản-quốc thấy vậy, ai 
cũng lấy làm cảm phục. 
6. Vua Thành Thái . 
Ngày 27 tháng chạp năm mậu-tí là ngày 28 tháng giêng năm 1888, vua Đồng-khánh phải bệnh 
mất, thọ 25 tuổi, làm vua được 3 năm, miếu hiệu là Cảnh-tông Thuần-hoàng-đế. 
Bấy giờ ông Rheinard lại sang làm Khâm-xứ ở Huế, thấy con vua Đồng-khánh còn nhỏ, và lại 
nhớ ông Dục-đức ngày trước, khi vua Dực-tông hày còn, thường hay đi lại với người Pháp, bởi 
vậy viêm Khâm-xứ nghĩ đến tình cũ mà truyền lập ông Bửu Lân là con ông Dục-dức lên làm 
vua. 
Ông Bửu Lân bấy giờ mới lên mười tuổi, đang cùng với mẹ phải giam ở trong ngục. Triều-đình 
vào rước ra, tôn lên làm vua, đặt niên hiệu là Thành-thái, cử ông Nguyễn trọng Hợp và ông 
Trương quang Đản làm Phụ- chính. 
7. Sự đánh dẹp ở Bắc Kỳ . 
Khi nhà Thanh bên Tầu đã ký hòa-ước với nước Pháp ở Thiên-tân rồi, quân Tầu ở nước ta rút về. 
Nhưng các cựu- thần như quan Tán-tương quân-vụ là Nguyễn thiện Thuật và quan Đề-đốc Tạ 
Hiện còn giữ ở vùng Bãi-sậy thuộc Hải-dương cùng với các thổ-hào như Đốc Tít ở vùng Đông-
triều; Đề Kiều ở vùng Hưng-hóa; Cai Kinh, Đốc Ngữ ở vùng Phủ-lạng-thương và Yên-thế; 
Lương tam Kỳ, dư đảng cờ đen, ở vùng chợ Chui đều nổi lên tương ứng với nhau mà đánh phá. 
Lúc ấy quan quyền kinh-lược-sứ là ông Nguyễn trọng Hợp cử quan quyền Tổng-đốc Hải-dương 
là Hoàng cao Khải làm chức Tiểu-phủ-sứ đi đánh-dẹp ở vùng Bãi-sậy. 
Hoàng cao Khải đem quân đi đánh riết mấy mặt. Bọn văn-thân người thì tử trận, người thì bị bắt. 
Nguyễn thiện Thuật chạy sang Tầu, sau mất ở Nam-ninh, thuộc quảng-tây. Đốc Tít ra hàng, phải 
đầy sang ở thành Alger, bên Algérie. Đề Kiều và Lương tam Kỳ ra thú được ở yên. Cai Kinh bị 
bắt, Đốc Ngữ ra thú, Hoàng hoa Thám ở Yên-thế cũng ra thú, được giữ ở vùng ấy, mãi đến năm 
1909 mới bị đánh đuổi, đến năm 1912 mới bị giết. 
Hoàng cao Khải đi đánh-dẹp có công, về được chính-phủ bảo-hộ cho lãnh chức Bắc-kỳ Kinh-
lược-sứ. 
8. Việc Phan Đình Phùng . 
Từ năm kỷ-sửu (1889) là năm Thành- thái nguyên-niên cho đến năm qúy-tị (1893) là năm 
Thành-thái ngũ-niên, đất Trung-kỳ không có việc gì quan-hệ lắm. Các quan cựu-thần, người thì 
về thú, người thì ẩn-nấp ở chỗ sơn-lâm. Riêng ông Phan đình Phùng thì về ở đồn điền ở Vũ-
quang về phía bắc huyện Hương-khê, thuộc tỉnh Nghệ-tĩnh, rồi cho người đi sang Tầu, sang 
Tiêm, học đúc súng đúc đạn, để đợi ngày khởi sự. 
