Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (Học phần II) - Phan Văn Bình (Tiếp)

Tóm tắt Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (Học phần II) - Phan Văn Bình (Tiếp): ...ĩa xó hội. Cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phự hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 2) Trong lĩnh vực chính trị, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh để thực hiện vai trò chuyên chính và xây dựng xã hội mới 122 3) Trong lĩnh...trị văn hoá mới trên cơ sở hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền. Vì vậy, bất kỳ nền văn hoá nào trong xã hội có giai cấp cũng đều mang dấu ấn của giai cấp thống trị xã hội đó. b. Khái niệm nền văn hoá xã hội chủ nghĩa - Trong các tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen không dành riêng một tác...hánh hóa những sức mạnh đó. Đó là hình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo. Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu đuối trước sức mạnh tự phát của tự nhiên, con người lại cảm thấy bất lực trước những sức mạnh tự phát của xã hội hoặc của một thế lực nào đó của xã ...

pdf90 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (Học phần II) - Phan Văn Bình (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghiệp nặng. b) Nhanh chóng xoá bỏ chế 
độ sở hữu tư nhân, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, dưới hai hình 
thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Xoá bỏ thị trường tự do, thiết lập nền 
kinh tế hiện vật. c) Nhà nước trực tiếp điều hành nền kinh tế theo kế hoạch tập 
trung thống nhất, Đảng giữ vai trò lãnh đạo nhưng thực chất Đảng trực tiếp 
điều hành nhà nước. 
Với mô hình tổ chức kinh tế xã hội như vậy, chủ nghĩa xã hội đã biến tất 
cả mọi thành viên trong xã hội trở thành người làm công ăn lương cùng với cơ 
chế kế hoạch hoá tập trung, làm hạn chế khả năng, sức sáng tạo của người lao 
động. 
Song sự ra đời, tồn tại của chủ nghĩa xã hội kiểu Xôviết không phải là 
sản phẩm thuần tuý mà bắt nguồn từ hoàn cảnh và nhu cầu lịch sử cụ thể. Khi 
chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những mặt xấu xa của nó thì chủ nghĩa xã hội ra 
đời như là nhân tố chống lại những mặt xấu đó và nó được tổ chức mang 
những đặc trưng đối lập với chủ nghĩa tư bản. Chính vì thế nó đã phát huy sức 
mạnh giúp cho Liênxô trước đây và Việt Nam sau này tập trung được sức 
mạnh trong cuộc chiến tranh giải phóng. 
Tuy nhiên, mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết được xây dựng trên cơ sở 
chưa đủ chín muồi về cơ sở vật chất, nên trong thực tế đã vi phạm quy luật 
kinh tế khách quan quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của 
lực lượng sản xuất. Trong điều kiện lực lượng sản xuất chưa phát triển và còn 
 174
ở nhiều trình độ khác nhau, nhưng đã vội vã xác lập quan hệ sản xuất công 
hữu và phương thức phân phối mang tính bình quân, bao cấp, từ đó hạn chế 
tính sáng tạo của cơ sở, của người lao động. Những mâu thuẫn trong việc tổ 
chức xã hội theo mô hình Xôviết trong những điều kiện lịch sử nhất định lại bị 
che khuất bởi phải phục vụ cho những mục tiêu chính trị cao hơn. Khi mục 
tiêu chính trị đã được giải quyết thì những mâu thuẫn đó bắt đầu bộc lộ, nhưng 
do chưa kịp thời tổng kết những bài học từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã 
hội để bổ sung phát triển, làm cho chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào tình 
trạng khó khăn khủng hoảng vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. 
