Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chũ nghĩa Mác-Lênin - Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sửu - Ông Văn Năm

Tóm tắt Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chũ nghĩa Mác-Lênin - Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sửu - Ông Văn Năm: ...h độ thấp của LLSX ứng với giai đoạn CCLĐ thô sơ, thủ công: trình độ cao khi CCLĐ đạt tới mức cơ khí hóa, tự động hóa + Trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của NLĐ; trình độ tổ chức và phân công LĐ XH và trình độ ứng dụng KH vào SX. - Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX. + LLSX như th...ếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. + Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng. + Tất cả các yếu tố của KTTT đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào CSHT, do CSHT quyết định. Chương III: CHỦ NGHĨA DUY V... - YTXH là cái phản ánh TTXH nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của TTXH . - Do sức mạnh của các thói quen trong tâm lý xã hội .V.I.Lênin cho rằng, sức mạnh của tập quán được tạo ra qua nhiều thế kỷ là sức mạnh ghê gớm nhất. - Giai cấp phản tiến bộ tìm cách duy trì những ...

pdf23 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chũ nghĩa Mác-Lênin - Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sửu - Ông Văn Năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN 
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 
TS. ÔNG VĂN NĂM 
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM 
2 
I. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUY LUẬT QUAN HỆ 
SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG 
SẢN XUẤT. 
1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó 
a. Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất 
- Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã 
hội loài người. Bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và 
sản xuất ra bản thân của con người, trong đó sản xuất vật chất là 
cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. 
- Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao 
động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự 
nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát 
triển của ccon người. 
 Phương thức sản xuất (PTSX): Là cách thức con người 
thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch 
sử nhất định của xã hội loài người. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
3 
b. Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức 
sản xuất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội. 
SXVC mà trước hết là SX ra các tư liệu sinh hoạt là 
yêu cầu khách quan hàng đầu trong đời sống xã hội. Vai 
trò: 
+ SXVC là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội, 
đồng thời cũng chính trong quá trình này con người sáng 
tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống xã hội của mình. 
+ SXVC là cơ sở để hình thành các quan hệ xã hội về 
nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo . 
+ SXVC là điều kiện quyết định cho con người cải 
biến tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
4 
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ 
phát triển của lực lượng sản xuất. 
a). Khái niệm LLSX, QHSX 
- Khái niệm lực lượng sản xuất 
LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự 
nhiên trong quá trình sản xuất. LLSX bao gồm NLĐ và TLSX. 
+ NLĐ với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao 
động, kỹ năng sử dụng, khai thác tư liệu sản xuất để tạo ra 
của cải vật chất. 
+ TLSX gồm: ĐTLĐ và TLLĐ. 
* ĐTLĐ là một phần của giới tự nhiên được con người đưa 
vào sản xuất. ĐTLĐ có hai dạng: có sẵn trong tự nhiên và 
được sáng tạo bởi con người. 
* TLLĐ gồm CCLĐ và PTLĐ. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
5 
Trong LLSX thì con người là yếu tố quyết định vì con 
người chẳng những tạo ra CCLĐ mà còn sử dụng những 
công cụ ấy để sản xuất. 
Ngày nay, trong sự phát triển của LLSX thì khoa học 
trở thành LLSX trực tiếp. Vì : 
+ Những phát minh KH là điểm xuất phát ra đời cho 
ngành sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới, công 
nghệ mới, nguyên vật liệu mới, năng lượng mới 
+ KH trở thành yếu tố không thể thiếu của sản xuất, 
làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển chưa từng 
có. 
+ Trí thức KH được vật hóa, được kết tinh vào mọi 
nhân tố của LLSX. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
6 
 - Quan hệ sản xuất (QHSX) 
QHSX là mối quan hệ giữa người và người trong quá trình 
SX 
QHSX bao gồm ba mặt: QHSH đối với TLSX; QH trong tổ 
chức và quản lí SX và QH trong PPSP sản xuất ra. 
+ Vai trò của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. 
