Bài giảng Vi sinh vật hại nông sản sau thu hoạch - Chương 1: Giới thiệu môn học Vi sinh vật hại nông sản sau thu hoạch - Ngô Bích Hảo

Tóm tắt Bài giảng Vi sinh vật hại nông sản sau thu hoạch - Chương 1: Giới thiệu môn học Vi sinh vật hại nông sản sau thu hoạch - Ngô Bích Hảo: ...Còn ở các nước khác như ở Đức hàng năm thiệt hại 80 triệu mác, ở Nhật là 31 triệu yên 1 năm. • Theo tài liệu điều tra của FAO hàng năm trên thế giới có tới 6 – 10% số lương thực bảo quản trong kho bị tổn thất, riêng các nước có trình độ bảo quản thấp và khí hậu nhiệt đới, sự thiệt hại lên tới ...cao có thể hạn chế được quá trình hô hấp và hạn chế hoạt động của các loại vi sinh vật. Tuy nhiên hàm lượng CO2 quá cao sẽ làm rối loạn quá trình sống của quả và tăng giá thành bảo quản. Ví dụ: Bảo quản táo quả tươi • Quả táo bảo quản ở 0 o C chín chậm hơn 7-10 lần so với bảo quản ở 20 o C • ...dầu giảm, chất lượng dầu kém Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ 4.3.2. Thiệt hại về chất lương nông sản • Các loại hạt củ quả khi bị nấm hoặc vi khuẩn tấn công thường bị biến màu, hoặc hình thành các vết đốm làm ảnh hưởng đến g...

pdf45 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Vi sinh vật hại nông sản sau thu hoạch - Chương 1: Giới thiệu môn học Vi sinh vật hại nông sản sau thu hoạch - Ngô Bích Hảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vi sinh vật hại Nông sản 
sau thu hoạch 
POSTHARVEST DISEASE 
PGS.TS.Ngô Bích Hảo
Bộ môn Bệnh cây 
 Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
 https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 
Tên môn học: Vi sinh vật hại Nông sản sau thu hoạch
(phần bệnh cây)
Lý thuyết 11 tiết, thực hành 3 tiết
- Giảng viên môn học: PGS.TS. Ngô Bích Hảo
- Giáo viên hướng dẫn thực hành: Th.s. Nguyễn Thanh
Hồng
- Bộ môn phụ trách: Bệnh cây
- Mục tiêu môn học: Sinh viên nắm được các kiến thức cơ
bản về mối quan hệ giữa tác nhân gây bệnh và nông sản
sau thu hoạch. Kiểm tra, giám định bệnh hại nông sản
STH và biện pháp phòng trừ bệnh hại nông sản sau thu
hoạch phục vụ sản xuất, chế biến, quản lí và kinh doanh
nông sản
Nội dung học phần
• Tác hại của các vi sinh vật gây hại nông sản sau
thu hoạch.
• Tác nhân gây bệnh hại nông sản STH (Nguồn
bệnh, quá trình xâm nhiễm, lan truyền và ảnh
hưởng của điều kiện ngoại cảnh)
- Nấm hại nông sản sau thu hoạch
- Vi khuẩn hại nông sản sau thu hoạch
• Các biện pháp phòng trừ bệnh hại nông sản
STH
Tài liệu tham khảo
1. Lê Lương Tề. Bệnh cây Nông nghiệp NXB NN 2007
2. Ngô Bích Hảo. 2008. Bài giảng bệnh hại nông sản 
sau thu hoạch
3. Mathur & Olga, 1998. Seed health testing methods for 
detecting fungi
4. Trần Minh Tâm. 1986. Giáo trình Bảo quản chế biến 
Nông sản. NXB NN
5. Kulwant Singh, Jens C. et all. An Illustrated Manual on 
Identification of some seed-borne Aspergilli, Fusaria, 
Penicillia and their Mycotoxins.
