Bài giảng học phần Phân loại thực vật - Trương Thị Mỹ Phẩm
Tóm tắt Bài giảng học phần Phân loại thực vật - Trương Thị Mỹ Phẩm: ...(màu hồng) và phycoxyanin (màu xanh) giống của Khuẩn lam. Nhờ 2 chất màu phụ này có khả năng hút các tia xanh, tia lục, Tảo đỏ có thể sống ở những mức nước khá sâu. Tuỳ theo hàm lượng các chất màu mà cơ thể có màu đỏ tươi, đỏ tía, hồng hay gần như xanh. Đại đa số tế bào Tảo đỏ không có hạch ... sự thụ tinh có hiệu quả nhất. Noãn được bảo vệ và phát triển ở trong bầu là ưu thế của thực vật Hạt kín so với thực vật Hạt trần. Sau khi thụ tinh, bầu phát triển thành quả chứa hạt bên trong nên gọi là hạt kín. Sự xuất hiện hoa, quả biểu hiện tính thích nghi cao độ của thực vật Hạt kín đ...Lour), Căm xe (Xylia dolabriformis Benth.) Phân họ vang (Caesalpinioideae) Gồm cây gỗ hoặc cây bụi. Lá kép lông chim 1-2 lần. Lá kèm thường sớm rụng, cụm hoa hình chùm hoặc ngù, hoa không đều. Đài 5 mảnh, tiền khai hoa thìa. Bộ nhị ít khi đủ 10 thường còn 8-7, xếp 2 vòng. Lá noãn 1, bầu tr...
thể màu, các u lồi. Vặn ốc vi cấp và đưa kính tụ quang lên để quan sát rãnh và đường vân trên vỏ. Sau khi quan sát cấu tạo của tế 122 bào, chuyển về vật kính bé để tìm xem có dạng tảo nào nằm nghiêng không. Nếu có thì chuyển sang vật kính lớn để xem hai mảnh vỏ úp lên nhau. Vẽ cấu tạo chi tiết của tảo thuyền hoặc tảo lông chim quan sát được. 3. Ngành Tảo lục (Chlorophyta) Quan sát tảo cầu (Chlorococus sp.): Lấy một ít giọt nước có mẫu tảo hoặc dùng kim mũi nhọn gẩy lấy các bụi màu lục trên miếng vỏ cây, đặt lên kính rồi nhỏ thêm một giọt nước cất. Đưa lên kính hiển vi quan sát ở vật kính nhỏ. Sau đó chuyển sang vật kính lớn quan sát. Tìm xem trong số các tảo cầu có hiện tượng sinh sản không. Vẽ cấu tạo chi tiết một một tảo cầu. Chú ý: Khi quan sát giọt nước có tảo cầu, ta cũng có thể gặp các tảo đơn bào khác cũng có hình cầu. Cần chú ý phân biệt với tảo cầu ở chỗ các tảo này có kích thước tương đối lớn hơn và không sống riêng rẽ từng tế bào một. Quan sát tảo lưỡi liềm (Closterium sp.) Lấy một giọt nước ở mẫu đã chuẩn bị, cho lên phiến kính, đậy lá kính rồi quan sát ở kính hiển vi với vật kính bé để tìm tảo lưỡi liềm. Lên vật kính lớn để quan sát cấu tạo. Chú ý đến hiện tượng đối xứng của hai nữa tế bào. Quan sát kĩ thể màu, hạch tạo bột, không bào ở 2 đầu. Chú ý tìm nhân ở mạn giữa (nếu kính tốt sẽ thấy rõ, không cần nhuộm). Vẽ hình cấu tạo chi tiết tảo lưỡi liềm. Quan sát tảo mắt lưới (Hydrodiction sp.) Lấy một mảnh tập đoàn tảo lưới, quan sát bằng mắt thường (hoặc qua lúp) các mắt lưới, chú ý số lượng tế bào trên mắt lưới. Tách riêng một mắt lưới lên phiến kính, quan sát cấu tạo tế bào dưới kính hiển vi ở bội giác bé: chú ý vách tế bào, thể màu hình mạng và các hạch tạo bột. Nhân chỉ thấy khi nhuộm màu bằng hematoxilin hoặc đỏ carmin. Chú ý các tảo dạng sinh sản vô tính, tìm các lưới con trong tế bào mẹ. Vẽ vài mắt lưới quan sát bằng lúp, một mắt lưới với cấu rạo chi tiết các tế bào, lưới con