Để thoát khỏi khó khăn khủng hoảng các nước xã hội chủ nghĩa đều 
nhận thấy sự cần thiết là phải tiến hành cải cách, cải tổ, đổi mới. Trong quá 
trình thực hiện một số nước đã thành công từng bước đưa đất nước vượt qua 
khó khăn, khủng hoảng. tiếp tục kiên định đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã 
hội. Một số nước khác do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chế độ 
xã hội chủ nghĩa sau nhiều năm xây dựng, nhưng chỉ trong 2 năm chủ nghĩa xã 
hội ở Liênxô (tháng 12/1991) và Đông Âu (tháng 9/1989) đã sụp đổ. 
2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện 
thực mô hình kiểu Liênxô 
 a. Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển 
của chủ nghĩa xã hội Xôviết 
Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời và tồn tại hơn 70 năm, đã qua những 
thử thách khó khăn cực kỳ to lớn, ngay lúc mới ra đời nằm trong vòng vây thù 
địch của chủ nghĩa đế quốc và sự phản loạn từ bên trong, dù bị bao vây kinh tế 
hay chiến tranh thế giới đều không thể đánh đổ được Liênxô, không thể đánh 
đổ được chủ nghĩa xã hội. Không những thế trong khó khăn thử thách đã làm 
cho chủ nghĩa xã hội không ngừng lớn mạnh, từ một nước đã trở thành hệ 
thống thế giới. Liênxô từ một nước kinh tế, văn hoá lạc hậu phát triển thành 
 175
một “siêu cường”, đối trọng với Mỹ- cường quốc tư bản chủ nghĩa số một thế 
giới. Nhưng tại sao trong một thời gian ngắn lại xảy ra những thay đổi to lớn 
đến thế? Nguyên nhân của nó ở đâu? Cần có lời giải xác đáng. 
Như đã phân tích ở trên, chủ nghĩa xã hội Xôviết ra đời trong điều kiện 
lịch sử đặc biệt, mô hình tổ chức xã hội để thích ứng với hoàn cảnh lịch sử đó 
khó tránh khỏi những khuyết tật. Khi điều kiện lịch sử thay đổi mô hình đó 
không kịp thời thay đổi bổ sung để thích ứng thì những khuyết tật ấy bộc lộ ra 
và dẫn tới khủng hoảng toàn hệ thống. Nếu như mô hình tổ chức xã hội dựa 
trên kế hoạch hoá tập trung đã phát huy được sức mạnh cho cuộc chiến tranh 
ái quốc vĩ đại thì trong điều kiện hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội mô hình 
này tỏ ra không phù hợp. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung làm mất đi tính chủ 
động sáng tạo của người lao động, chậm trễ trong việc tiếp thu những thành 
tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Trong khi đó các nước tư bản 
chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường lại tiếp nhận thành tựu của cuộc cách 
mạng khoa học công nghệ vào những năm 80 của thế kỷ XX nhanh hơn các 
nước xã hội chủ nghĩa. Trong những điều kiện lịch sử mới, mô hình chủ nghĩa 
xã hội Xôviết tỏ ra không còn phù hợp, chính đó là nguyên nhân sâu xa làm 
cho xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng dẫn tới sụp đổ ở Liênxô và Đông 
Âu. 
b. Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ 
Với cùng một mô hình tổ chức xã hội kiểu Xôviết, khi gặp khó khăn 
khủng hoảng các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải cách, cải tổ, đổi mới, 
nhưng Liênxô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thì sụp đổ, một số 
nước xã hội chủ nghĩa khác thì không. Chung quy lại vấn đề nảy sinh từ nội bộ 
Đảng cầm quyền và sai lầm, sự phản bội của những người lãnh đạo cao nhất. 
Bởi vì, các nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đảng là trung 
 176
tâm lãnh đạo và chỉ huy của nhà nước và xã hội. Đảng có vấn đề thì đó là vấn 
đề mang tính sống còn đối với nhà nước và đối với chế độ. 
Trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng 
về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng không coi trọng kết hợp chủ 
nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn nước mình và đặc điểm thời đại, không coi 
trọng việc kế thừa, bổ sung và phát triển lý luận mácxít. Hoặc là giáo điều, rập 
khuôn máy móc, không căn cứ vào tình hình mới để phát triển sáng tạo. Đánh 
giá không công bằng với lịch sử, từ chỗ phê phán sai lầm của cá nhân đi đến 
phủ nhận toàn bộ lịch sử của Đảng và của nhà nước, phủ định chế độ xã hội 
chủ nghĩa, phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin để cuối cùng đi theo con đường chủ 
nghĩa dân chủ xã hội. 
Về tổ chức. Chế độ tập trung trong Đảng bị phá hoại, không những làm 
cho Đảng mất khả năng của bộ chỉ huy chiến đấu mà ngay mâu thuẫn trong 
đảng cũng không giải quyết nổi. Tính chất quan liêu, giáo điều bảo thủ rất nặng 
nề ở bộ phận lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước tác động to lớn đến đời 
sống xã hội. Nhân danh cải tổ với khẩu hiệu dân chủ hoá, công khai hóa trong 
bộ phận lãnh đạo cấp cao đã hình thành các phe nhóm. Với chiêu bài phi chính 
trị lực lượng vũ trang, quân đội có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc chứ không thuộc 
đảng phái nào để tách lực lượng vũ trang khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, 
từng bước vô hiệu hoá và giải tán Đảng Cộng sản. Sự phân liệt Đảng Cộng sản 
thành các phe nhóm chính trị khác nhau, nhiều tổ chức, đảng phái chính trị ra 
đời đấu tranh giành quyền lực chính trị. Khuynh hướng dân tộc ly khai nảy sinh, 
những cuộc xung đột đẫm máu xảy ra tạo môi trường cho các lực lượng phản 
động trỗi dậy, xã hội mất phương hướng gây thảm hoạ cho nhân dân. 
Lực lượng phản bội trong nước tìm chỗ dựa từ các chính phủ tư sản bên 
ngoài, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội cũng xem đây là cơ hội tốt để thực 
hiện ý đồ “diễn biến hoà bình”. Chúng ra sức cổ vũ lôi kéo những phần tử cơ 
 177
hội, phản bội giữ địa vị cao ở các cơ quan đảng, nhà nước để đưa đất nước 
theo xu hướng tư bản. Khi bộ phận lãnh đạo tối cao đã liên kết với lực lượng 
đế quốc bên ngoài thì chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xôviết dễ dàng sụp đổ. 
Vậy chủ nghĩa xã hội sụp đổ có phải là tất yếu lịch sử? Trong bối cảnh 
chủ nghĩa xã hội mô hình Xôviết trì trệ và khủng hoảng thì cải cách, cải tổ, đổi 
mới là tất yếu mới có thể đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng. Nhưng sự sụp đổ 
của chủ nghĩa xã hội không thể là tất yếu vì thực tế ở những nước xã hội chủ 
nghĩa khác qua cải cách đổi mới đã đưa đất nước từng bước thoát khỏi khó 
khăn. khủng hoảng như Trung Quốc, Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ cải cách, cải 
tổ, đổi mới như thế nào, cần phải giữ vững nguyên tắc nào mà thôi. 
III. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 
1. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người 
a. Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi 
C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng đánh giá rất cao vai trò lịch sử của giai 
cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của đảng cộng 
sản, các ông viết “giai cấp tư sản đã đóng vai trò hết sức cách mạng trong lịch 
sử”; song các ông cũng dự báo và chứng minh những dự báo của mình “sự sụp 
đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như 
nhau”. 