Chương I: Giới thiệu môn học Vi sinh vật 
hại nông sản sau thu hoạch
1. Một số khái niệm chung
- Nông sản sau thu hoạch gồm các loại sản
phẩm cây trồng dưới dạng thân lá, rễ, củ, quả,
hạt
- Vi sinh vật hại nông sản sau thu hoạch bao
gồm các loại nấm, vi khuẩn,  chúng sử dụng
nông sản làm nguồn thức ăn làm giảm chất
lượng nông sản trong quá trình bảo quản, tồn
trữ
Kích thước của các tác nhân gây bệnh cây so với tế bào cây trồng
1. Một số khái niệm chung
• Vi sinh vật hoại sinh: là các loại vi sinh vật chỉ có
thể phát triển và sử dụng nguồn thức ăn từ các
tế bào cây đã chết mà không có khả năng kí
sinh, sống ở mô tế bào còn sống
• Vi sinh vật bán hoại sinh: Là các vi sinh vật chủ
yếu sống trên các tế bào cây trong giai đoạn
ngủ hoặc đã suy nhược và chết, nghỉ như hạt
quả..nhưng trong những điều kiện cho phép
chúng có thể kí sinh gây bệnh trên tế bào cây
còn sống như nấm mốc, nấm Aspergillus,
Penicillium, Botrytis
Nấm mốc Penicillium hại nông sản STH
Thối ướt khoai tây do vi khuẩn Erwinia
1. Một số khái niệm chung
• Vi sinh vật bán kí sinh: Là các loại VSV sống kí
sinh trên tế bào sống của cây là chủ yếu để sinh
trưởng và sinh sản vô tính nhưng trong điều
kiện nhất định chúng vẫn có khả năng sống , tồn
tại trên tàn dư cây trồng.
Ví dụ nấm Túi
• Kí sinh chuyên tính: Là các loại VSV chỉ có khả
năng sử dụng các vật chất hữu cơ sẵn có trong
tế bào cây còn sống mà không thể phát triển kí
sinh trên các tế bào cây đã chết. Ví dụ nấm
sương mai gây hại cà chua khoai tây
 Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
 https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Monilia fructicola
Rhizopus
Rhizopus
Fusarium
Peronospora
Đốm vòng cà chua (Alternaria solani)
Đốm Vi khuẩn trên rau quả
1. Một số khái niệm chung
• Chất lượng là những nét đặc trưng cho biết đó là sản
phẩm gì, hay mức độ thơm ngon hoặc tính ưu việt được
mô tả bởi người tiêu thụ, do đó từ này không có một
định nghĩa khách quan và nhất định
• Đời sống tồn kho (shelf-life) là giai đoạn sau khi tồn trữ
trong suốt quá trình sản phẩm được giữ ở nhiệt độ và độ
ẩm tương đối bình thường mà không làm mất giá trị
thương phẩm của chúng
• Độ chín là giai đoạn phát triển mà lúc đó sản phẩm đã
hoàn tất sự sinh trưởng tự nhiên của chúng và sẵn sàng
cho thu hoạch
2. Vai trò của quá trình bảo quản đối với chất 
lượng nông sản sau thu hoạch
 Nước ta là nước nông nghiệp nhiệt đới
 Quanh năm có nông sản thu hoạch, đòi hỏi phải bảo
quản chế biến
 Các loại dịch hại cây trồng và nông sản sau thu hoạch
phát triển quanh năm
 Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng nông sản có ý
nghĩa rất to lớn đối với nền kinh tế
 Để tăng được 1% năng suất ngoài đồng trên một diện
tích lớn là một điều hết sức khó khăn, nhưng sau khi thu
hoạch về nếu không bảo quản tốt thì nông sản phẩm sẽ
bị hao hụt rất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng
2. Vai trò của quá trình bảo quản đối với chất 
lượng nông sản sau thu hoạch
• Chất lượng nông sản phẩm chịu ảnh hưởng của các yếu
tố môi trường, điều kiện canh tác, kĩ thuật thu hái vận
chuyển và chế độ bảo quản
• Chất lượng nông sản tốt sẽ kéo dài thời gian sử dụng và
giảm bớt sự chi tiêu của Nhà nước, giảm thiệt hại cho xã
hội
• Việc đảm bảo hạt giống có chất lượng cao đóng vai trò
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
• Việc đảm bảo nông sản tốt sẽ cung cấp cho công nghiệp
chế biến nguyên liệu tốt để sản xuất ra nhiều hàng hoá
phục vụ trong nước và xuất khẩu, giúp tăng thu nhập
quốc dân và nâng cao đời sống nhân dân
3. Thiệt hại nông sản sau thu hoạch 
trên thế giới
• Theo thống kê của liên hiệp quốc, mỗi năm trung bình
thiệt hại của thế giới về lương thực chiếm từ 15 – 20%
tính ra tới 130 tỷ đô la, đủ nuôi được 200 triệu người
trong 1 năm.
