Bài giảng Luật kinh tế - Chương III: Pháp luật về hợp đồng - Đỗ Mạnh Phương

Tóm tắt Bài giảng Luật kinh tế - Chương III: Pháp luật về hợp đồng - Đỗ Mạnh Phương: ...̉n. 25/04/2013 8 2.4. Nội dung của hợp đồng(Điều 402 BLDS)  Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;  Số lượng, chất lượng;  Giá, phương thức thanh toán;  Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;  Quyê...ực hiện hợp đồng dân sự.  Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Ký cược  Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn ...iển  Vi phạm điều cấm, ĐĐ  Giả tạo  Nhầm lẫn  Lừa dối, đe dọa  Hình thức  ĐT không thể thực hiện được Điều kiện có hiệu lực Các trường hợp HĐ vô hiệu 5.2. Phân loại hợp đồng vô hiệu HĐ vô hiệu tuyệt đối HĐ vô hiệu tương đối Trình tự vô hiệu Đương nhiê...

pdf18 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Luật kinh tế - Chương III: Pháp luật về hợp đồng - Đỗ Mạnh Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25/04/2013 
1 
CHƯƠNG III 
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG 
Văn bản pháp luật 
Bộ luật dân sự 2005 
 Điều 121 – Điều 138 Giao dịch dân sự 
 Điều 318 – Điều 373 Các biện pháp bảo 
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 
 Điều 388 – Điều 427 Hợp đồng dân sự 
Luật thương mại 2005 
Pháp luật về hợp đồng 
I. Khái quát chung về hợp đồng 
1.1. Khái niệm 
25/04/2013 
2 
Trước khi có PL Thủ tục giải quyết các vụ án 
kinh tế 1994 
 Luật nội dung: Được 
điều chỉnh bằng những 
văn bản dưới luật 
 Cơ quan tài phán: Tòa 
dân sự 
 Luật hình thức: Pháp 
lệnh thủ tục giải quyết 
các vụ án dân sự 
 Luật nội dung: Pháp 
lệnh hợp đồng kinh tế 
 Cơ quan giải quyết: 
Trọng tài kinh tế 
 Thủ tục giải quyết: 
Thủ tục hành chính 
Hợp đồng dân sự Hợp đồng kinh tế 
Sau khi có PL Thủ tục giải quyết các vụ án 
kinh tế 1994 đến 2005 
 Luật nội dung: Bộ luật 
dân sự 
 Luật hình thức: Pháp 
lệnh thủ tục giải quyết 
các vụ án dân sự (áp 
dụng đến hết 2004) 
 Cơ quan tài phán: Tòa 
dân sự 
 Luật nội dung: Pháp 
lệnh hợp đồng kinh tế 
 Luật hình thức: Pháp 
lệnh thủ tục giải quyết 
các vụ án kinh tế(áp 
dụng đến hết 2004) 
 Cơ quan tài phán: Tòa 
kinh tế 
Hợp đồng dân sự Hợp đồng kinh tế 
Từ sau khi có BLDS năm 2005 đến nay 
Hợp đồng dân sự 
Hợp 
đồng 
kinh tế 
25/04/2013 
3 
Pháp luật về hợp đồng 
I. Khái quát chung về hợp đồng 
1.1. Khái niệm 
 Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về 
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, 
nghĩa vụ. 
1.2. Hình thức của hợp đồng 
+ Văn bản 
+ Lời nói 
+ Hành vi cụ thể 
 Lưu ý: Một số trường hợp nhất định phải thể 
hiện bằng văn bản, công chứng, chứng thực, 
đăng ký xin phép. 
1.3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. 
 Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi 
dân sự; 
 Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi 
phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức 
xã hội; 
 Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện. 
 Hình thức hợp đồng dân sự là điều kiện có hiệu 
lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có 
quy định. 
