Bài giảng Lạc – Đậu tương

Tóm tắt Bài giảng Lạc – Đậu tương: ...và thụ tinh. ẩm độ trong thời kỳ này rất quan trọng, nếu gặp hạn, ảnh hưởng rõ tới ra hoa. 2.4 Thời kỳ hình thành quả và hạt Cuối thời kỳ hoa rộ, nhiều tia đã đâm vào đất, cây bước vào thời kỳ làm quả. ở thời kỳ này, thân lá dần dần sinh trưởng chậm lại và có thể dần ngừng sinh trưởng, đồn...inh dưỡng hợp lý. Nhược điểm, theo phương thức này tốn nhiều công chăm sóc, không chăm sóc bằng cơ giới được. - Gieo hàng kép: Ưu điểm, phương pháp này chỉ áp dụng lạc trồng xen với cây trồng khác, chăm sóc dễ, ít bị tổn thương cơ giới, giữ ẩm cho đất. Nhược điểm, sớm cạnh tranh về dinh ... 30.000ha, năng suất 2-3 tạ/ha. - Giai đoạn sau năm 1954, diện tích khoảng 40.000ha, năng suất 3-4 tạ/ha. - Giai đoạn 1970- 1980; năm 1970 diện tích khoảng 48.000ha, năng suất đạt 5ta/ha; năm 1980 diện tích khoảng 76.000ha, năng suất đạt 6,6tạ/ha. - Giai đoạn1990-2000, năm 1990 diệt tích k...

pdf99 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Lạc – Đậu tương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
obium cho trộn lẫn với hạt trước khi gieo trồng). 
4.3.2 Thời vụ 
- Cơ sở để xác định thời vụ: giống, sinh thái.điều kiện canh tác 
- Thời vụ cụ thể Miền Bắc 
+ Vụ xuân: Bắc Trung Bộ gieo 10/1 – 10/2;Vùng Đồng Bằng Sông Hồng 
gieo 1/2 – 20/2 ; Vùng núi phía bắc gieo 10/2 – 10/3. 
+ Vụ hè: 
 Giống chín sớm : gieo 25/5 – 30/6 
 Giống chín trung bình: gieo 15/5 – 15/6 
 Giống chín muộn : gieo 20/4 – 25/5. 
+ Vụ đông: gieo tháng 9 – 15/10 
- Miền nam : có 2 vụ 
+Vụ 1 gieo đầu mùa mưa tháng 3-4, thu hoạch 7-8 . 
+ Vụ 2 gieo giữa mùa mưa tháng 7-8 thu hoạch tháng 12 – 1. 
4.3.3 Mật độ gieo trồng 
- Cơ sở xác định thời vụ: đất đai, giống, điều kiện khí hậu, chế độ canh tác. 
- Thời vụ, đối với vụ xuân miền bắc vùng bắc trung bộ gieo từ 10/1-10/2; 
vùng đồng bằng gieo từ 1/2-20/2; vùng núi phía bắc từ 10/2-10/3; ngoài ra còn 
có thể trồng vụ xuân hè gieo từ 10/3-10/4. 
- Năng xuất cây đậu tương do 4 yếu tố sau tạo thành. 
Năng xuất = mật độ x số quả chắc/cây x số hạt chắc/quả x P1000 hạt. 
Năng xuất quan hệ với các yếu tố cấu thành năng xuất là quan hệ toán học. 
Nhưng giữa các yếu tố cấu thành năng xuất trong 1 quần thể lại có quan hệ sinh 
học thông qua các mối quan hệ quần thể cá thể. Mối quan hệ này thể hiện tính 
mâu thuẫn và thống nhất. Nếu ta trồng dày quá thì số cây trên đơn vị diện tích 
nhiều vì thế diện tích dinh dưỡng cho 1cây hẹp và cây thiếu dinh dưỡng và thiếu 
ánh sáng do vậy ít phân cành, sớm bị che phủ làm cho lá bị rụng nhiều, số hoa ít 
số quả /cây ít và M1000 hạt nhỏ, ngược lại nếu trồng thưa quá, diện tích dinh 
dưỡng của cây rộng nên cây phân cành nhiều, số hoa và số quả trên cây khối 
lượng 1000 hạt tăng nhưng mật độ thấp nên năng xuất không cao (Nguyễn thị 
Vân và cs, 2001; Mayer và cs, 1991). 
