Bài giảng Luật môi trường và chính sách kinh tế nâng cao - Ngô Thị Thanh Vân

Tóm tắt Bài giảng Luật môi trường và chính sách kinh tế nâng cao - Ngô Thị Thanh Vân: ... như là sự chi trả cho công việc của mình. Lưu ý rằng người môi giới, cũng như người thợ săn và thợ làm bánh, đều đang tạo giá trị. Hàng hoá chỉ có giá trị kinh tế khi – cuối cùng – chúng đáp ứng nhu cầu của con người. Thành quả việc săn bắn và nướng bánh sẽ không có giá trị gì nếu không đượ...n kết ở đây có tầm quan trọng sống còn. Những quyền không được định rõ, phạm tội kinh tế và tham nhũng có thể kìm hãm sự phát triển của một quốc gia cũng như sự phát triển toàn cầu. Các thể chế chính trị dân chủ và thị trường là quan trọng nhất để tránh sự phát triển như trong mô hình của Mead... về sản xuất và các phương pháp kỹ thuật khác nhau mà cơ quan điều tiết không có. Một ngành công nghiệp cũng có thể là mối đe doạ, ví dụ, việc ngừng hoạt động của ngành nếu như các quy định chi phí được áp đặt. Thiếu thông tin và nguồn lực cũng có thể cản trở việc thực thi. Do đó, để có được t...

pdf200 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Luật môi trường và chính sách kinh tế nâng cao - Ngô Thị Thanh Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 rechtsvergelijkende studie naar de 
verhandelbaarheid van vervuilingsrechten" (Market-oriented environmental law? A 
comparative legal study into the tradability of pollution rights), Zwolle: Tjeenk Willink, 1992. 
2. W.E. Oates. and A.M.McGartland, "Marketable permits for the prevention of environmental 
deteroration", Journal of Environmental Economics and Management, 12 (3), 1985, 207-28. 
3. Phí 
3.1. Phí tối ưu 
Để đặt nền tảng cơ sở cho nội dung thảo luận, chúng ta xem xét phí tối ưu trong một mô hình 
đơn giản chỉ có một người gây ô nhiễm và một người chịu thiệt hại do ô nhiễm. Theo mô hình 
được trình bày ở Hình 13.2 đã được sử dụng một vài lần ở trên, nhà máy gây ô nhiễm A gây hại 
cho nạn nhân B. Mức sản lượng tối ưu, mức ô nhiễm tối ưu hay mức chất thải tối ưu là mức x1. 
 185
Hình 13.2. Phí tối ưu 
Nếu tồn tại chi phí giao dịch mang tính ngăn cấm thì các bên sẽ không đạt được thoả thuận 
chung và doanh nghiệp gây ô nhiễm A sẽ lựa chọn mức sản lượng x0 và gây ra ảnh hưởng ngoại 
ứng lên người B. Giả sử rằng Chính phủ sẽ áp mức phí hay thuế t không đổi trên mỗi đơn vị sản 
lượng x. Lượng phí này sẽ làm giảm lợi nhuận và làm đường lợi ích ròng cận biên MNB của A 
dịch chuyển xuống dưới thành đường MNBA-t và do đó mức sản lượng và mức ô nhiễm của nhà 
máy giảm xuống. Mức phí tối ưu t* sẽ làm giảm mức sản lượng của A xuống mức tối ưu x1. Do 
vậy, mức phí tối ưu bằng với mức thiệt hại biên gây ra cho B tại mức ô nhiễm tối ưu x1. 
Hãy cùng so sánh mức phí này đi kèm với quy tắc doanh nghiệp A sẽ không được gây ô 
nhiễm quá mức x1. Nói cách khác, doanh nghiệp A có quyền gây ô nhiễm tối đa bằng mức x1 mà 
không phải trả phí. Mặt khác, nếu áp thuế thì doanh nghiệp A sẽ phải trả mức thuế t cho mỗi đơn 
vị sản phẩm được sản xuất ra tương đương với số thuế x1 × t. Thực chất, cả hai biện pháp này đều 
đạt được mức tối ưu. Tuy nhiên, quy tắc sẽ đưa ra một ảnh hưởng phân phối với ưu thế dành cho 
doanh nghiệp A, nghĩa là doanh nghiệp này có quyền gây ô nhiễm mà không phải tốn chi phí. 