Ông Phan đình Phùng người tỉnh Hà-tĩnh, thi đỗ đình-nguyên về đời vua Dục-tông, quan làm đến 
chức ngự-sử bị bọn quyền-thần là Nguyễn văn Tường và Tôn-thất Thuyết cách chức đuổi về. Sau 
ông ấy đứng đầu đảng văn-thân để chống cự với quân Pháp. Ông không những là một người có 
tài văn-chương mà thôi, mà lại là một nhà có thao-lược, sửa-sang quân-lính có cơ-ngũ, luyện-tập 
tướng-sĩ có kỷ-luật, cho nên đại-úy Gosselin làm quyển sách "Empire d Annam" có khen rằng: 
"Quan Đình-nguyên Phan đình Phùng có tài kinh-doanh việc quân-binh, biết luyện-tập sĩ-tốt theo 
phép Thái-tây, áo-quần mặc một lối, và đeo súng kiểu 1874, những súng ấy là súng của người 
quan Đình-nguyên đúc ra thật nhiều mà máy-móc cũng hệt như súng Pháp chỉ vì lòng súng 
không xẻ rãnh, cho nên đạn không đi xa được". 
Đến cuối trung-tuần tháng 11 năm qúi-tị (1893), ông sai người đến vây nhà tên Trương quang 
Ngọc ở làng Thanh-lang, huyện Tuyên-hóa, bắt tên Ngọc chém lấy đầu để báo-thù về việc tên ấy 
làm sự phản-ác. Từ đó quân của quan Đình-nguyên vẫy-vùng ở mạn Hương-khê, đảng văn-thân 
cũ lại về tụ họp ở đấy. 
Bấy giờ người Pháp không muốn dùng đại binh sợ náo-động lòng người ở bên Pháp, cho nên chỉ 
sai quan đem lính tập đi đánh. Đánh từ cuối năm qúi-tị (1893) cho đến cuối năm ất-mùi (1895) 
ngót 2 năm trời mà không dẹp yên được, quân-lính chết hại cũng nhiều. Bên Bảo-hộ cũng đã tìm 
đủ mọi cách, như bảo Hoàng cao Khải viết thư dụ Phan đình Phùng về hàng cho xong cũng 
không được. Sau cùng Triều-đình ở Huế thấy việc dai- dẳng mãi không yên, mới xin chính-phủ 
Bảo-hộ để sai quan Tổng-đốc Bình- định là Nguyễn Thân làm Khâm-mạng tiết-chế quân-vụ đem 
quân ra tiễu- trừ. Ông Phan đình Phùng lúc bấy giờ tuổi đã già, mà thế-lực mỗi ngày một kém, 
lại phải nay ẩn chỗ này, mai chạy chỗ kia, thật là lao-khổ vô cùng, bởi vậy khi Nguyễn Thân đem 
quân ra đến Hà-tĩnh, thì ông đã phải bệnh mất rồi. Nguyễn Thân sai người đuổi đánh tìm thấy 
mả, đào lấy xác đem về xin người Pháp cho đem đốt lấy tro trộn với thuốc súng mà bắn đi. Có 
người nói rằng việc ấy tuy Nguyễn Thân trước định thế, nhưng sau lại cho đem chôn, vì muốn để 
làm cái tang-chứng cho đảng phản-đối với chính-phủ Bảo-hộ là quan Đình Nguyên đã mất rồi. 
Từ đó đảng văn-thân tan-vỡ; ai trốn đi mất thì thôi, ai ra thú thì phải về Kinh chịu tội. 
Nguyễn Thân về Kinh được thăng làm Phụ-chính thay ông Nguyễn trọng Hợp về hưu. 
9. Lòng yêu nước của người Việt Nam. 
Người Việt-nam vì hoàn-cảnh, vì tình thế bắt-buộc phải im hơi lặng tiếng, nhưng lòng ái quốc 
mỗi ngày một nồng-nàn, sự uất-ức đau-khổ mỗi ngày một tăng thêm. Cho nên cứ cách độ năm 
bẩy năm lại có một cuộc phiến-động, như sau việc Phan đình Phùng rồi, có việc Kỳ-đồng và việc 
Thiên-binh vào khoảng 1897-1898 ở vùng Thái-bình, Hải-dương, Bắc-ninh v.v... Vào quãng năm 
1907 ở Hà-nội có việc Đông-kinh nghĩa-thục. Lúc ấy có những người chí sĩ như Phan bội Châu, 
Phan chu Trinh, người thì không sợ tù tội, đứng lên tố-cáo sự tham- nhũng của bọn quan-lại, 
người thì ra ngoại-quốc bôn-ba khắp nơi để tìm cách giải-phóng cho nước. Năm 1908, ở Trung-
Việt vùng Nghệ-Tĩnh và Nam- Nghĩa có việc dân nổi lên kêu sưu. ở Hà-nội thì có việc đầu-độc 
lính Pháp, rồi ở Thái-nguyên, Hoàng hoa Thám lại nổi lên đánh phá . 