* Cơ sở để xác định mật độ 
- Căn cứ vào đặc tính của giống : giống chín sớm, thấp cây, ít phân cành ta 
trồng dày với, giống chín muộn, cây cao, cành nhiều ta phải trồng thưa. 
- Căn cứ vào thời vụ: vụ xuân và vụ đông trong điều kiện nhiệt độ thấp hay bị 
khô hạn cây sinh trưởng kém thì ta trồng dày hơn so với vụ hè và hè thu nóng ẩm. 
- Căn cứ vào đất đai: đất tốt nhiều màu ta trồng thưa, đất xấu it màu ta 
trồng dày. 
- Căn cứ vào mức độ thâm canh của từng nơi: Đầy đủ phân bó, chăm sóc 
tốt thì trồng thưa, trái lại ít phân cành chăm sóc kém thì ta phải trồng dày. 
* Mật độ gieo cụ thể 
Giống chín sớm: đảm bảo 50 - 60cây/m2, khoảng cách cụ thể: hàng cách 
hàng 30 - 35cm, cây cách cây 5- 6cm, hoặc khóm cách khóm 20cm/3-4 cây. 
Giống chín trung bình: đảm bảo 40-50cây/m2, khoảng cách cụ thể là hàng 
cách hàng 35-40cm, cây cách cây 7-8cm, hoặc khóm cách khóm 20cm/3-4cây. 
Giống chín muộn: 15-20 cây/m2, khoảng cách cụ thể là hàng cách hàng 40-
45cm, cây cách cây 12-15cm, hoặc khóm cách khóm 25cm/2 cây. 
4.3.4 Phương pháp gieo hạt 
+ Phương pháp gieo hạt 
 Hạt có thể được gieo bằng máy hoặc bằng tay, nhưng thường được gieo 
theo 3 cách chính: gieo theo hàng, theo hốc và gieo vãi. Gieo hạt bằng máy được 
sử dụng phổ biến đối với các nước phát triển như Mỹ.Gieo bằng tay là phương 
pháp phổ biến nhất và rất phổ biến ở nước ta. Ở những chân đất thoát nước 
không tốt, người ta phải lên luống trước sau đó rạch thành hàng và gieo. Gieo 
hốc cũng là 1 tập quán ở 1 vài nơi, gieo theo phương pháp này chậm, tốn công 
nhưng hạt đội đất tốt hơn. Gieo vãi là phương pháp được sử dụng ở một số vùng 
núi cao Bắc Bộ: Cao Bằng, Lạng Sơn. Gieo theo phương pháp nay rất nhanh, 
không tốn công nhưng tốn giống, tốn nhiều công sức chăm sóc, mật độ cây 
không đồng đều. 
+ Độ sâu gieo hạt 
 Độ sâu gieo hạt ảnh hưởng tới nảy mần và mọc của cây qua nhiệt độ và ẩm 
độ đất. Độ sâu thích hợp đối với hầu hết các giống và đất trồng vào khoảng 2,5 
tới 4cm, với đất dễ bị váng nên gieo ở đất nông, ở đất cát nên gieo sâu. Một số 
tác giả đề nghị không nên gieo hạt trên đất khô. Nhưng nếu thời tiết có biến 
chuyển thuận lợi lúc đó có thể gieo hạt được. Hạt giống chất lượng cao có thể 
sống được 10-14 ngày trong đất khô. 
4.3.5. Phân bón 
 Đậu tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng, phát 
triển bình thường. Nếu thiếu hoàn toàn hoặc thiếu bất cứ một yếu tố nào đều ảnh 
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cây. Để phát huy đầy đủ tác dụng của 
loại phân bón cho đậu tương, cần phải hiểu rõ đặc tính lý hoá và thành phần dinh 
dưỡng của đất, đặc điểm tính chất của loại phân bón, đặc điểm dinh dưỡng của 
cây đậu tương. Đậu tương cảm ứng với muối khoáng hơn các loại cây trồng 
khác. Do đó khi bón phân cho đậu tương, không nên rắc tập trung mà nên vãi 
đều trên bề mặt để không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt. Trong trường hợp 
đất nghèo dinh dưỡng hoặc lượng phân ít buộc phải bón tập trung thì nên rắc 
hạt, rễ sẽ ăn sâu thẳng xuống mà không phát triển bề rộng. Bón phân tập trung 
gần hạt, làm rễ nảy mầm bị cháy, không đảm bảo mật độ cây. 
