Bài giảng Đánh giá kinh tế y tế - Nguyễn Quỳnh Anh

Tóm tắt Bài giảng Đánh giá kinh tế y tế - Nguyễn Quỳnh Anh: ...GIÁ KINH TẾ TOÀN PHẦN(1) CMA (2) CEA(3) CUA (4) CBANOCÓToàn bộ CHI PHÍ và KẾT QUẢ của các kế hoạch/ chương trình khác nhau đều được xét đến?Có sự so sánh giữa ít nhất 2 kế hoạch/ chương trình khác nhau?(1) PHÂN TÍCH GIẢM THIỂU HOÁ CHI PHÍ - CMAĐây là phương pháp đơn giản nhất trong các phương pháp p...ng đơn vị tiền tệ thì chúng được so sánh với các chương trình/can thiệp y tế khác, hay với các chương trình không thuộc lĩnh vực y tế(4) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCHToàn bộ chi phí và kết quả được tính bằng $Ví dụ: phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân xơ gan ở bệnh viện X Chi phí phương pháp cũ: 1 ... can thiệp ICER = [(Chi phí)2 – (Chi phí)1]/[(Kết quả)2 – (Kết quả)1]Phiên giải: Để thu thêm được 1 đơn vị kết quả (đơn vị tự nhiên, đơn vị “thoả dụng”, đơn vị tiền tệ) thì cần thêm/tiết kiệm bao nhiêu đơn vị chi phí.Ví dụ: 2 Chương trình can thiệp tại huyện A với cùng mục đích làm tăng số lượng bện...

ppt49 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Đánh giá kinh tế y tế - Nguyễn Quỳnh Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾNGUYỄN QUỲNH ANHBM KINH TẾ Y TẾTÀI LIỆU THAM KHẢOSlide bài giảngVũ X. P., (2007) Giáo trình Kinh tế y tế, Đại học Y tế công cộng (tài liệu bắt buộc)Phạm Trí Dũng, Nguyễn Thanh Hương (2002). Những vấn đề cơ bản của Kinh tế y tếM. Drummond, M. Sculpher (2005) Methods for the Economic Evaluation of Health Care programmes, 3rd edition.MỤC TIÊU BÀI HỌCMô tả khái niệm, đặc điểm của từng phương pháp đánh giá kinh tế y tế cũng như các bước thực hiện. Áp dụng phương pháp đánh giá kinh tế y tế phù hợp cho trường hợp cụ thể.HIỆU LỰC ~ HIỆU QUẢ HIỆU QUẢ vs. HIỆU LỰCHiệu lực: Đạt được kết quả/mục tiêu đã đặt raHiệu quả: Đạt được kết quả/mục tiêu với nguồn lực ít nhất có thể. 	Hiệu quả phụ thuộc nhiều vào mục tiêu đặt ra.MỤC TIÊU HỆ THỐNG Y TẾMục tiêu chủ yếu của hệ thống y tế chính là nâng cao/cải thiện sức khoẻ cho cộng đồngHạn chế tỷ lệ chết sớmNâng cao chất lượng cuộc sốngCông bằng trong chăm sóc sức khoẻHiệu quả trong y tế: Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng nguồn quỹ y tế một cách tốt nhất để đạt được những mục tiêu trên?VÍ DỤNguồn quỹ hiện có: 300 triệu đồngPhương án 1: Thực hiện chương trình can thiệp nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ trong độ tuổi 15 – 49. Phương án 2: Thực hiện chương trình can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện sớm ung thư trong cộng đồng.Phương án 3: Hỗ trợ cho chương trình phẫu thuật “Trái tim cho em”.BẰNG CHỨNG CHO CHÍNH SÁCH Y TẾQuy mô và phân bổ của vấn đề sức khoẻ: nghiên cứu gánh nặng bệnh tật (BoD - burden of disease)Chi phí và tác động của can thiệp y tế: Nghiên cứu chi phí bệnh tật (CoI – Cost of Illness) và nghiên cứu chi phí – hiệu quả (CEA – cost effectiveness analysis)ĐÁNH GIÁ KINH TẾ“Phân tích mang tính so sánh giữa các kế hoạch/chương trình/phương hướng hành động khác nhau về cả chi phí và kết quả nhằm hỗ trợ cho các quyết định chính sách (M. Drummond, 2005)”.ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾSử dụng các phương pháp và công cụ của kinh tế, ĐGKTYT là một cuộc điều tra có hệ thống về cấu trúc, các hoạt động, chi phí và kết quả của các chương trình/can thiệp y tế.Chọn lựaChương trình/ Dự án AChương trình/ Dự án để so sánh BChi phí AChi phí BKết quả AKết quả BTẠI SAO CẦN ĐÁNH GIÁ KTYT?Nguồn lực khan hiếm  Chính sự khan hiếm bắt chúng ta phải lựa chọn và một khi lựa chọn thực hiện một việc gì có nghĩa là chúng ta chấp nhận “hi sinh” hay “từ bỏ” các cơ hội khácChi phí CSSK ngày càng tăng (già hoá dân số, kỹ thuật ngày càng hiện đại và đắt tiền.....)  Liệu có hiệu quả? đáng đồng tiền?  Bằng chứng cho chính sách y tếMỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ KTYTĐánh giá hiệu quả giúp chúng ta trả lời các câu hỏi sau:Liệu chương trình/dự án/dịch vụ CSSK này có đáng để thực hiện so với những việc khác mà chúng ta có thể làm cùng với nguồn lực như nhau? (hiệu quả phân bổ - làm cái gì)Liệu chúng ta có bằng lòng với cách sử dụng nguồn lực dành cho CSSK theo cách này hơn so với các cách khác không? (hiệu quả kỹ thuật – làm như thế nào)Nâng cao các quyết định liên quan đến phân bổ nguồn lực trong y tếCải thiện chất lượng chương trình đang được triển khai Rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình trong tương lai Quyết địnhNhóm vận động ủng hộMối quan tâm mang tính cá nhânCác cam kết hiện tạiPhương tiệntruyền thôngBằng chứng về chi phí – hiệu quảYẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC RA QUYẾT ĐỊNHGánh nặng bệnh tật (BoD)Mối quan tâm mang tính chính trịMối quan tâm mang tính chuyên mônNguồn lực hiện cóCông bằngPHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KTYTĐánh giá kinh tế xem xét hiệu quả sử dụng các nguồn lực  	Đánh giá Kinh tế ~ Đánh giá Hiệu quả (Economic Evaluation) (Efficiency Evaluation)PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KTYT(1) Phân tích giảm thiểu hoá chi phí 	(Cost Minimization Analysis - CMA)(2) Phân tích chi phí – hiệu quả 	(Cost-Effectiveness Analysis - CEA)(3) Phân tích chi phí – hữu dụng 	(Cost-Utility Analysis - CUA) (4) Phân tích chi phí – lợi ích 	(Cost-Benefit Analysis - CBA) PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KTYTKHÔNGCÓChỉ xem xét KẾT QUẢChỉ xem xétCHI PHÍ1A ĐÁNH GIÁ MỘT PHẦN 1B Mô tả kết quả đầu ra Mô tả chi phí3A ĐÁNH GIÁ 1 PHẦN 3B Đánh giá hiệu quả Phân tích chi phí2 ĐÁNH GIÁ MỘT PHẦN Mô tả chi phí – kết quả4 ĐÁNH GIÁ KINH TẾ TOÀN PHẦN(1) CMA (2) CEA(3) CUA (4) CBANOCÓToàn bộ CHI PHÍ và KẾT QUẢ của các kế hoạch/ chương trình khác nhau đều được xét đến?Có sự so sánh giữa ít nhất 2 kế hoạch/ chương trình khác nhau?(1) PHÂN TÍCH GIẢM THIỂU HOÁ CHI PHÍ - CMAĐây là phương pháp đơn giản nhất trong các phương pháp phân tích hiệu quả can thiệpKhi kết quả của các can thiệp như nhau về mọi mặt (đơn vị đo lường và mức độ) thì chỉ cần xem xét chi phí.Mục đích: lựa chọn can thiệp có chi phí thấp nhất để đạt được cùng một kết quả đầu ra(1) PHÂN TÍCH GIẢM THIỂU HOÁ CHI PHÍGiả định đưa ra là 2 can thiệp có cùng tác động Ví dụ: Chương trình can thiệp A và B có cùng tác động: tăng tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu từ 30% lên 60% vào cuối năm 