Ảnh hưởng của sử dụng phối trộn thuốc trừ sâu hoạt chất Chlorpyrifos ethyl và Fenobucarb cho lúa đến enzyme Cholinesterase ở cá rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792)

Tóm tắt Ảnh hưởng của sử dụng phối trộn thuốc trừ sâu hoạt chất Chlorpyrifos ethyl và Fenobucarb cho lúa đến enzyme Cholinesterase ở cá rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792): ..._____________________________________________________ 100 Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được chọn để bố trí thí nghiệm. Các ruộng đều có bờ bao xung quanh để giữ nước. Diện tích của ba ruộng lần lượt là 4027 m2 (ruộng 1), 4027 m2 (ruộng 2) và 972m2 (ruộng 3). Ruộng 1 và r...tính acid nhẹ có thể sẽ làm Fenobucarb trên ruộng thí nghiệm bị phân hủy nhanh hơn so với Chlorpyrifos ethyl. Mực nước trên các ruộng trong thời gian thí nghiệm dao động từ 23,25 ± 1,44 đến 49,42 ± 2,43cm. Thí nghiệm được triển khai trong vụ Thu Đông năm 2012 nên mực nước khá cao. Nh...ưng không khác biệt (p>0,05). Ở thời điểm 1 ngày sau khi phun, trung bình hoạt tính ChE được tái kích hoạt với 2-PAM là 7,01±0,51 và bằng khoảng 3,3 lần so với ChE ở trường hợp không có 2-PAM. Tỉ lệ tái kích hoạt giảm dần theo thời gian và kể từ ngày thứ 7 trở đi ChE khi ủ với 2-PAM...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của sử dụng phối trộn thuốc trừ sâu hoạt chất Chlorpyrifos ethyl và Fenobucarb cho lúa đến enzyme Cholinesterase ở cá rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Công và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 98 
ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG PHỐI TRỘN THUỐC TRỪ SÂU 
HOẠT CHẤT CHLORPYRIFOS ETHYL 
VÀ FENOBUCARB CHO LÚA ĐẾN ENZYME CHOLINESTERASE 
Ở CÁ RÔ ĐỒNG ANABAS TESTUDINEUS (BLOCH, 1792) 
NGUYỄN VĂN CÔNG*, PHẠM HỮU NGHỊ** 
TÓM TẮT 
Ảnh hưởng của hỗn hợp Chlorpyrifos ethyl và Fenobucarb đến cholinesterase (ChE) 
ở cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792) được đánh giá trong điều kiện ruộng lúa. 
Cá được nuôi trong các lồng trên ruộng rồi cho nông dân phun thuốc theo liều chỉ dẫn. 
Kết quả cho thấy nồng độ Chlorpyrifos ethyl và Fenobucarb trong nước sau 1 giờ phun lần 
lượt là 25,2µg/L và 272,7µg/L và giảm nhanh sau 1 ngày. ChE bị ức chế cao nhất sau 1 
ngày phun và phục hồi hoàn toàn sau 7 ngày. Tỉ lệ tái kích hoạt ChE cao nhất trong 1 
ngày sau khi phun. Có thể sử dụng ChE để chẩn đoán cá bị nhiễm độc với Chlorpyrifos 
ethyl và Fenobucarb. 
Từ khóa: Anabas testudineus, Chlorpyrifos Ethyl, Fenobucarb, Cholinesterase, hỗn hợp. 
ABSTRACT 
Effects of using mixture insecticide Chlorpyrifos ethyl and Fenobucarb for ricefield on 
enzyme cholinesterase of Climbing perch fish Anabas testudineus (Bloch, 1792) 
Effects of mixture Chlorpyrifos ethyl and Fenobucarb on cholinesterase (ChE) of 
Climbing perch Anabas testudineus (Bloch, 1792) were assessed in rice-field condition. 