Khi bên Âu-châu có cuộc đại-chiến thì bên ta lại có việc đánh-phá ở Sơn-la và Sầm-nứa và việc 
vua Duy-tân mưu sự độc-lập, bị bắt đầy sang ở đảo Réunion. Thế là nước Việt-nam bấy giờ có 
ba ông vua bị đầy: vua Hàm- nghi đầy sang xứ Algérie, vua Thành-thái và vua Duy-tân đầy sang 
ở đảo Réunion. 
Sau cuộc chiến lần thứ nhất, có toàn lính khố xanh nổi lên đánh Thái-nguyên do Đội Cấn và ông 
Lương ngọc Quyến làm đầu. Năm 1927, ở vùng Nghệ-tĩnh có cuộc phiến-động gây ra bởi đảng 
Cộng-sản do Nguyễn ái Quốc cầm đầu. Đến năm 1930, ở Bắc Việt có cuộc cách-mệnh của 
Quốc- dân-dảng, có Nguyễn thái Học điều-khiển ở Yên-bái và các nơi. Năm 1940, ở Nam-Việt 
có cuộc phiến-động ở vùng Gia-định, Hốc-môn v.v... Từ khi có cuộc đại-chiến lần thứ hai, nước 
Pháp bại trận, bị nước Đức chiếm cứ, quân Nhật-bản ở bên Tầu sang đánh Lạng-sơn rồi ký hiệp-
ước với người Pháp cho người Nhật được đóng quân ở Đông-pháp. Đến ngày mồng 9 tháng 3 
năm 1945, quân Nhật đánh quân Pháp và giao quyền nội-trị lại cho vua Bảo-đại. Được mấy 
tháng thì quân Đồng-minh thắng trận, Nhật-bản đầu hàng. Đảng Việt-minh 187 
dưới quyền lãnh đạo của Nguyễn ái Quốc-đổi tên là Hồ chí Minh thừa cơ nổi lên cướp quyền, 
vua Bảo-đại phải thoái-vị và nhường quyền cho đảng Việt-minh. 
Đây chỉ mới nói qua cái đại-lược một đoạn lịch-sử của nước Việt- nam, để dành về sau nhà làm 
sử sẽ tìm đủ tài-liệu mà chép cho rõ-ràng và phê-bình cho chính-đáng. 
CHƯƠNG XVI - CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI PHÁP TẠI 
 VIỆT NAM 
1. Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng thành đất nhượng địa. 
Từ khi sự đánh-dẹp các nơi đã yên rồi, các viên Tổng-đốc toàn-quyền lần lượt sang kinh-doanh 
việc Đông-pháp và lo mở mang về đường chính-trị, kinh-tế và xã-hội theo chính-sách của nước 
Pháp. 
Tháng 3 năm mậu-tí (1888) tức là năm Thành-thái nguyên-niên, ông Richaud sang làm Tổng-đốc 
toàn-quyền. Tháng tám năm ấy, Triều-đình ở Huế ký giấy nhượng hải-cảng Đà-nẵng, thành-thị 
Hà-nội và Hải-phòng cho nước Pháp để làm đất nhượng địa nghĩa từ đó là việc cai-trị và pháp-
luật ở ba thành-thị ấy thuộc về nước Pháp, chứ không thuộc về nước Nam nữa. Trừ ba thành-thị 
ấy ra, thì việc cai-trị ở các tỉnh trong toàn hạt Bảo-hộ vẫn để quan-lại làm việc như cũ, nhưng 
phải do người Pháp điều-khiển và kiểm- duyệt. 