2010Nghiên cứu cần xác định đúng và đủ các chi phí của mỗi can thiệp để chọn can thiệp có hiệu quả nhất (nghĩa là có chi phí thấp nhất)(2) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ (CEA)Khi hiệu quả của các can thiệp khác nhau về mức độ nhưng có thể được đo lường bằng đơn vị tự nhiên như nhau thì các can thiệp sẽ được so sánh dựa trên chi phí cho một đơn vị hiệu quả Chi phí được tính bằng đơn vị tiền tệKết quả được tính bằng đơn vị tự nhiên, ví dụ: số năm sống, số người được cứu sống, số ngày không có cơn hen, số ca ung thư được phát hiện trong cộng đồng,..Ví dụ: phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân xơ gan ở bệnh viện XChí phí phương pháp cũ: 1 tỷ đChi phí phương pháp mới: 800 triệu đLợi ích của phương pháp cũ: ngăn ngừa 4 ca có thể tử vongLợi ích của phương pháp mới: ngăn ngừa 7 ca có thể tử vong(2) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ(3) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HỮU DỤNG (CUA)Khi các can thiệp tác động đến cả số lượng và chất lượng cuộc sống, từ đó mang lại một hay nhiều kết quả khác nhau (có thể khác cả về đơn vị đo lường và mức độ) thì chúng ta có thể đo lường hiệu quả bằng mức độ “thỏa dụng” và các can thiệp được so sánh dựa trên chi phí cho một đơn vị “thỏa dụng”.Chi phí được tính bằng đơn vị tiền tệKết quả được tính bằng mức độ “thỏa dụng”, bao gồm cả thời gian sống (số lượng) và mức độ khỏe mạnh (chất lượng cuộc sống), ví dụ: QALYs (số năm sống được điều chỉnh theo chất lượng cuộc sống), DALYs (số năm sống mất đi điều chỉnh theo mức độ tàn tật) ngăn ngừa được 	Ví dụ: 1 năm sống với bệnh tim mạch có chất lượng bằng ½ năm sống khỏe mạnh(3) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HỮU DỤNGVí dụ: phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân xơ gan ở bệnh viện XChí phí phương pháp cũ: 1 tỷ đChi phí phương pháp mới: 800 triệu đLợi ích của phương pháp cũ: ngăn ngừa 40 DALYs (nghĩa là giữ lại 40 năm sống khỏe mạnh lẽ ra bị mất đi do bệnh xơ gan)Lợi ích của phương pháp mới: ngăn ngừa 70 DALYs(3) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HỮU DỤNG(4) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH (CBA)Khi cả chi phí và kết quả của can thiệp có thể được đo lường bằng đơn vị tiền tệ thì chúng được so sánh với các chương trình/can thiệp y tế khác, hay với các chương trình không thuộc lĩnh vực y tế(4) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCHToàn bộ chi phí và kết quả được tính bằng $Ví dụ: phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân xơ gan ở bệnh viện X Chi phí phương pháp cũ: 1 tỷ đChi phí phương pháp mới: 800 triệu đLợi ích của phương pháp cũ: 2 tỷ đLợi ích của phương pháp mới: 3,5 tỷ đCÁC LOẠI CAN THIỆPCác can thiệp độc lập với nhau (independent interventions) việc thực hiện dự án này không phụ thuộc vào việc có hay không thực hiện dự án khácA1. Các can thiệp không có tương tác về chi phí và tác độngA2. Các can thiệp có tương tác về chi phí và tác động khi được triển khai đồng thờiCác can thiệp mang tính loại trừ lẫn nhau (mutually exclusive interventions) nếu thực hiện can thiệp này thì không thể thực hiện can thiệp kiaA. CÁC CAN THIỆP ĐỘC LẬP