Bài giảng Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin - Chương 5: Học thuyết giá trị

Tóm tắt Bài giảng Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin - Chương 5: Học thuyết giá trị: ...t của lao động sản xuất hàng hóa a. Lao động cụ thể: - Khái niệm: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. b. Lao động trừu tượng - Khái niệm: Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức... các chức năng của tiền tệ. Bản chất của tiền tệ còn thể hiện qua các chức năng của nó. 2. Chức năng của tiền tệ a) Thước đo giá trị b) Phương tiện lưu thông: T: là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông H: số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường Gh: là giá cả trung bình của một hàng hó... Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất GV: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 – 10sv. Mỗi nhóm đều thảo luận 1 câu hỏi : Tìm những đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa và cho ví dụ cụ thể GV: nhận xét và chốt lại ý chính GV: s...

doc11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin - Chương 5: Học thuyết giá trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
 KHOA MÁC - LÊNIN 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
(08 TIẾT=06LT+02TH)
* KQHT/ Mục tiêu: 
+ Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nền sản xuất hàng hoá, điều kiện ra đời, ưu thế và quy luật vận động của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Bước đầu hiểu biết về hàng hoá, với tư cách là phạm trù kinh tế, tế bào của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, những thuộc tính, các quy định về chất và lượng giá trị cũng như hình thái biểu hiện của giá trị hàng hoá.
+ Về kỹ năng chuyên môn: Làm rõ các các khái niệm về sản xuất về hàng hóa, về tiền tệ và các quy luật giá trị qua đó nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người có liên quan với vật và biểu hiện dưới hình thái giữa vật với vật.
+ Về thái độ và kỹ năng mềm: Người học có thể tự rút ra nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất cho nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn của con người.
* Phương pháp: Tia chớp, thảo luận nhóm, thuyết trình, hỏi - đáp, trực quan.
* Phương tiện: File PowerPoint, file hình ảnh, máy chiếu, bảng, phấn.
* Tiến trình:
Nội dung
T.gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học viên
Nguồn
I. Ổn định lớp
01 phút
- Kiểm tra sỉ số lớp
- Trao đổi thông tin về tiết học trước.
Lớp trưởng báo cáo sỉ sổ lớp.
II. Kiểm tra bài cũ
05 phút
- Trình bày khái niệm LLSX, QHSX, KTTT, CSHT, TTXH, YTXH
- Trình bày mối quan hệ giữa LLSX và QHSX
- GV nhận xét, chốt lại ý
SV: Lắng nghe và đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
Vào bài mới:
02 phút
- Dẫn dắt vào bài
- Giới thiệu mục tiêu (KQHT)
SV lắng nghe
I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
Lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa đã và đang tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế là:
* Sản xuất tự cấp tự túc (nền sản xuất tự nhiên) là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm của người lao động tạo ra nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
* Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm của người lao động chủ yếu để thoả mãn nhu cầu của xã hội thông qua trao đổi, mua bán trên thị trường.
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện
a. Phân công lao động xã hội
- Khái niệm: Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.
- Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Quá trình chuyên môn hóa sản xuất làm cho người lao động chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm thậm chí chỉ sản xuất ra một chi tiết sản phẩm.
b. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hay tính chất tư nhân của quá trình lao động
- Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện tạo nên sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất. 
- Bên cạnh đó, những người sản xuất lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. 
3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
- Đặc trưng:
+ Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng.
+ Sản xuất hàng hoá tồn tại trong môi trường cạnh tranh quyết liệt 
+ Sản xuất hàng hoá tồn tại với tính chất mở
- Ưu thế:
+ Sản xuất hàng hoá ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội.
+ Sản xuất hàng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Sản xuất hàng hoá buộc người sản xuất phải thường xuyên năng động, nhạy bén, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất.
+ Sản xuất hàng hoá tạo điều kiện mở rộng, giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các quốc gia làm cho đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao hơn, phong phú và đa dạng hơn. 
II. HÀNG HÓA
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
a. Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
 b. Hai thuộc tính của hàng hóa
Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng hàng hóa đều có hai thuộc tính:
* Giá trị sử dụng
- Khái niệm: Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thõa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Công dụng của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của vật phẩm quy định. 