Cần lưu ý rằng nếu kết hợp mức phí này với các quy định thì mức phí này có thể không có 
ảnh hưởng gì tới lượng ô nhiễm. Lý do là giả sử cơ quan điều tiết sẽ ban hành giấy phép để doanh 
nghiệp có thể gây ô nhiễm một lượng x1. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ áp mức thuế t*. Khi doanh 
nghiệp A sản xuất ở mức sản lượng x1 thì chẳng có lý do gì khiến nhà máy A phải thay đổi mức 
sản lượng. Do đó, khoản phí được nộp vào ngân sách Chính phủ có thể được coi như mức thuế 
thuần x1 . t* đánh vào ngành công nghiệp mà không có tác động gì đối với mức ô nhiễm. Do đó, 
việc sử dụng mức phí đánh vào các doanh nghiệp gây ô nhiễm đã được điều tiết có thể không giúp 
cải thiện tình trạng môi trường nhưng nó có thể đem lại nguồn thu cho Chính phủ. 
Một kết quả khác có thể xảy ra nếu các cơ quan điều tiết không biết về các lợi nhuận ròng 
cận biên, MNB và vẫn điều tiết mặc dù vẫn tồn tại một thoả thuận ngầm. Ví dụ trên giả định rằng 
tồn tại chi phí giao dịch mang tính ngăn cấm do đó sẽ không có thoả thuận nào đạt được. Tuy 
nhiên, vẫn tồn tại một thoả thuận ngầm như đã được đề cập trong mối quan hệ với luật gây phiền 
toái; xem Chương 12, Mục 6. Trong trường hợp đó, việc áp phí có thể khiến cho tình trạng tồi tệ 
hơn. Điều này sẽ được mô tả trong Hình 13.2. Giả định rằng có một thoả thuận ngầm quy định 
mức sản lượng sẽ được điều chỉnh bằng mức tối ưu x1. Người B vẫn bị thiệt hại và sẽ sẵn sàng trả 
tiền cho doanh nghiệp A để doanh nghiệp A giảm mức ô nhiễm xuống mức x2, nhưng doanh 
nghiệp A lại đòi hỏi đền bù quá nhiều cho việc giảm mức sản lượng x của mình. Nhờ đó đạt được 
mức tối ưu. Tuy nhiên, do sự thiếu thông tin về các thoả thuận nên cơ quan điều tiết có thể tin 
Lợi nhuận và 
chi phí biên 
Sản xuất/ Ô nhiễm 
186 
tưởng vào ngoại ứng tiêu cực và sẽ áp mức thuế Pigou để sửa chữa ngoại ứng giả định. Nếu Chính 
phủ áp mức thuế t* thì lợi nhuận ròng cận biên của doanh nghiệp A sẽ giảm xuống thành đường 
MNB-t*. Mức thuế này sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của sản xuất, điều sẽ tạo điều kiện cho một 
thoả thuận ngầm mới làm giảm mức ô nhiễm xuống mức x3 là mức thấp tối ưu. Nói tóm lại, nếu 
sự phụ thuộc giữa các bên gây ảnh hưởng lẫn nhau được chính các bên tự điều tiết, kể cả minh 
bạch hay thoả thuận ngầm, thì quy định công cộng thêm rất có thể sẽ gây ra sự điều tiết quá mức. 
