Bài giảng môn học Pháp luật và quản lý đô thị - Lê Trọng Bình
Tóm tắt Bài giảng môn học Pháp luật và quản lý đô thị - Lê Trọng Bình: ...p cụ thể đạt tới yêu cầu đó. Trong luật trao quyền của một số bang, thường đều yêu cầu cơ quan quy hoặc phải phụ trách việc đề ra pháp quy phân khu. Một số bang có uỷ ban phân khu độc lập, họ cũng phải hợp tác chặt chẽ với uỷ ban quy hoạch; một số bang khác không thành lập uỷ ban quy hoạch, ...ế; năm 2015 đạt trên 80% và năm 2025 đạt 100% chính quyền các đô thị từ loại III trở lên áp dụng chính quyền đô thị điện tử, công dân đô thị điện tử. - Các chỉ tiêu hạ tầng kĩ thuật khác phải đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng và các quy định pháp luật của Việt Nam. 2.5. Chỉ tiêu phát triển n...ạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối; giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. - Quy hoạch cấp nước đô thị bao gồm việc xác định nhu cầu và lựa chọn nguồn nước; xác định vị trí, quy mô công trình cấp nước gồm mạng lưới tuyến truyền tải và phân phối, nhà máy, trạm là...
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ. b/ Các thành phố, thị xã, quận thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm 108 đơn vị hành chính tương đương cấp Huyện. c/ Đơn vị hành chính tương đương cấp xã gồm 640 thị trấn, khoảng 1300 phường thuộc các đô thị từ loại IV trở lên. Số liệu về các đơn vị hành chính đô thị các cấp con đang biến động do quá trình điều chỉnh địa giới hành chính một số đô thị trong thời gian gần đây 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước 2.2.1. Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định 4 cấp từ Trung ương đến địa phương: - Cơ quan lập pháp: Quốc Hội; - Toà án, Viện Kiếm sát nhân dân tối cao; - Cơ qua hành pháp: + Cấp trung ương: Chính phủ gồm các Bộ và các cơ quan ngang Bộ. + Cấp tỉnh: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Sở, Ban ngành tham mưu cho UBND. + Cấp huyện (quận đối với thành phố): Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các phòng, ban tham mưu. + Cấp xã : Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã ( phường, thị trấn). 2.2.2. Hình thành bộ máy hành chính: a/ Hệ thống bầu cử dựa trên phổ thông đầu phiếu. Uỷ ban mặt trận tổ quốc các cấp, các tổ chức quần chúng và nhân dân quyết định danh sách các ứng cử viên. b/ Quốc hội bầu ra Chủ tịch, Phó chủ tịch nước; Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao. c/ Thủ tướng Chính phủ thành lập các Bộ và các cơ quan ngang Bộ trình Quốc hội thông qua. d/ Ở cấp tỉnh, thành phố nhân dân bầu ra Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. 2.2.3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về QHXD đô thị: - Chính phủ; - Bộ Xây Dựng; - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Sở XD, Sở Quy hoạch- kiến trúc Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 90 - Các Phòng Quản lý XD, đô thị. a/ Chính phủ thống nhất quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị trên địa bàn cả nước. b/ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị tại địa bàn do mình phụ trách. c/ Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị theo sự phân công của Chính phủ và sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. d/ Các Sở, Ban, ngành địa phương chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, thành viên Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp 2.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ 2.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành Trung ương Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ ra quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, địa phương và cơ sở. 2.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp về quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển đô thị: a) Nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với đô thị được pháp luật qui định chức năng, thẩm quyền quản lý đối với bộ máy công quyền trên địa bàn đô thị. Luật tổ chức hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 23/11/2003; Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008; Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT- BXD-BNV ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ XD và Bộ Nội vụ và Luật Quy hoạch đô thị được Quốc hội khoá XII thông qua tại kỳ họp toàn thể thứ 5 ngày 17/06/2009 đã qui định những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển đô thị bao gồm các