Bài giảng Chuẩn đoán bệnh thú y - Vũ Văn Hải (Phần 1)

Tóm tắt Bài giảng Chuẩn đoán bệnh thú y - Vũ Văn Hải (Phần 1): ...ng để giúp cho sự chẩn đoán của y học thêm chắc chắn. Các phương tiện đó ngày càng nhiều, càng chính xác và tinh vi. Các thăm dò cận lâm sàng có thể nhằm vào 4 loại mục đích: 19 1. Để nhận định hình thái: Thường là các phương pháp: - X quang; chiếu và chụp, chụp thường hoặc có thuốc cản qu...g da. Kiểm tra đàn tính của da bằng cách kéo da lên rồi thả ra và quan sát thời gian da trở lại trạng thái bình thường. Ngựa kéo da cổ; trâu, bò kéo da ngực, con vật nhỏ kéo da lưng. Những con vật non, con vật khoẻ mạnh, dinh dưỡng tốt thì đàn tính của da cao. Khi kéo da lên và thả ra thì da ...tim đập động. Tim đập động là hiện tượng chấn động thành ngực ở vùng tim, do thành ngực thay đổi lúc tim co bóp. ở động vật lớn như trâu, bò, ngựa, lạc đà, tim đập động là thân tim đập vào vách ngực; ở động vật nhỏ lại do đỉnh tim đập vào thành ngực. Tim đập động có thể thấy rõ ở những gia sú...

pdf54 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Chuẩn đoán bệnh thú y - Vũ Văn Hải (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụ: ở ngựa khoẻ, tỷ lệ giữa tần số hô hấp và tần số mạch đập là 1/3 (14/42), có khi là 
1/4, 1/5. Nhưng nếu tỷ lệ đó thay đổi nhiều là dấu hiệu bệnh lý. Chẳng hạn khi ngựa bị viêm 
phổi, tỷ lệ đó là 1/1.
3.1. Mạch đập nhanh: do tim đập nhanh.
Các nguyên nhân làm tim đập nhanh
Do sốt cao: các loại độc tố sinh ra lúc sốt ảnh hưởng đến nốt Keith- flack, hoặc tác động 
lên cơ quan thụ cảm của tim. Thân nhiệt tăng 10C, tần số tim tăng 8 - 10 lần. 
Các bệnh truyền nhiễm cấp tính, các chứng viêm cấp.
Khi bị suy tim: Lực đập của tim yếu, mỗi lần tim đập đẩy máu ra được ít, nên tim phải 
đập nhanh để cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể và dẫn đến tần số mạch tăng. 
Các trường hợp thiếu máu cấp tính, mãn tính, huyết áp hạ, viêm cơ tim, viêm bao tim, 
bệnh ở van tim; những bệnh gây đau đớn kịch liệt, thần kinh bị kích thích, trúng độc, giãn dạ 
dày, ruột, tắc ruột, viêm ruột, lồng xoắn ruột.
Dây thần kinh mê tẩu bị tê liệt: do tác dụng của thuốc atropin, hoặc do viêm não.
Các nguyên nhân trên làm tim đập nhanh, từ đó làm tần số mạch đập cũng tăng lên.
3.2. Tần số mạch giảm
Tần số mạch giảm là mạch đập chậm hơn so với bình thường.
Nguyên nhân: 
46
Dây thần kinh mê tẩu bị hưng phấn: trong các bệnh làm tăng áp lực sọ não (ứ máu não, 
thuỷ thũng, viêm màng não), trúng độc. Mạch tăng do dây thần kinh mê tẩu hưng phấn thì 
tiêm atropin sẽ hết.
Viêm thận cấp, huyết áp tăng.
Tính dẫn truyền hưng phấn của cơ tim giảm. Trường hợp này tiêm atropin sẽ không có 
tác dụng.
4. Tính chất mạch
4.1. Mạch to: đặc 
điểm là mạch nổi rõ hơn 
bình thường, mạnh và 
chắc.
Nguyên nhân do máu 
chảy từ tim vào động mạch 
lớn, chênh lệch giữa huyết 
áp tối đa và huyết áp tối 
thiểu nhiều.
Thường thấy trong 
các bệnh truyền nhiễm cấp 
tính, tâm thất trái nở dày; 
khi van động mạch chủ 
đóng không kín.
4.2. Mạch nhỏ: đặc 
điểm là thành mạch quản 
chấn động nhẹ.