Nếu có nhiều nhà máy sử dụng những kỹ thuật sản xuất khác nhau và gây ra những mức độ ô 
nhiễm khác nhau với người chịu ô nhiễm thì tất cả những nhà máy này, về nguyên tắc, sẽ phải trả 
những mức phí khác nhau. Điều này, một lần nữa, sẽ dẫn tới vấn đề quá nhiều thông tin và vấn đề 
phối hợp giữa các bên. Hãy cùng nhớ lại rằng khi ô nhiễm được giảm thiểu nếu giảm một tập hợp 
nhỏ các chất gây ô nhiễm gây hại cho cùng một nguồn lực (có thể là hệ thống nước hay một thành 
phố). Do đó, sẽ có thể nhận biết được mức sản lượng mục tiêu hợp lý. Ở đây, CBA có thể rất hữu 
dụng trong việc cân bằng giữa chất lượng môi trường và các lợi ích khác. Một khi mục tiêu được 
thiết lập thì mức phí sẽ được sử dụng với mục đích giảm thiểu ô nhiễm hoặc tắc nghẽn.1 Để tìm ra 
loại phí đáp ứng mục tiêu hiệu quả về chi phí, có thể phải tiến hành một quy trình đặt giá (đấu giá) 
như được trình bày trong Hình 13.3. Ở đây, chúng ta có cung và cầu về giấy phép. Đường cung 
thẳng đứng mô tả mục tiêu do các nhà hoạch định chính sách đặt ra. Giả định rằng chính quyền 
với nhiệm vụ đặt ra mức phí không được biết cầu. Mức phí được chọn là một giá trị t0 tuỳ ý. Do 
đó, cầu về giấy phép tăng lên và mức phí sẽ tăng lên cho đến khi cầu được thoả mãn. Mặt khác, 
nếu mức phí ban đầu là t1 thì sẽ có ít giấy phép ô nhiễm và giao thông được bán ra. Hoàn toàn có 
lý do để giảm mức phí. Vì vậy, quy trình sửa lỗi vẫn tiếp diễn cho tới khi đạt được mức q* và t*. 
Hình 13.3. Cung và cầu giấy phép xả thải (Cota ô nhiễm) 
4. Phí, tiền đặt cọc và quỹ môi trường 
Thuế môi trường thường được trả trực tiếp vào ngân sách của Chính phủ mà không có bất cứ 
sự cam kết nào. Điều này có nghĩa là Chính phủ không có nghĩa vụ phải sử dụng khoản doanh thu 
này cho bất cứ mục đích cụ thể nào. Các chính trị gia hoàn toàn có quyền tự do quyết định trong 
phạm vi ngân sách công. Tuy nhiên, khi áp thuế, cần có một cam kết rằng của cải thu được sẽ 
được "đánh dấu riêng" cho mục đích nào đó. Cam kết như vậy có thể ít nhiều bị ràng buộc. Cam 
kết có tính ràng buộc và đáng tin cậy nhất có thể là việc thiết lập một quỹ độc lập mà chỉ có thể 
Giấy phép 
Giá cả/đơn vị 
 187
được sử dụng cho mục đích cụ thể của quỹ đó. Một cách đơn giản hơn nhưng cũng ít ràng buộc 
hơn là việc tập hợp doanh thu vào một tài khoản đặc biệt trên sổ sách. 
Cần lưu ý rằng việc thu thập tài sản vào một quỹ để sử dụng cho mục đích đặc biệt sẽ có hiệu 
ứng kép. Một là hiệu ứng Pigou, tức là phí làm thay đổi giá và hành vi trên thị trường, điều mà có 
thể là tích cực. Thứ hai là những tài sản thu được do "quỹ" có mục đích sở hữu đặc biệt. Nói một 
cách khác, giá trị của quyền gây ô nhiễm sẽ được chuyển giao cho quỹ này với một mục tiêu nhất 
định, chẳng hạn như để cải thiện chất lượng môi trường. Số tiền bạc, của cải này có thể bao hàm 
cả các chi phí như việc xử lý chất thải, làm sạch đất hay đền tai nạn. Khi nguồn quỹ này có thể bù 
lại những mất mát ngoài dự kiến trong tương lai thì nó sẽ trở thành một khoản bảo hiểm. Vấn đề 
này sẽ được thảo luận thêm trong Chương 15. 