văn bản pháp quy, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy chế quản lý quy hoạch, quản lý phát triển đô thị. - Lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện chương trình đầu tư phát triển đô thị; tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong quyền hạn và phạm vi quản lý đảm bảo cho các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn; Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 91 - Xây dựng hệ thống kiểm soát và phát triển đô thị theo quy hoạch và pháp luật vì mục tiêu phát triển bền vững, chủ yếu về quản lý và sử dụng đất đô thị; quản lý phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nhà ở; quản lý tài chính đô thị.; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quản lý phát triển đô thị. - Thanh tra, kiểm tra và quản lý trật tự xây dựng và phát triển đô thị; trật tự văn minh đô thị, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hoá- kiến trúc cảnh quan đô thị - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển và xây dựng đô thị. b) Quy định cụ thể: - Đối với UBND thành phố trực thuộc TW (cấp tỉnh): Nhiệm vụ quản lý nhà nước ở đô thị được qui định tại các Điều từ Điều 82 đến Điều 95: Kinh tế; Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; giao thông vận tải; Xây dựng, quản lý và phát triển đô thị; Thương mại, dịch vụ và du lịch; Giáo dục và đào tạo; Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao; Y tế và xã hội; Khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; Thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; Thi hành pháp luật và Xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính. - Đối với UBND thành phố, thị xã thuộc tỉnh (cấp huyện): Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn quản lý nhà nước được phân cấp về các lĩnh vực kinh tế- xã hội (11 lĩnh vực) theo qui định tại các Điều từ Điều 97 đến Điều 107 của Luật, gồm: Kinh tế; Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Xây dựng, giao thông vận tải; Thương mại, dịch vụ và du lịch; Giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao; Khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; Thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; Thi hành pháp luật; Xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính. Trong đó, về quản lý xây dựng và phát triển đô thị được qui định tuỳ thuộc cấp quản lý hành chính. - UBND Quận nội thành thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện): + Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố; + Quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ; + Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật; + Quản lý, kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do thành phố giao trên địa bàn quận. - Đối với UBND phường nội thị, thị trấn, xã ngoại thị ( cấp xã ): Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực Kinh tế; Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp; Xây Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 92 dựng, giao thông vận tải; Giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao; Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; Thi hành pháp luật. c) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã về quản lý và phát triển đô thị - Sở Quy hoạch -Kiến trúc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: Có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật, với nhiệm vụ, quyền hạn được quy định từ khoản 1 đến khoản 3, khoản 5 và từ khoản 11 đến khoản 20 thuộc mục II, phần I của Thông tư 10/2008/TTLT-BNV-BXD; Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy hoạch phát triển, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở. Về kiến trúc, quy hoạch xây dựng (gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, quy hoạch xây dựng các cửa khẩu biên giới quốc tế quan trọng): + Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch xây dựng; + Tổ chức lập, thẩm định các Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp I; hướng dẫn và phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc lập, thẩm định các Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp II; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Quy chế quản lý kiến trúc đô thị sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Phòng Quản lý đô thị thành phố, thị xã thuộc tỉnh; Phòng Quản lý đô thị thuộc Quận, Phòng Công Thươngthuộc UBND huyện ngoại thành phố trực thuộc trung ương: + Phòng quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng trên địa bàn quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật. + Phòng Công Thương là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; - Cán bộ Địa chính-Xây dựng thuộc UBND xã, Phường: Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 93 Tham mưu giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng: Tuyên truyền, phổ biến; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành xây dựng theo thẩm quyền; - Tham gia, tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng theo phân cấp; Cấp, thu hồi giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc các điểm dân cư nông thôn; kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn xã; tiếp nhận, xác nhận hồ sơ để cấp có thẩm quyền thực hiện việc xác lập quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn xã, phường theo Quy chế quản lý kiến trúc đô thị và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cung cấp thông tin về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng theo phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành xây dựng, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong ngành xây dựng theo quy định của pháp luật.vv.. 3. Thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành, liên địa phương Quy định của Nghị định số 144/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2005 về công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: 3.1. Các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, ngành có trách nhiệm phối hợp trong xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án thuộc thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt hoặc thông qua của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các các cấp trong kiểm tra việc thực hiện các dự án, quy hoạch. 3.2. Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức; bảo đảm chất lượng các đề án và kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc giải quyết các công việc liên ngành; bảo đảm hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. 3.3. Nguyên tắc phối hợp: Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: - Nội dung phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp; - Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp; - Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn phối hợp; Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 94 - Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cán bộ, công chức tham gia phối hợp. 3.4. Phương thức phối hợp - Lấy ý kiến bằng văn bản; - Tổ chức họp; - Khảo sát, điều tra; - Lập tổ chức phối hợp liên cơ quan; - Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan chủ trì hoặc cơ quan phối hợp và thông tin cho cơ quan phối hợp về những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó. 3.5. Phương thức phối hợp trong kiểm tra việc thực hiện - Tổ chức đoàn kiểm tra; - Lấy ý kiến về các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra; - Làm việc trực tiếp với cơ quan được kiểm tra; - Cung cấp và thẩm tra thông tin cần thiết; - Sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. 3. 6. Những quy định khác: trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan chủ trì; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan phối hợp,.. Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ XD ĐÔ THỊ 1. Quản lý kiến trúc đô thị 2. Quản lý quy hoạch xây dựng 3. Quản lý ĐTXD 4. Quản lý phát triển ngành Tham khảo tại CD cơ sở dữ liệu về luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành xây dựng (cung cấp cho học viên); II. LUẬT KHUNG 1. Hiến pháp 1992; 2. Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; 3. Luật Tổ chức Quốc hội - 2001; 4. Luật Tổ chức Chính phủ -2001; 7. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân-2001; 8. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật - 2008; 9. Luật Đất đai -2003; 10. Luật BVMT - 2005; 11. Luật Đầu tư - 2005; 12. Các Luật khác liên quan tham khảo tại các trang website: (Chính phủ); (Bộ Tư pháp) III. GIÁO TRÌNH, BÀI GIẢNG, TÀI LIỆU 1. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước chương trình chuyên viên, phần Nhà nước và pháp luật - Học viện Hành chính Quốc gia - 2001; 2. Pháp luật đại cương - Ths. Nguyễn Xuân Linh - Nhà xuất bản Thống kê - 1999; 3. Giáo trình Quản lý đô thị -Trường Đại học KTQD-2003, GT.TS. Nguyễn Đình Hương; 4. Bài giảng khoá đào tạo trên đại học " Đô thị hoá", GSTS Nguyễn Thế Bá . 