Nguyên nhân do tim 
co bóp yếu, máu chảy từ 
tim vào mạch quản ít, lỗ 
động mạch chủ hẹp, cơ thể 
bị mất nhiều máu.
Mạch nhỏ và cứng thấy trong bệnh viêm thận mãn tính và xơ cứng động mạch.
Nếu mạch rất nhỏ thì gọi là mạch chỉ: đặc điểm là mạch đập rất yếu, sờ lâu mới thấy. 
Thường do suy tim cấp tính, huyết áp hạ, độ căng mạch giảm.
Thường gặp khi suy tim do viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, trong rất nhiều bệnh truyền 
nhiễm và các trường hợp trúng độc.
Nếu khi bắt mạch chỉ thấy cảm giác thành mạch rung khẽ, gọi là mạch rung.
4.3. Độ căng của thành mạch: là sức cản trở lại lúc ta đặt tay lên mạch (cảm giác cứng 
hay mềm khi bắt mạch). Cảm giác này còn liên quan đến huyết áp.
Lợn, dê, cừu khoẻ mạnh: độ căng mạch lớn hơn trâu bò khoẻ mạnh.
Mạch cứng: lúc đặt tay bắt mạch có cảm giác căng, mạch quản cứng. Gặp trong bệnh 
uốn ván, các bệnh ở thận và một số trường hợp trúng độc, xơ cứng động mạch và viêm phúc 
mạc.
Tần số mạch đập của một số loài như sau:
Loài Tần số mạch đập Tần số hô hấp
Bò 50 - 80 10 - 30
Trâu 36 - 60 10 - 30
Ngựa 24 - 42 8 - 16
Lợn 60 - 90 (tim đập) 10 - 20
Chó 70 - 120 10 - 30
Mèo 110 - 200 20 - 30
Thỏ 120 - 200 50 - 60
Dê, cừu 70 - 80 12 - 20
Gia cầm 150 -200 (tim đập)
47
Mạch mềm: cảm giác mạch đập rất yếu hoặc không có. Trường hợp này gặp khi suy 
tim, cơ thể mất nhiều máu; các bệnh thần kinh làm tính căng của thành mạch giảm.
5. Phân loại mạch:
Căn cứ vào tốc độ mạch nẩy lên, tụt xuống nhanh hay chậm mà ta chia mạch ra:
Mạch nhanh (mạch nhảy): mạch nẩy lên rồi tụt xuống rất nhanh. Mạch nhanh là biểu 
hiện van động mạch chủ đóng không kín. Còn gặp trong các bệnh gây sốt cao, cường năng 
tuyến giáp trạng.
Mạch chậm: mạch nẩy lên tụt xuống chậm. Nguyên nhân do lỗ động mạch chủ hẹp. Gặp 
trong bệnh xơ cứng động mạch.
Mạch chậm không có nghĩa là tần số mạch giảm.
6. Loạn nhịp
Cũng như hoạt động của tim, mạch thường đập theo một cường độ nhất định, khoảng 
cách giữa các lần đập bằng nhau. Nếu trình tự đó rối loạn ta gọi là loạn nhịp. Rối loạn thường 
thể hiện bằng sự thay đổi số lần đập, hoặc thay đổi nhịp điệu đập.
Thường kiểm tra loạn nhịp kết hợp với nghe tim, bắt mạch và ghi điện tâm đồ. 
Nguyên nhân gây loạn nhịp có thể do thần kinh phó giao cảm bị hưng phấn hoặc rối 
loạn thực thể trong tim, có thể chia ra làm 4 loại:
a) Loạn nhịp do chức năng hình thành xung động bị rối loạn
Do những nguyên nhân thần kinh ngoài tim làm rối loạn chức năng hưng phấn của nốt 
Keith - Flack, dẫn đến rối loạn hoạt động của tim.
- Tim đập quá nhanh do nốt Keith - Flack: nguyên nhân thường là do thần kinh phó giao 
cảm bị ức chế, thần kinh giao cảm hưng phấn gây nên. Kết quả là tim đập nhanh và tần số 
mạch tăng.
Trong nhiều trường hợp, tần số mạch tăng do tim đập nhanh chỉ là các phản ứng sinh lý 
như: lúc trời nóng bức, con vật vận động, sợ hãi
Tần số mạch tăng trong các trường hợp bệnh lý như: sốt cao, thiếu máu, suy tim, huyết 
áp thấp, con vật bị tiêm atropin, adrenalin, cafein.