- Phân đạm,(N) 
Đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ khí trời để cung cấp 
cho cây. Do vậy người ta thường bón ít đạm cho đậu tương, khả năng cố định 
đạm của vi khuẩn nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. (Harper, 1974) thấy rằng 
việc cố định đạm (N2) và sử dụng nitrate (NO3) có tầm quan trọng để thu được 
năng suất tối đa (Ngô Thế Dân và CS, 1999). Tuy nhiên, nếu dư thừa đạm có hại 
tới năng suất, vì lúc đó sự cố định đạm bị ức chế hoàn toàn. Nhiều tác giả cho 
thấy, bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón không đúng thời kỳ sẽ ảnh 
hưởng đến sinh trưởng phát triển và sự hình thành nốt sần. Trên thực tế tuỳ theo 
đất đai, điều kiện đầu tư khác nhau, đất giầu dinh dưỡng (hay nghèo d2), đất kém 
thoát nước, đất chua... thì bón phân đạm với lượng 50 - 60 N kg/ha. 
- Phân lân và vôi (P,Ca) 
 Bón lân cho đậu tương là giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng quả, tăng tỷ lệ hạt 
chắc, năng suất rõ rệt (Trần Điền, 2001), làm tăng khả năng cố định đạm của vi 
khuẩn nốt sần. Tuỳ theo điều kiện đất đai người ta có thể bón phân lân cho 1 ha 
từ 30- 100kg P2O5, bón lót cùng với phân chuồng. Bón vôi, cho đất chua để đạt 
Ph = 6 - 6,5 là yếu tố rất quan trọng để sản xuất đậu tương. Đất có độ kiềm cao, 
Ph > 7,5 có ảnh hưởng không tốt đến sản lượng đậu tương, trên các loại đất khác 
nhau nên bón lượng lân, vôi khác nhau. 
- Phân kaly (K) 
 Từng vùng sinh thái khác nhau lượng kaly khác nhau. Đất cát nghèo kaly, 
đậu tương phản ứng rõ rệt với phân kaly đặc biệt là các vùng đồng bằng. Do đặc 
điểm đất đai khác nhau, hiệu quả của bón phân kaly cho đâu tương rất khác. 
lượng phân kaly bón trung bình khoảng từ 40-70kg/ha(K2O) chia làm 2 lần bón. 
Bón lót hoặc bón thúc. 
- Phân vi lượng 
Là nguên tố rất quan trọng cho quá trinh trao đổi đạm (N). Trên thế giới một 
số nước như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan... đã công bố năng suất đậu tương tăng 
do bón thêm phân Mo (molipdden). Lượng Mo dùng để xử lý hạt cần17g/ha, còn 
dùng bón vào đất cần 800g/ha. Trên đất kiềm, đất cát, hiện tượng thiếu Mn 
(mangan) thường xảy ra, bón Mn bằng cách phun lên lá có hiệu quả hơn. 
* Quy trình bón phân 
 Để có năng suất cao, phẩm chất tốt đậu tương cần được bón đầy đủ phân 
hữu cơ và các loại phân khoáng khác: 
Liều lượng phân bón cho 1 ha. 
 Phân chuồng: 6 -10 tấn 
 Phân đạm: Ure 20- 40kg (hoặc 50-100kg đạm sunfat) 
 Lân: supelân 100-250kg (hoặc 30-40kg P2O5) 
 Kaly: 40-70kg (hoặc 80-150kg kaly sunfat); Vôi bột: 300-500kg 
Cách bón: 
- Bón toàn bộ vôi trước lúc bừa lần cuối cùng. 
- Bón lót vào rãnh hoặc hốc toàn bộ phân chuồng cộng toàn bộ lân và một 
nửa số đạm vào số phân kali. Sau khi bón lót phân chuồng và phân vô cơ cần 
dùng đất nhỏ lấp kín toàn bộ phân dày 2-3cm, tránh để phân tiếp xúc với hạt làm 
giảm tỉ lệ nảy mầm. Khi đất quá ướt (độ ẩm >90%) hoặc quá khô thì không nên 
bón lót phân đạm và kali mà để phân N và K lại tập trung cho bón thúc sớm khi 
cây có 3-5 lá kép, để phân không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm. 