trong tế bào mẹ (nếu thấy). Quan sát tảo xoắn (Spirogyra sp.) 123 Dùng kim mũi nhọn lấy một sợi tảo cho lên phiến kính, đặt lên kính hiển vi quan sát dưới bội giác bé để thấy hình dạng chung của sợi. Sau đó lên vật kính có bội giác lớn để quan sát kĩ các hạch tạo bột nằm trên thể màu, nếu kính tốt có thể thấy nhân. Vẽ hình dạng chung của sợi, chi tiết một tế bào. Lấy vài sợi tảo xoắn (thu vào mùa thu) có màu lục thẩm đặt lên phiến kính rồi quan sát ở bội giác bé. Để ý tìm các sợi các u lồi. Tìm và vẽ các giai đoạn của quá trình tiếp hợp. 4. Ngành Tảo vòng (Charophyta) Quan sát tảo vòng (Chara sp.) Lấy một tản tảo vòng có cả rễ giả, trước tiên quan sát bằng lúp toàn bộ tản. Chú ý “thân” phân đốt, cách sắp xếp thành vòng của “cành” và “lá”. Cắt một phần của “cành”, bỏ lên phiến kính rồi quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính bé để thấy cấu tạo chi tiết của gióng, mấu và “lá”. Vẽ hình. Quan sát kĩ các cơ quan sinh sản ở các mấu cành, chú ý phân biệt vị trí, hình dạng và màu sắc của túi tinh và túi noãm (khi chin túi tinh có màu đỏ tươi, còn túi noãn có màu vàng cam). Đếm số lượng răng ở đỉnh túi noãn (số răng tương đương với số tế bào xoắn bao quanh túi noãn). Chú ý quan sát noãn cầu nằm trong túi noãn (dễ nhìn thấy bởi chỉ có một lớp tế bào bao ngoài). Dùng kim mũi mác dầm nhẹ, có thể thấy được tế bào vách túi tinh và các tinh trùng. Nhiều khi trên các mẫu ta chỉ thấy túi noãn, trong trường hợp đó có thể quá trình thụ tinh đã kết thúc, và các túi tinh đã thoái hóa. Túi noãn khi đó đã có hợp tử bên trong. Chú ý quan sát màu sắc và kích thước của hợp tử so với noãn cầu. Vẽ một phần nhánh mang các cặp túi tinh và túi noãn 5. Địa y (Lichenes) Quan sát địa y lá (Parmelia sp.) hoặc địa y dạng vỏ Quan sát tản địa y bằng mắt thường. Chú ý hình dạng tản, so sánh màu sắc mặt trên và mặt dưới tản. Ngâm một phần tản có thể quả vào nước trong 5-10 phút cho tản mềm ra rồi dùng dao bảo cắt ngang một số lát thật mỏng qua phần thể quả. Chọn lát mỏng nhất đặt lên phiến kính, nhỏ một giọt glixêrin loãng lên mẫu, đậy lá kính lại rồi đặt lên kính hiển vi quan sát. Ở bội giác bé ta thấy cấu tạo chung của tản, vẽ hình và ghi chú. 124 Sưu tầm một số loại địa y ở địa phương để làm tập mẫu khô CÂU HỎI PHÚC TRÌNH 1/ Sau khi quan sát các đại diện của các ngành Tảo, rút ra một số tính chất phân biệt giữa các ngành. 2/ Trong thị trường của kính hiển vi, làm thế nào để phân biệt được các dạng tảo đơn bào thuộc Tảo lục và Tảo silic? Trong tự nhiên, ta có thể nhận ra các Tảo lục bằng cách nào? 3/ Sưu tầm một số địa y ở địa phương làm tập mẫu khô. Bài 2 : NGÀNH RÊU, NGÀNH DƯƠNG XỈ VÀ NGÀNH HẠT TRẦN I. Mục đích yêu cầu - Thấy được các kiểu cấu tạo cơ thể đặc trưng của ngành rêu, đặc điểm phân loại của các đại diện trong ngành - Phân biệt được đặc điểm của các bộ có đại diện phân tích trong ngành dương xỉ, nhận dạng được một số dương xỉ phổ biến - Phân biệt hai kiểu hình thái cơ quan sinh dưỡng và sinh sản