Bài giảng Vi sinnh vật đại cương - Nguyễn Xuân Hòa (Phần 1)

Tóm tắt Bài giảng Vi sinnh vật đại cương - Nguyễn Xuân Hòa (Phần 1): ...ủa ảnh trên màn huỳnh quang. Các hóa chất dùng để nhuộm mẫu là basic lead citrate, hoặc uranyl acetate 1%,... Ảnh do kính hiển vi điện tử cung cấp có thể quan sát trực tiếp, cũng có thể chụp nhờ bộ phận chụp gắn dưới màn huỳnh quang. Qua kính hiển vi điện tử ta có thể thấy rõ được các vi cấu t... thấy rõ lớp thành tế bào. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử thấy rõ hơn. Thành tế bào vi khuẩn G- và G+ có sự sai khác về thành phần cấu tạo như sau: Tỷ lệ % đối với khối lượng khô của thành tế bào vi khuẩn Thành phần G+ G- Peptidoglycan Acid teicoic Lipid Protein 30-95 Cao ...ầy, làm cho vỏ nhầy tiêu biến dần đi. Phần lớn thành phần hóa học của vỏ nhầy là nước (98%) và polysaccarit. Vi khuẩn có vỏ nhầy sẽ cho khuẩn lạc tròn ướt, láng trơn, còn vi khuẩn không có vỏ nhầy hoặc dịch nhầy sẽ tạo thành khuẩn lạc khô xù xì. Còn các lớp vi khuẩn có lớp dịch nhầy nhớt s...

pdf47 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Vi sinnh vật đại cương - Nguyễn Xuân Hòa (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều kiện môi trường và thời gian nuôi cấy có thể ảnh hưởng rất nhiều 
đến khả năng di động của các loài vi khuẩn có tiên mao. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá, 
pH môi trường, nồng độ muối, nồng độ đường, sự có mặt của chất độc, các sản phẩm trao 
đổi chất của bản thân vi khuẩn, tác động của năng lượng bức xạ,... không những ảnh 
hưởng đến tốc độ di chuyển mà còn làm đình chỉ hẳn sự di chuyển của vi khuẩn. 
 Đối với vi khuẩn không có tiên mao, trong môi trường lỏng chúng vẫn có thể 
chuyển động hỗn loạn do hiện tượng va chạm không ngừng của các phân tử vật chất 
trong chất lỏng (chuyển động Brown). 
 Ngoài tiên mao, một số vi khuẩn còn có sợi pili, đó là những sợi tiên mao rất ngắn 
và mảnh khoảng 0,3-1µm, đường kính khoảng 0,01 µm và thường có khoảng 100-400 sợi 
trên một tế bào. Pili không phải là cơ quan di động mà là phương tiện giúp cho vi khuẩn 
bám được tốt trên bề mặt của cơ chất. Pili còn có thể tham gia vào quá trình dinh dưỡng 
của vi khuẩn, giúp cho bề mặt tế bào hấp thu chất dinh dưỡng lên rất nhiều lần. 
 Ngoài ra ở một số vi khuẩn có một số sợi pili (nhung mao) sinh dục có nhiệm vụ 
tiếp nhận các đoạn ADN từ bên ngoài vào, trong trường hợp có trao đổi tín hiệu di 
truyền, nhất là trong lúc hai vi khuẩn tiếp hợp nhau. Nhung mao còn là chỗ bám cho thực 
khuẩn thể. Số lượng nhung mao thông thường có hàng trăm nhưng nhung mao sinh dục 
thì chỉ có 1-5 mà thôi. 
4.7. Nha bào và sự hình thành nha bào (spore) 
 Nha bào là một một kết cấu do sự biến đổi của tế bào sinh dưỡng trong một giai 
đoạn nào đó của quá trình sinh trưởng của vi khuẩn. Mỗi tế bào chỉ có thể tạo ra một nha 
bào. Thường gặp nha bào ở hai chi trực khuẩn Gram dương là Bacillus và Clotridium. 
Một số loài trong phẩy khuẩn (Deessulft-vibrio desulfuricans), cầu khuẩn (Sarcina 
ureae), xoắn khuẩn (Spirillium volutans) cũng có khả năng sinh nha bào. 