 QHSH là QH xuất phát, QH cơ bản, đặc trưng cho quan 
hệ trong từng xã hội. Chính QHSH đã quy định địa vị của từng 
tập đoàn người trong hệ thống SXXH. Và rồi, địa vị của từng 
tập đoàn trong hệ thống SX lại quy định cách thức mà các tập 
đoàn trao đổi hoạt động cho nhau, quy định cách thức mà các 
tập đoàn tổ chức quản lý quá trình SX và PPSP sản xuất ra. 
 Có hai loại hình SHTLSX: tư hữu TLSX và công hữu 
TLSX. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
7 
+ Vai trò của QH tổ chức và quản lý sản xuất. 
Mặc dù do QHSH quyết định nhưng QH tổ chức và 
quản lý SX có khả năng trực tiếp tác động đến quá trình 
SX làm thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình SX. 
+ Vai trò của QH PPSP SX ra. 
 Mặc dù do QHSH và QH tổ chức, quản lý chi phối 
nhưng nó có khả năng kích thích trực tiếp lợi ích của con 
người, nên các QH phân phối là “chất xúc tác” của các 
quá trình kinh tế - xã hội. Nó có thể thúc đẩy tốc độ và 
nhịp điệu của SX, làm năng động toàn bộ đời sống xã hội 
và ngược lại. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
8 
b). Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và 
QHSX 
Về trình độ LLSX biểu hiện ở: 
+ Trình độ của CCLĐ: trình độ thấp của LLSX ứng với giai 
đoạn CCLĐ thô sơ, thủ công: trình độ cao khi CCLĐ đạt tới 
mức cơ khí hóa, tự động hóa 
+ Trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của NLĐ; trình độ tổ 
chức và phân công LĐ XH và trình độ ứng dụng KH vào SX. 
- Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX. 
 + LLSX như thế nào thì QHSX như thế ấy, tức là QHSX 
phải tương ứng với trình độ phát triển của LLSX. 
 + LLSX thay đổi thì QHSX phải thay đổi theo, tức là khi 
LLSX cũ mất đi, LLSX mới ra đời thì QHSX cũ phải mất đi và 
QHSX mới phải ra đời cho phù hợp với LLSX. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
9 
- QHSX tác động trở lại sự phát triển của LLSX. 
+ Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của 
LLSX thì nó sẽ thúc đẩy LLSX phát triển, tức là thúc 
đẩy SX phát triển, thúc đẩy XH phát triển 
 + Nếu QHSX không phù hợp với trình độ phát 
triển của LLSX thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của 
LLSX, tức kìm hãm sự phát triển của SX, kìm hãm 
sự phát triển của XH. 
 Thực chất của quy luật này là LLSX như thế 
nào thì QHSX như thế ấy. 
c).Ý nghĩa phương pháp luận của quy 
luật? 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
10 
II. BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC 
THƯỢNG TẦNG 
1. Khái niệm CSHT và KTTT 
 a. Khái niệm CSHT: là toàn bộ những QHSX hợp 
thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. 
 CSHT gao gồm: QHSX thống trị, QHSX tàn dư của 
xã hội cũ và QHSX mầm mống của xã hội tương lai. 
Trong đó, QHSX thống trị đóng vai trò chủ đạo, chi phối 
các kiểu QHSX khác và tác động trực tiếp đến xu hướng 
chung của toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. Như vậy, 
CSHT của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi QHSX 
thống trị của xã hội đó. Trong xã hội có giai cấp thì CSHT 
mang tính giai cấp. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
11 
b. Khái niệm KTTT: là toàn bộ quan điểm chính trị, 
pháp quyền, triết học, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật cùng 
với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng 
phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội được hình thành trên 
CSHT nhất định. 
Tất cả các yếu tố trên đều liên quan với nhau và hình 
thành trên CSHT, do CSHT quyết định. Trong đó, bộ phận liên 
hệ trực tiếp tới CSHT là tư tưởng chính trị, pháp quyền cùng 
với thiết chế vật chất tương ứng là nhà nước. Nhà nước là 
công cụ của giai cấp thống trị nhằm truyền bá những quan 
điểm chính trị và thực hiện sự thống trị trên toàn xã hội. 
Trong xã hội có giai cấp thì KTTT tầng cũng mang tính giai 
cấp. Biểu hiện ở các cuộc xung đột về quan điểm về tư tưởng; 
các cuộc đấu tranh tư tưởng của giai cấp đối kháng nhau. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
12 
2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến 
trúc thượng tầng: 
a. CSHT quyết định KTTT. 