đặc trưng của ngành hạt trần. Nhận biết được một số loài cây thuộc ngành hạt trần. II. Phương tiện thí nghiệm - Dụng cụ, hoá chất: Kính hiển vi, lam, lamen, pipet, kim mũi mác, kim mũi giáo, dĩa đồng hồ. - Mẫu vật: Mẫu tươi: Rêu, rau dớn, dương xỉ thường, bòng bòng, culi, guột, bèo vảy ốc, bèo ong, rau bợCây thiên tuế, vạn tuế, thông, trắc bách diệp, bách tán. 125 III. Hướng dẫn thực hành 1. Ngành rêu Quan sát rêu tản (Marchantia polymorpha) Lấy một mảng rêu tản đã rửa sạch đất, trước hết quan sát bằng mắt thường hình dạng bên ngoài, chú ý: + Kiểu phân nhánh của tản. + Mặt lưng: để ý đường gân giữa và những chấm nhỏ li ti khắp trên mặt, đó là các lỗ khí. Ngoài ra, thỉnh thoảng ở gần chỗ phân thùy có những chén truyền thể (cơ quan sinh sản sinh dưỡng). Dùng kim mũi nhọn gẩy lấy một ít hạt màu lục (truyền thể) bên trong chén truyền thể, để lên kính hiển vi quan sát ở vật kính nhỏ. + Mặt bụng: Phân biệt các vảy lá và rễ giả. Màu sắc? Hình dạng? Chú ý vị trí của chúng. Sau đó dùng lưỡi dao cạo mỏng cắt một số lát cắt thật mỏng ngang tản rồi đặt lên phiến kính, đưa lên kính hiển vi quan sát. Ở vật kính bé cũng có thể phân biệt được các phần từ mặt lưng đến mặt bụng. Tìm lát cắt mỏng nhất để có thể thấy rõ các phần. Các tế bào lỗ khí thường nhô lên như một u lồi, xê dịch phiến kính cho phần đó vào giữa thị trường kính, sau đó chuyển lên vật kính lớn để quan sát cấu tạo chi tiết của lát cắt ngang tản ở chỗ có lỗ khí. Lấy một thùy của chụp đực dầm nát để quan sát túi tinh. Một số túi tinh bị nát khi dầm nên có thể quan sát được cả tinh trùng. Lấy một thùy của chụp cái dầm nát để quan sát túi noãn. Vẽ hình dạng ngoài và cấu tạo cắt ngang tản, truyền thể, túi tinh, tinh trùng (nếu thấy) và túi noãn. Quan sát cây rêu tường (Funaria hygrometrica) Lấy một vài cây rêu, rửa sạch đất để quan sát: - Hình dạng ngoài của cây rêu. Chú ý dạng thân, có phân nhánh không? Lá: hình dạng và cách mọc lá, đặt lên phiến kính rồi quan sát cấu tạo lá, gân lá ở bội giác bé. Chú ý lá rêu chỉ có một lớp tế bào, đường gân giữa là những tế bào dài xếp xít nhau. Ngọn rêu mang cơ quan sinh sản lẫn trong chùm lá nên khó quan sát thấy. - Quan sát thể mang túi: tìm vài cây rêu có thể mang túi ở ngọn. 126 Tìm những cây rêu có túi bào tử đã mở nắp, đưa lên kính hiển vi, quan sát ở bội giác, chú ý quan sát các lông răng ở miệng túi (chỗ mở nắp). 2. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) Quan sát một số Dương xỉ ở cạn Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus) Bòng bong (Lygodium flexuosum) Lông cu li (Cybotium barometz) Guột (Dicranopteris linearis) Tổ chim (Asplenium nidus) Cách quan sát: - Cơ quan sinh dưỡng: Dạng cây? Dạng thân? Chú ý thân rễ có các vảy lá hoặc lông bao phủ. Lá: hình dạng? (nguyên hay phân thùy, kiểu phân thùy?). Đặc điểm chung nhất của các lá non là gì? - Cơ quan sinh sản: Lật mặt dưới lá để quan sát: + Các ổ túi. Chú ý hình dạng và vị trí khác nhau ở các loài. Ổ có áo không? + Túi