2. Việc kinh doanh ở các xứ bảo hộ. 
Cuộc Bảo-hộ đã lập xong, người Việt-nam vì thế bất-đắc-dĩ phải chịu, nhưng phần nhiều người 
trong lòng còn mong khôi-phục nước nhà, cho nên chính-phủ Bảo-hộ một mặt thì lo việc phòng 
giữ, một mặt lo mở-mang các công-cuộc kiến-thiết để gây thêm mối lợi. Về đường phòng-giữ, 
thì chính-phủ lập ra những đội binh bảo-an, lấy người bản-sứ làm lính. Những lính ấy đội một 
thứ nón dẹt có giải xanh và múi thắt lưng xanh, cho nên tục gọi là lính khố-xanh. Lính ấy do 
người Pháp cai-quản ở dưới quyền quan cai-trị người Pháp, cho đi canh giữ các dinh-thự, các 
công-sở, và cho đi đóng đồn ở các nơi trong vùng thôn-quê, để phòng-giữ trộm cướp. ở những 
nơi hiểm-yếu thì có lính Pháp và lính khố đỏ đóng. Lính khố đỏ là một thứ bộ binh người bản-
xứ, cách ăn- mặc cũng như lính khố xanh, chỉ khác là quai nón đỏ mà múi thắt lưng đỏ. Những 
lính ấy có cơ, có đội do sĩ-quan Pháp cai-quản ở dưới quyền nhà binh Pháp. Khi có việc gì quan-
hệ thì đem lính Pháp và lính ấy ra đánh-dẹp. 
Về việc hành binh và việc thương-mại, thì chính-phủ Bảo-hộ trước hết phải lo sửa-sang và mở-
mang thêm đường-sá cho tiện sự giao-thông. Vì rằng có đường thì khi hữu sự, việc đánh-dẹp mới 
tiện-lợi và việc buôn-bán cũng nhân đó mà được dễ-dàng. Bởi vậy thoạt đầu tiên chính-phủ mở 
thương-cục, lập xưởng làm tầu thủy chở hàng-hóa và hành-khách đi trong các sông ở trong xứ. 
Năm tân-mão (1891), ông De Lanessan sang làm Tổng-đốc toàn- quyền, mở đường xe lửa từ 
Phủ-lạng-thương lên đến Lõng-sơn, đến năm giáp-ngo (1894), con đường ấy mới xong. Chủ-đích 
là để cho tiện sự phòng- giữ ở chỗ biên-thùy. 
Chính-phủ Bảo-hộ lại lo mở-mang thêm bờ-cõi về phía Lào. Nguyên đất Lào ngày trước vẫn 
thần-phục nước Nam. Những nơi như Trấn-ninh, Cam-môn, Cam-cát, v.v. về đời vua Minh-
mệnh đã lập thành phủ huyện và đặt quan cai-trị cả. Nhưng về sau nước ta suy-nhược lại có việc 
chiến-tranh với nước Pháp, cho nên nước Tiêm-la mới nhân dịp mà sang chiến-giữ lấy. Sau có 
người Pháp tên là Pavie sang dự nước Lào nhận sự bảo-hộ của nước Pháp, rồi đến đầu năm quí-tị 
(1893), quân Pháp sang lấy lại những đất cũ thuộc về nước Nam ta trước. Bấy giờ quân Tiêm-la 
ở mạn Cam-môn giết mất một người quan binh Pháp, người Pháp bèn sai hải-quân đem hai chiếc 
tầu chiến vào sông Mê-nam, lên đậu ở gần thành Băng-cốc (Bangkok). Ngày 24 tháng 8 năm ấy, 
nước Tiêm-la phải ký, hòa-ước, nhường những đất Lào cho nước Pháp bảo-hộ, hạn trong một 
tháng phải rút quân đóng ở bên tả-ngạn sông Mékong về, lại phải bồi thường 2 triệu phật-lăng, 
và phải trị tội những người dám chống-cự với người Pháp. 
Người Pháp lập phủ Thống-sứ ở Vientiane để cai-trị các địa hạt bên Lào. 
Năm ất-mùi (1895), viên Tổng-đốc toàn-quyền Rousseau sang thay ông De Lanessan, thấy còn 
nhiều nơi chưa yên bèn vay nước Pháp cho Bắc- kỳ 80 triệu phập-lăng , để chi-tiêu về việc đánh-
dẹp và mở-mang. 
Năm đinh-dậu (1897), ông Daumer sang làm Tổng-đốc toàn-quyền, chỉnh-đốn lại việc tài-chánh 
và việc chính-trị. Lập ra sổ chi-thu chung cả toàn cảnh Đông-pháp, định các thứ thuế: thuế đinh, 
thuế điền, thuế thổ, thuế xuất-cảng, nhập-cảng, v.v., và cho người được độc-quyền lĩnh trưng 
thuế rượu, thuế muối, thuế nha-phiến. Bỏ nha Kinh-lược ở Bắc-kỳ, giao quyền lại cho viên 
Thống-sứ (tháng 6 năm đinh-dậu 1897) 188 , vay nước Pháp 200 triệu phập-lăng, để mở đường 
hỏa-xa trong xứ Đông-pháp và mở-mang thêm việc canh-nông và việc công-nghệ. 