VỚI NHAU	Phân tích gồm các bước cơ bản sau:1. Đo lường chi phí của các can thiệp ($)2. Đo lường kết quả của các can thiệpLưu ý: Sử dụng đơn vị đo lường phù hợp (khả thi, chính xác) để đo kết quả của chương trình, can thiệp3. Tính tỷ số hiệu quả cho mỗi can thiệp 	R = (Chi phí)/(Kết quả)4. Lựa chọn tất cả các can thiệp/chương trình có hiệu quả cao (tỷ số hiệu quả “tích cực”)PHIÊN GIẢI KẾT QUẢTỷ số hiệu quả của can thiệp R = (Chi phí)/(Kết quả)Phiên giải: Để đạt được 1 đơn vị kết quả (đơn vị tự nhiên, đơn vị “thoả dụng”, đơn vị tiền tệ) thì cần bao nhiêu đơn vị chi phí.Ví dụ: Chương trình can thiệp tại huyện A nhằm tăng số lượng bệnh nhân hen xuyễn được điều trị dự phòng cơn cấp trong năm 2009 có tỷ số hiệu quả RA = 300 triệu đồng/150 người bệnh = 2.Chương trình can thiệp tại huyện B có cùng mục tiêu như chương trình can thiệp tại huyện A, trong năm 2009 có tỷ số hiệu quả RB = 550 triệu đồng/250 người bệnh = 2,2. R càng nhỏ càng tốt hay càng lớn càng tốt?PHÂN TÍCH CÁC CAN THIỆP ĐỘC LẬPB. CÁC CAN THIỆP LOẠI TRỪ LẪN NHAU1. Đo lường chi phí của các can thiệp2. Tính chênh lệch chi phí của từng cặp can thiệp3. Đo lường kết quả của các can thiệp4. Tính chênh lệch kết quả của từng cặp can thiệp5. Tính tỷ số hiệu quả chênh lệch/gia tăng ICER = (chênh lệch chi phí)/(chênh lệch kết quả)6. Cân đối với ngân sách để chọn can thiệp hiệu quả nhất	Tỷ số ICER (Incremental Cost-Effectiveness Ratio)	Tỷ số hiệu quả chênh lệch/gia tăngICER = [(Chi phí)2 – (Chi phí)1]/[(Kết quả)2 – (Kết quả)1]	Trong đó(Chí phí)2: Chi phí của can thiệp 2(Chí phí)1: Chi phí của can thiệp 1(Kết quả)2: Kết quả của can thiệp 2(Kết quả)1: Kết quả của can thiệp 1Lưu ý: 	1. Nếu trước đó chưa có can thiệp thì ta so sánh với 	trường hợp “không làm gì cả”	2. Sắp xếp các can thiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn 	dựa trên kết quả can thiệpPHIÊN GIẢI KẾT QUẢTỷ số hiệu quả chênh lệch/gia tăng của các can thiệp ICER = [(Chi phí)2 – (Chi phí)1]/[(Kết quả)2 – (Kết quả)1]Phiên giải: Để thu thêm được 1 đơn vị kết quả (đơn vị tự nhiên, đơn vị “thoả dụng”, đơn vị tiền tệ) thì cần thêm/tiết kiệm bao nhiêu đơn vị chi phí.Ví dụ: 2 Chương trình can thiệp tại huyện A với cùng mục đích làm tăng số lượng bệnh nhân hen xuyễn được điều trị dự phòng cơn cấp trong năm 2009 có tỷ số hiệu quả chênh lệch:ICER = 0.2, ý nghĩa??ICER = - 0.3, ý nghĩa??PHÂN TÍCH CÁC CAN THIỆP LOẠI TRỪ LẪN NHAULƯU ÝTỷ số hiệu quả của P4 = 140/2200 = 0.0636 Tỷ số hiệu quả của P5 = 170/2600 = 0.0654Như vậy, xét riêng thì P4 hiệu quả hơn so với P5, nhưng vì mục tiêu là đạt được càng nhiều kết quả trong CSSK càng tốt, và nếu thực hiện P5 thay vì P4 thì chi phí phải trả cho mỗi đơn vị lợi ích tăng thêm chỉ là 0.08 (có thể là mức chấp nhận được) do vậy có thể quyết định thực hiện P5 nếu như nguồn lực cho phépCÂU HỎI THẢO LUẬN THÊMNếu Lợi ích của P4 = P5 thì sao? Khi đó chênh lệch kết quả = 0, tỷ số ICER không tính được, liệu có phải không thể tiến hành đánh giá 2 can thiệp này được không?BIỂU ĐỒ CÁC KHẢ NĂNG CÓ THỂ XẢY RA Can thiệp có kết quả thấp hơn và chi phí thấp hơnBACDKết quả cao hơnChi phí cao hơnChi phí thấp hơnKết quả thấp hơnCan thiệp có kết quả thấp