Vận dụng quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin trong 
tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” chỉ ra 
những mâu thuẫn, xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa đế 
quốc là giai đoạn “tột cùng”, ăn bám và giãy chết và là phòng chờ của chủ 
nghĩa xã hội. Nhưng tình hình thực tế trong mấy thập niên vừa qua, chủ nghĩa 
tư bản ngày nay phát triển rất mạnh do biết tự điều chỉnh và thích ứng, biết tìm 
bí quyết để sống lại từ con đường cùng. Chủ nghĩa tư bản còn khả năng để 
phát triển nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản thì không thay đổi, những mâu 
 178
thuẫn của chủ nghĩa tư bản, bản thân nó không thể khắc phục nổi, đó là tình 
trạng khủng hoảng kinh tế, ngoài khủng hoảng mang tính chu kỳ ra còn có 
khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng thể chế, khủng hoảng tài chính tiền tệ v.v. 
Các loại khủng hoảng và những khó khăn của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới 
hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh như tình trạng thất nghiệp, nghèo khó và 
chênh lệch giàu nghèo xã hội, mâu thuẫn dân tộc tăng lên, trật tự xã hội hỗn 
loạn, hoạt động tội phạm gia tăng v.v. Chủ nghĩa tư bản ngày nay dù đã có 
những điều chỉnh nhưng vẫn là “một thế giới không thể chấp nhận” như Renê 
Duynông khẳng định trong cuốn sách của mình. 
b. Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đang nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản 
Theo quan điểm của C.Mác “sự thay thế của các hình thái kinh tế-xã hội 
là một quá trình lịch sử-tự nhiên”. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội với tư 
cách là hai hình thái kinh tế xã hội khác nhau, kế tiếp nhau, xã hội trước tất yếu 
bị xã hội sau thay thế, xã hội sau vừa phủ nhận xã hội trước vừa kế thừa và phát 
triển những thành tựu mà xã hội trước tạo ra. Chủ nghĩa tư bản ngày nay đã phát 
triển đến giai đoạn cao nhất của nó- chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước- đã 
gần với chủ nghĩa xã hội hơn. Theo V.I. Lênin chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà 
nước là sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là giai đoạn trước của 
chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản ngày nay đã tạo ra nền sản xuất lớn với khoa 
học công nghệ ngày càng hiện đại, sự phát triển xã hội hoá sản xuất đang “nẩy 
mầm” những nhân tố của chủ nghĩa xã hội. Sự xuất hiện những công ty cổ phần 
trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự tăng lên của nó và những nhân 
tố xã hội chủ nghĩa khác có nghĩa là sự phát triển của quá trình lịch sử tự nhiên 
trong đó chủ nghĩa tư bản bắt đầu quá độ sang phương thức sản xuất mới. Trong 
xã hội tư bản hiện đại, về mặt sở hữu, sự xuất hiện quốc hữu hoá, chế độ hợp 
tác, công ty cổ phần, nhà nước đóng vai trò điều tiết quản lý về vốn, nguồn lao 
động tham gia quản lý xí nghiệp ở mức độ khác nhau, sự rút ngắn khoảng cách 
 179
giữa thành thị và nông thôn, lao động trí óc với lao động chân tay, tính dân chủ 
và xã hội của nhà nước tăng lên v.v tất cả những cái đó nếu không nói đó là 
những nhân tố của chủ nghĩa xã hội ở mức độ nhất định, thì đó cũng là sự chuẩn 
bị điều kiện vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa vượt ra 
khỏi cái khung tư bản chủ nghĩa, sự biến đổi về lượng chưa chuyển thành sự 
biến đổi về chất, vẫn là chủ nghĩa tư bản. 
 c.Tính đa dạng các xu hướng phát triển của thế giới đương đại 
Sau cách mạng Tháng Mười nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, 
với sự tồn tại hai hệ thống kinh tế xã hội đối lập nhau đã tác động đến sự lựa 
chọn con đường phát triển của các dân tộc. 
Ở các nước vốn trước đây là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sau khi 
giành độc lập đã, đang lựa chọn con đường phát triển của dân tộc mình. Con 
đường tư bản tư nghĩa trong những điều kiện nhất định đã đem lại những 
thành công cho một số nước còn phần lớn cách nước khác không thoát khỏi 
đói nghèo, nợ nần chồng chất. 