 Nha bào của Bacillus không vượt quá chiều ngang của tế bào vi khuẩn, do đó khi 
vi khuẩn mang nha bào vẫn không thay đổi hình dạng. Ví dụ: Trực khuẩn gây bệnh nhiệt 
thán Bacillus anthracis, trực khuẩn sinh chất kháng sinh Bacillus subtillis. 
 Nha bào Clostridium chiều ngang của nha bào thường lớn hơn chiều ngang của tế 
bào vi khuẩn, nên khi mang nha bào vi khuẩn bị biến đổi hình dạng như hình thoi, hình 
vợt, hình dùi trống. Clostridium là loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc. 
 Dưới kính hiển vi điện tử, nha bào có nhiều lớp màng bao bọc, lớp ngoài cùng gọi 
là lớp màng ngoài của nha bào. Kế đó là lớp vỏ của nha bào gồm nhiều lớp, có tác dụng 
ngăn chặn sự thẩm thấu của nước và các chất hòa tan trong nước. Dưới đó là lớp màng 
trong và trong cùng là lớp khối tế bào chất có cấu tạo đồng nhất. 
 Nha bào không giữ nhiệm vụ sinh sản như ở các ngành vi sinh vật khác mà chỉ giữ 
chức năng lưu tồn mà thôi. Nha bào có khả năng lưu tồn tốt trong những điều kiện khó 
khăn của môi trường sống, nha bào có khả năng sống rất lâu. Người ta phát hiện có nha 
bào vi khuẩn trong xác sinh vật cổ đại (1000 năm) hoặc dưới đáy băng hà (3000 năm) 
hoặc trong quặng mỏ (250 triệu năm) đến nay vẫn còn sống. 
 Nhiệt độ 1000C, nha bào của một số loài của Bacillus có thể chịu được từ 2,5-20 
giờ. Nha bào của vi khuẩn có thể chịu được 1000C trong 5 ngày liền. 
 Muốn tiêu diệt nha bào của vi khuẩn phải thanh trùng ở 1210C trong 15-30 phút 
với nhiệt độ ướt hoặc 165-170 0C trong 2 giờ với nhiệt độ khô. 
 Ngoài việc chịu được nhiệt độ khô cao, nha bào có thể chịu được khô hạn cũng 
như tác động của nhiều loại hóa chất, cũng như các loại tia sáng. 
 Trong HgCl2 tế bào vi khuẩn chết ngay nhưng nha bào sống được đến hai giờ. 
 Quá trình hình thành nha bào: Các tế bào sinh nha bào khi gặp điều kiện thiếu 
thức ăn, hoặc có tích lũy các sản phẩm trao đổi chất có hại sẽ bắt đầu thực hiện quá trình 
hình thành nha bào. Về mặt hình thái học, có thể chia quá trình hình thành nha bào ra làm 
các giai đoạn: 
- Hình thành những búi chất nhiễm sắc. 
- Tế bào bắt đầu phân cắt không đối xứng, tạo ra một vùng nhỏ gọi là tiền bào tử. 
- Tiền bào tử hình thành hai lớp màng, tăng cao tính kháng bức xạ. 
- Lớp vỏ sơ khai hình thành giữa hai lớp màng của bào tử sau khi đã tích lũy nhiều 
PG và tổng hợp ADP, tích lũy canci, tính chiết quang cao. 
- Kết thúc việc hình thành áo nha bào. 
- Kết thúc việc hình thành vỏ nha bào. Nha bào thành thục, bắt đầu có tính kháng 
nhiệt. 
- Bào nang vỡ ra, bào tử thoát ra ngoài. 
 Nha bào được bao bọc bởi nhiều lớp màng. Ngoài cùng là màng ngoài. Dưới đó là 
lớp vỏ, vỏ bào tử gồm nhiều lớp, không thấm nước. Dưới lớp vỏ là lớp màng trong của 
bào tử. Trong cùng là khối tế bào chất có cấu tạo đồng nhất, thành phần hóa học của nha 
bào: nước chiếm 40% ở dạng liên kết, nhiều ion Ca+2, acid dipicolinic (acid này chỉ có ở 
nha bào). 