25/04/2013 
4 
1.4. Phân loại hợp đồng (Điều 406 BLDS) 
 Căn cứ vào mức độ tương xứng về quyền và 
nghĩa vụ của các bên 
 Hợp đồng song vụ 
 Hợp đồng đơn vụ 
1.4. Phân loại hợp đồng 
 Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực 
giữa các quan hệ hợp đồng: 
 Hợp đồng chính 
 Hợp đồng phụ 
1.4. Phân loại hợp đồng 
 Căn cứ vào chủ thể được hưởng lợi từ hợp 
đồng: 
 Hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp 
đồng 
 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 
25/04/2013 
5 
1.4. Phân loại hợp đồng 
 Căn cứ vào hình thức của hợp đồng 
- Hợp đồng giao kết bằng lời nói 
- Hợp đồng văn bản 
- Hợp đồng có công chứng, chứng thực 
1.4. Phân loại hợp đồng 
 Hợp đồng có điều kiện 
Pháp luật về hợp đồng 
II. Giao kết hợp đồng 
2.1. Các nguyên tắc giao kết hợp đồng 
 Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được 
trái pháp luật, đạo đức xã hội; 
 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, 
trung thực và ngay thẳng. 
25/04/2013 
6 
II. Giao kết hợp đồng 
2.2. Chủ thể của hợp đồng 
 Cá nhân 
 Tổ chức 
Chủ thể hợp đồng là cá nhân 
Năng 
lực pháp 
luật 
Năng 
lực hành 
vi 
Năng 
lực chủ 
thể 
Chủ thể hợp đồng là tổ chức 
 Tổ chức là pháp nhân 
 Tổ chức không phải là pháp nhân 
25/04/2013 
7 
Chủ thể hợp đồng là tổ chức 
 Vấn đề thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng 
+ Đại diện theo pháp luật(Đại diện đương nhiên) 
+ Đại diện theo ủy quyền 
2.3. Trình tự giao kết hợp đồng 
Bên đề 
nghị 
giao 
kết 
hợp 
động 
Bên 
được 
đề 
nghị 
Đề nghị giao kết hợp đồng 
Chấp nhận đề nghị 
Giao kết hợp đồng 
Thời điểm giao kết hợp đồng 
 Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị 
nhận được trả lời chấp nhận giao kết. 
 Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời 
hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, 
nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận 
giao kết. 
 Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời 
điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp 
đồng. 
 Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời 
điểm bên sau cùng ký vào văn bản. 
25/04/2013 
8 
2.4. Nội dung của hợp đồng(Điều 402 BLDS) 
 Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc 
phải làm hoặc không được làm; 
 Số lượng, chất lượng; 
 Giá, phương thức thanh toán; 
 Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; 
 Quyền, nghĩa vụ của các bên; 
 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 
 Phạt vi phạm hợp đồng; 
 Các nội dung khác. 
Pháp luật về hợp đồng 
III. Thực hiện hợp đồng 
 Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng 
 Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 
 Nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp 
đồng 
3.1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng (Điều 
412 BLDS) 
 Thực hiện đúng hợp đồng 
 Thực hiện một cách trung thực, hợp tác và tin 
cậy lẫn nhau 
 Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà 
nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp 
pháp của người khác. 
25/04/2013 
9 
 Là thỏa thuận giữa các bên nhằm đặt ra các biện 
pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo 
đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ và ngăn ngừa, 
khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực 
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. 
3.2. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng 
Đặc điểm các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 
 Phát sinh từ thỏa thuận của các bên 
 Mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính 
 Mục đính nâng cao tránh nhiệm cho các bên trong 
quan hệ hợp đồng 
 Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là những lợi 
ích vật chất 
 Phạm vi bảo đảm không vượt quá nghĩa vụ chính 
 Chỉ áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ 
3.2. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng 
 Cầm cố 
 Thế chấp 
 Đặt cọc 
 Ký cược 
 Ký quy ̃ 
 Bảo lãnh 
 Tín chấp 
25/04/2013 
10 
Cầm cố tài sản (Đ 326-341) 
 Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên 
cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình 
cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để 
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 
 Đối tượng cầm cố 
 Hình thức: phải được lập thành văn bản 
 Xử lý tài sản cầm cố. Theo phương thức do hai 
bên thỏa thuận hoặc bán đấu giá theo quy định, 
bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số 
tiền bán tài sản cầm cố. 