• Theo bộ nông nghiệp Mỹ hàng năm thiệt hại của nông
sản sau thu hoạch lên tới 300 triệu đô la. Còn ở các
nước khác như ở Đức hàng năm thiệt hại 80 triệu mác,
ở Nhật là 31 triệu yên 1 năm.
• Theo tài liệu điều tra của FAO hàng năm trên thế giới có
tới 6 – 10% số lương thực bảo quản trong kho bị tổn
thất, riêng các nước có trình độ bảo quản thấp và khí
hậu nhiệt đới, sự thiệt hại lên tới 20%.
3.2. Thiệt hại nông sản sau thu hoạch 
ở nước ta
• Ở Việt Nam đối với các loại hạt, tổn thất sau thu hoạch
là 10%, đối với cây có củ là 10 – 20%, với rau quả là 10
– 30%. Hàng năm trung bình thiệt hại 15%, tính ra hàng
vạn tấn lương thực có thể đủ nuôi sống hàng triệu người
• Năm 1995, sản lượng lúa ước chừng 22 triệu 858 tấn
hao hụt với 10% cũng chiếm tới 2,3 triệu tấn tương
đương với 350 – 360 triệu USD.
• Các loại cây có củ mức hao hụt là 20%, với sản lượng 2
triệu tấn khoai lang, 722.000 tấn khoai tây và 3,1 triệu
tấn sắn, hàng năm chúng ta mất đi khoảng 1,15 triệu
tấn, tương đương với 80 triệu USD.
• Đối với ngô, hao hụt hàng năm có thể lên đến 100.000
tấn tương đương với 13 – 14 triệu USD. Chưa tính tổn
thất về các loại rau quả, đậu đỗ và nông sản khác.
SỰ HAO 
HỤT VỀ 
SỐ 
LƯỢNG 
(TRỌNG 
LƯỢNG)
Quá trình hô hấp
Sự nảy mầm
Sự phát triển của nấm vi khuẩn
Sự phát triển của côn trùng
Quá trình tự bốc nóng
Sự phá hoại của chuột
Sự phá hoại của chim
CƠ HỌC
Sự chấn thương, vỡ nát
Sự rơi vãi
Tình trạng đổ
SỰ HAO 
HỤT VỀ 
CHẤT 
LƯỢNG
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông 
sản sau thu hoạch
• Yêú tố phi sinh vật: bao gồm các yếu tố môi trường như
ẩm độ, nhiệt độ không khí, thành phần khí quyển và các
điều kiện kĩ thuật canh tác, độ chín thu hoạch, điều kiện
thu hái, chuyên chở, bảo quản vật dụng chứa đựng, kho
bảo quản
• Yếu tố sinh vật: bao gồm sự tác động của các loại vi
sinh vật như nấm, vi khuẩn hoặc các loại côn trùng và
động vật hại nông sản như sâu, mọt , gián, nhện , tuyến
trùng, chim , chuột và con người.
 Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
4.1. Yếu tố phi sinh vật
• Nhiệt độ
Quyết định thời gian và chất lượng bảo quản
nông sản
- Nhiệt độ thấp làm giảm quá trình trao đổi chất,
giảm cường độ hô hấp và làm chậm quá trình
sản xuất Ethylen của nông sản. Nhiệt độ thấp
làm giảm sự mất nước của rau quả
4.1. Yếu tố phi sinh vật
Hoạt động sống của các loại VSV trên NS phụ thuộc vào
điều kiện nhiệt độ.
• Nhiệt độ tăng hoạt động sống của VSV tăng, sự gây hại
tăng thời gian bảo quản ngắn. Nhiệt độ thấp hoạt động
sống của các loại vi sinh vật bị ức chế vì vậy thời gian
bảo quản tăng
• Nhiệt độ bảo quản thấp đối với rau quả tươi sẽ bị tổn
thương lạnh, rau quả biến màu và sau khi chuyển ra
nhiệt độ bình thường sẽ bị nhũn không còn giá trị trên thi
trường.