HỘP 13.3. PHÍ: MINH CHỨNG THEO KINH NGHIỆM 
Những bằng chứng liên quan đến kinh nghiệm về phí xuất phát từ châu Âu chứ không 
phải Mỹ. Điều này điển hình cho sự đối nghịch đối với giấy phép gây ô nhiễm có thể 
mua bán, thứ hàng hoá mà từ lâu đã phổ biến ở Mỹ hơn là ở châu Âu. Dewees, Duff và 
Trebilcock (1996, trang 326) đã lưu ý rằng các khoản phí hiếm khi được đề cập tới 
"dưới dạng giáo trình". R.W. Hahn (1989, các trang 95-114) nhận xét rằng phần lớn các 
khoản phí xả thải được sử dụng như một công cụ để tạo doanh thu cho những dịch vụ 
công hơn là công cụ chính sách môi trường như chúng được các nhà kinh tế học quy 
định. Tuy nhiên, ở Hà Lan thì lượng nước ô nhiễm do 14 ngành công nghiệp gây ô 
nhiễm đã giảm từ 90% tổng lượng nước bị ô nhiễm xuống 50% vào các năm từ 1969 
đến năm 1975 và giảm thêm 20% nữa vào năm 1980; một nửa của lượng giảm này có 
được là nhờ phí xả thải. Những câu chuyện thành công tương tự cũng xuất hiện tại 
nước Đức, nơi mà theo báo cáo, do áp dụng phí xả thải vào nguồn nước đã làm tăng 
đáng kể biện pháp xử lý nước, dẫn dắt hầu hết các doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu 
chuẩn xả thải hiện có.1 Tất cả những ví dụ này ở châu Âu dường như chứng minh rằng 
phí xả thải đã mang lại động cơ mạnh mẽ để các doanh nghiệp đầu tư vào các thiết bị 
làm giảm lượng ô nhiễm nước (Frey, 1992, các trang 149-151). Tuy nhiên, chúng ta 
cũng dễ dàng nhận thấy hầu hết các quốc gia châu Âu hiện nay vẫn đang sử dụng kết 
hợp giữa phí xả thải với tiêu chuẩn xả thải. Do đó, rất khó để kết luận rằng các khoản 
đầu tư quan trọng vào các nhà máy xử lý nước chủ yếu là do hệ thống phí và không 
phải do, ví dụ như nguy cơ về các hình phạt hành chính và/hoặc hình sự trong trường 
hợp có vi phạm các tiêu chuẩn xả thải. 
Chú thích: 
1. J. Bongaerts and R.A. Kraemer, "Water pollution charges in three countries: control through 
incentives", European Environment Review, 1 (4), 1987, 12-19. 
Một khoản đặt cọc cũng có tính chất tương tự như phí; tuy nhiên, về nguyên tắc, chúng khác 
nhau. Để minh hoạ điều này, hãy giả sử rằng bạn đi vào một cửa hàng tạp hoá và lấy một chiếc 
giỏ mua hàng trong cửa hàng. Bạn chất đầy hàng hoá vào giỏ và trả tiền hoá đơn rồi mang cả cái 
giỏ cùng tất cả hàng hoá ra xe. Cửa hàng mong đợi bạn mang trả lại chiếc giỏ. Bạn thì (một cách 
im lặng) cũng chấp nhận mang trả lại chiếc giỏ sau khi sử dụng; nhưng quay trở lại xe, để lại 
chiếc giỏ nơi đỗ xe sẽ đơn giản hơn. Do đó, có vấn đề nảy sinh là thi hành một thoả thuận ngầm. 
Đó là khi thế chấp và đặt cọc được sử dụng: bạn sẽ phải trả một khoản tiền khi bạn lấy cải giỏ đi 
188 
mua hàng để đảm bảo rằng bạn sẽ trả lại nó sau khi mua xong. Độ lớn của khoản thế chấp đóng 
vai trò quan trọng thứ yếu, miễn là nó đủ lớn để khiến người sử dụng phải trả lại chiếc giỏ. Những 
hệ thống khi bạn phải đút một đồng xu vào để nhận được chiếc giỏ và sau đó nhận lại đồng xu khi 
bạn trả lại chiếc giỏ được sử dụng thường xuyên. 
Các khoản thế chấp, đặt cọc hay những khoản tương tự để đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa 
vụ được sử dụng thường xuyên trong kinh doanh. Nó cũng được sử dụng với mục đích bảo vệ môi 
trường. Bạn có thể lấy ví dụ như các khoản đặt cọc vào vỏ chai, can hay pin và các lốp xe đã qua 
sử dụng và xe ô tô đã bị loại bỏ. 
Một đặc tính của tiền đặt cọc là nó được trả trước và hoàn trả lại khi hoàn thành nhiệm vụ. 