Ngay ở các nước tư bản phát triển cũng nảy sinh xu hướng phát triển 
“phi tư bản”, “hậu tư bản”, xu hướng xã hội dân chủ v.v điều này chứng tỏ chủ 
nghĩa tư bản không phải là “xã hội tốt đẹp cuối cùng”, không phải là tương lai 
của loài người mà nó sẽ phải bị thay thế. 
 2. Chủ nghĩa xã hội- tương lai của xã hội loài người 
a. Sự sụp đổ của Liênxô và các nước Đông Âu không có nghĩa là sự 
cáo chung của chủ nghĩa xã hội 
Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sự kiện Liênxô, 
Đông Âu sụp đổ, phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới bị tổn thất nghiêm 
trọng. Kẻ thù thì vội vã vui mừng cho đó là sự cáo chung của chủ nghĩa xã 
hội, sự cáo chung của chủ nghĩa Mác, còn người dân cũng không khỏi hoang 
mang bối rối. Sự thật, sự tan rã của Liên xô, Đông Âu không phải là sự thất 
 180
bại của chế độ và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà chỉ là sự thất bại 
của một mô hình thực tiễn nhất định. Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liênxô, 
mô hình chủ nghĩa xã hội cứng nhắc, nó không đồng nghĩa với sự sụp đổ của 
chủ nghĩa xã hội với tính cách là một hình thái kinh tế-xã hội mà loài người 
đang vươn tới. Sự sụp đổ của Liênxô và Đông Âu cũng không vì thế mà thay 
đổi nội dung, tính chất của thời đại. Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ 
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở 
Liênxô và Đông Âu chỉ chứng tỏ tính quanh co, phức tạp của sự phát triển xã 
hội mà thôi. 
b. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, mở cửa, đổi 
mới và ngày càng thu được những thành tựu to lớn 
Trong bối cảnh Liênxô và các nước xẫ hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, 
thì ở một số nước xã hội chủ nghĩa khác điển hình là Trung Quốc và Việt Nam 
đã tiến hành đổi mới, cải cách mở cửa thành công, đã đưa đất nước vượt qua 
khó khăn khủng hoảng và đạt được những thành tựu to lớn. Trên cơ sở kiên trì, 
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình, 
trong qua trình đổi mới, cải cách, mở cửa đã giữ vững nguyên tắc, đảm bảo sự 
lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội. Để giữ vững vai trò 
lãnh đạo, Đảng phải tự đổi mới theo hướng dân chủ, khoa học phù hợp với 
điều kiện cụ thể của nước mình. 
 Đã từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị 
trường, thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế, đa dạng hoá các hình 
thức sở hữu, lấy hình thức phân phối theo lao động là nguyên tắc chủ yếu. Xây 
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện hội nhập 
quốc tế. Nhà nước quản lí vĩ mô, giảm dần sự can thiệp vi mô, thực hiện chế 
độ dân chủ, công khai minh bạch. Xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội 
là con đường khó khăn lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn. 
 181
Sau hơn 30 năm (1978) cải cách, mở cửa của Trung Quốc, hơn 25 năm 
(1986) đổi mới ở Việt Nam, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được những 
thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao, vị thế của 
Trung Quốc và Việt Nam ngày càng được thế giới tôn trọng. Thành công của 
cải cách, mở cửa của Trung Quốc, đổi mới ở Việt Nam cũng là thắng lợi của 
chủ nghĩa Mác-Lênin, của chủ nghĩa xã hội. 