 Nha bào vi khuẩn khi chín rất khó bắt màu. Nếu nhuộm bằng các phương pháp 
nhuộm thông thường ta không thấy rõ bào tử. Để quan sát được nha bào ta phải dùng 
phương pháp nhuộm màu đặc biệt. Trước tiên dùng acid để xử lý, sau đó mới nhuộm 
màu. Màu của nha bào khi đó rất khó tẩy. Dùng cồn hay acid để tẩy phần còn lại của tế 
bào rồi nhuộm bổ sung bằng thuốc nhuộm thứ hai. 
 Nha bào của vi khuẩn không chứa chức năng của cơ quan sinh sản như bào tử của 
sinh 
n ván, hoại thư sinh hơi, 
ngộ đ
ha bào: Quá trình chuyển từ trạng thái nghỉ sang tế bào sinh dưỡng của 
vi khu
 KHUẨN [7] 
ật và vi sinh vật khác, vi khuẩn được sắp xếp vào 
trong
 loại vi khuẩn người ta dựa vào hai nguyên tắc: theo genotype và theo 
phen
ân loại học hệ thống vi khuẩn (Bacterial systematics) 
n) 
n) 
iểm các mẫu thu thập được, chọn chủng quy chuẩn đại 
diện 
Mô tả kiểu hình (phenotypeic) 
đặc tính hình thái, kích thước, bắt màu thuốc 
nhuộ
nhau, năng lực sử 
dụng
khác nhau (kháng sinh, thuốc nhuộm,...) 
vật khác. Đây là hình thức sống tiềm sinh của vi khuẩn. Bào tử giúp cho vi khuẩn 
vượt qua những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Bào tử thường được sinh ra trong điều 
kiện khó khăn như thiếu thức ăn, nhiệt độ và pH không thích hợp, môi trường tích lũy 
nhiều sản phẩm trao đổi chất có hại,... Tuy nhiên, vi khuẩn nhiệt thán, hình thành nha bào 
trong điều kiện có lợi nhất định: sự có mặt của oxy khí quyển, nhiệt độ thích hợp (vì vậy 
cấm mổ xác súc vật chết do bệnh nhiệt thán). Chính vì vậy người ta coi nha bào là hình 
thức tổ chức lại tế bào chất để nâng cao sức sống của vi khuẩn. 
 Một số nha bào đóng vai trò truyền bệnh (như than, uố
ộc thức ăn,...). Làm vô hoạt nha bào của một số vi khuẩn loại này là nguyên tắc để 
chế ra một số vaccin. 
Sự nẩy mầm của n
ẩn được gọi là quá trình nẩy mầm của nha bào. Quá trình này gồm 3 giai đoạn: hoạt hóa, 
nẩy mầm và sinh trưởng. 
V. PHÂN LOẠI VI
 Như tất cả các động vật, thực v
 những hệ thống phân loại xác định. Sự sắp xếp này hết sức cần thiết. Khi biết vị trí 
của một vi khuẩn nào đó mới tìm được ở trong một bảng phân loại xác định nào đó chúng 
ta sẽ biết được vi khuẩn đó có những tính chất sinh vật học xác định nào đó. Đồng thời 
nhờ hệ thống phân loại, chúng ta xác định được mối liên hệ giữa các vi khuẩn trong quá 
trình tiến hóa. 
 Để phân
otype. 
5.1. Ph
Phân loại học hệ thống gồm 4 nội dung: 
-Mô tả (Description) 
-Xếp lớp (Classificatio
-Đặt tên (Nomenclature) 
-Đồng định (Indentificatio
 Mô tả: trình bày tất cả đặc đ
cho một đơn vị phân loại (taxon). Có hai bước mô tả: mô tả kiểu hình và mô tả kiểu 
gen. 
 +
 Mô tả hình thái: trình bày tất cả các 
m Gram, hình thành tiên mao roi (tiên mao), nha bào, giáp mô,... 
 Đặc tính sinh hóa: lên men đường và các loại chất liệu khác 
 môi trường khác nhau. 
 Đề kháng với các chất 
 Phân tích kiểu dạng thành phần protein tế bào. 
 Phân tích kiểu dạng thành phần lipid màng tế bào. 