- Tim đập chậm do nốt Keith - Flack: ngược với trường hợp trên, tim đập quá chậm do 
thần kinh phó giao cảm hưng phấn hoặc do rối loạn hình thành xung động ở nốt Keith - Flack. 
Tim đập chậm, tần số mạch giảm so với bình thường, trên điện tâm đồ thấy đoạn T - P dài 
hơn bình thường.
Tần số mạch giảm ít gặp. Thường do những bệnh làm áp lực sọ não tăng như: u não, 
thuỷ thũng não, cơ tim biến tính, suy tim nặng.
Loạn nhịp do hô hấp
Thể hiện bằng tim đập nhanh khi con vật hít vào và đập chậm lúc thở ra.
Khi khám phải vừa bắt mạch, vừa quan sát động tác hô hấp.
Loạn nhịp do hô hấp là do có sự liên quan giữa thần kinh hoạt động của tim và của phổi. 
ở cuối giai đoạn hít vào, các phế nang căng rộng, thần kinh phó giao cảm hưng phấn sẽ ức chế 
nốt Keith - Flack dẫn đến hình thành xung động chậm. Vừa lúc thở ra thì tim đập chậm, đến 
48
cuối kỳ thở ra là lúc hít vào, thần kinh phó giao cảm tác động yếu lên nốt Keith - Flack làm 
tim lại đập nhanh.
ở chó, loạn nhịp do hô hấp là hiện tượng sinh lý, ở ngựa lại là hiện tượng bệnh lý và 
thường do các bệnh làm áp lực trong phổi tăng, thần kinh phó giao cảm hưng phấn mạnh.
b) Loạn nhịp do tính hưng phấn bị rối loạn
Bình thường tim đập là do xung động hình thành một cách đều đặn ở nốt Keith - Flack. 
Nếu tim bị bệnh hoặc thần kinh tim bị kích thích sẽ gây loạn nhịp.
Các hình thức loạn nhịp:
- Nhịp ngoại tâm thu: là xuất hiện một lần tim đập vào kỳ nghỉ của lần đập trước và sớm 
hơn lần đập bình thường.
Đặc điểm: nhịp ngoại tâm thu là một lần đập nhỏ ngay sau kỳ tâm trương và tiếp đó là 
kỳ nghỉ bù. Lần tim đập bình thường sau đó mất và kỳ nghỉ bù kéo dài cho đến lần đập sau. 
Thời gian kỳ nghỉ bù bằng tổng thời gian hai lần nghỉ bình thường.
Thường nghe tim và ghi điện tâm đồ để xác định nhịp ngoại tâm thu. Bắt mạch có thể sờ 
được lần đập nhẹ đến trước những lần đập bình thường. Cũng có khi, do kích thích gây nhịp 
ngoại tâm thu đến quá sớm, tim co nhưng mạch không nẩy. Lần đập đó không cảm nhận được 
bằng bắt mạch. Đến lần đập sau, do làm bù mà tim đập mạnh hơn bình thường, dẫn tới mạch 
nẩy hơn bình thường. Những lần mạch khuyết như vậy biểu hiện khi nghe tim thấy tiếng thứ 
nhất mạnh.
Nguyên nhân gây lên nhịp ngoại tâm thu do kích thích bệnh lý ngay trong hệ thống thần 
kinh tim: viêm cơ tim, bệnh ở van tim, trúng độc, di chứng của bệnh truyền nhiễm, các trường 
hợp chướng hơi dạ dày, ruột, viêm dạ dày, viêm gan nặng.
Các kích thích bệnh lý này đến sớm hơn xung động hình thành từ nốt Keith - Flack. 
Những kích thích bệnh lý có thể gây hưng phấn tim bất kỳ lúc nào, nhưng tim chỉ có thể đáp 
ứng bằng một lần đập phụ vào kỳ tâm trương và do đó chỉ có nhịp ngoại tâm thu.
Nhịp ngoại tâm thu có thể phát ra không theo một quy luật nào, cũng có thể phát ra xen 
kẽ sau mỗi lần tim đập bình thường, sau hai lần tim đập bình thường, hoặc sau một quãng thời 
gian nhất định. Qua bắt mạch cũng có thể biết được những rối loạn đó.