The species was nurtured in cages on rice-field and then prayed a mixture insecticides as 
indication dose. The result showed that water residues of Chlorpyrifos ethyl and 
Fenobucarb after 1hr praying is 25,2µg/L and 272,7µg/L respectively, and quickly 
decreases after one day. ChE inhibition is highest at day one post-pray and completeli 
recovered at day 7. ChE reactivation is highest at day one after exposure. ChE can be used 
as biomarker for indicating of pesticide exposure in field condition, particularly for 
Chlorpyrifos ethyl and Fenobucarb. 
Keywords: Anabas testudineus, Chlorpyrifos Ethyl, Fenobucarb, Cholinesterase, 
mixture. 
1. Giới thiệu 
Đồng bằng bông Cửu Long 
(ĐBSCL) có diện tích chiếm khoảng 12% 
diện tích cả nước nhưng hàng năm đóng 
góp hơn 50% tổng sản lượng lúa quốc gia. 
* TS, Trường Đại học Cần Thơ 
** ThS, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang 
Do đó, vùng này được xem là nơi sản 
xuất lúa trọng điểm của Việt Nam. Năm 
2005, diện tích trồng lúa là 3826,3 nghìn 
hécta, đến năm 2011 tăng lên 4089,3 
nghìn ha [6]. Năng suất lúa năm 2005 là 
50,4 tạ/ha và đã tăng lên 56,7 tạ/ha vào 
năm 2011 [7]. Qua đó cho thấy, không 
những diện tích trồng lúa tăng mà năng 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Công và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 99 
suất lúa cũng tăng theo thời gian. Đi đôi 
với tăng diện tích và năng suất lúa, thì 
việc sử dụng phân hóa học và thuốc bảo 
vệ thực vật (BVTV) trên đồng ruộng 
cũng ngày càng nhiều. Năm 2010, thuốc 
BVTV được sử dụng cho lúa từ 5,6 – 5,8 
lần/vụ và hơn 30% phun cao hơn liều chỉ 
dẫn, trong đó lân hữu cơ và carbamate 
được sử dụng rất phổ biến [2]. Khi sử 
dụng thuốc, người dân thường trộn nhiều 
loại thuốc lại nhằm mở rộng phạm vi 
phòng trị, tiết kiệm thời gian và nhân 
công [2]. Trong danh mục thuốc BVTV 
được phép sử dụng ở Việt Nam năm 
2012 có 139 tên thuốc thương mại chứa 
hoạt chất Chlorpyryfos ethyl và 31 tên 
chứa hoạt chất fenobucarb [5]. Hoạt chất 
Chlorpyrifos ethyl chuyên trị các loại sâu 
đục thân, đục bẹ và cuốn lá; hoạt chất 
Fenobucarb chuyên trị rầy nâu, bọ xít. 
Hai hoạt chất này đều có cơ chế gây hại 
cho động vật qua ức chế enzyme 
cholinesterase (ChE) [8], đây là loại 
enzyme có chức năng tham gia điều hòa 
sự dẫn truyền xung động thần kinh ở 
động vật. Khi enzyme bị ức chế hơn 70% 
sẽ làm đa số sinh vật chết và 30% bị ức 
chế được đề nghị là ngưỡng tối đa cho 
phép [8]. Khi sử dụng thuốc BVTV, chỉ 
có khoảng 50% bám trên cây trồng, phần 
còn lại rơi vào môi trường [1]. Do đó, 
việc sử dụng thuốc BVTV có nhiều nguy 
cơ làm nhiễm bẩn môi trường và gây độc 
cho sinh vật khác. 
Cá Rô đồng Anabas testudineus 
(Bloch, 1792) là loài phân bố rộng, được 
phát hiện ở ao, hồ, sông, kênh rạch và 
ruộng lúa [3]. Do đó, loài cá này có nhiều 
nguy cơ bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc 
BVTV cho lúa, trong đó có hoạt chất 
Chlorpyrifos ethyl và Fenobucarb. 