 c. Sự xuất hiện xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước Mỹ Latinh 
Cùng với những thành công của công cuộc cải cách, đổi mới của Trung 
Quốc và Việt Nam, sự hồi phục của các Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ 
nghĩa trước đây, ở Mỹ Latinh đã xuất hiện xu hướng thiên tả từ những năm 90 
của thế kỷ XX và hiện nay không ngừng lớn mạnh. Thông qua bầu cử các lực 
lượng dân chủ, tiến bộ đã thành lập được chính phủ lên cầm quyền ở các nước 
Mỹ Latinh như Vênêzuala, Nicaragoa, Bôlivia, Braxin, Acgentina v.v nhiều 
nước đã tuyên bố lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Mô hình chủ nghĩa xã 
hội nhiều nước Mỹ Latinh lựa chọn tạo thành mô hình “chủ nghĩa xã hội Mỹ 
Latinh thế kỷ XXI”, mô hình này về đại thể có những nội dung cơ bản là Về tư 
tưởng, lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng tiến bộ của Ximôn Bôlivia, tư tưởng nhân 
đạo thiên chúa giáo làm nền tảng. Về chính trị, nhấn mạnh tư tưởng “dân chủ 
cách mạng” và chính quyền nhân dân, xây dựng mô hình xã hội theo đó nhân 
dân tham gia vào công việc của nhà nước, thực hiện công bằng xã hội. Về kinh 
tế, chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước và 
hợp tác giữ vai trò chủ đạo, giành lại chủ quyền dân tộc đối với tài nguyên 
thiên nhiên đặc biệt là dầu mỏ, nước sạch v.v thực hiện công bằng, giải quyết 
vấn đề bất bình đẳng và phân hoá xã hội. Về đối ngoại, thúc đẩy khối đại đoàn 
kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, lấy hợp tác thay thế 
cạnh tranh, đấu tranh cho một thế giới đa cực dân chủ, chú trọng kinh nghiệm 
quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa như Cu Ba, Việt Nam, Trung Quốc. Mô 
 182
hình chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh tuy còn điểm này điểm khác, còn tiếp tục 
được nghiên cứu, theo dõi, nhưng với sự xuất hiện mô hình đó chứng tỏ sức 
sống và khả năng phát triển của chủ nghĩa xã hội và lòng tin vào lý tưởng cộng 
sản chủ nghĩa của nhân dân lao động. 
Tóm lại, tình hình thế giới đang vận động rất phức tạp, những diễn biến 
từ sau cách mạng Tháng Mười Nga đến nay cũng chứng tỏ dù phải trải qua 
những bước quanh co phức tạp nhưng loài người nhất định tiến tới chủ nghĩa 
xã hội, đó cũng chính là quy luật vận động khách quan của lịch sử. 
Câu hỏi ôn tập 
1. Đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa? 
2. Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa? 
3. Dân chủ là gì? Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa? 
4. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa? 
5. Những đặc trưng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa? 
6. Trình bày tính tất yếu và những nội dung cơ bản trong xây dựng nền văn 
hóa xã hội chủ nghĩa? 
7. Dân tộc là gì? Nội dung Cương lĩnh Dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin? 
8. Phân tích bản chất, nguồn gốc của tôn giáo? 
9. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội? Những nguyên tắc 
cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? 
10.Trình bày sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành 
tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực. 
 11. Trình bày các mô hình chủ nghĩa xã hội trên thế giới 
12. Phân tích nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình 
chủ nghĩa xã hội Xô- Viết. 
13.Tại sao nói :chủ nghĩa xã hội là tương lai của xã hội loài người ? 
 183
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa 
Mác-Lênin. Nxb. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009; 
 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa 
Mác-Lênin (Tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình các môn Lý luận chính 
trị trong các trường đại học, cao đẳng). Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà 
Nội, 2008; 
3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ 
môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Triết học Mác-
Lênin. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; 
4. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ 
môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Kinh tế chính trị 
Mác-Lênin. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; 
5. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ 
môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội 
khoa học. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; 
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Trọn bộ 
12 tập 
7. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 
2004. Trọn bộ 50 tập; 
 8. V.I.Lênin: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Trọn bộ 
55 tập 
 184

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_ho.pdf
Ebook liên quan