Tuỳ bệnh xảy ra ở bộ phận nào của tim mà nhịp ngoại tâm thu có những đặc điểm khác 
nhau:
Nếu hưng phấn bệnh lý khởi nguồn từ nốt Keith - Flack, thì không có thời gian nghỉ bù 
sau nhịp ngoại tâm thu.
Nếu hưng phấn bệnh lý từ tâm nhĩ, thì sóng P trên sơ đồ điện tim xuất hiện sớm, có khi 
như liền với sóng T.
Nếu hưng phấn bệnh lý từ giữa nhĩ thất, thì sóng P hầu như hơi gần với sóng tổng hợp 
QRS, và sóng QRS liền sát nhau.
Nếu hưng phấn bệnh lý ở tâm thất, thì nghe tim chỉ có tiếng thứ nhất; trên sơ đồ điện 
tim không có sóng P, thời gian nghỉ bù rõ. Nguyên nhân thường do máu vào tâm thất ít, áp lực 
máu ở tâm thất thấp.
- Tim đập nhanh từng đợt (loạn nhịp từng đợt): là những lần tim đập nhỏ, nhẹ và nhanh. 
Thực chất là nhịp ngoại tâm thu xuất hiện liên tiếp xen lẫn với những lần đập bình thường. 
Hiện tượng này có thể kéo dài đến vài phút hoặc vài ngày gây rối loạn tuần hoàn nghiêm 
49
trọng. Nguyên nhân thường do bệnh ở cơ tim, các bệnh gây đau đớn, thần kinh thực vật bị rối 
loạn.
- Loạn nhịp hoàn toàn: là mạch đập không có quy luật, lúc đầy lúc vơi, lúc nhanh lúc 
chậm, có khi mạch khuyết. Nghe tim cũng phát hiện được những dấu hiệu tương tự.
Trên sơ đồ điện tim không có sóng P mà chỉ có những gợn lăn tăn do cơ tâm nhĩ co bóp 
tạo thành.
Loạn nhịp hoàn toàn thường do bệnh của tim. Những kích thích bệnh lý vào cơ tim làm 
cho một đám cơ ở tâm nhĩ hoặc tâm thất co bóp không cùng một lúc. Nếu rối loạn chỉ xảy ra ở 
tâm nhĩ thì tuần hoàn có ảnh hưởng nhưng không đáng kể. Nếu rối loạn xảy ra ở tâm thất thì 
tuần hoàn bị rối loạn nặng, và con vật có thể chết đột ngột.
c) Do dẫn truyền trong tim rối loạn
Những xung động được hình thành đều đặn từ nốt Keith - Flack lan truyền đến tâm nhĩ, 
đến nốt Aschoff - Tawara, rồi theo bó His lan ra khắp tim, làm tim đập đều đặn. Sự dẫn truyền 
đó bị trở ngại ở bất kỳ một vị trí nào trên đường dẫn truyền đều là nguyên nhân dẫn đến tim 
đập rối loạn.
Dẫn truyền trong tim bị rối loạn có thể do tính dẫn truyền của tim yếu, hoặc do những 
tổn thương bệnh trên đường dẫn truyền gây nên. Rối loạn dẫn truyền trong tim bao gồm:
- Loạn nhịp do rối loạn dẫn truyền xung động từ nốt Keith - Flack xuống tâm nhĩ:
Khi dẫn truyền xung động từ nốt Keith - Flack xuống tâm nhĩ bị trở ngại làm tim không 
co bóp trong những khoảng rất ngắn và gây hiện tượng tim mất một vài lần đập (mạch 
khuyết) xen kẽ với những khoảng hoạt động bình thường. Hiện tượng này xảy ra không theo 
quy luật nào cả.
Kiểm tra bằng cách nghe tim, bắt mạch và ghi điện tâm đồ thì có thể phát hiện được 
hiện tượng mạch khuyết.
Loạn nhịp do rối loạn dẫn truyền từ nốt Keith - Flack xuống tâm nhĩ thường do thần 
kinh mê tẩu quá hưng phấn, ức chế nốt Keith - Flack hình thành xung động. Loạn nhịp sẽ mất 
nếu cho con vật vận động. Vì lúc vận động, thần kinh giao cảm hưng phấn, thần kinh phó giao 
cảm bị ức chế. Tác dụng của phó giao cảm lên nốt Keith - Flack sẽ yếu đi hoặc mất hẳn.
Loạn nhịp này thường thấy ở ngựa.
- Loạn nhịp do dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị rối loạn.
Xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất qua bó His, ứng với khoảng P – Q trên sơ đồ điện 
tim. Dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất trở ngại gây hiện tượng rối loạn tim đập 
(loạn nhịp). Dẫn truyền xung động xuống tâm thất có thể bị trở ngại hoàn toàn hoặc không 
hoàn toàn.
Nếu xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất trở ngại không hoàn toàn, thì xung động đến 
tâm thất chậm. Do đó tâm thất co bóp chậm và có khi thiếu một lần co bóp so với tâm nhĩ. 
Khi đó trên sơ đồ điện tim, khoảng P - Q kéo dài.
Dẫn truyền bị trở ngại không hoàn toàn có thể do thần kinh phó giao cảm quá hưng 
phấn tác động, cũng có thể do bệnh biến thực thể ở bó His. Nếu do thần kinh, thì ảnh hưởng 
đến tuần hoàn không lớn, vì lúc làm việc sẽ mất. Nếu do tổn thương ở bó His thì nguy hiểm 
hơn.
50
Nếu xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất trở ngại hoàn toàn, thì khi bắt mạch thấy tần 
số mạch giảm. Trên điện tâm đồ thấy sóng P tăng, sóng P và sóng tổng hợp QRS thay đổi.
Nguyên nhân chính thường do viêm cơ tim. Những con vật bị bệnh thường làm việc yếu 
và có thể chết đột ngột do tim ngừng đập.
d) Do cơ tim co bóp rối loạn
Tính hưng phấn của tim bình thường nhưng cơ tim co bóp vẫn bị rối loạn, có khi chỉ có 
một bộ phận co bóp, do đó tần số tim đập vẫn không thay đổi, nhưng lực đập không đều, 
mạch đầy, mạch vơi xen kẽ.
Kiểm tra loại loạn nhịp này phải bắt mạch. Nghe tim thường không phát hiện được.
Nguyên nhân chủ yếu là do suy tim, cao huyết áp. Tiên lượng thường là không tốt.
Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ loạn nhịp mà có thể làm con vật chết đột ngột hoặc có 
thể không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia súc.
V. Khám tĩnh mạch
Khám tĩnh mạch bằng phương pháp nhìn, sờ, nắn, nghe có thể biết được tình trạng tuần 
hoàn của cơ thể, những tổn thương ở tim và mạch quản, có khi cả những thay đổi tính chất 
của máu.
1. Tĩnh mạch xung huyết.
Quan sát độ xung huyết ở tĩnh mạch trên bề mặt cơ thể hoặc ở niêm mạc. ở ngựa quan 
sát ở tĩnh mạch bụng ngoài, trâu bò quan sát ở tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch vú.
Tĩnh mạch xung huyết có thể cục bộ hoặc toàn thân.
Nếu ứ máu tĩnh mạch toàn thân sẽ thấy ứ máu tĩnh mạch dưới ngực, bụng, bốn chân, 
đặc biệt là tĩnh mạch cổ, tính mạch vú và tĩnh mạch ngoài ngực nổi lên rất rõ.
Nguyên nhân gây ứ máu tĩnh mạch: suy tim, van 3 lá đóng không kín, hẹp lỗ nhĩ thất 
phải, bao tim bị viêm, tích nước.
ứ máu tính mạch cục bộ thường do viêm ở cục bộ, khối u chèn ép hoặc do nhồi huyết, 
vết sẹo làm tắc tĩnh mạch gây ứ máu. Nếu ứ máu nặng thì mạch căng rộng và sẽ gây thuỷ 
thũng cục bộ.
2. Tĩnh mạch đập.
Tim hoạt động làm thay đổi dung tích tĩnh mạch gọi là tĩnh mạch đập. Hiện tượng đó 
quan sát được khá rõ ở phần dưới tĩnh mạch cổ ngựa, bò.
a) Tĩnh mạch đập âm tính: là tĩnh mạch đập cùng kỳ tim giãn. Tim đập chậm, tĩnh mạch 
đập càng rõ. Lấy tay đè lên tĩnh mạch cổ thì phần gần tin tĩnh mạch xẹp hẳn dù tim co hay 
nghỉ; phần xa tim máu dồn đầy tĩnh mạch làm cho nó căng lên. Tính mạch đập âm tính là hiện 
tượng sinh lý bình thường.
b) Tĩnh mạch đập dương tính: là tĩnh mạch nẩy lên cùng với kỳ tâm thất thu. Nguyên 
nhân là do hở van 3 lá, khi tim co, máu chảy ngược lại tâm nhĩ rồi vào tĩnh mạch cổ mà gây 
lên. Lấy tay đè lên tĩnh mạch cổ thấy phần gần tim ứ máu khi tim co.
c) Tĩnh mạch cổ đập động: là do động mạch cổ đập quá mạnh ảnh hưởng đến tĩnh mạch 
cổ. Hiện tượng này là sinh lý ở bò nhưng là bệnh lý đối với các loài khác. Thường là do hở 
van động mạch chủ.