Thế chấp tài sản 
 Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là 
bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình 
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên 
kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không 
chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. 
Thế chấp tài sản 
 Tài sản thế chấp 
 Hình thức hợp đồng 
 Xử lý tài sản thế chấp 
25/04/2013 
11 
Đặt cọc 
 Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một 
khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật 
có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) 
trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc 
thực hiện hợp đồng dân sự. 
 Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. 
Ký cược 
 Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao 
cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, 
đá quí hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài 
sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc 
trả lại tài sản thuê. 
 Hình thức không bắt buộc 
Ký quỹ 
 Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản 
tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có 
giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân 
hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân 
sự. 
 Hình thức: không bắt buộc 
25/04/2013 
12 
Bảo lãnh 
 Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên 
có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có 
nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo 
lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng 
nghĩa vụ. 
 Hình thức: Phải lập thành văn bản 
Tín chấp 
 Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo 
đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình 
nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc 
tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, 
làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ. 
 Hình thức: phải lập thành văn bản 
IV. Sửa đổi, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng 
4.1. Sửa đổi hợp đồng(Điều 423 BLDS) 
 Là các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận 
về việc thay đổi, bổ sung hay bớt một hoặc 
một số điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng 
đã được ký kết. 
25/04/2013 
13 
4.2. Hủy bỏ hợp đồng 
Tiêu chí so 
sánh 
Hủy bỏ hợp đồng Đơn phương chấm 
dứt HD 
Căn cứ áp dụng 
Hành vi VPHĐ của bên kia là căn cứ áp 
dụng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp 
luật quy định 
Cơ sở pháp lý 
Điều 425 BLDS 
Điều 312 LTM 
Điều 426 BLSD 
Điều 310, 311 LTM 
Hậu quả 
HĐ không có hiệu 
lực từ thời điểm 
giao kết 
HĐ không có hiệu 
lực từ thời điểm bên 
kia nhận được 
thông báo 
4.3. Chấm dứt hợp đồng (Điều 424 BLDS) 
 Hợp đồng đã được hoàn thành; 
 Theo thoả thuận của các bên; 
 Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ 
thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá 
nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện; 
 Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực 
hiện; 
 Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của 
hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay 
thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại; 
 Các trường hợp khác do pháp luật quy định. 
Pháp luật về hợp đồng 
V. Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu 
5.1. Khái niệm 
 Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng được ký kết 
không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của 
hợp đồng nên không có giá trị về mặt pháp lý. 
25/04/2013 
14 
Hợp đồng vô hiệu 
 Năng lực hành vi 
 Điều cấm của PL, 
đạo đức xã hội 
 Tự nguyện 
 Hình thức 
 Chưa thành niên, mất, hạn chế 
 Không nhận thức, điều khiển 
 Vi phạm điều cấm, ĐĐ 
 Giả tạo 
 Nhầm lẫn 
 Lừa dối, đe dọa 
 Hình thức 
 ĐT không thể thực hiện được 
Điều kiện có hiệu lực Các trường hợp HĐ vô hiệu 
5.2. Phân loại hợp đồng vô hiệu 
HĐ vô hiệu tuyệt đối 
HĐ vô hiệu tương đối 
Trình tự vô 
hiệu 
Đương nhiên vô hiệu 
Phải có yêu cầu và Tòa 
án QĐ 
Thời hạn 
yêu cầu 
Không bị hạn chế 
2 năm 
Mục đích 
Bảo vệ quyền lợi và lợi 
ích chung của cộng đồng. 
Bảo vệ quyền lợi và lợi ích 
hợp pháp của 1 hoặc một số 
chủ thể xác định 
Hợp đồng vô hiệu 
 5.2. Phân loại hợp đồng vô hiệu 
 HĐ vô hiệu toàn bộ: Là HĐ vi phạm quy 
định của pháp luật dẫn đến toàn bộ nội dung của 
hợp đồng không có hiệu lực pháp luật 
 HĐ vô hiệu từng phần: Là HĐ mà trong đó 
chỉ có 1 phần hoặc 1 số phần của HĐ đó vô hiệu 
nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các 
phần còn lại của HĐ 
25/04/2013 
15 
Xử lý đối với hợp đồng vô hiệu(Điều 137 BLDS) 
 Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt 
quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm 
xác lập hợp đồng 
 Các bên phải khôi phục tình trạng ban đầu, 
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu 
không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả 
bằng tiền, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức thu 
được bị tịch thu theo quy định của pháp luật 
 Bên nào có lỗi mà gây thiệt hại thì phải bồi 
thường 
Pháp luật về hợp đồng 
VI. Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng 
5.1. Khái quát chung về TNPL do VPHĐ 
Vi phạm hợp đồng là gì? 