ủa ADN nhiễm sắc thể. 
zyme hạn chế 
(Chro
a một gen nào đó có tính chức năng cao: 
ũi nhau được xếp thành nhóm 
ớn hơn 
ngoài ra, tên họ (family) cũng 
được
oại là loài (Species, Bug), các đơn vị trên loài gồm có: 
ales 
nh trong một loài nào đó. Ví dụ: 
Myco
ao bò) 
ầm). 
ạng đặc tính phản ứng 
huyế
ài vi sinh vật mới phân 
lập th
ạm thời và tên khoa học 
ứu có thể quy định để tiện bảo quản, mô tả,... 
cũng
+Mô tả kiểu gen (genotypic description) 
 Thành phần các bagơ amin (tức là tỷ lệ: ) c
 Mô tả kiểu dạng phân cắt ADN nhiễm sắc thể bằng các en
mosomal ADN restriction pattern) 
 Mô tả trình tự sắp xếp nucleotid củ
 +Thông thường gen ARN 16S ribosom 
 +Gen tham gia vận chuyển điện tử,... 
5.2. Xếp lớp (classification) 
 Các cá thể có đặc tính gần g
 Các nhóm có đặc tính gần gũi nhau được xếp thành nhóm l
 Đơn vị cơ bản trong phân loại học là loài (Species) 
 Trên loài có chi (tên loài và chi được in nghiêng, 
 in nghiêng ở một số nước). 
 Đơn vị cơ bản trong phân l
 - Chi (trước đây gọi là giống) (gennus) 
 - Tộc: thường có tên tận cùng là -eae 
 - Họ: thường có tên tận cùng là -aceae
 - Bộ phụ: thường có tên tận cùng bằng -
 Các đơn vị dưới loài gồm có Thứ, Dạng, Nòi.
 -Thứ (Variety) dùng để chỉ một nhóm nhất đị
bacterium tuberculosis var. hominis (lao người) 
 Mycobacterium tuberculosis var. bovis (l
 Mycobacterium tuberculosis var. avium (lao gia c
 -D : (Fosma, type) chỉ một nhóm nhỏ hơn thứ, căn cứ vào 
t thanh học. Dạng được ký hiệu bằng chữ số La Mã (I, II,...) 
 -Nòi hay chủng (Strain): là thuật ngữ riêng để chỉ một lo
uần khiết từ một cơ chất nào đó, ở một nơi nhất định nào đó. 
5.3. Đặt tên (Nomenclature) 
 Có hai hình thức đặt tên đó là tên t
5.3.1. Tên tạm thời 
 Đây là tên bất kỳ do nhà nghiên c
 Tên này thường chỉ chủng thu thập được của riêng nhà nghiên cứu hay PTN. Nó 
 có thể trở thành tên được công nhận quốc tế nếu quy định bởi một PTN tàng cứu 
(reference lab), như ATCC (Mỹ),... 
5.3.2. Tên khoa học 
 Tên khoa học được đặt bởi nhà nghiên cứu tùy ý nhưng tuân thủ những nguyên tắc 
của Hội Vi sinh vật học: 
 Tên phải ở dạng Latin hoặc Latin hóa 
 Tên loài gồm hai thành phần: tên chi (trước đây gọi là giống) và từ xác định loài. 
 Hai thành phần trên phải được in nghiêng hay gạch chân để phân biệt là tên khoa 
học. Sau tên viết thường có thể được viết thêm tên các nhà khoa học đã phân lập và năm 
phân lập. 
 Tên khoa học của một vi khuẩn chỉ được công nhận sau khi được đăng trên tạp chí 
''Intern. J. of Systematic and Evolutionary Microbiology'' hoặc đăng trên một tạp chí 
chuyên môn rồi đăng ký trên tạp chí trên. Thời điểm công nhận tên khoa học mới, là thời 
điểm đăng trên tạp chí nêu trên. 
 Tên khoa học chỉ được chấp nhận chính thức nếu chủng quy chuẩn (type strain) đã 
được lưu trữ tại một trong những phòng thí nghiệm tàng cứu (Reference lab) được hội Vi 
sinh vật quốc tế công nhận, nhằm: lưu giữ và có sẵn đối tượng cho các nhà nghiên cứu 
khác kiểm chứng. 