Nhiệt độ
4.1. Yêú tố phi sinh vật 
Ẩm độ không khí 
• Ẩm độ thấp hạn chế hoạt động sống của các loại vi sinh
vật gây hại nông sản, thích hợp cho việc bảo quản các
loại hạt ngũ cốc
• Đối với rau hoa quả tươi ẩm độ không khí thấp gây ra
hiện tượng mất nước nhanh, rối loạn các hoạt động
sống và hoạt hóa các men polyphenoloxydaza và
peoxydaza làm cho rau quả bị biến màu nâu rất nhanh
• Âm độ không khí cao hạn chế sự mất nước, ức chế một
phần quá trình hô hấp của rau quả song lại dẫn đến hiện
tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt rau quả tạo điều
kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển
Thành phần khí quyển trong môi trường bảo quản
• Thành phần KK có liên quan mật thiết với quá trình hô
hấp. Hàm lương khí O2 trong môi trường bảo quản cao
thì cường độ hô hấp của quả càng lớn. Ngược lại khi
hàm lượng O2 giảm thì hô hấp hiếu khí sẽ chuyển sang
hô hấp yếm khí
• Hàm lượng CO2 cao có thể hạn chế được quá trình hô
hấp và hạn chế hoạt động của các loại vi sinh vật. Tuy
nhiên hàm lượng CO2 quá cao sẽ làm rối loạn quá trình
sống của quả và tăng giá thành bảo quản.
Ví dụ: Bảo quản táo quả tươi
• Quả táo bảo quản ở 0 o C chín chậm hơn 7-10 lần so
với bảo quản ở 20 o C
• Trong điều kiện lạnh quả táo duy trì được độ cứng và
hàm lượng axit của quả, màu sắc, độ ngọt và mùi thơm
của quả
• Độ ẩm 92% tránh được sự mất nước của quả táo trong
điều kiện lạnh tuy nhiên cần hạn chế đọng nước để hạn
chế nấm vi khuẩn phát triển
• Kiểm soát không khí (thông thường O2 2-3%/CO2 2-5%)
và kiểu ULO (Ultra low oxygen O2<2%/CO2 1-3%
Các yếu tố canh tác kĩ thuật trong quá trình 
trồng trọt
• Tưới tiêu, bón phân, độ chín khi thu hoạch là các yếu tố
chính quyết định thời gian có thể tồn trữ của sản phẩm
• Biện pháp thu hoạch, quyết định mức độ tổn thương do
cơ học của nông sản
• Các biện pháp xử lí và bảo quản sau thu hoạch đóng vai
trò quan trọng vì trong giai đoạn này nếu làm tốt có thể
bảo vệ được chất lượng ngược lại có thể làm cho sản
phẩm dễ bị hư hỏng vì tác động của môi trường và các
lọai vi sinh vật tấn công gây hại
4.2. Yếu tố sinh vật
• Bao gồm sự tác động của các loại vi sinh vật như nấm,
vi khuẩn hoặc các loại côn trùng và động vật hại nông
sản như sâu, mọt , gián, nhện , tuyến trùng, chim ,
chuột và con người.
• Các loại trái cây tươi, rau hoa quả và hạt là sinh vật
sống bản thân chúng còn xảy ra quá trình hư hỏng về
mặt sinh học và vật lí do quá trình hô hấp và mất nước
do tiêu thụ khí O2 trong không khí, nhả ra khí CO2 và
thoát hơi nước. Dưới điều kiện không khí bình thường,
sự hô hấp hiếu khí chiếm ưu thế, khi đó có sự oxy hóa
đường gluco theo phương trình sau:
C6H12O6 + 6 O2 – 6 CO2 + 6 H2O + năng lượng
Theo A. K. Thompson, 1996 các thiệt hại đối với ngành 
sản xuất rau quả là bởi các lý do sau
• Thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho nông dân về thời điểm
chín phù hợp cho thu hoạch
• Sản xuất còn thô sơ
• Chuyên chở còn thô sơ, không có bao gói
• Bao gói chưa bảo đảm để bảo vệ nông sản
• Thiếu sự kiểm soát về ôn ẩm độ trong bảo quản
• Không có biện pháp sử lý cần thiết sau thu hoạch
• Sử dụng thuốc hóa học không bảo đảm
• Giá cả thấp trên các thị trường bán lẻ không cho đủ cho
chi phí đóng gói trong quá trình chuyên chở
4.3. Tổn thất nông sản sau thu hoạch
do vi sinh vật gây ra
4.3.1. Thiệt hại về sản lượng
Theo thống kê tổn thất sau thu hoạch của các loại
nông sản trên thế giới là khoảng 10-20%, trong đó sản
phẩm rau, hoa quả tươi tổn thất ở các nước phát triển là
25% và 50% ở các nước đang phát triển.