Nghiên cứu này được triển khai nhằm 
đánh giá tác động của việc sử dụng hỗn 
hợp hoạt chất Chlorpyrifos ethyl và 
Fenobucarb cho ruộng lúa đến enzyme 
cholinesterase ở cá Rô đồng. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên 
cứu 
Nghiên cứu được triển khai tại 
Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên 
nhiên, Trường Đại học Cần Thơ và ruộng 
lúa của các hộ nông dân tại xã Tân Long, 
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ 
tháng 9 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012. 
2.2. Khách thể nghiên cứu 
Cá Rô đồng có trọng lượng từ 4 – 
5g được mua tại trại cá giống ở thị trấn 
Kinh Cùng thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh 
Hậu Giang. Cá được nuôi dưỡng khoảng 
2 tuần trong bể composite 600 lít bằng 
nước máy. Hàng ngày cá được cho ăn 
bằng thức ăn viên (40% đạm) với lượng 
khoảng 3 - 5% khối lượng cá. Cá cùng 
kích cỡ và khỏe mạnh được chọn để thí 
nghiệm. 
2.3. Hóa chất 
Thuốc BVTV có tên thương mại 
Mondeo 60EC chứa hoạt chất 
Chlorpyrifos ethyl và Bascide 50EC với 
hoạt chất Fenobucarb được sử dụng để 
phun cho lúa và nghiên cứu ảnh hưởng 
của phun thuốc đến ChE ở cá Rô đồng 
nuôi trong ruộng. 
2.4. Bố trí thí nghiệm 
Ba ruộng lúa ở ấp Phụng Sơn A, xã 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Công và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 100 
Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu 
Giang được chọn để bố trí thí nghiệm. 
Các ruộng đều có bờ bao xung quanh để 
giữ nước. Diện tích của ba ruộng lần lượt 
là 4027 m2 (ruộng 1), 4027 m2 (ruộng 2) 
và 972m2 (ruộng 3). Ruộng 1 và ruộng 2 
có một mặt giáp với vườn cây ăn quả, 3 
mặt còn lại tiếp giáp với ruộng khác. 
Riêng ruộng 3 có 1 mặt tiếp giáp vườn 
cây ăn quả, 1 mặt tiếp giáp với bờ trồng 
hoa màu (đã bỏ hoang), 2 mặt còn lại 
giáp với các ruộng khác. Lúa được sạ ở 
mật độ khoảng 20kg giống/1000m2 và 
thời gian sinh trưởng của lúa khoảng 100 
ngày. Thí nghiệm được triển khai khi lúa 
đã ở 38 ngày tuổi. Mỗi ruộng đặt 03 lồng 
nhựa (38 x 53 x 26,5cm) theo đường 
chéo của ruộng. Các lồng được đặt trên 
ruộng một ngày để giảm bớt sự vẫn đục 
rồi mới bắt đầu bố trí cá; mỗi lồng được 
thả 22 cá. Sau 1 tuần bố trí, thuốc 
Mondeo 60EC và Bascide 50EC được 
phối trộn theo liều chỉ dẫn cao nhất 
(Mondeo 60EC: 0,8L/ha và Bascide 
50EC: 1,5L/ha) rồi phun cho lúa. Thuốc 
được đong bằng cốc kèm theo chai và chỉ 
phun 1 lần trong suốt thời gian thí 
nghiệm. 
Mẫu nước được thu ở các thời 
điểm: trước khi thả cá, 1 giờ, 1 ngày sau 
khi phun thuốc. Nước được thu ở nhiều 
điểm quanh các lồng rồi cho vào chai 
thủy tinh màu nâu và giữ trong thùng xốp 
có nước đá, sau đó mang về phòng thí 
nghiệm trong vòng 2 giờ sau khi thu. Tại 
phòng thí nghiệm, mẫu được chuyển sang 
bảo quản ở âm 20oC trong 3 ngày. Sau đó 
phân tích nồng độ hoạt chất Chlorpyrifos 
ethyl và Fenobucarb tại Trung tâm Sắc kí 
- Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu cá được 
thu ở thời điểm trước khi phun thuốc một 
ngày và sau 1, 3, 5, 7, 14 và 21 ngày kể 
từ khi phun thuốc để phân tích ChE. Mỗi 
lần thu 6 cá trên mỗi ruộng (2 cá/lồng). 
Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan được đo vào 
lúc 7 – 8 giờ sáng bằng máy đo nhanh ở 
các ngày thu mẫu cá. 
2.5. Phương pháp phân tích mẫu 
Từng mẫu cá được xử lí và nghiền 
ở nồng độ 20mg não/mL. Sau đó chia 
thành 2 phần. (i) lấy 0,5ml mẫu nghiền 
cho vào eppendoft chứa sẵn 0,5ml dung 
dịch đệm phosphate pH 7,4, (ii) lấy 
0,5mL mẫu nghiền cho vào eppendoft 
khác đã chứa sẵn 0,5ml dung dịch 
0,6mM 2-PAM (pyridine-2-aldoxime 
methiodide) để tái kích hoạt ChE [10]. 
Các mẫu đều được trộn bằng máy 
SIBATA (Nhật) và li tâm ở 40C, tốc độ 
2000 vòng/phút, trong 20 phút. Mẫu (ii) 
được ủ ở 370C (sử dụng Waterbath, 
Memmert, Đức) trong 30 phút rồi mới li 
tâm. Phần dung dịch trong phía trên của 
mẫu sau khi li tâm được lấy ra để đo ChE 
bằng máy so màu ở bước sóng 412nm 
trong 200 giây. [9] 
2.6. Phương pháp xử lí số liệu 
Hoạt tính ChE được kiểm tra phân 
phối chuẩn và tính đồng nhất về phương 
sai trước khi phân tích phương sai one-
way ANOVA và so sánh sai khác trung 
bình giữa các thời điểm thu mẫu bằng 
phần mềm SPSS 13.0. Sai khác có ý 
nghĩa thống kê được tính khi p ≤ 0,05. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.3.1. Nhiệt độ, DO, pH và mực nước 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Công và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 101 
trong thời gian thí nghiệm 
Trung bình nhiệt độ trên các ruộng 
trong thời gian thí nghiệm dao động từ 
27±0,20C đến 28,4±0,30C. Chênh lệch 
nhiệt độ giữa các thời điểm đo đạt không 
quá 1,40C. 
Oxy hòa tan ở các ruộng trong thời 
gian thí nghiệm rất thấp, dao động từ 
0,7±0,1mg/L đến 1,9 ± 0,2mg/L. Cá Rô 
đồng là loài có cơ quan hô hấp phụ nên 
có thể sống được ở DO thấp. 
Giá trị pH nước ở các ruộng khá ổn 
định trong thời gian thí nghiệm, dao động 
từ 6,5±0,05 đến 6,7±0,03. 
Fenobucarb bị thủy phân trong cả 
hai môi trường kiềm và acid trong khi 
Chlorpyrifos ethyl chỉ thủy phân mạnh 
khi môi trường có tính kiềm [11]. Như 
vậy, với nhiệt độ cao và môi trường 
mang tính acid nhẹ có thể sẽ làm 
Fenobucarb trên ruộng thí nghiệm bị 
phân hủy nhanh hơn so với Chlorpyrifos 
ethyl. 
Mực nước trên các ruộng trong thời 
gian thí nghiệm dao động từ 23,25 ± 1,44 
đến 49,42 ± 2,43cm. Thí nghiệm được 
triển khai trong vụ Thu Đông năm 2012 
nên mực nước khá cao. Những biến động 
mực nước có thể ảnh hưởng đến nồng độ 
hoạt chất Chlorpyrifos ethyl và 
Fenobucarb sau khi phun ở các ruộng thí 
nghiệm. 