Khái niệm ''phân loại học (Taxonomy)'' 
 Ba nội dung trên (mô tả, xếp lớp, đặt tên) được gọi là phân loại học (Taxonomy) 
Một bậc phân loại được gọi là một đơn vị phân loại (taxon). 
 Loài (species) là taxon cơ bản trong các hệ thống phân loại. 
 Taxonomy được thực hiện bởi các PTN quy mô lớn. 
5.4. Đồng định (Indentification) 
 Đồng định được thực hiện ở các phòng thí nghiệm có quy mô bất kỳ. Đồng định 
hay còn gọi là chẩn đoán phòng thí nghiệm (Laboratory diagnosis). Thực chất đây là mô 
tả đối tượng ta đang có, để quy thuộc vào nhóm các đối tượng đã được mô tả, xếp lớp và 
đặt tên trong quá khứ và đã biết là có liên quan đến bệnh hay hiện tượng nào đó (lên 
men,...) 
 Quá trình quy thuộc được vào nhóm càng nhỏ càng tốt (loài, type huyết thanh học, 
type phage, type sinh học,...) 
 Giới thiệu tóm tắt hệ thống phân loại vi khuẩn. 
Phân loại vi khuẩn (Phạm Hồng Sơn, 2002)[7] 
Họ  Chi (giống) Loài Loài phụ (subsp) 
Escherichia coli 
E. coli, E. 
fergusonii, E. 
hermannii, E. vulneris 
Salmonella 
S. choleraesuis 
(Typhimurium, 
Dublin, Paratyphi A, 
Abortusequi, 
Abortusovis, 
Choleraesuis, Typhi, 
Sendai, Gallinarum, 
Pullorum),... 
Arizonae, 
diarizonae, 
salamae, houtenae, 
indica, 
Shigella 
S. dysenteriae, S. 
flexneri, S. boydii, S. 
sonnei 
Edwardsiella 
E. tarda1, E. 
tarda2, E. hoshinae, E. 
ictaluri 
Yersinia 
Y. pestis, 
Y.pseudotuberculosis, 
Y. intermedia, Y. 
fredriksenii, 
Y. kristensenii, Y. 
ruckeri 
Y.enterocolica 
biovar 1, 2, 3, 4, 5 
Klebsiella 
K.pneumoniae, K. 
oxytoca, K. terrigena, 
K. planticola 
pneumoniae. 
Ozaenae, 
thinoscleromatis 
Trực 
khuẩn 
Gram âm 
yếm khí 
tùy tiện 
Enterobacteriaceae 
Enterobacter 
E. cloacae, E. 
aerogenes, E. 
gergoviae, E. sakazakii 
Proteus 
P. vulgaris, P. 
mirabillis, P. penneri, 
P. alcalifacciens, P. 
stuartii, P. rettgeri, 
Citrobacter 
C, freundii, C. 
diversus, 
C. amalonaticus 
Hafnia Hafnia 
Serratia 
S. marcescens, S. 
liquifacciens, S. 
plymuthica, S. 
adorifera 
Providencia 
Morganella M. morganii 
Erwinia 
Kluyvera 
Tatumella 
Cedecia 
Vibrio 
V. alginolyticus, 
V.ordalii, V. 
vulnipicus, V. harveyi, 
V. parahaemolyticus, 
V. cholerae, 
Aeromonas 
A. salnmonicida, 
A. hydrophila, A. 
sobria, A. caviae 
Plesiomonas P. shigelloides 
Photobacterium P. photphoreum, và 3 loài khác 
Listonella L. anguillarum và hai loài khác 
Vibrionaceae 
Shewanella 
S. putrefacciens, 
ngoài ra còn có hai 
loài khác 
Pasteurella 
P. multocida, multocida, 
sepica, galicida 
P. dagmatis, P. 
galinarum, P. 
Volantium, P. species 
A, P.species B, P. 
cannis, P. stomatic, P. 
avium, P. langa, P. 
anatis, P. 
pneumotropica, P. 
haemolytica, P. 
trehalosi, P. piscicida. 