 + Tất cả các yếu tố của KTTT đều do CSHT quyết 
định (trực tiếp hay gián tiếp). 
 + Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về 
kinh tế sẽ chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời 
sống tinh thần của xã hội. 
 + Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định mâu 
thuẫn trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng. 
+ Tất cả các yếu tố của KTTT đều trực tiếp hay gián 
tiếp phụ thuộc vào CSHT, do CSHT quyết định. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
13 
- Khi CSHT biến đổi căn bản thì sớm hay muộn sẽ 
dẫn đến sự biến đổi căn bản trong KTTT, nó thể hiện 
ngay trong một hình thái KTXH và khi chuyển từ hình 
thái KTXH này sang hình thái KTXH khác. 
- CSHT cũ mất đi thì KTTT cũ với tư cách là một 
chính thể cũng mất đi, chỉ còn những bộ phận tiếp 
tục tồn tại hoặc được kế thừa. Nói cách khác, sự 
thay đổi của KTTT diễn ra rất phức tạp. Trong đó có 
những yếu tố thay đổi nhanh chóng; có những yếu tố 
thay đổi chậm và có những yếu tố vẫn được kế thừa 
trong xã hội mới. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
14 
b. Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT 
(tính độc lập tương đối của KTTT). 
 + KTTT bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển CSHT đã 
sinh ra nó, trước hết và quan trọng nhất là QHSX thống trị. 
Các yếu tố của KTTT đều tác động đến CSHT bằng nhiều 
hình thức khác nhau, nhiều cơ chế khác nhau. Trong đó, yếu 
tố tác động thường xuyên, trực tiếp là nhà nước, pháp luật. 
Tác dụng của KTTT sẽ là tích cực khi nó tác động cùng chiều 
với sự vận động của những quy luật kinh tế khách quan, 
ngược lại, nó sẽ là trở lực, gây tác hại cho sự phát triển sản 
xuất. 
 + KTTT nó đấu tranh xoá bỏ CSHT cũ và những gì có 
ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của xã hội đương thời. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
15 
III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI 
VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI 
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội 
a. Khái niệm TTXH và YTXH 
- TTXH: là toàn bộ sinh hoạt VC và những điều kiện 
sinh hoạt VC của xã hội. Các biểu hiện cơ bản: hoàn 
cảnh địa lý, dân số và PTSX ..trong đó PTSX đóng vai 
trò quyết định . 
- YTXH: là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm 
những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm 
trạng, truyền thống  nảy sinh từ TTXH và phản ánh 
TTXH trong những giai đoạn phát triển nhất định. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
16 
b. Vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH 
+ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã 
hội phù hợp với tồn tại xã hội. 
+ Tồn tại xã hội thay đổi ý thức xã hội phải thay 
đổi theo. 
+ Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội là tiếng 
nói của một giai cấp nhất định. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
17 
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 
YTXH do TTXH quyết định nhưng nó vẫn có tính độc lập 
tương đối điều này được thể hiện ở: 
a. YTXH thường lạc hậu so với TTXH. TTXH đã thay đổi 
nhưng YTXH thì chưa. Điều này biểu hiện đặc biệt rõ trong 
lĩnh vực tâm lý xã hội truyền thống, tâm lý, thói quen  
- YTXH là cái phản ánh TTXH nên nói chung chỉ biến đổi 
sau khi có sự biến đổi của TTXH . 
- Do sức mạnh của các thói quen trong tâm lý xã hội 
.V.I.Lênin cho rằng, sức mạnh của tập quán được tạo ra qua 
nhiều thế kỷ là sức mạnh ghê gớm nhất. 
- Giai cấp phản tiến bộ tìm cách duy trì những YTXH cũ 
nhằm bảo vệ sự tồn tại và lợi ích của mình. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
18 
b. YTXH có thể vượt trước TTXH. Trong những điều kiện 
nhất định, tư tưởng của con người, nhất là những tư tưởng 
khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của TTXH 
nhằm định hướng cho con người trong khi giải quyết các nhu 
cầu của thực tiễn đặt ra. Nhưng suy cho cùng sự vượt trước 
này cũng phải dựa trên những điều kiện vật chất đã có hoặc ít 
nhất cũng đang xuất hiện. 
c. YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển của mình. 