Lưu ý rằng quyền sở hữu tiền đặt cọc sẽ không thay đổi miễn là hoàn thành nghĩa vụ. Ví dụ, tiền 
đặt cọc có thể được dự trữ ở ngân hàng trả lãi cho chủ sở hữu. Tất nhiên, tiền đặt cọc phải được 
quản lý một cách đáng tin cậy. Đây là một vấn đề nhỏ trong trường hợp tủ khoá cơ khí ở siêu thị. 
Vấn đề quan trọng hơn là khi tiền đặt cọc quá lớn và bao gồm nguồn vốn trong thời gian dài. Vốn 
vay dựa trên tiền đặt cọc có thể đầu tư và kiếm lợi nhuận hoặc có thể bị mất, thực tế là có thể đi 
đến phá sản. 
Nhu cầu đánh thuế có thể dựa trên một sự thiếu tin tưởng; trong tương lai, các chính trị gia 
có thể sử dụng các khoản thu mà không cân nhắc gì tới những cam kết trước đó. Tương tự, một 
yêu cầu rằng tiền bạc của cải cần được chuyển vào một quỹ không phụ thuộc vào hệ thống chính 
trị hiện thời có thể là do mất lòng tin hoặc do một nhu cầu chung đối với giảm rủi ro. Vì vậy, một 
quỹ cho bảo vệ môi trường là một loại bảo lãnh. Tương tự, trong các doanh nghiệp tư nhân, trách 
nhiệm phải được đảm bảo bằng tài sản và vốn chủ sở hữu tương ứng. 
Thực tế này có tầm quan trọng trong các vấn đề môi trường. Trong Chương 9, Mục 5, chúng 
ta đã thảo luận về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với việc tái chế xe ô tô đã qua sử dụng. Nếu 
nhà sản xuất có nhiệm vụ phải giành lại và tháo dỡ xe cũ mà họ đã bán, sẽ có một trách nhiệm bổ 
sung cho mỗi chiếc xe mới được bán ra. Sau 10 - 15 năm, trách nhiệm kinh tế của xe hoạt động có 
thể trở nên rất lớn. Thật vậy, nhà sản xuất có thể phá sản nếu của cải, tiền bạc được bảo quản 
không đúng. Do đó, trách nhiệm của nhà sản xuất, có thể được kết hợp với yêu cầu rằng phải tài 
trợ đủ phương tiện.2 
5. Kết luận 
So sánh một hệ thống giấy phép xả thải mua bán được và phí, chúng ta thấy rằng sự xác định 
ban đầu một mục tiêu ô nhiễm là quan trọng như nhau đối với cả hai hệ thống. Hơn nữa, các hệ 
thống có hiệu quả - chi phí như nhau, nhưng con đường hướng tới hiệu quả khác nhau. Trong 
trường hợp giấy phép mua bán được, hạn ngạch được phân phối theo một số nguyên tắc. Sau đó, 
thương mại sẽ phân bổ lại giấy phép. Ở trạng thái cân bằng, giá thị trường cho một giấy phép sẽ 
phản ánh sự sẵn sàng trả cho một quyền gây ô nhiễm biên. Sự khuyến khích tăng cường hiệu quả 
động lực cũng sẽ có mặt do khả năng giảm chi phí trong thời gian dài bằng sự đầu tư vào công 
nghệ đòi hỏi ít giấy phép ô nhiễm hơn. Phí cũng sẽ đem lại cùng một hiệu quả. Ở trạng thái cân 
 189
bằng, mục tiêu sẽ đạt được và tất cả sẽ trả cùng một mức giá cho một giấy phép ô nhiễm biên. 
Cách để cân bằng khác nhau ở chỗ, cơ quan công và không thị trường đặt ra phí có thể gây ra vượt 
cầu hoặc vượt cung. Giá sau đó có thể được điều chỉnh cho đến khi đạt trạng thái cân bằng. 
Sự khác biệt giữa giấy phép và phí ô nhiễm thị trường chủ yếu là có tính phân phối. Nhớ lại 
rằng, theo định lý Coase, việc phân phối giấy phép ban đầu không có tác động đến hiệu quả, mà 
đến sự phân phối của cải. Vì lý do phân phối, điều này có nghĩa là quyền ô nhiễm ban đầu có thể 
được trao cho bất kỳ bên nào, sau đó sẽ bán quyền cho người trả giá cao nhất. Do đó, những 
người trả nhiều nhất sẽ nhận được giấy phép trong cả hai hệ thống, điều này là rất hiệu quả. 