=> Do đó, giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn.
* Giá trị của hàng hóa
+ Giá trị trao đổi
- Khái niệm: Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác
Ví dụ:
1m vải = 10 kg thóc (1 mét vải có giá trị trao đổi bằng 10kg thóc)
- Cơ sở của sự trao đổi: Sự khác nhau về giá trị sử dụng và chúng đều là sản phẩm của lao động và đều do sự hao phí sức lực của con người trong quá trình lao động tạo ra. 
+ Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
=> Giá trị là một phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.
c. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
- Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa. 
- Mặt đối lập thể hiện ở chỗ:
+ Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
+ Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. 
+ Tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian.
+ Đối với người sản xuất hàng hóa, họ tạo ra giá trị sử dụng nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng để đạt được mục đích giá trị. 
2 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
a. Lao động cụ thể:
- Khái niệm: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
b. Lao động trừu tượng
- Khái niệm: Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung.
3. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tổ ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
a. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa
Thời gian lao động: Thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động cá biệt là thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người, từng doanh nghiệp
Thời gian lao động cá biệt quyết định giá trị cá biệt của hàng hóa của từng người sản xuất, từng doanh nghiệp.
Thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định giá trị xã hội của hàng hóa. 
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
* Năng suất lao động: Là sức sản xuất của lao động. Nó được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Công thức tính năng suất lao động:
Trong đó:
+ W là năng suất lao động
+ Q là lượng sản phẩm sản xuất ra
+ t là thời gian sản xuất ra Q
- Năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố: Trình độ của người lao động, Sự phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng thành công vào quá trình sản xuất, Năng lực tổ chức quản lý sản xuất, Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, Điều kiện tự nhiên...
* Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
Khi cường độ lao động tăng lên à Mức hao phí cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên à Số lượng hàng hóa sản xuất nhưng lượng lao động hao phí trong một đơn vị sản phẩm không đổi à Giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.
* Lượng giá trị của hàng hóa : phụ thuộc vào tính chất của lao động: Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
+ Lao động giản đơn là sự hao phí lao động giản đơn mà bất kỳ mà một người bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.
+ Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải đào tạo.
c. Cấu thành lượng giá trị hàng hoá
Lượng giá trị hàng hoá được cấu thành bởi cả giá trị của những tư liệu sản xuất đã sử dụng để sản xuất hàng hoá, tức là giá trị cũ (ký hiệu là c) và hao phí lao động sống của người sản xuất trong quá trình tạo ra hàng hoá, tức là giá trị mới (ký hiệu là v + m). Giá trị hàng hoá = giá trị cũ tái hiện + giá trị mới. Ký hiệu: W = c + v + m.
III. TIỀN TỆ
1. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
a. Sự phát triển các hình thái giá trị
* Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
Ví dụ : 1m vải = 10kg thóc
* Hình thái giá trị mở rộng hay đầy đủ
Ví dụ : 1m vải 	= 10kg thóc hoặc
 = 10 chiếc cuốc hoặc	 	= 0,1gr vàng
	= .....
* Hình thái chung của giá trị
Ví dụ : 10 kg thóc 
Hoặc 	1 chiếc cuốc	 = 1m vải Hoặc .
	0,1 gr vàng 
	....
* Hình thái tiền tệ
Sở dĩ vàng giữ vai trò tiền tệ là vì: 1/ Vàng cũng là một hàng hóa, cũng được kết tinh bằng thời gian lao động xã hội cần thiết; 2/ Do thuộc tính tự nhiên của vàng có nhiều ưu điểm: khối lượng nhỏ, giá trị lớn, là kim loại đồng nhất, dễ chia nhỏ, dễ bảo quản, dễ vận chuyển
b. Bản chất của tiền tệ:
Khi tiền tệ xuất hiện, thế giới hàng hóa được tách ra thành hai cực. Một bên là tiền (vàng) và bên kia là tất cả các hàng hóa còn lại. Giờ đây, vàng là vật ngang giá chung thống nhất thế giới hàng hóa, không phân biệt vùng và lãnh thổ khác nhau. Vàng trở thành hiện thân vật chất của giá trị, của thời gian lao động xã hội cần thiết kết tinh, của quan hệ xã hội đặc thù và vận động theo các quy luật riêng; thực hiện các chức năng của tiền tệ.