Năm nhâm-dần (1902) ông Doumer về Pháp, ông Beau sang làm Tổng-đốc toàn-quyền. Ông 
Beau chủ việc khai-hóa dân-trí, lo mở-mang sự học-hành và đặt ra Y-tế-cục, làm nhà bệnh-viện, 
để cứu-giúp những kẻ yếu- đau nghèo-khổ. Ấy là những công-việc làm của chính-phủ bảo-hộ 
vậy. 
TỔNG KẾT 
Sách Việt Nam Sử-Lược này chép đến đây hãy tạm ngừng, để sau có tài-liệu đầy-đủ và các việc 
biến-đổi ở nước Việt-Nam này được rõ-rệt hơn, sẽ làm tiếp thêm 189 . 
Việc chép lịch-sử cũng như việc dệt vải dệt lụa, dệt xong tấm nào mới biết tấm ấy tốt hay xấu, 
còn tấm đang dệt, chưa biết thế nào mà nói được. 
Ta chỉ biết rằng các dây sợi dệt tấm Nam-sử này còn dài, người dệt tuy phải lúc đau yếu, bỏ 
ngừng công-việc, nhưng còn mong có ngày khỏe- mạnh lại dệt thêm, có lẽ lại dệt được tốt đẹp 
hơn, cũng chưa biết chừng. 
Mặc dù nước Việt-nam hiện nay được hoàn toàn độc-lập nhưng sự hay-dở tương-lai chưa biết ra 
thế nào? Song người bản-quốc phải biết rằng phàm sự sinh-tồn tiến-hóa của một nước, là ở cái 
chí-nguyện, sự nhẫn-nại và sự cố-gắng của người trong nước. Vậy ta phải hết sức mà học-tập, 
mà giữ cái tâm-trí cho bền-vững thì chắc tương-lai còn nhiều hi-vọng. Nước Việt-nam ta đã có 
cái văn-hóa chẳng thua-kém gì ai, và lại có một lịch-sử vẻ- vang, nếu ta biết lợi-dụng cái tiềm-
lực cố hữu và cái tính thông-minh hiếu học của ta để theo thời mà tiến-hóa, thì sao ta lại không 
có ngày nối được cái chí của ông cha mà dệt thêm một đoạn lịch-sử mỹ-lệ hơn trươc? 
Có một điều thiết-tưởng nên nhắc lại là ta nên giữ lấy những điều hay của ta đã có, bỏ những 
điều hủ-bại đi, và bắt-chước lấy những điều hay của người, để gây lấy cái nhân-cách đặt-biệt của 
dân-tộc ta và cùng tiến với người mà không lẫn với người. Muốn được như thế, ta phải biết phân-
biệt cái hay cái dở, không ham muốn những cái huyền-hão bề ngoài, rồi đồng tân hiệp lực với 
nhau mà làm mọi việc cho thành cái hiệu-qủa mỹ-mãn. 