Thực tiễn cho thấy, một hệ tư tưởng bao giờ cũng được hình 
thành trên cơ sở kế thừa những ý tưởng đi trước. Do vậy, khi 
tìm hiểu một hình thái của YTXH, bên cạnh việc nghiên cứu 
các điều kiện vật chất hiện có, chúng ta phải chú ý đến các 
giai đoạn phát triển của YTXH trước đó. Trong XH có giai cấp, 
tính kế thừa của YTXH gắn liền với tính chất giai cấp của nó. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
19 
d. Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH. Ý 
thức xã hội thể hiện dưới nhiều hình thái, chúng có mối quan 
hệ, tác động tạo ra những mặt, những tính chất mà người ta 
không thể giải thích một cách trực tiếp từ TTXH hay bằng các 
điều kiện vật chất . 
Tùy theo hoàn cảnh lịch sử mà có những hình thái ý thức 
nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý 
thức khác. Ví dụ: Hy Lạp Cổ đại; Triết học và nghệ thuật; Tây 
Âu thời Trung cổ; Tôn giáo và sau đó là ý thức chính trị  
e. YTXH tác động lại TTXH. Đây là biểu hiện quan trọng 
của ý thức xã hội. Biểu hiện của sự tác động này là tính định 
hướng cho các hoạt động thực tiễn. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
20 
IV. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH LỊCH 
SỬ – TỰ NHIÊN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI 
KINH TẾ – XÃ HỘI. 
1. Khái niệm, kết cấu hình thái kinh tế – xã hội 
- Khái niệm: HTKTXH là một phạm trù của CNDV lịch sử, 
dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển nhất định, với 
một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình 
độ nhất định của LLSX và một một KTTT tương ứng được xây 
dựng trên những QHSX ấy. 
- Kết cấu: HTKTXH gồm các yếu tố: LLSX, QHSX và 
KTTT, tất cả các mặt trên tồn tại thống nhất và tác động qua 
lại với nhau. 
Chương III: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý 
thức. Vận dụng để phê phán bệnh chủ quan duy ý chí 
và bệnh bảo thủ, trì trệ? 
2. Trình bày hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật. 
Vận dụng để phê phán bệnh phiến diện một chiều và 
bệnh bảo thủ trì trệ? 
3. Phân tích nội dung quy luật mâu thuẫn. Nêu và phân 
tích một số mâu thuẫn đang tồn tại trong xã hội. Liên 
hệ thực tiễn tại địa phương anh (chi). 
4. Trình bày nội dung quy luật quan hệ sản suất phải phù 
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cho 
biết sự vận dụng quy luật này của Đảng và Nhà nước 
ta hiện nay? 
21 
CÂU HỎI ÔN TẬP (tiếp) 
5. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và 
ý thức xã hội? 
6. Phân tích luận điểm của Mác: “ bản chất con người 
không phải là một cái trừu tượng cố hữu của những cá 
nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất 
con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. 
7. Trình bày mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. 
Vận dụng để phân tích những nguyên nhân chủ quan 
và khách quan của những thành tựu và hạn chế sau 
những năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng? Liên 
hệ thực tiễn địa phương anh chị. 
8. Tại sao nói đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch 
sử? 
22 
CÂU HỎI ÔN TẬP (tiếp) 
9. Tại sao nói cách mạng xã hội là đầu tàu của lịch sử? 
10. Giải thích vì sao các thế lực thù địch thường sử dụng 
chiêu bài dân tộc, tôn giáo để chống phá nhà nước 
cách mạng Việt Nam? 
11. Phê phán luận điểm cho rằng: “đa nguyên chính trị, đa 
đảng đối lập là dân chủ; nhất nguyên chính trị, độc 
đảng lãnh đạo (chuyên chính vô sản) là mất dân chủ”. 
12. Anh (chị) hiểu như thế nào về cách mạng xã hội chủ 
nghĩa? 
23 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_le_nin_ch.pdf
Ebook liên quan