51
VI. Huyết áp
1. Huyết áp động mạch
Huyết áp động mạch thay đổi theo kỳ tâm trương. Lúc tâm thất co bóp, huyết áp trong 
động mạch cao nhất (huyết áp tối đa). Lúc tâm trương, huyết áp trong động mạch thấp nhất 
(huyết áp tối thiểu).
Huyết áp thay đổi theo vị trí mạch quản. Ví dụ huyết áp ở phần đầu của động mạch chủ 
là 200 mmHg, động mạch phổi là 50 - 70 mmHg.
Huyết áp cao thấp phụ thuộc lực co bóp của tim, lòng huyết quản to hay nhỏ, lực trương 
của huyết quản, độ nhớt và tốc độ máu chảy. Tim càng co mạnh, các vi huyết quản co nhỏ, độ 
nhớt máu cao, tốc độ máu chảy chậm, thì huyết áp càng cao. Trong phạm vi nhất định, lực tim 
co yếu thì huyết quản co nhỏ để ổn định huyết áp nên tốc độ máu chảy đến các huyết quản 
không đổi.
Mạch và huyết áp liên quan với nhau: mạch càng nhanh, huyết áp càng thấp: tuổi, tính 
biệt, tình trạng lao tác và nhiệt độ môi trường đều ảnh hưởng đến huyết áp.
Loài vật Huyết áp tối thiểu Huyết áp tối đa
Bò 30 - 50 110 - 140
Ngựa 35 - 50 110 - 120
Dê, cừu 50 - 65 100 - 120
Lợn 45 - 55 135 - 155
Chó 30 - 40 120 - 140
a) Những thay đổi bệnh lý
- Huyết áp cao (Hypertonia): ở gia súc thường xuất hiện không lâu dài như ở người, hay 
gặp trong các bệnh gây đau đớn, teo thận, trúng độc trì, khi tâm thất trái nở dày, van động 
mạch chủ đóng không kín.
Huyết áp thấp (Hypotonia): thấy trong các trường hợp thiếu máu, mất máu, xẹp mạch.
Huyết áp tối đa tăng, huyết áp tối thiểu giảm lúc van động mạch chủ đóng không kín, 
con vật bị choáng.
Huyết áp tối đa giảm, huyết áp tối thiểu tăng khi lỗ nhĩ thất trái hẹp.
b) Cách đo huyết áp động mạch
Thường dùng các phương pháp đo gián tiếp.
Trâu, bò, ngựa, la, lừa: đo huyết áp ở động mạch đuôi
Dê, cừu, lợn: đo huyết áp ở động mạch chân trước.
Huyết áp kế gồm có một túi cao su, một bóng cao su và một bảng có khắc độ là nơi đọc 
kết quả dựa vào sự di chuyển của cột thuỷ ngân. Bóng cao su để bơm khí vào túi cao su, khi 
cần lại xả hết khí ra.
52
Đo huyết áp theo cách sờ mạch: cột chặt túi cau su vào khấu đuôi, một tay sờ mạch ở 
phần ngoài, một tay bóp bóng cao su để bơm khí vào túi cao su. Bơm đến khi không sờ thấy 
mạch đập. Lúc này áp lực trong túi cao su lớn hơn áp lực động mạch. Xả dần khí ra cho tới 
khi thấy xuất hiện mạch đập. Lúc này nhìn chỉ số trên cột thuỷ ngân chính là huyết áp tối đa.
Tiếp tục xả khí đến khi mạch đập trở lại bình thường. Nhìn chỉ số trên cột thuỷ ngân 
chính là huyết áp tối thiểu.
Có thể dùng khí áp kế nối với túi cao su, có kim chuyển động theo áp lực khí trong túi 
cao su thay đổi.
2. Huyết áp tĩnh mạch
Đo huyết áp tĩnh mạch bằng phương pháp trực tiếp ở tĩnh mạch cổ.