Nước nào cũng có lúc bĩ lúc thái, đó là cái công-lệ tuần-hoàn của tạo-hóa trong thế-gian. Tự xưa 
chưa thấy có nước nào cứ thịnh mãi hay cứ suy mãi. Khi lâm vào cảnh bĩ mà người trong nước 
cứ vững lòng giữ được cái nghi-lực để sinh-tồn và tiến-hóa, thì rồi thế nào cũng có ngày chấn-
khởi lên được. Vậy chúng ta đây đều là một dòng-dõi nhà Hồng-Lạc, nếu ta biết kiên tâm bền 
chí, thì há lại không có một ngày ta có cái địa-vị vẻ-vang với 
Những Sách Soạn Giả Dùng Để Kê Cứu 
A. Sách Chữ Nho Và Chữ Quốc Ngữ: 
1. Đại-Việt sử-ký, của Ngô Sĩ-Liên 
2. Khâm-định Việt-sử Thông-giám cương-mục 
3. Trần-triều thế-phổ hành trạng 
4. Bình Nguyên công-thần thực lục 
5. Hoàng Lê nhất thống chí 
6. Lịch-triều hiến-chương, của Phan huy Chú 
7. Đại Nam thực lục tiền biên 
8. Đại Nam thực lục chính biên 
9. Đại Nam thống chí 
10. Đại Nam chính biên liệt truyện 
11. Đại Nam điển lễ toát-yếu, của Đỗ văn Tâm 
12. Minh-mệnh chính yếu 
13. Quốc-triều sử toát-yếu, của Cao xuân Dục 
14. Thanh-triều sử-ký 
15. Trung-quốc lịch-sử 
16. Hạnh-Thục ca, của bà Nguyễn nhược Thị 
B. Sách Chữ Pháp : 
1. Cours d'Histoire Annamite, par Trương vĩnh Ký 
2. Notion d'Histoire d'Annam, par Maybon et Ruissier 
3. Pays d'Annam, par E. Luro 
4. L'Empire d'Annam, par Gosselin 
5. Abrégé de l'Histoire d'Annam, par Shreiner 
6. Histoire de la Cochinchine, par P.Cultru 
7. Les Origines du Tonkin, par J. Dupuis 
8. Le Tonkin de 1872 à 1886, par J. Dupuis 
9. La Vie de Monseigneur Puginier, par E. Louvet 
10. L'insurrection de Gia-định, par J. Silvestre 
(Revue Indochinoise - Juillet-Aout 1915) 
163 Hải Dương và Quảng An 
164 Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang rồi cho binh thuyền đi cướp phá khắp nơi. Quan quân 
đi đánh, nhiều người bị hại. 
165 Có sách chép là Hoàng Tá Viêm. 
166 Sách "L'Empire d'Annam" của capitaine Ch. Gosselin. 
167 Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) có làm quyển sách "Le Tonkin de 1872 à 1886) kể những công 
việc của ông ấy ở Bắc Việt, và nói rõ tình ý của các quan coi việc Súy Phủ ở Sài Gòn lúc bấy giờ 
là thế nào. Ta cũng nhờ có sách ấy mà kê cứu ra được nhiều việc rất là tường tận 
168 Tờ hòa ước năm giáp tuất 1874 
169 Độc giả hiểu cho rằng những ngày tháng chép trong sách này là theo ngày tháng Việt Nam 
chứ không phải là theo ngày tháng Tây. 
170 Về sau có bài Chính Khí Ca nói về việc quan ta giữ thành Hà Nội lúc bấy giờ, và ai hay ai 
dở cũng chép rõ ràng. Bài ca ấy không biết ai làm. 
171 Những chuyện ở trong Triều lúc bấy giờ, phần nhiều là lấy ở quyển "Hạnh Thục Ca", của Lễ 
Tân Nguyễn Nhược thị. Bà ấy là một người cung phi của vua Dực Tông sau lại làm thư ký cho 
bà Từ Dụ, cho nên những việc trong triều bà ấy biết rõ được rõ. 
172 Dục Đức, Chánh Mông, Dưỡng Thiện là tên nhà học của những ông Hoàng con nuôi vua 
Dực Tông gọi là Dục Đức đường, Chánh Mông đường, v.v.... Lúc các ông Hoàng ấy chưa được 
phong thì người ta cứ lấy tên nhà học mà gọi. 
173 Résident tức là lưu trú quan, nhưng lúc bấy giờ ta chưa quen dùng chữ ấy, và nhân có chữ 
consul cho nên mới dùng chữ công sứ. 
174 Mỗi một lữ đoàn (brigade) có hai vệ quân, độ chừng bảy tám nghìn người, có chức thiếu 
tướng coi. Hai lữ đoàn là một sư đoàn (division), có chức trung tướng coi. 
175 Có chuyện nói rằng: Khi vua Kiến Phúc se mình, nằm trong điện, đêm thấy Nguyễn Văn 
Tường vào trong cung, ngài có quở mắng. Đến ngày hôm sau, thì ngài ngộ thuốc mà mất. 
176 Tức là ải Chi Lăng ngày trước. 
177 Việc Tôn Thất Thuyết đánh quân Pháp ở Huế, sử ta không nói rõ số quân ta là bao nhiêu. 
Mà sách Tây có nơi chép là 2 vạn, có nơi chép là 3 vạn. Nhưng cứ những người biết việc ở Huế 
lúc bấy giờ, thì quân ta cả thảy độ chừng non 2 vạn trở lại, chứ không hơn. 