- Bón thúc: bón 1/2 lượng phân đạm và kali còn lại vào lúc cây có 3-5 lá 
kép. Bón cách gốc 3-5 cm sau đó xới vun lấp toàn bộ phân. 
4.3.6 Chăm sóc đậu tương sau mọc 
+ Dặm tỉa cây: 
 Dặm cây là nhằn đảm bảo số cây trên đơn vị diện tích. Cần tiến hành dặm 
vào lúc cây có 2 lá đơn, bởi nếu dặm muộn cây sinh trưởng không đèu. Dùng hạt 
giống cùng ánh sáng cho cây, cũng tỉa sớm lúc cây có một lá thật. 
+ Xới vun và làm cỏ: 
 Nhằm tiêu diệt cỏ dại tạo điều kiện cho rễ và vi sinh vật hoạt động. Kinh 
nghiệmcho thấy vun xới 2-3 lần có thể làm tăng năng suất 12-23%. Vun xới cần 
căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đậu tương để tiến hành. 
- Thời kỳ nảy mầm: Cây sống chủ yếu bằng dinh dưỡng trong 2 lá mầm 
nếu gặp mưa thì phải xới nhẹ phá váng đất. 
- Thời kỳ cây con: Khi cây có 3-5 lá kép, cây bắt đầu sống độc lập, nốt sần 
bắt đầu xuất kiện. Lúc này, tiến hành xới đợt 1 kết hợp với làm cỏ và bón thúc 
nốt số phân còn lại. 
- Xới đợt 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày vào lúc đó cây có 5-6 lá kép. Lúc 
này lớp rễ thứ 2 phát triển và vi sinh vật hoạt động mạnhnên cần vun xới kịp 
thời sâu 5-7 cm tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây đậu tương. 
Với giống chín muộn có thể xới vun lần thứ 3 khi cây sắp ra hoa hoặc sau những 
trận mưa lớn cần xới phá váng. Khi cây bắt đầu ra hoa tuyệt đối không được xới 
vun ảnh hưởng tới hoa, nụ. Khi cây hình thành quẳ rồi cây đó có thể vun được. 
+ Điều tiết nước: 
 Đậu tương là cây trồng cạn rất cần nước và cũng rất sợ nước. Nên cần chú 
ý điều tiết nước mới có thể đạt năng suất cao. Nếu thiếu nước vào thời kỳ nảy 
mần, thì mầm nảy chậm cây sinh trưởng kém, thân lá phát triển kém, nếu thiếu 
vào thời lỳ làm quả năng suất giảm rõ rệt. Ở nước ta, vụ đông thường hay bị hạn 
trong giai đoạn đầu nên cần tưới nước, vụ hè nói chung không thiếu nước mà 
phải làm rãnh thoát nước cho tốt. Ở vùng núi phía bắc lại hay gặp khô hạn đầu 
vụ trong vụ xuân nên biện pháp giữ ẩm hoặc tưới nước (nếu có thể) đầu vụ xuân 
có tính chất quyết định đến năng suất của cây đậu tương. Tưới nước cho đậu 
tương tốt nhất là tưới theo rãnh sau đó tháo ngay, khoảng 800 m3/ha. 
+ Bấm ngọn: 
Bấm ngọn có tác dụng điều tiết được dinh dưỡng và điều khiển được tán 
cây cho sự phát triển cân đối, để tập trung dinh dưỡng cho mầm hoa phát triển, quả 
nhiều. Nếu sinh trưởng kém hay trong vụ xuân và vụ đông thì không bấm ngọn mà 
chỉ bấm ngọn với những giống sinh sản vô hạn và gieo trong vụ hè sinh trưởng 
mạnh. Khi bấm phải đúng lúc, bấm quá sớm (5 lá kép) thì cây sẽ yếu đốt ít, cành ít 
hạn chế tạo hình thành cho cây, nhưng muộn quá (9 lá) cành đã dài thêm cao thì 
hiệu quả bấm cành thấp, cho nên bấm tốt nhất là lúc 6-8 lá. 