Phần lớn các thất thoát này là do thối hỏng bởi các vi
sinh vật gây ra đặc biệt là do nấm và vi khuẩn. Sự thối
hỏng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng và
chất lượng nông sản sau thu hoạch. (CABI 2002) .
Thiệt hai về lương thực và cây có sợi bởi các loại sinh
vât hại ước tinh khoảng một nửa sản lượng trên toàn thế
giới (Pimental & cs. 1978)
4.3.2. Thiệt hại về 
chất lương nông sản
• Vi sinh vật gây hại không chỉ làm giảm sản lượng nông sản
do thối hỏng mà chúng còn làm ảnh hưởng lớn đến chất
lượng nông sản. Hàm lượng các chất đường, đạm, chất
béo, vitamin ở nông sản nhiễm bệnh giảm đáng kể so với
nông sản không bị nhiễm bệnh
• Rất nhiều loại hạt khi bị nhiễm bệnh hàm lượng chất dinh
dưỡng giảm đáng kể
VD. Hạt đậu tương bị nhiễm bệnh do nấm Fusarium và
Phomopsis thường có hàm lượng dầu giảm, gốc axit béo tự
do tăng.
Hạt lúa nhiễm A. padwickii hàm lượng carbohydrate giảm
Hạt lạc, vừng nhiễm bệnh nấm thường có hàm lượng dầu
giảm, chất lượng dầu kém
 Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
 https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
4.3.2. Thiệt hại về chất lương nông sản
• Các loại hạt củ quả khi bị nấm hoặc vi khuẩn tấn công 
thường bị biến màu, hoặc hình thành các vết đốm làm 
ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của chúng. Ngoài 
giá trị dinh dưỡng hạt nhiễm bệnh thường bị biến màu, 
giảm trọng lượng và kích thước của các hạt tinh bột
Ví dụ: Than đen hạt lúa, mốc hồng ngô, thán thư chuối
Một số loại nấm và vi khuẩn còn gây thối các loại nông 
sản có chứa nhiều nước như rau, củ quả. 
Ví dụ: Thối xám nho, thán thư xoài, mốc xanh, mốc lục 
cam chanh, thối nhũn cải bắp, thối ướt khoai tây, thối 
đen ruột mía.
4.3.3. Sinh ra độc tố
• Vi sinh vật gây hại khi phát triển trên nông sản
có thể sinh ra độc tố làm ảnh hưởng đến sức
khỏe của người và gia súc.
• Một số loài nấm mốc như mốc cúc vàng A.
flavus và A. parasiticus sinh ra độc tố Alflatoxin
gây ung thư cho người và gia súc. Các loài hạt
và nông sản thường nhiễm loài nấm này.
4.3.3. Sinh ra độc tố
• Kết quả điều tra từ 1992- 1998, có đến 70- 100% mẫu
ngô Việt Nam nhiễm aflatoxin từ 10- 100ppb, thậm chí
có mẫu lên tới 600ppb.
• Các điều kiện làm khô, phân loại và bảo quản lạc hậu,
việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn
thực phẩm vẫn đang là một thách thức lớn ở Việt Nam
• Hầu hết ngô, đậu tương và lạc được bảo quản ở khu
vực nông thôn bị nhiễm aflatoxin ở các mức độ khác
nhau
- Một số độc tố nấm bệnh hại nông sản trong 
bảo quản gây hại cho người và gia súc 
• Hạch Nấm Claviceps purpurea có hàm lượng alkanloid
cao sinh độc tố gây tổn thương cho hệ thần kinh của
người và vật nuôi, gây nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn nội
tiết, có thể gây tử vong.
• Nấm Sclerotinia sclerotiorum tiết ra độc tố gây bệnh
ngoài da
• Nấm Phomopsis leptostromiformis hại cây đậu lupin có
thể gây bệnh cho cừu, ngựa và dê.
• Độc tố Aflatoxin thường được sinh ra do nấm
Aspergillus flavus trong quá trình bảo quản hạt, đặc biệt
là lạc.
• Các độc tố Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus sinh ra có
thể gây bệnh cho rất nhiều loài gia súc và gia cầm và con
người vì chúng làm tổn thương các tế bào gan và các mô
tế bào khác trong cơ thể con người.