bào tử. Quan sát túi bào tử của vài loài dương xỉ.: dùng kim mũi nhọn gạt một ít hạt nhỏ màu nâu (túi bào tử) ở các ổ túi bào tử để lên phiến kính, đưa lên kính hiển vi, quan sát ở vật kính bé. Quan sát nguyên tản của dương xỉ: Đặt nguyên tản lên phiến kính, quan sát dưới kính hiển vi. Phân biệt vị trí của túi tinh và túi noãn trên nguyên tản. Vẽ hình dạng ngoài của một vài loài dương xỉ có hình thái lá, vị trí của ổ túi khác nhau; Túi bào tử của các loài có hình thái và vị trí của vòng cơ khác nhau; một nguyên tản. Quan sát một vài dương xỉ ở nước: - Cây rau bợ (Marsilea quadrifolia) Quan sát thân, lá. Chú ý các lá non cũng cuộn tròn ở đầu như tất cả các dương xỉ. Quan sát quả bào tử: Tìm ở gốc lá. Cắt dọc quả bào tử để xem túi bào tử ở bên trong. Trong thực tế ít gặp quả bào tử vì rau bợ sinh sản sinh dưỡng là chủ yếu. - Bèo ong (Salvinia cuculata) hoặc bèo vảy ốc (S. natans) 127 Quan sát cơ quan sinh dưỡng. Phân biệt lá sinh dưỡng và lá biến thái. Phân biệt lá biến thái với rễ. Tại sao lại xác định nó là lá biến thái chứ không phải rễ (chú ý đến phần cuống). Quan sát quả bào tử 3. Ngành hạt trần Lớp Tuế (Cycadopsida) Chỉ có 1 bộ tuế (Cycadales) Quan sát cây đại diện: tuế (Cycas). Ở nước ta thường gặp 2 loài: thiên tuế (C. Pectinata Griff.) và vạn tuế (C. Revoluta Thumb). Có thể quan sát 1 trong 2 loài về hình thái thân, lá, cơ quan sinh sản. Vẽ hình Lớp Thông (Pinopsida) Lớp Thông chỉ có một bộ Thông (Pinales). Quan sát đại diện: * Thông nhựa = thông 2 lá (Pinus merkusiana Cool. Et Gauss). Quan sát một cành mang nón đực và nón cái: Nhận xét tính chất của cành, lá, cách mọc lá trên cành con. - Nón đực: Tách riêng một nón đực (nên lấy lúc còn non), dùng kính lúp quan sát cấu tạo của nó. Chú ý cách sắp xếp của các nhị trên đó. Sau đó lại tách riêng một nhị để quan sát. - Chọn ở những nón đã chín (túi phấn đã mở), dùng kim mũi nhọn gạt nhẹ một ít bụi vàng (hạt phấn) lên phiến kính rồi quan sát hình dạng hạt phấn dưới kính hiển vi ở bội giác bé, chú ý hai túi khí ở hai bên hạt phấn. - Nón cái: mọc riêng rẽ ở giữa cành, lớn hơn nón đực nhiều. Trình tự quan sát cũng như với nón đực: hình dạng, cấu tạo chung của nón, hình dạng một lá noãn (chú ý phân biệt với các vảy lá bắc ở phía dưới ) với hai noãn ở gốc mặt bụng. - Quan sát một nón cái đã chín (nón hoá gỗ) - Chú ý: nếu không có đủ các bộ phận cơ quan sinh sản, có thể quan sát trên tiêu bản làm sẵn cấu tạo cắt dọc của một nón đực và một nón cái của thông. Yêu cầu thấy được cách sắp xếp các vảy (lá noãn, nhị ) trên một trục chung của nón. Vẽ hình: Dạng chung một cành thông. Dạng chung của một nón đực và nón cái (hoặc hình cắt dọc nón). Hạt phấn, một hạt thông với cánh. 128 Quan sát và vẽ hình: Cây trắc bách diệp (Biota orientalis L.), cây bách tán (Arucaria excelsa R.Br.) CÂU HỎI PHÚC TRÌNH 1/ Qua mẫu phân tích, có nhận xét gì về hình thái và cấu tạo của Rêu tản và Rêu tường? 