Bản chất của tiền tệ còn thể hiện qua các chức năng của nó.
2. Chức năng của tiền tệ
a) Thước đo giá trị
b) Phương tiện lưu thông: 
T: là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
H: số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Gh: là giá cả trung bình của một hàng hóa
G: là tổng số giá cả hàng hóa
N: số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại
M: là khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông
P: là mức giá cả hàng hóa
Q: là khối lượng hàng hóa đưa ra trao đổi
V: số vòng chu chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ	
c) Phương tiện cất trữ
d) Phương tiện thanh toán
- G: Tổng số giá cả của hàng hóa
- Gc: Là tổng số hàng hóa bán chịu
- Tk: Tổng số tiền khấu trừ cho nhau
- Ttt: Tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn phải trả
e) Tiền tệ thế giới
IV. QUY LUẬT GIÁ TRỊ
1. Nội dung của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.
Nội dung của quy luật giá trị là:
Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
* Biểu hiện nội dung quy luật giá trị trong sản xuất
- Đối với một hàng hóa
+ Nếu người lao động có thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn lợi nhuận trung bình.
+ Nếu người lao động có thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lợi nhuận trung bình.
+ Nếu người lao động có thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.
- Đối với tổng hàng hóa
+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt = tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, phù hợp với yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối và ổn định thị trường.
+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt > tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, hoặc khi tổng thời gian lao động cá biệt < tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng hóa trên thị trường.
Kết luận: Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp (≤)với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được. 
* Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong lưu thông
- Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham gia lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá. 
- Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó, “biên độ” của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa và dịch vụ. 
+ Khi cung > cầu à giá cả < giá trị
+ Khi cung giá trị
+ Khi cung = cầu à giá cả = giá trị
- Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa.
2. Tác động của quy luật giá trị
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người lao động thành kẻ giàu, người nghèo. 
20 phút
20 phút
10 phút
30 phút
20 phút
30 phút
10 phút
20 phút
20 phút
20 phút
20 phút
20 phút
30 phút
20 phút
35 phút
10 phút
15 phút
15 phút
12 phút
20 phút
GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được các khái niệm cơ bản như: lao động là gì, sức lao động là gì, Vì sao con người phải sản xuất...từ đó khái niệm sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa.
GV sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại kết hợp diễn giảng giúp sinh viên hiểu được Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện là: Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
GV: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 – 10sv. Mỗi nhóm đều thảo luận 1 câu hỏi :
Tìm những đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa và cho ví dụ cụ thể
GV: nhận xét và chốt lại ý chính
GV: sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại để chỉ ra vì sao C.Mác lại chọn hàng hóa để nghiên cứu về phương thức sản xuất TBCN, và Khái niệm hàng hóa
GV: cho ví dụ cụ thể
GV: sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại để giúp sinh viên hiểu được khái niệm giá trị sử dụng của hàng hóa
GV: cho ví dụ cụ thể
GV: sử dụng phương pháp thuyết trình để thấy được muốn biết giá trị của hàng hóa thì phải đi từ giá trị trao đổi.
GV: cho ví dụ cụ thể
GV: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 – 10sv. Mỗi nhóm đều thảo luận 1 câu hỏi :
Tìm mặt đối lặp và thống nhất của hai thuộc tính hàng hóa.
GV: Gợi ý
GV: nhận xét và chốt lại ý chính
GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp diễn giải giúp sinh viên nắm được thế nào là lao động cụ thể và thế nào là lao động trừu tượng
GV: cho ví dụ cụ thể
GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp diễn giải giúp sinh viên hiểu được Thước đo lượng giá trị của hàng hóa 
GV: cho bài tập để sinh viên làm tại lớp.
GV: giải bài tập
GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp diễn giải giúp sinh viên hiểu được Năng suất lao động là gì ?
GV: cho bài tập để sinh viên làm tại lớp.
GV: giải bài tập
GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp diễn giải giúp sinh viên hiểu được Cường độ lao động là gì ?
GV: cho bài tập để sinh viên làm tại lớp.