• Độc tố Aflatoxin có thể kích thích sự phát triển của các
dạng tế bào ác tính dẫn đến khả năng gây ung thư ở
người, trong đó aflatoxin B được coi là chất gây ung thư
gan nguy hiểm nhất.
• Kết quả điều tra ở Châu Phi, nơi người dân thường sử
dụng lạc làm nguồn thực phẩm cung cấp protein thì tỷ lệ
ung thư gan cao hơn 100 lần so với các nước khác ở Châu
Âu (Wogan, 1966). Một trong những nguyên nhân là do lạc
bị nhiễm aflatoxin.
Tại Việt Nam kết quả kiểm tra aflatoxin B1
trên lạc ở Nghệ An sau 3 tháng bảo quản đã
phát hiện 1 mẫu có aflatoxin B1 với hàm
lượng 55 g/kg, ở mức có thể gây bệnh cho
người.
Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy các chất
aflatoxin được sinh ra nhiều nhất ở lạc, lúa mì
và lúa nước, nhưng cũng có thể được sinh ra
từ các hạt khác như bông, ngô và đậu tương
trong quá trình bảo quản.
• Độc tố của nấm F. nivale có thể gây ra các triệu chứng nôn
mửa, độc tố của nấm F. equiseti và nấm F. tricinctum có thể
gây tiêu chảy và giảm cân (Lillehoj, Ciegler và Detrov, 1970)
• Đặc biệt nguy hiểm đối với người là các độc tố sinh ra từ
nấm Fusarium sporotrichioides. Nấm này thường xuất hiện ở
các loài ngũ cốc, đặc biệt là ở kê. Độc tố của nấm này có thể
gây ra các bệnh như xuất huyết dưới da, giảm bạch cầu, sốt
cao và tiêu giảm tủy xương. Nếu ăn phải thực phẩm bị nhiễm
nấm F. sporotrichioides ăn có thể bị ngộ độc và dẫn đến tử
vong (Sarkisov, 1954; Spesivtseva, 1954; Bilai, 1965).
 Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
 https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Penicillium
• Gây bệnh mốc xanh 
và mốc lục
• P.digitatum and P. 
italicum
Penicillium
• Sinh ra mycotoxins 
là patulin 
Các loại độc tố nấm mốc trong bảo quản 
Một số loại mycotoxin (độc tố nấm mốc), nguồn gốc và khả năng gây hại
Độc tố (Toxins) Nấm sinh ra độc tố Khả năng gây độc 
Aflatoxin Aspergillus flavus Ung thư gan 
 Aspergillus parasiticus gan nhi ễm m ỡ 
Citreoviridin Penicillium viridicatum 
Citrinin Penicillium vindicatum 
 Penicillium citrinum 
Cyclochlorotine Penicillium islandicum gây tổn thương thận 
Cytochalasin E Aspergillus clavatus 
Maltoryzine Aspergillus oryzae 
Ochratoxins Aspergillus ochraceus gây tổn thương thận 
Patulin Penicilliumc-expansum Gây tổn thương não và phổi 
 Penicillium patulum 
PR Toxin Penicillium requeforti 
Rubratoxin Penicillium rubrum gan nhiẽm mỡ 
Rugulosin Penicillium islandicum t ổn th ư ơng gan 
Sterigmatocystin Aspergillus flavus 
 Aspergillus versicolor 
Tremorgens Penicillium and Aspergillus 
Trichothecenes Fusarium graminearum gây nôn mửa, tiêu chảy 
Vomitoxin 
(Deoxynivalenol) 
Fusarium graminearum gây nôn mửa, tiêu chảy 
Zearalenone Fusarium sưng cơ quan ss, rối loạn sinh 
sản 
OH
NH
OH
NH
OHOH
OH
O O
O
O
OH
O
NH
OHOHO O
O
O
OH
O
OHO
O
O
OH
O OH
H
H
TOXIN-LIPID STRUCTURAL 
RELATIONSHIPS
AAL-TOXIN TA
FUMONISIN B-1
NH
OHOH
OH
O O
O
O
OH
O
H
NH
OHOHO O
O
O
OH
O
OHO
O
O
OH
O OH
H
APOPTOSIS 
Fumonisins
AAL toxins
.
.
 Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
 https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_vi_sinh_vat_hai_nong_san_sau_thu_hoach_chuong_1_gi.pdf