+ Khử lá đậu tương trước khi thu hoạc: 
Khi cây đậu tương có 85-90% số quả chín (vỏ quả chuyển từ mày vàng 
sẫm), thì có thể thu hoạch được. Lúc này trên cây, lá đậu tương đã vàng úa kém 
tác dụng, nhưng vẫn chưa rụng rời khỏi cây. Bộ lá này vẫn có thể bám dính trên 
thân cành một thời gian dài, kể cả khi quả trên cây đã chín khô. Lá không rụng gây 
khó khăn việc thu hoạch, vận chuyển và tách hạt, thậm chí cuống và lá vẫn tươi có 
thể làm cho người thu hoạch rặm, ngứa ngáy khó chịu. Để tách lá ra khỏi cây trước 
khi thu hoạch, từ nhiều năm nay nông dân ở huyện Hiệp Hòa, Việt Yên tỉnh Bắc 
Giang đã khử lá đậu tương trước khi thu hoạch bằng nhiều cách, trong đó có những 
cách như sau: 
 Cách thứ nhất: Trước ngày thu hoạch từ 5 đến 7 ngày, dùng 3.3 kg muối ăn 
(NaCl), hoặc 0,3 kg phân kali (nồng độ muối và kali có cao hơn một chút cũng 
không ảnh hưởng đến đất trồng và hạt đậu), hòa với 10 lít nước phun như phun 
thuốc trừ sâu cho 1 sào Bắc bộ (360 m2), trước khi thu hoạch lá rụng gần hết. 
 Cách thứ hai: Cho nước tràn ruộng sâu từ 15-20 cm, ngâm liên tục từ 3-5 
ngày, chú ý không để nước thấm vào quả. Sau tháo cạn nước, lá rụng gần hết. 
Cách này tuy không hay bằng cách thứ nhất, nhưng rất tiện với thực tế ở vụ hè 
thu, đồng trũng mưa nhiều. 
4.4. Thu hoạch - bảo quản và chế biến 
4.4.1 Thu hoạch 
Đậu tương chín sinh lý bắt đàu khi có một quả trên thân cây chính có màu 
quả chín (R7). Khi màu xanh của tất cả quả mất đi là giai đoạn chín sinh lý bắt 
đầu và nó xuất hiện muộn hơn một chút giai đoạn khi một quả trên thân chính có 
màu quả chín. Khi chín sinh lý hàm lượng chất khô tích luỹ trong hạt lớn nhất. 
Thuỷ phần trong hạt lúc này vào khoảng 40-60%. Vì thuỷ phần ở giai đoạn chín 
sinh lý còn cao, người ta không thu đậu tương ở giai đoạn này. Thu hoạch bắt 
đầu khi 90% số quả trên cây có màu chín đặc trưng. Người ta cóthể thu hoạch 
đậu tương bằng máy gặt đập liên hợp, máy kết hợp với tay hoặc thu đập bằng 
tay, tuỳ theo cơ sở vật chất từng nơi. Khi thu hoạch nên tiến hành vào ngày có 
thời tiết nắng ráo. 
4.4.2 Bảo quản, chế biến 
* Bảo quản 
Sau khi thu hoạch phơi khô giảm lượng nước trong hạt thương phẩm còn 
khoảng 10- 12% , hạt giống ẩm độ hạt 7- 8%., đem bảo quản trong kho. 
- Bảo quản đậu tương thương phẩm 
+ yêu cầu: 
Đậu tương không bị thay đổi chất lượng sau thời gian bảo quản , đậu tương 
không bị độc hại 
+ Nguyên tắc: 
Xử lý kho: Diệt mối, mọt, sâu kho trước khi cho đậu tương vào bảo quản 
 Bảo quản đậu tương kín tránh để hạt tiếp xúc với không khí (ức chế hô hấp 
của hạt). Kho bảo quản phải có t0 thấp, thông gió tăng độ ẩm và t0 không do hô hấp 
của hạt. Bảo quản đậu tương giống cũng như bảo quản đậu tương thương phẩm. 
Yếu tố quan trọng đối với bảo quản đậu tương giống là ẩm độ hạt 7-8%. 
 Bảo quản ở gia đình thường để ở chum vại bịt kín, tránh hạt tiếp xúc với 
không khí, bảo quản đậu tương có nhiều khó khăn vì đậu tương có hàm lượng 
protein và lipit cao nên rất khó bảo quản. 
* Chế biến 
 Hàng năm trên thế giới cũng như ở Việt Nam đậu tương được chế biến 
thành nhiều dạng thực phẩm phong phú và giầu dinh dưỡng. Đậu tương có thể 
chế biến thành nhiều dạng khác nhau: 
- Chế biến tươi: đậu tương luộc, đậu tương ủ men, làm tương, sữa đậu 
nành. 