2/ Nêu hình thái và cấu tạo giải phẩu của một số bộ phận, cơ quan sinh dưỡng, sinh sản của dương xỉ cạn? 3/ Phân biệt được các đặc điểm của Bộ dương xỉ? 4/ Sau khi quan sát cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của 2 đại diện điển hình thuộc ngành hạt trần, hãy nêu lên những đặc điểm phân biệt giữa chúng? 5/ Vạch chu trình sống của 2 cây tuế và thông? Nêu nhận xét? 6/ Qua các đại diện quan sát thuộc lớp thông, có nhận xét gì về hình dạng thân và lá của chúng? Bài 3: THỰC VẬT HẠT KÍN (LỚP HAI LÁ MẦM) I. Mục đích yêu cầu: - Biết trình tự phân tích một cây hạt kín - Biết được cách thu mẫu vật và làm tập mẫu cây khô. - Phân biệt được đặc điểm của các họ có đại diện phân tích trong lớp hai lá mầm - Phân tích được các loài cây đại diện trong các họ thuộc lớp hai lá mầm II. Phương tiện thí nghiệm - Dụng cụ, hoá chất: : Kính hiển vi, giấy lọc, Dao lam, kim mũi mác, lam, lamen. - Mẫu vật: Mẫu tươi các loài: Ngọc lan trắng, na, sen, súng, mao lương, dâu tằm, phi lao, rau răm, cẩm chướng, dâm bụt, bí gô, cải, xương rắn, trạng nguyên, hoa hồng, muồng 3 lá, nhãn, ngò rí, rau muống, cam thảo đất, húng quế,. III. Hướng dẫn thực hành Trình tự phân tích một cây hạt kín: - Quan sát dạng cây: 129 Khi phân tích một cây, việc đầu tiên là phải xác định được dạng sống của nó: cây thân cỏ, cây bụi, cây gỗ hay cây leo Ngoài ra cần quan sát kĩ hơn để nắm được những đặc điểm hình thái về thân, cành, màu sắc vỏ cây, sự phân cành, tiết diện ngang, lông gai, lỗ bì, tua cuốn (với một số dây leo) - Quan sát lá: + Cách mọc của lá: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. + Hình thái lá: Lá đơn, lá kép, dạng lá kép. . Hình dạng phiến lá: nguyên hay chia thuỳ, dạng chia thuỳ (chân vịt, lông chim). . Đặc điểm gốc lá, đầu lá, mép lá. . Cuống lá: nếu có những đặc điểm hình thái gìđáng chú ý thì khi quan sát cũng không thể bỏ qua. Ví dụ: chiều dài, có tuyến, có bẹ, . Gân lá: dạng gân lá, chú ý ở cả 2 mặt. Những đặc điểm khác: lông, gai, tuyến, màu sắc giữa 2 mặt lálá kèm, bẹ chìa, lưỡi, nếu có cũng cần chú ý khi quan sát. - Quan sát hoa: Khi phân tích một cây, ngoài cơ quan sinh dưỡng (thân, lá), việc phân tích hoa (cơ quan sinh sản) là vô cùng quan trọng và cần thiết vì hoa có tính chất tương đối ổn định hơn cả đối với một loài, nó mang ý nghĩa phân loại rõ ràng. Vì vậy khi lấy một cây về phân tích không thể không lấy hoa (và quả nếu có). Khi phân tích hoa chúng ta cần chú ý các đặc điểm sau: + Vị trí của hoa trên cành: ở ngọn hay ở nách lá, hoa đơn độc hay thành cụm, loại cụm hoa nào? + Hoa: lá bắc, bao hoa (đài, tràng), nhị và nhuỵ. Đối với từng bộ phận cần chú ý đến số lượng và các đặc điểm hình thái. . Đài: số lượng lá đài, màu sắc, hình dạng, tính chất (rời hay dính, có lông, tuyến hay không, cách sắp xếp các lá đài). . Tràng: số lượng cánh hoa, màu sắc, hình dạng, tính chất (rời hay dính, có các phần phụ như: móng, tuyến, lông, tràng phụhay không.), cách sắp xếp (kiểu tiền khai hoa). 