hơnvà chi phí cao hơn Can thiệp có kết quả cao hơn và chi phí cao hơn Can thiệp có kết quả cao hơn và chi phí thấp hơn“TAM GIÁC” CHÍNH SÁCHChênh lệch chi phíSức khỏe giảmA. Chi phí ↓, sức khỏe ↑B. Chi phí ↑, sức khỏe ↑C. Chi phí ↑, sức khỏe ↓Chi phí ↓, sức khỏe ↓Sức khỏe tăng231MỨC CHẤP NHẬN CHI TRẢWillingness to pay – mức sẵn lòng/chấp nhận chi trả là khoản tiền tối đa mà cá nhân sẵn sàng bỏ ra để có được một hàng hoá hay dịch vụ“Quy ước” kinh tế vĩ mô trong Y tế“Rất chi phí – hiệu quả” ( 3 x GDP/đầu người cho 01 DALY ngăn ngừa được)ĐẶT MỐC GIỚI HẠN/NGƯỠNG THEO MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ TRONG CAN THIỆP Y TẾChênh lệch chi phíSức khỏe mất điA. Tiết kiệm chi phí, nâng cao sức khỏeC. Tốn chi phí, giảm sức khỏeTiết kiệm chi phí, giảm sức khỏeSức khỏe đạt đượcĐƯỜNG GIỚI HẠN/NGƯỠNG (Không bao giờ chi tiều nhiều hơn mức này cho 1 đơn vị kết quả)LỰA CHỌN CAN THIỆPChi phíKết quả/lợi íchAA+BA+B+CXX+YC+Y+ZChương trình cai nghiện thuốc láChương trình sức khỏe sinh sảnMỨC CHẤP NHẬN CHI TRẢ CAOChi phíLợi íchAA+B+CXX+YC+Y+ZCác can thiệp cai nghiện thuốc láCác chương trình sức khỏe sinh sảnĐƯỜNG DỐC GIỚI HẠNNGƯỠNG 1(Không bao giờ nằm trên đường giới hạn có độ dốc hơn so với những đường này)MỨC CHẤP NHẬN CHI TRẢ THẤPChi phíLợi íchAA+BA+B+CXX+YC+Y+ZCác can thiệp cai nghiện thuốc láCác chương trình sức khỏe sinh sảnĐƯỜNG DỐC GIỚI HẠN NGƯỠNG 2CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾBước 1: Xác định khuôn khổ/quy mô của 	ĐGKTYT Xác định mục tiêu và các câu hỏi mà đánh giá sẽ trả lời Xác định đối tượng đánh giá Giới hạn về không gian và thời gian của đánh giáBước 2: Thiết kế đánh giá Xác định rõ can thiệp y tế là gì, đối tượng phục vụ là aiLựa chọn phương pháp đánh giá kinh tế phù hợp (mô hình/phương pháp phân tích, đội ngũ đánh giá, phương thức triển khai)Phương pháp “bóc tách” tác động của can thiệp y tế từ các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến cùng đối tượngCÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐGKTYTBước 2: Thiết kế đánh giá (tiếp)Tác động/kết quả/hiệu quả được đo lường như thế nào?Kế hoạch tập hợp và thu thập số liệu (số liệu đã có trước khi can thiệp xảy ra, chi phí cho can thiệp, chỉ số đo lường kết quả)Bước 3: Thực hiện đánh giá, phân tích, và viết báo cáoCÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐG KTYTCHÚNG TA HỌC ĐƯỢC GÌ?PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾPhương pháp ĐGChi phíKết quảKết quả nghiên cứuGiảm thiểu hoá chi phí (CMA) $Như nhau về mọi mặt (đơn vị đo lường và mức độ)Phương án chi phí thấp nhấtPhân tích chi phí – hiệu quả (CEA)$Đơn vị đo lường tự nhiên chung, mức độ khác nhau.Chi phí/đơn vị kết quảVD: Chi phí cho mỗi năm sống thêmPhân tích chi phí – hữu dụng (CUA)$Một hay nhiều kết quả, không nhất thiết phải cùng đơn vị đo lường chung, sử dụng đơn vị đo lường tính đến chất lượng cuộc sống.Chi phí/đơn vị kết quảVD: Chi phí cho mỗi năm sống mạnh khoẻ, (cost per QALY)Phân tích chi phí – lợi ích (CBA)$Tương tự như CUA, sử dụng đơn vị đo lường bằng $Chi phí/đơn vị kết quảVD: Chi phí/Lợi íchXIN CÁM ƠN!

File đính kèm:

  • pptbai_giang_danh_gia_kinh_te_y_te_nguyen_quynh_anh.ppt