5. Luật-Chính sách quản lý đô thị, bài giảng khoá đào tạo trên đại học, Đại học Kiến trúc Hà Nội- TS..KTS Lê Trọng Bình; 6. Quy hoạch XD đô thị - Giáo trình đại học năm 1981-1997-2003 (GSTS Nguyễn Thế Bá, TS.KTS. Lê Trọng Bình, Nguyễn Tố lăng, Nguyễn Quốc Thông); 7. Bộ Xây dựng - Các văn bản pháp luật về Luật Xây dựng - Nhà Xuất bản Xây dựng - 2004. 8. Luật đất đai 2003 và các Nghị định hướng dẫn. 9. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, 2025. 10. Urban indicators-United Nations human settlements programme- 2004 Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 96 CÂU HỎI ÔN TẬP Chương I 1. Làm rõ những đặc trưng cơ bản của đô thị, yếu tố tạo đô thị ? 2. Đặc điểm của đô thị hoá, chỉ số đô thị hoá là thước đo của trình độ phát triển KT-XH của một quốc gia, vùng ở những mặt nào? 3. Phân tích quá trình đô thị hóa và các phương hướng phát triển chung trong những thập kỷ tới ở Việt Nam? 4. Khái niệm về quản lý nhà nước ở đô thị? 5. Đối tượng, phạm vi, lĩnh vực quản lý Nhà nước về đô thị? 6. Công cụ quản lý đô thị gồm những nội dung nào? 7. Vai trò của Nhà nước trong quản lý XD đô thị? 8. Xác định những lĩnh vực, ngành liên quan đến công tác quản lý đô thị? Chương II 1. Pháp luật có vai trò gì trong quản lý nhà nước về đô thị? 2. Phân tích những yếu tố cơ bản tác động đến quá trình nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN về đô thị? 3. Xác định cụ thể Chủ thể và Khách thể trong Luật Xây dựng là gì? 4. Công trình xây dựng có phải là đối tượng điều tiết của Luật về XD? 5. Anh chị hiểu thế nào là tính quy phạm phổ biến của một văn bản pháp luật, ví dụ của một Thông tư? 6. Quyết định của Bộ trưởng thuộc loại văn bản nào và yêu cầu gì phải tuân thủ trong việc ban hành? 7. Các nước phát triển sử dụng thể chế nào để quản lý đô thị? 8. Các Luật Quy hoạch các nước có phạm vi điều tiết về hoạt động nào? 9. Hệ thống các loại quy hoạch phát triển có vai trò gì trong thể chế quản lý đô thị các nước? 10. Kinh nghiệm nào về thể chế quản lý đô thị của các nước có thể áp dụng ở Việt nam? Chương III 1. Phân tích nguồn gốc hình thành phát triển đô thị và vai trò của đô thị trong phát triển KT - XH ở nước ta? 2. Phân tích quá trình đô thị hóa và các phương hướng phát triển chung trong những thập kỷ tới ở Việt Nam? 3.Trình bày thực trạng phát triển và quản lý đô thị của nước ta. Nêu các chính sách và biện pháp cấp bách để phát triển và quản lý đô thị trong những năm tới? 4. Phân tích cơ cấu hệ thống đô thị ở nước ta hiện nay? Tại sao phải tăng cường phát triển ở đô thị vừa và nhỏ? Nêu các giải pháp thực hiện mục tiêu đó? Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 97 5. Thế nào là phát triển hệ thống đô thị hợp lý trên địa bàn cả nước và vùng lãnh thổ? Phân tích những định hướng chung để thực hiện mục tiêu? 6. Tại sao phải hạn chế sự tập trung dân cư, sản xuất công nghiệp vào nội thành các đô thị lớn? Các giải pháp cần thực hiện để đạt định hướng đó? 7. Phân tích các nguyên nhân gây ùn tắc và tai nạn giao thông tại các đô thị lớn? Phương hướng giải quyết của các cơ quan Nhà nước để khắc phục tình trạng trên? Chương IV, Chương V 1.Mục tiêu của phân loại đô thị? vai trò của đô thị loại V đối với vùng nông thôn? 2. Tại sao Nhà nước phải quản lý và tăng cường quản lý đô thị trong tình hình hiện nay? 3. Thực trạng xây dựng và phát triển đô thị ở VN đang đặt ra những vấn đề gì? trong lĩnh vực này cần phải thực hiện những giải pháp gì về mặt pháp luật? 4. Vai trò của pháp luật về quy hoạch XD trong công tác quản lý đô thị? Phân tích thực trạng và phương hướng hoàn thiện về pháp luật QLĐT. 5. Vai trò của Quy hoạch xây dựng trong Hoạt động xây dựng? 6. Nội dung hoạt động xây dựng được điều tiết bởi Luật Xây dựng? 7. Hoạt động quy hoạch xây dựng đô thị và đầu tư xây dựng có quan hệ như thế nào? 8. Bất cập chủ yếu về mối quan hệ giữa các văn bản pháp luật liên quan đế nquy hoạch xây dựng đô thị? Nêu các giải pháp và hướng đổi mới nhằm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về phát triển đô thị? 9. Qui định của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP về quản lý QHXD ở đô thị? 10. Nêu các bước thực hiện và nội dung đầu tư xây dựng khu đô thị mới? 11. Nguyên tắc phối hợp trong quản lý XD và phát triển đô thị là gì, ai thực hiện? có bảo đảm tính hiệu quả trong quản lý đô thị chưa?
File đính kèm:
- bai_giang_mon_hoc_phap_luat_va_quan_ly_do_thi_le_trong_binh.pdf