HỘP 13.4. THUẾ, PHÍ HAY TIỀN GỬI? 
Xem xét kịch bản sau đây: các nhà môi trường cho rằng môi trường cần được bảo vệ, 
ví dụ như cần phải làm sạch đất ô nhiễm hoặc không dùng điện hạt nhân và phá bỏ các 
nhà máy điện. Các chính trị gia thì lại lý luận rằng các hành động như vậy không thể 
được công khai tài trợ bởi vì gánh nặng chung của các loại thuế. Thay vào đó, họ đề 
cập đến nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền và đề nghị áp phí cho người gây ô 
nhiễm bao gồm cả chi phí phục hồi. Nghị viện đã chấp nhận vì những hứa hẹn phục hồi 
môi trường. Tuy nhiên, có thể kết quả cuối cùng là thuế với một chút liên quan tới phục 
hồi môi trường đã hứa. 
Ở Thuỵ Điển có một hệ thống thúc đẩy việc cấm sử dụng xe đã qua sử dụng. Đối 
tượng mua xe mới phải trả một lệ phí và chủ sở hữu cuối cùng nhận được một khoản 
tiền khi bỏ lại xe này ở bãi thải. Hệ thống này làm giảm số lượng xe cũ ở vùng nông 
thôn. Tuy nhiên, tình trạng pháp lý của "quỹ xe bãi" là không rõ ràng. Thật vậy, nói về 
quỹ là gây hiểu lầm. "Phí bãi" dường như là một hình thức thuế. Chủ sở hữu xe không 
có bất kỳ khoản tiền đặt cọc nào để buộc phải trả xe để thải. Do đó, lãi không được trả. 
Đặt một khoản tiền cọc cho 10 - 15 năm có lãi suất sẽ tăng đáng kể giá trị của nó. Nhà 
nước chỉ là cam kết về chính trị sẽ trả lại tiền cọc khi xe được quay trở lại. Trên thực tế, 
việc thanh toán lại không phụ thuộc vào quy mô tài khoản. Nếu tài khoản đã là một quỹ 
độc lập để bảo lãnh thanh toán, nó đã có thể phá sản từ cuối thập niên 1980 khi cổ 
phiếu xe ô tô suy giảm. 
Tương tự, ở Thuỵ Điển có một "quỹ" dỡ bỏ hạt nhân. Sau một cuộc tranh luận chính trị 
về chất thải phóng xạ trong những năm 1980, người ta đã áp vào một loại "phí" 
0,01 SEK/kwh để trang trải chi phí tháo dỡ trong tương lai. "Quỹ" tháo dỡ do Nhà nước 
thành lập. Do quy mô sản xuất điện hạt nhân rộng lớn ở Thuỵ Điển, "quỹ" này phát triển 
nhanh chóng và hiện nay đạt khoảng 20 tỷ SEK. Trong tài khoản công, nó được coi là 
một tài sản, bỏ qua thực tế là có một trách nhiệm tương ứng trong tương lai để trả cho 
việc tháo dỡ các nhà máy điện. Đây có phải là một sai lầm, hay có phải các nhà chức 
trách không mong đợi bất kỳ sự tháo dỡ nào trong tương lai? 
Phí do Nhà nước thu và sử dụng. Nó đơn giản chỉ là một trường hợp đặc biệt của giấy phép 
mua bán được mà Nhà nước là chủ sở hữu ban đầu và do đó, nhận được thu nhập. Vì vậy, sự khác 
biệt chính giữa phí và quyền ô nhiễm mua bán được là Nhà nước "bán" giấy phép. Một lý do rõ 
ràng cho việc sử dụng phí là nhu cầu doanh thu cho chi tiêu công. Thuế thu nhập, bán hàng và vốn 
gây ra một gánh nặng quá mức, vấn đề này đã thảo luận ở Chương 6, Mục 4. Thật vậy, đối số 
190 
trong thuế "xanh" là các loại thuế thông thường, đặc biệt là thuế lao động, cần được thay thế bằng 
phí môi trường. Tư duy rằng một sự thay đổi như vậy sẽ tạo ra một cổ tức tăng gấp đôi, có nghĩa 
là, làm giảm những tác động tiêu cực đến nền kinh tế thuế lao động và có được ảnh hưởng tích 
cực đến môi trường. 