3.3.2. Nồng độ Chlorpyrifos ethyl và 
Fenobucarb trên ruộng thí nghiệm sau 
khi phun 
Ở thời điểm trước khi phun thuốc, 
Chlorpyrifos ethyl và Fenobucarb ở tất 
cả các ruộng đều dưới ngưỡng phát 
hiện. Sau khi phun thuốc 1 giờ đều phát 
hiện cả hai hoạt chất này trên các 
ruộng, nồng độ Chlorpyrifos ethyl dao 
động từ 0,2 – 25,2µg/L, trung bình 
9,1µg/L. Nồng độ Fenobucarb dao động 
từ 10,5 – 272,7µg/L, trung bình 
98,8µg/L (bảng 1). Sau 1 ngày phun 
thuốc nồng độ các hoạt chất đều giảm 
đi rất nhiều; Chlorpyrifos ethyl đo được 
trong khoảng 0,3 – 0,7 µg/L và 
Fenobucarb từ 3,3 – 68,8µg/L. 
Hoạt chất Fenobucarb và 
Chlorpyrifos ethyl có hệ số Koc lần lượt là 
1,1439 và 20.500, hệ số này càng lớn thì 
hóa chất có khuynh hướng bám vào vật 
chất hữu cơ hay bùn đáy [11]. Do hệ số 
Koc của Chlorpyrifos ethyl lớn hơn 
Fenobucarb nên sau khi phun thuốc thì 
Chlorpyrifos ethyl sẽ có khuynh hướng 
bám vào đất làm giảm nhanh nồng độ 
trong nước. Liều chỉ dẫn của Fenobucarb 
cũng cao hơn Chlorpyrifos ethyl nên 
nồng độ Fenobucarb sau khi phun cao 
hơn Chlorpyrifos ethyl. Ngoài ra, quá 
trình phân hủy sinh học cũng có vai trò 
quan trọng trong việc làm giảm nồng độ 
hai hoạt chất này. Mật độ lúa, độ sâu mực 
nước trên ruộng không đồng đều có thể 
do nông dân phun không đều tay nên 
nồng độ thuốc trong nước trên ruộng có 
sự chênh lệch khá lớn giữa các mẫu. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Công và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 102 
Bảng 1. Nồng độ hoạt chất trên các ruộng thí nghiệm 
Trước khi phun 
(µg/L) Sau 1 giờ (µg/L) Sau 1 ngày (µg/L) Giá trị 
Chlor Feno Chlor Feno Chlor Feno 
Trung 
bình <dl <dl 9,1 98,8 0,4 26,4 
Thấp 
nhất - - 0,2 10,5 0,3 3,3 
Cao nhất <dl <dl 25,2 272,7 0,7 68,8 
Ghi chú: Chlor = Chlorpyrifos ethyl; Feno = Fenobucarb; <dl = detection limit = 
ngưỡng phát hiện (0,1g/L với Fenobucarb và 0,03 g/L với Chlorpyrifos ethyl) 
3.3.3. Ảnh hưởng của phun hỗn hợp 
thuốc BVTV Bascide 50EC và Mondeo 
60EC lên enzyme ChE ở cá Rô đồng 
Trước khi phun thuốc, trung bình 
hoạt tính ChE của cá Rô ở các ruộng thí 
nghiệm là 10,6±0,68µM/g/phút (trung 
bình±sai số chuẩn). Sau khi phun 1 ngày 
thì hoạt tính ChE của cá ở các ruộng thí 
nghiệm giảm còn 2,2±0,19µM/g/phút 
(p<0,05). Ở ngày thứ 3 sau khi phun 
thuốc, hoạt tính ChE của cá thí nghiệm 
đã tăng trở lại (7,55±0,38µM/g/phút) 
nhưng vẫn còn thấp hơn trước khi phun 
(p<0,05). Hoạt tính ChE duy trì ở mức 
7,1±0,57µM/g/phút ở ngày thứ 5 sau khi 
phun; sau đó ChE tiếp tục phục hồi 
nhưng chưa ổn định và dù ở ngày thứ 14 
đã không còn sai khác có ý nghĩa thống 
kê (p>0,05) so với trước khi phun sau đó 
lại giảm ở lần đo sau cùng (p<0,05, hình 
1). 