Cách đo: cắt sạch lông vùng giữa cổ, sát trùng. Một đầu dây cao su gắn vào kim tiêm, 
đầu con lại gắn với huyết áp kế. Sát trùng ống cao su và kim, rồi tráng ống và kim bằng xitrat 
natri 5%. Chích kim vào tĩnh mạch, hạ huyết áp kế sao cho số không (0) trên huyết áp kế 
thăng bằng với vị trí chích kim. Máu chảy vào ống cao su làm thay đổi cột nước trong huyết 
áp kế. Chỉ số đo được chính là huyết áp tĩnh mạch.
Ở bò, huyết áp tĩnh mạch cổ là 80 - 180 mm; ngựa là 80 – 130 mm nếu đo ở tĩnh mạch 
cổ, là 80 - 120 mm nếu đo ở tĩnh mạch ngoài ngực.
Huyết áp tĩnh mạch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: giống, tuổi, tính biệt, trạng thái 
dinh dưỡng, thần kinh, nhiệt độ môi trường.
Huyết áp tĩnh mạch cao lúc cơ tim biến tính, cơ tim thoái hoá, hẹp lỗ nhĩ thất phải, van 
ba lá đóng không kín; đặc biệt là viêm bao tim do ngoại vật, huyết áp tĩnh mạch có thể lên cao 
620 mm cột nước. Thiếu vitamin A, huyết áp tính mạch cũng cao.
Huyết áp tĩnh mạch thấp khi cơ thể bị mất máu nhiều, lúc trúng độc, lúc bị choáng.
VII. Khám chức năng tim
Các phương pháp khám tim mạch kể trên có lúc không phát hiện được những bệnh của 
hệ tim mạch, nhất là lúc chưa có những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Tim lúc đầu còn 
có khả năng làm bù, và trong các trường hợp ấy, người ta dùng các phương pháp khám chức 
năng.
Khám chức năng tim bằng cách tạo một điều kiện cho tim làm việc mạnh, và qua phản 
ứng của hệ tim mạch để đánh giá chức năng của nó. Kiểm tra chức năng thường dùng các 
phương pháp sau:
1. Bắt con vật chạy.
Bắt con vật chạy 10 phút trên đường thẳng rồi kiểm tra xem tần số mạch, tần số hô hấp 
tăng bao nhiêu lần so với bình thường; và sau bao nhiêu thời gian thì trở lại bình thường.
Ngựa: sau 10 phút chạy, mạch tăng 50 - 65 lần/phút, và trở lại bình thường sau 3 - 7 
phút. Trong trường hợp tim bị rối loạn, mạch có thể lên đến 90 lần/ phút, và trở lại bình 
thường sau 10 - 30 phút.
2. Bịt mũi.
Bịt mũi, mồm con vật trong 30 - 45 giây, rồi sau đó xem phản ứng của tim.
Sau khi bắt con vật ngừng thở, do trong máu tích tụ nhiều khí CO2 sẽ kích thích trung 
khu hô hấp và làm tim đập nhanh. Nếu con vật khoẻ thì huyết áp động mạch và huyết áp tĩnh 
53
mạch tăng. Nếu chức năng tim bị rối loạn, hoạt động tim không thay đổi hay thay đổi rất ít. 
Lúc tim bị tổn thương, mất khả năng làm bù thì huyết áp giảm rõ rệt.
Phương pháp này có thể áp dụng cho các loại gia súc và vào bất kỳ lúc nào; đặc biệt để 
chẩn đoán sớm rối loạn cơ tim, thoái hoá cơ tim, xơ hoá cơ tim.
Câu hỏi ôn tập
- Trình bày hiện tượng tim đập động?
- Các tiếng tim bệnh lý?
- Thế nào là mạch đập và vị trí kiểm tra, phương pháp bắt mạch?
- Tĩnh mạch đập dương tính, âm tính, đập động?
- Huyết áp là gì, cách đo huyết áp động mạch?
- Các phương pháp kiểm tra chức năng tim?
Tài liệu tham khảo
- Hệ tuần hoàn – Wikipedia tiếng Việt: 
- Bệnh tim mạch: 
- Điện tâm đồ - Wikipedia tiếng Việt: Điện_tâm_đồ - 30k
- Hồ Văn Nam (1979), Chẩn đoán bệnh không lây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
54

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chuan_doan_benh_thu_y_vu_van_hai_phan_1.pdf
Ebook liên quan