GV: giải bài tập
GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp diễn giải giúp sinh viên hiểu được thế nào là lao động giản đơn, thế nào là lao động phước tạp
GV: cho ví dụ cụ thể	
GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp diễn giải giúp sinh viên hiểu được Lượng giá trị hàng hoá được cấu thành bởi cái gì ?
GV sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại để sinh viên biết được lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ.
GV: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 – 10sv. Mỗi nhóm đều thảo luận 1 câu hỏi :
Các hình thái biểu hiện của tiền tệ là gì, cho ví dụ cụ thể
GV: Gợi ý
GV: nhận xét và chốt lại ý chính
GV: sử dụng phương pháp thuyết trình để giúp sinh viên thấy được bản chất của tiền tệ 
GV: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 – 10sv. Mỗi nhóm đều thảo luận 1 câu hỏi :
Trình bày các chức năng của tiền tệ?
GV: nhận xét và chốt lại ý chính
GV: sử dụng phương pháp thuyết trình để giúp sinh viên thấy được trình bày được nội dung của quy luật giá trị
GV: khái niệm quy luật giá trị
GV: sử dụng phương pháp thuyết trình để giúp sinh viên nhận biết được biểu hiện của quy luật giá trị trong sản xuất đối với 1 hàng hóa.
GV: cho ví dụ cụ thể.
GV: sử dụng phương pháp thuyết trình để giúp sinh viên nhận biết được biểu hiện của quy luật giá trị trong sản xuất đối với tổng hàng hóa
GV: cho ví dụ cụ thể.
GV: sử dụng phương pháp thuyết trình để giúp sinh viên nhận biết được biểu hiện của quy luật giá trị trong lưu thông
GV: cho ví dụ cụ thể.
GV: Thuyết trình và liên hệ thực tiễn nhằm để sinh viên thấy được tác động của quy luật giá trị trong quá trình sản xuất
SV: lắng nghe, trả lời và ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: thảo luận và lên bảng trình bày nội dung vừa thảo luận
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: trả lời
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: trả lời
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Lên bảng giải bài tập
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Lên bảng giải bài tập
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Lên bảng giải bài tập
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: thảo luận và lên bảng trình bày các hình thái đã thảo luận
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: thảo luận và đứng tại chổ trả lời câu hỏi
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
SV: lắng nghe
SV: Ghi chép
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- Hình ảnh
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- Hình ảnh
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- Hình ảnh
- Bảng
- Phấn
- giáo trình
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- giáo trình
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- giáo trình
- Máy chiếu
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- Hình ảnh
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- Hình ảnh
- Bảng
- Phấn
- Giáo trình
- Bảng
- Phấn
- Giáo trình
- Giáo trình
- Bảng
- Phấn
- Giáo trình
- Bảng
- Phấn
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- Giáo trình
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- Giáo trình
- Máy chiếu
- Hình ảnh
- Bảng
- Phấn
- Giáo trình
- Máy chiếu
- Hình ảnh
- Bảng
- Phấn
- Giáo trình
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- Giáo trình
- Máy chiếu
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- giáo trình
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- Hình ảnh
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- Hình ảnh
- Máy chiếu
- Bảng
- Phấn
- Hình ảnh
IV. Tổng kết bài
04 phút
Như vậy Chúng vừa tìm hiểu xong chương 4 Học thuyết giá trị, để hệ thống lại nội dung chúng ta vừa học thầy sẽ đưa ra một số câu hỏi cũng cố bài
GV: 1) Trình bày hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa. 2) Trình bày 5 chức năng của tiền tệ. 3) Trình bày quy luật giá trị GV: Nhận xét và diễn giảng
- Mời một vài SV trả lởi, 01-02 SV nhận xét, bổ sung.
V. Câu hỏi bài tập về nhà
01 phút
- Trình bày quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư?
- Trình bày 2 phươn pháp sản xuất ra giá trị thặng dư?
- SV xem trước phần nội dung Học thuyết giá trị thặng dư.
SV: lắng nghe
SV: ghi chép
Trà Vinh, ngày tháng  năm .
TRƯỞNG BỘ MÔN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trà Vinh, ngày 09 tháng 10 năm 2014.
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phan Hữu Tài

File đính kèm:

  • docbai_giang_nhung_nguyen_li_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_chu.doc
Ebook liên quan