- Chế biến công nghiệp: ép dầu, các ngành công nghiệp khác,hồ vải. 
- Chế biến khô: khô dầu đậu tương, bột đậu tương, làm bánh, kẹo 
4.5 Phòng trừ sâu bệnh hại đậu tương 
 Đậu tương là một cây trồng bị nhiều bệnh phá hại. Tại Việt Nam, qua điều tra 
thấy có tới hơn 70 loại sâu hại, 34 họ, 8 bộ và 17 loại bệnh. Trong đó có 12-13 loại 
sâu và 4 đến 5 loại bệnh hại phố biển ở nhiều vùng (Nguyễn Danh Đông, 1982). 
4.5.1 Sâu hại 
 Sâu hại là yếu tố ảnh hưởng cả về năng suất và chất lượng đậu tuơng nếu 
không được phòng trừ kịp thời. 
* Sâu hại lá: phần lớn những sâu đa thực hiện trên đậu tương là hại lá, từ 
những cn ruồi trắng và họ trĩ nhỏ tới những con bọ cánh cứng và sâu róm lớn. 
Hầu hết chúng gây hại bằng cách làm rụng lá hoặc một số loại chích hút nhựa 
cây làm cho cây yếu dần: Sâu xanh (Plathypena scabra (F)); Sâu cuốn lá đậu 
tương (Lamprosema indicata); Sâu đo đậu tương (Pseudoplusia includen 
Walker); Sâu ăn lá (Cerotoma trifurcata); 
+ Những côn trùng khác thuộc bộ cánh cứng: như ban miêu, côn trùng cánh 
cứng hại dưa chuột (Colapsis sp), côn trùng cánh cứng Nhật Bản (Popillia 
japonica Newman). 
* Sâu hại quả 
 + Sâu đục quả đậu tương (Etiella zinckenella treit) 
+ Côn trùng chích hút: bọ xít thường (Acrosternum hilare (Say) và bọ xít 
xanh (NeZara viridula) 
+ Các loại sâu hại quả khác: sâu róm mèo, sâu đo, sâu xanh, bọ cánh cứng. 
* Sâu hại thân: Sâu hại thân bên trong hoặc ngoài ít khi gây thiệt hại 
nghiêm trọng, sâu thường hại khi cây non, gây ảnh hưởng mật đọ cây.Tuy nhiên, 
đậu tương có khả năng bù trừ tốt, trừ khi quá nghiêm trọng mới gây ảnh hưởng 
năng suất: Bọ nhảy (Spissistilus festinus Say); Sâu đục thân ngô hại đậu tương 
(Elasmopalpus lignosellus Zeller); Sâu đục thân (Dectes texanus Le Conte); 
Ruồi đục thân (Melanagromyza sojae zahmer); Sâu xám (Agrotis ypsilon). 
* Quản lý sâu hại tổng hợp (IPM) 
Quản lý sâu hại tổng hợp là kết hợp các phương pháp hoặc chiến thuật vào 
chiến lược thích hợp cho từng vùng. Hiện nay, chương trình phòng trừ sâu bệnh 
ở đậu tương chủ yếu là vào diệt trừ tạm thời việc bùng nổ của sâu hại, mà nó đã 
đạt được hoặc vượt ngưỡng gây hại kinh tế. Điều này có thể thực hiện hoặc sử 
dụng thuốc trừ sâu.Phương pháp này yêu cầu xác định mật độ sâu trên đồng 
ruộng, ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây và đồng thời đánh giá mức 
hại do sâu gây ra. Thông tin này có được qua các phương pháp theo dõi. Dựa 
trên kết quả theo dõi, người quản lý dùng ngưỡng và sơ đồ quy định để xác định 
việc phun thuốc hay không. Thuốc trừ sâu phải dùng ở mức độ thấp nhất và chỉ 
khi mật độ sâu đến mức gây thiệt hại kinh tế. Để có biện pháp phòng trừ sâu 
thích hợp, thì phương pháp theo dõi, phương pháp dự đoán và kế hoạch rẩt cần 
thiết, nó giúp cho việc đưa ra quyết định trong việc phòng trừ sâu hại. 