130 . Bộ nhị: số lượng nhị, cách sắp xếp nhị trong hoa, vị trí so với cánh hoa, lối đình của bao phấn trên chỉ nhị (đính lưng hay đính gốc). Tính chất rời hay dính. Hình dạng bao phấn, lới mở, đặc điểm chiều dài của nhị. Đôi khi gặp một số tính chất khác như: có lông, có tuyến, có phần phụở chỉ nhị, đặc điểm của hạt phấn . Bộ nhuỵ gồm 3 phần: bầu, vòi, đầu nhuỵ. Phải quan sát đầy đủ các phần đó. Bầu gồm các lá noãn rời hay dính; bầu nguyên, chia thuỳ hay rời, số ô ở bầu (cần cắt ngang bầu để xác định và biết cả lối đính noãn). Các tính chất hình thái ở bầu (có cuống, có gai, có lông hay nhẵn). Vị trí bầu trên đế hoa (bầu trên, giữa hay dưới). Tính chất của noãn. Vòi nhuỵ: số lượng, tính chất (rời hay dính). Đầu nhuỵ: số lượng và hình dạng - Quả và hạt: Kiểu quả (quả mở, không mở, mọng) quả đơn, quả kép hay quả phức; hình dạng của quả, có đài tồn tại hay không? Có đài cùng phát triển với quả không? Tính chất, số lượng của hạt. Ngoài ra trong đa số hoa có tuyến hay đĩa mật và ở một số có những nét đặc biệt về đế hoa. Những điều này cũng cần phải chú ý quan sát. * Nhiệm vụ sau khi quan sát và phân tích cây: Đối với bất kì một cây hạt kín nào, sau khi đã quan sát và phân tích theo trình tự trên, cần ghi chép và vẽ hình lại tất cả những gì đã quan sát được. Thông thường cần làm những việc sau đây: - Dựa vào các số liệu phân tích được trên hoa, phải tự thiết lập được hoa thức (công thức hoa) và hoa đồ của từng cây. - Vẽ hình dạng chung của cây (có thể chỉ là một cành với hoa và quả). - Đối với từng bộ phận riêng biệt, nếu có đặc điểm gì đặc biệt về cấu tạo, hình thái, cần vẽ riêng ra cho rõ. - Ghi những nhận xét về cây, họ cây thực tập. 1. Phân lớp ngọc lan Quan sát cây trong họ Na (Annonaceae) Đại diện phân tích: Na (Annona squamosa) hoặc ngọc lan tây (cananga odorata (Lamk.) Hook.f.et Thoms.) 2. Phân lớp sau sau 131 Quan sát cây trong họ Dâu tằm (Moraceae) Đại diện phân tích: Dâu tằm (Morus alba): Khi quan sát các cây này, chú ý: - Dạng cây (thân cỏ? thân gỗ?): Nhựa mủ trong hoặc trắng như sữa (một số không có), cách mọc lá, lá kèm. - Kiểu đế (trục) cụm hoa lồi hoặc lõm, từ đó phân biệt 2 kiểu quả phức khác nhau trong họ. - Hoa đơn tính, bao hoa đơn (1 vòng). 3. Phân lớp cẩm chướng Quan sát cây trong họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae) Đại diện phân tích: Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus): 4. Phân lớp sổ Quan sát cây trong họ Bầu bí (Cucurbitaceae) Đại diện phân tích: Cây bí ngô (Cucurbita pepo) 5. Phân lớp hoa hồng Họ Hoa hồng (Rosaceae) Cây phân tích: Hoa hồng (Rosa chinensis) thuộc phân họ Hoa hồng (Rosoideae): 6. Phân lớp cúc Quan sát cây trong họ Cúc (Asteraceae) Đại diện phân tích: Phân tích 2 cây với 2 kiểu cụm hoa hình đầu khác nhau: - Cây cúc tím (Vernonia patula) - Cây cải cúc (Chrysanthemum coronarium) CÂU HỎI TƯỜNG TRÌNH 1/ Vẽ hình và ghi chú cẩn thận các mẫu quan sát theo yêu cầu. 2/ Viết công thức hoa và ghi nhận xét về tính chất các họ cây quan sát. 132 Bài 4: THỰC VẬT HẠT KÍN (LỚP MỘT LÁ MẦM) I. Mục đích