Tuy nhiên, có thể có lý do chính trị cho việc sử dụng giấy phép mua bán được thay vì phí. 
Bằng cách phân phối quyền trong công nghiệp, có thể dễ dàng đạt được một thoả hiệp chính trị 
hơn từ khi ngành công nghiệp nói chung sẽ không bị mất. Mặt khác, thuế/phí thu được cũng có 
thể được phân phối lại cho ngành công nghiệp. Ví dụ, giả sử rằng Chính phủ muốn đưa vào một 
loại phí thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp, nhưng nông dân phản đối và đe doạ bỏ 
phiếu cho phe đối lập trong cuộc bầu cử tiếp theo. Một sự lựa chọn thay thế có thể là thực hiện áp 
phí và phân phối lại thu nhập cho nông dân như là một tập thể. Tuy nhiên, lưu ý rằng để làm cho 
phí hiệu quả trong việc giảm lượng thuốc trừ sâu, các khoản thu trả lại cho nông nghiệp phải độc 
lập với việc sử dụng thuốc trừ sâu của cá thể người nông dân, ví dụ dựa vào quy mô của trang trại. 
Tóm lại, không thể nói rằng phí là hiệu quả hơn hoặc có định hướng thị trường, so với quy 
định hành chính về ô nhiễm, chừng nào giấy phép gây ô nhiễm còn được buôn bán tự do. Mặt 
khác, một hệ thống chỉ huy-và-kiểm soát hành chính cấm thương mại có thể là không hiệu quả. 
Nên tận dụng các thông tin được phản ánh bởi giá. Công nghiệp không có động cơ để cung cấp 
thông tin chính xác chừng nào nó nhận được giấy phép theo quy định. 
Nếu chỉ có một người gây ô nhiễm, không có chỗ cho thương mại. Một mình cơ quan điều 
tiết phải quyết định mức độ ô nhiễm, mặc dù quy định hiệu quả đòi hỏi phải có thông tin chi tiết. 
Đây cũng là trường hợp nếu cơ quan đánh thuế người gây ô nhiễm. Nếu có một vài người gây ô 
nhiễm, có thể rất phức tạp để tìm ra mức độ tối ưu cho mỗi người gây ô nhiễm. Thương mại giấy 
phép xả thải có khả năng cải thiện tình hình, nhưng kết quả là không chắc chắn. Khó có thể đoán 
trước được kết quả tại các thị trường số lượng nhỏ. Hành vi chiến lược, cũng như thông đồng, có 
thể được xảy ra. Tuy nhiên, một quá trình thương thảo bao gồm các cơ quan và ngành công 
nghiệp trong một mối quan hệ lâu dài có thể đem lại các quy định hợp lý. Hiểu biết lẫn nhau và 
biết rằng hành vi sai trái bị trừng phạt bởi bên đối đầu, có thể thúc đẩy các giải pháp hiệu quả. 
Phần nội dung chính của cuốn sách này đã xem xét hiệu quả của các hệ thống khác nhau để đạt 
đến một tiêu chuẩn chất lượng môi trường, nhưng mà không có bất kỳ câu trả lời thống nhất nào. 
Ví dụ, nếu có 10, 100 hoặc 1.000 người gây ô nhiễm, nông dân sử dụng thuốc trừ sâu, ô tô 
gây ô nhiễm thành phố, các công ty phát thải khói gây ô nhiễm các khu phố và v.v., sẽ đòi hỏi một 
lượng lớn thông tin và thương lượng vô hạn về quyền không thương mại để trở thành hiệu lực. Sự 
phân bố của các quyền mua bán được cũng có thể tốn kém khi có nhiều người gây ô nhiễm. Thu 
phí có thể vẫn đơn giản và thiết thực hơn. 
Ghi chú: 
1. Baumol và Oates (1971) đã đề xuất sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng và phí như vậy để bảo vệ môi trường. 
2. Xem thêm về vấn đề này từ Lidgren và Skogh (1996). 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_luat_moi_truong_va_chinh_sach_kinh_te_nang_cao_ngo.pdf
Ebook liên quan