178 Khiêm Lăng là lăng của vua Dực Tông, có khi gọi là Khiêm Cung cũng là đấy. 
179 Trường Thi thủa ấy bấy giờ ở làng Đa Chữ cách Kinh thành 10 cây số. 
180 Trương Quang Đản trước làm tổng đốc Bắc Ninh, chống nhau với quân Pháp, sau về Kinh 
phải giáng xuống tuần phủ ra giữ thành Quảng Trị. 
181 Người ở La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, con quan nguyên bố chính Lê Kiên. 
182 Tôn Thất Thuyết đi đường thượng đạo ra vùng Hưng Hóa rồi theo thượng lưu sông Đà lên 
Lai Châu nương tựa vào họ Điêu. Đến lúc nghe tiếng quân Pháp lên đánh, liền bỏ họ Điêu mà 
trốn sang Tàu. Con cháu họ Điêu nói chuyện lại rằng: Khi Tôn Thất Thuyết lên đến Lai Châu 
còn có mấy chục người đi theo. Lên đấy ở một đô, chém giết gần hết. Xem như thế ông Thuyết 
là một người cuồng dại mà lại nhát gan. Một người như thế mà làm đại tướng để giữ nước, thì tài 
gì mà nước không nguy được Về sau chết già ở Thiều Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông. 
183 Sách ông Gosselin chép là Phạm Thuận. Nhưng xét trong sử nước thì không có ai làm Phạm 
Thuận, chỉ có Nguyễn Phạm Tuân trước làm tri phủ, sau theo vua Hàm Nghi chống cự với quân 
Phá, rồi bị đạng phải bắt. Vậy Phạm Thuận tức là Nguyễn Phạm Tuân. nhiều việc, vả lại nay đi 
kinh lược chỗ này, mai đi kinh lược chỗ nọ, thành ra khí lược suy nhược đi, cho nên mới cảm 
bệnh nặng, đến ngày rằm tháng 10 năm Bính Tuất (11 tháng 11 năm 1886) thì mất. Nhà nước 
đem linh cữu về Pháp mai táng. 
184 Những chuyện nói về việc bắt vua Hàm Nghi là phần nhiều lấy ở trong sách "Empire 
d'Annam" của đại úy Gosselin, cho nên những tên làng tên đất nói ở đoạn này viết không được 
đúng dấu. Nhưng đại để là những làng mường ở vùng sông Giai, thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh 
Quảng Bình. 
185 Hiện nay vua Hàm Nghi còn ở Algérie, và đã lấy một người nước Pháp, được mấy đứa con. 
186 Hai bức thư ấy dịch ra chữ Pháp in ở trong sách "Empire d'Annam" của đại úy Gosselin. Lời 
lẽ thì thật là cương nghị đáng bậc thiếu niên anh hùng. Nhưng vì thư đã dịch ra chữ Pháp nếu nay 
lại theo chữ Pháp mà dịch ra chữ ta thì sợ không đúng với bản chính, cho nên không đem vào 
đây. 
187 Việt Minh là tên gọi tắt một đảng cách mệnh gọi là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh do đảng 
Cộng sản lập ra khi còn ở bên Quảng Tây, bên Tàu, để tránh hai chữ Cộng sản cho người ta khỏi 
ngờ 
188 Có một điều rất kỳ, là viên thống sứ Bắc Kỳ là người đại biểu chính phủ Bảo hộ mà lại kiêm 
chức Kinh Lược Sứ là một chức quan của Triều Đình ở Huế. 
189 Trước tôi đã dự bị viết một quyển sách nối theo sách này. Tôi đã thu nhặt được rất nhiều tài 
liệu. Chẳng may đến cuối năm bính tuất (1946) có cuộc chiến tranh ở Hà Nội, nhà tôi bị đốt 
cháy, sách vỡ mất sạch, thành ra đành phải bỏ quyển sử ấy mà không làm được nữa. thiên-hạ hay 
sao? Sự ước-ao mong-mỏi như thế là cái nghĩa vụ chung cả chủng-loại Việt-nam ta vậy. 

File đính kèm:

  • pdfviet_nam_su_luoc_tran_trong_kim.pdf