 Là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện 
không đúng những điều khoản trong hợp đồng 
 5.1. Khái quát chung về TNPL do VPHĐ 
 Trách nhiệm pháp lý do VPHĐ là gì? 
 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng 
là quan hệ giữa các bên trong hợp đồng, trong 
đó bên VPHĐ có nghĩa vụ phải gánh chịu 
những hậu quả bất lợi do không thực hiện 
hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đã ký 
kết. 
25/04/2013 
16 
Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý do vi phạm 
hợp đồng 
 Được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp 
đồng 
 Gắn liền với việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp 
đồng hoặc trách nhiệm về tài sản 
 Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc các 
bên áp dụng trên cơ sở PL 
Các loại trách nhiệm pháp lý do VPHĐ trong BLDS 
 Bồi thường thiệt hại 
 Phạt vi phạm 
 Hủy bỏ hợp đồng 
 Đơn phương chấm dứt hợp đồng 
Các loại TNPL do VPHĐ trong luật thương mại 
(Điều 292 ) 
 Buộc thực hiện đúng hợp đồng. 
 Phạt vi phạm. 
 Buộc bồi thường thiệt hại. 
 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng. 
 Đình chỉ thực hiện hợp đồng. 
 Huỷ bỏ hợp đồng. 
 Các biện pháp khác do các bên thoả thuận. 
25/04/2013 
17 
5.1. Khái quát chung về TNPL do VPHĐ 
 Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm pháp lý do 
VPHĐ 
- Có hành vi vi phạm hợp đồng 
- Có thiệt hại thực tế xảy ra 
- Có mối liên hệ nhân quả 
- Có lỗi 
5.1. Khái quát chung về TNPL do VPHĐ 
 Các trường hợp miễn trách nhiệm(Điều 294 LTM) 
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên 
đã thỏa thuận 
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng 
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của 
bên kia 
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết 
định của cơ quan quản lý nhà nước mà các bên 
không thể biết tại thời điểm giao kết hợp đồng 
5.2. Các biện pháp trách nhiệm tài sản do VPHĐ 
 Phạt vi phạm là sự 
thoả thuận giữa các 
bên trong hợp đồng, 
theo đó bên vi phạm 
nghĩa vụ phải nộp một 
khoản tiền cho bên bị 
vi phạm 
 Bồi thường thiệt hại là 
việc bên vi phạm bồi 
thường những thiệt hại 
vật chất do hành vi vi 
phạm hợp đồng gây ra 
cho bên bị vi phạm 
Phạt vi phạm 
Bồi thường thiệt hại 
25/04/2013 
18 
5.2. Các biện pháp trách nhiệm tài sản do VPHĐ 
 Căn cứ phát sinh 
- Có hành vi vi phạm 
- Có lỗi 
 Mức phạt do các bên thỏa 
thuận 
 Căn cứ phát sinh 
- Khi có hành vi vi phạm 
- Có thiệt hại thực tế 
- Có mối quan hệ nhân quả 
- Có lỗi 
 Mức bồi thường tính trên 
thiệt hại thực tế(nguyên 
tắc là bồi thường toàn bộ) 
Phạt vi phạm Bồi thường thiệt hại 
5.2. Các biện pháp trách nhiệm tài sản do VPHĐ 
 Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường 
thiệt hại 
- Trong bộ luật dân sự(Điều 422 BLDS) 
- Trong luật thương mại(Điều 307 LTM) 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_luat_kinh_te_chuong_iii_phap_luat_ve_hop_dong_do_m.pdf