Hình 1. Diễn biến hoạt tính ChE khi tiếp xúc với hỗn hợp thuốc Bascide 50EC và 
Mondeo 60EC trên ruộng theo thời gian. ChE ở các thời gian có theo sau cùng chữ cái thì 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Công và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 2 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Dấu * chỉ khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05) so với không có 2PAM. 
Khi ủ mẫu với 2-PAM, ChE có 
giảm so với không ủ ở lần đo đầu tiên 
(10,65±0,68 µM/g/phút còn 
10,4±0,46µM/g/phút) nhưng không khác 
biệt (p>0,05). Ở thời điểm 1 ngày sau khi 
phun, trung bình hoạt tính ChE được tái 
kích hoạt với 2-PAM là 7,01±0,51 và 
bằng khoảng 3,3 lần so với ChE ở trường 
hợp không có 2-PAM. Tỉ lệ tái kích hoạt 
giảm dần theo thời gian và kể từ ngày thứ 
7 trở đi ChE khi ủ với 2-PAM không còn 
khác biệt so với không ủ với 2-PAM dù 
giá trị ChE vẫn thấp hơn trước khi phun 
thuốc (hình 1). Có thể nói, kể từ ngày thứ 
7 trở về sau không còn tái kích hoạt ChE 
được. Như vậy sau 1 ngày phun là thời 
điểm có tỉ lệ tái kích hoạt với 2-PAM cao 
nhất trong suốt thời gian thí nghiệm. 
Sau 1 ngày phun ChE đã bị ức chế 
78,9% nhưng ở ngày thứ 3 tỉ lệ ức chế chỉ 
còn 29%. Theo Aprea et al [8] thì đa số 
thủy sinh vật sẽ chết khi ChE bị ức chế 
hơn 70% nhưng cũng có một số trường 
hợp ChE bị ức chế rất cao. Kết quả trong 
nghiên cứu này cũng không phát hiện cá 
Rô đồng chết. Qua đó cho thấy, cá Rô 
đồng cũng thuộc nhóm có khả năng sống 
sót cao dù ChE bị ức chế cao. Theo Aprea 
et al [8] thì khi ChE đã phục hồi hơn 70% 
sẽ an toàn cho sinh vật. Như vậy dù ChE 
bị ức chế khá cao sau 1 ngày phun nhưng 
đến ngày thứ 3 sau khi phun đã phục hồi 
đến ngưỡng an toàn cho sự sống còn. 
Khi phun hoạt chất Diazinon cho 
lúa, ChE ở cá Rô đồng [4] vẫn còn thấp 
hơn đối chứng sau 21 ngày phun. Trong 
nghiên cứu này ChE ở cá Rô đồng phục 
hồi khá nhanh so với trường hợp tiếp xúc 
với Diazinon; mực nước cao và dao động 
lớn trong thời gian thí nghiệm có thể là 
một trong những nguyên nhân làm ChE ở 
cá Rô đồng trong nghiên cứu này phục 
hồi nhanh. 
Mặc dù ChE đã phục hồi hơn 70% 
sau 3 ngày nhưng đến ngày thứ 21 vẫn 
thấp hơn trước khi phun. Sự ức chế ChE 
kéo dài có thể do hiện tượng lão hóa 
enzyme. Trường hợp này xảy ra khi một 
nhóm CH3 của enzyme ChE bị tách ra 
trong khi ChE đang bị ức chế nên ChE 
không thể phục hồi hoàn toàn [12]. 
Trường hợp này thường xảy ra khi ChE bị 
ức chế với lân hữu cơ. Cong et al [10] đã 
cho thấy hiện tượng này xảy ra khi cá Lóc 
đồng phơi nhiễm với phun Diazinon trên 
ruộng lúa. Trong nghiên cứu này ChE ở 
ngày thứ 7 vẫn còn sai khác so với trước 
khi phun nhưng khi ủ mẫu với 2-PAM vẫn 
không làm tăng ChE. Đây là dấu hiệu lão 
hóa enzyme đã từng thấy xảy ra ở cá [10]. 