yêu cầu: - Phân biệt đặc điểm của các họ có đại diện phân tích trong lớp một lá mầm - Phân tích được các loài cây đại diện trong các họ thuộc lớp một lá mầm II. Phương tiện thí nghiệm - Dụng cụ, hoá chất: : Kính hiển vi, giấy lọc, Dao lam, kim mũi mác, lam, lamen. - Mẫu vật: Cây rau mác, rong mái chèo, rong đuôi chồn, hành ta, loa kèn trắng, huệ, lay ơn, chuối nhà, gừng hoặc nghệ, lan phi điệp, củ gấu, cói, cỏ mần trầu, lúa, ngô, cau, bán hạ,... III. Hướng dẫn thực hành: 1. Phân lớp trạch tả Quan sát cây trong họ trạch tả (Alismaceae) Đại diện: cây rau mác (Sagittaria sagittifolia L.) 2. Phân lớp hành Quan sát cây thuộc một vài họ trong bộ Hành (Liliales) Họ Hành (Alliaceae): Cây hành ta (Allium fistulosum Họ Huệ tây (Liliaceae): Cây loa kèn trắng (Lilium longiflorum) Họ Thủy tiên (Amaryllidaceae): Cây hoa huệ (Polianthes tuberosa) - Chú ý khi quan sát các cây thuộc các họ trên: + Dạng thân rễ, thân củ hay thân giò + Hình dạng lá, kiểu gân lá, cách mọc lá, các phần của lá (có cuống không?) 133 + Bao hoa dạng gì? (đài, cánh hay vảy), tính chất rời hay dính của bao hoa, các mảnh có bằng nhau không. Bầu nhụy và tính chất của bầu (trên hay dưới). Số lượng nhị và cách đính. Từ đó so sánh được tính chất của hoa ở mỗi họ và rút ra đặc điểm chung của bộ. Quan sát cây trong một vài họ thuộc Bộ Gừng (Zingiberales) Họ Chuối (Musaceae): Cây đại diện: Chuối nhà (Musa paradisiaca) Họ Chuối hoa (Cannaceae): Đại diện: Chuối hoa lai (Canna hybrida) Quan sát cây trong họ Lan (Orchidaceae) - Bộ Lan (Orchidales) Đại diện phân tích: Lan phi điệp (Dendrobium anosmum) Quan sát cây trong họ Lúa (Poaceae) - Bộ Lúa (Poales) Đại diện phân tích: Cỏ mần trầu (Eleusine indica) 3. Phân lớp cau Quan sát hoa ở họ Cau (Arecaceae) - bộ Cau (Arecales) Đại diện: Cau (Areca catechu) Quan sát cây ở họ Ráy (Araceae) - Bộ Ráy (Arales) Đại diện: Bán hạ (Typhonium blumei) CÂU HỎI TƯỜNG TRÌNH 1/ Qua các đại diện đã quan sát hãy viết công thức hoa cho mỗi loài 2/ Dựa trên các mẫu đã phân tích, rút ra một số đặc điểm thích nghi của hoa với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của bộ Gừng. 3/ Dựa trên các mẫu quan sát và phân tích, rút ra tính chất điển hình của họ Lan, nêu bật đặc điểm thích nghi của hoa với lối thụ phấn nhờ sâu bọ. 4/ Qua cấu tạo hoa của cây họ Lúa, có thể nói gì về sự thích nghi của hoa với lối thụ phấn nhờ gió? 5/ Qua quan sát một số đại diện, rút ra đặc điểm phân biệt giữa 2 họ Cau và Ráy. 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thị Sản (1999), Phân loại học thực vật, NXB Giáo dục. 2. Hoàng Thị Sản (chủ biên), Hoàng Thị Bé (2003), Thực hành Phân loại thực vật, NXB Giáo dục. 3. Nguyễn Bá (2006), Hình thái học thực vật , NXB Giáo dục 4. Nguyễn Bá (2007), Giáo trình thực vật học, NXB Giáo dục Bài giảng đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng nghiệm thu. Xác nhận của Hội đồng (Kí tên, đóng dấu)
File đính kèm:
- bai_giang_hoc_phan_phan_loai_thuc_vat_truong_thi_my_pham.pdf