4.5.2 Bệnh hại đậu tương 
+ Bệnh hại lá: bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow), bệnh đốm nâu 
(Septoria glycine Hemmi), bệnh sương mai (Peronosporqa manshurica). 
+ Bệnh hại rễ và thân: bệnh thối thân màu nâu (Braanr Stemrot), bệnh thối 
rễ (Phytophthora megasperma), bệnh ung thư thân (Diaporthe phaseolorum), 
bệnh lở cổ rễ và thối thân lá (Rhizoctonia solani Kunehn), bệnh thối thân 
(Macrophomina phaseolina). 
+ Bệnh hại hạt: bệnh đốm tím hạt (Cercosporna Kikuchii), bệnh hại thân và 
hại quả (Diaporthe sojae). 
+ Bệnh virut: bệnh do virut có thể thấy ở tất cả các khu vực sản suất đậu 
tương. Tuy nhiên, cũng có 1 số vùng không có bệnh vi rút, việc truyền virút từ 
hạt đến cây non không phải là hiếm và nó có thể là nguyên nhân chính gây ra 
phổ biến bệnh. Yếu tố quyết định sự phát triển của virut ở 1 vùng là sự có mặt 
của vật môi giới và trồng các giống dễ nhiễm bệnh. 
* Sử dụng thuốc hóa học trừ bệnh hại đậu tương 
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trừ bệnh hại đậu tương. Khi 
phát hiện bệnh xuất hiện trên cây đậu tương, như đã nêu ở phần trên, nên sử 
dụng các loại thuốc trừ nấm mạnh như: Zineb, Tilsupper, Aliette 80WP, Ridomil 
68WP, Tilt, Ricide 72WP, Boođô với nồng độ chỉ dẫn của từng loại thuốc để 
phun phòng và trừ bệnh (Trần Quang Hùng, 1992). Nếu bị bệnh gỉ sắt, sương 
mai và đốm nâu nên dùng Zineb hoặc Tilsupper để phun, còn bệnh lở cổ rễ thì 
dùng Validamicin để phun ở thời kì cây con. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Danh mục thuốc bảo vệ thực 
vật đươc phép, hạn chế và cấm sử dụng ở VN, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 
2. Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS) hợp phần giống cây trồng 
(2005), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông nghiệp HN. 
3. Ngô thế Dân và công sự (1999), Cây đậu tương, NXB Nông nghiệp HN. 
4. Lê song Dự và cộng sự (1998), Giống đậu tương DT93, kết quả nghiên cứu 
khoa học công nghệ nông nghiệp (1996-1997), NXB Nông nghiệp. 
5. Nguyễn Danh Đông (1982), Trồng đậu tương, NXB Nông nghiệp. 
6. Trương Đích (2001), 265 giống cây trồng mới, NXB Nông nghiệp HN. 
7. Trần Điền (2001), Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến năng xuất và khả 
năng cố định đạm của đậu tương trên đất đồi trung du miền núi phía bắc 
VN.National soybean Conference in VN 2001 HN. 
8. Trần Đình Long 1992 kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ (1986-
1991) kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp (1987-1991), NXB Nông 
nghiệp HN. 
9. Trần Đình Long và cs (2001), Tính thích ứng của đậu tương trước điều kiện 
quang chu kỳ ở VN.National soybean Conference in VN 2001 HN. 
10. Trần Đình Long và cs (2005), Kết quả chọn tạo và phát triển các giống đậu 
đỗ (1985-2005) và định hướng 2006-2010, Báo cáo tiểu ban chọn giống cây 
trồng - hội nghị khoa học công nghệ cây trồng HN. 
11. Phạm Gia Thiều (2000), Kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm cây đậu 
tương, NXB Nông Nghiệp HN. 
12. Mai quang Vinh và cs (2005), Thành tựu 20 năm nghiên cứu di truyền và chọn 
tạo giống đậu tương của viện di truyền nông nghiệp (1984-2004), Báo cáo tiểu 
ban chọn giống cây trồng - hội nghị khoa học công nghệ cây trồng HN. 
13. Nguyễn văn Viết và cs (2002), Kỹ thuật trồng 1 số giống lạc và đậu tương 
mới trên đất cạn miền núi, NXB Nông Nghiệp HN. 
14. Niên giám thống kê 2008 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lac_dau_tuong.pdf
Ebook liên quan