Áp dụng kĩ thuật tái kích hoạt ChE rất có 
lợi trong chẩn đoán cá bị phơi nhiễm với 
thuốc bảo vệ thực vật khi không có mẫu 
đối chứng. Tuy nhiên, khi có hiện tượng 
lão hóa ChE xảy ra thì sẽ làm hạn chế kĩ 
thuật này. Trong nghiên cứu này áp dụng 
kĩ thuật tái kích hoạt ChE chỉ có thể kết 
luận cá bị phơi nhiễm thuốc trong vòng 7 
ngày sau khi phun thuốc. 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 
Nồng độ hoạt chất Chlorpyrifos 
ethyl và Fenobucarb trong nước trên 
ruộng giảm nhanh sau một ngày phun 
hỗn hợp thuốc Bascide 50EC và Mondeo 
60EC. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Công và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 104 
Enzyme ChE ở cá Rô đồng bị ức 
chế cao nhất ở thời điểm một ngày sau 
khi phun hỗn hợp thuốc, sau đó phục hồi 
dần nhưng đến 21 ngày sau khi phun 
thuốc vẫn còn thấp hơn trước khi sử dụng 
thuốc. 
Áp dụng kĩ thuật tái kích hoạt ChE 
bằng 2-PAM có thể xác định cá đã tiếp 
xúc thuốc trong khoảng 7 ngày mà không 
cần mẫu đối chứng. 
4.2. Kiến nghị 
Cần kiểm tra nồng độ thuốc BVTV 
trong nước trên ruộng sau mỗi lần thu 
mẫu cá để có cơ sở giải thích rõ hơn về 
tác động của phun thuốc đến hoạt tính 
enzyme cholinesterase. 
Có thể sử dụng enzyme 
cholinesterase ở cá Rô đồng để làm chỉ 
dấu sinh học trong đánh dấu sự nhiễm 
độc thuốc BVTV gốc lân hữu cơ và 
carbamate đến cá Rô đồng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2005), Sinh thái môi trường ứng dụng, Nxb Khoa 
học và kĩ thuật, tr. 263-306. 
2. Nguyễn Văn Công, Nguyễn Công Thuận và Trần Sỹ Nam (2012), Sử dụng enzyme 
chlolinesterase để đánh giá nước nhiễm bẩn thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của 
thuốc đến cá lóc đồng (Channa striata). Sở Khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang (Đề 
tài khoa học công nghệ cấp tỉnh). 
3. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Định loại cá nước ngọt vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 
4. Ngô Tố Linh (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Diazinon lên enzyme 
Cholinesterase ở cá Rô đồng (Anbas testudineus), Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ khoa 
học Môi trường, Đại học Cần Thơ. 
5. Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 2 
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). 
6.  
7.  
8. Aprea, C, C. Colosio, T. Mammone, C. Minoia, M. Maroni (2002), Biological 
monitoring of pesticide exposure: a review of analitical methods, Journal of 
Chromatography B 769, 191-219. 
9. Ellman, G.L., D. Courtney, V.J. Anderdres and R.M. Featherstone (1961), “A new 
and rapid colorimetric determination of acetylcholinesterase activity”, Biochemistry 
and Pharmacology 7, pp. 88 – 95. 
10. Cong N.V, Phuong N.T, Bayley M. (2008), Brain cholinesterase response in the 
snakehead fish (Channa striata) after field exposure to diazinon, Ecotoxicology and 
Environmental Safety 71, pp. 314– 318 
11. Tomlin, C. (1994), “The pesticide mamual: Incorporating the Agrochemicals 
Handbook”, 10th, British Crop Protection Publication, pp. 200 – 437. 
12. Stenersen, J. (2004), Chemical Pesticides. Mode of Action and Toxicity, CRC Press, 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Công và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 2 
Boca Raton, London. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 14-3-2013; ngày phản biện đánh giá: 21-5-2013; 
ngày chấp nhận đăng: 21-6-2013) 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_su_dung_phoi_tron_thuoc_tru_sau_hoat_chat_chlo.pdf