Haemophilus Haemophilus somnus, 
Pasteurellaceae 
Actinobacilus A. lignieresii 
Pseudomonadaceae 
Pseudomonas 
Burkholderia, Ba 
chi khác 
P. aeruginosa, P. 
fluorescens, P. putida, 
P. anguilliseptica, B 
.(P). mallei, B.(P). 
pseudomallei, 86 loài 
khác 
 Bordetella 
B. pertussis, B. 
parapertussis, B. 
ronchiseptica, B. 
avium 
 Brucella 
B. melitensis, B. 
suis, B. abortus, B. 
cannis, B.ovis, B. 
neotomae 
Trực 
khuẩn 
Gram âm 
hiếu khí 
 Frarerisella 
F.tularensis 
(biovar Tularensis, 
biovar Palacearctica) 
F. novicida. 
 Taylorella T. equigenitalis 
 Riemerella 
Riemerella 
anatisestifer, 
Chryseobacterium 
 Ornithobacterium 
Ornithobacterium 
rhinotrachae, 
Chryseobacterium 
Neisseria N. meningitidis, N. gonorrhoeae 
Moraxella M. bovis, 5 L 
Branhamella B.ovis 
Acinetobacter Acinetobacter 
Cầu 
khuẩn và 
cầu trực 
khuẩn G 
âm hiếu 
khí 
Neisseriaceae 
Kingella 
3 L 
Bacteroides 
44 L 
Bacteroidaceae 
Fusobacterium 
10 L Cầu 
trực 
khuẩn 
khuẩn G 
âm yếm 
khí 
Veillonellaceae Veillonella 
7 L (cư trú 
khoang miệng) 
 Campylobacter 
 C. jejuni, C. coli, 
C. lari, C. 
hyointestinalis, 
C. sputorum , 
subtorum, C. 
suptorum, subsp 
bubulus, C. mucosalis, 
C. mucosalis, C. 
concisus, 
C. fetus 
subsp. fetus, C. 
fetus subsp. 
venereales 
 Helicobacter Helicobacter pylori 
Xoắn 
thể G âm 
hiếu khí 
hoặc vi 
hiếu khí 
 Spirilium 
Treponema T. paraluiscuniculi 
Serpulina 
Borrelia B. anserina, B. theileri, B. burgdorferi 
Spirochaeta 
Spirochaetaceae 
Cristispira 
Xoắn 
khuẩn 
Leptospiraceae Leptospira 
L. interrogans, 
SG*Hebdomadis, 
Autunalis, L. 
interrogans SG* 
Autunalis, Canicola, 
Hebdo, adis, 
Icterohaemorrhagiae, 
Pomona. L. 
interrogans 
SG*Canicola, 
Icterohaemorrhagiae. 
(SG*=serogroup, nhóm 
huyết thanh) 
Staphylococcus 
S. aureus, S. 
epidermidis, S. felis, S. 
hyicus, S. intermedius, 
24 loài 
Micrococcus 9 loài 
Cầu 
khuẩn G 
dương 
Micrococaceae 
Graffkya G. tetragena 
Sarcina S. lutea 
Streptococcus 
S. pyogenes (A), 
S. agalactiae (B), S. 
sui (D), S. 
dysgalactiae, S. 
zooepidermicus (C, L), 
S. porcinus (C), S 
.cannis (G), S. bovis 
(D,E,N), S. mutans 
(một số E), S. uberis, 
S. pneumoniae .(type 
huyết thanh) 
S. equi subsp. 
zooepidemicus, S. 
equi subsp, S. 
zooepidermicus; và 
31 loài khác 
Enterococcus E. fecalis 16 loài khác 
Lactococcus L. lactis, 6 loài khác 
Peptococcus P. indolicus, 9 loài khác 
Cầu khuẩn G 
dương ngoài họ 
Micrococaceae 
Melissococcus 
M. pluton 
Trực khuẩn G dương sinh nha 
bào Bacillus 
B. anthracis, B. 
cereus, B. 
thuringiensis, B. 
megaterium, B. 
subtillis, B. larvae 
Clostridium 
C. chauvoei, C. 
septicum, C. 
pefringens, C. novyi 
typA, C. novyi typ B, 
C. novyi typ C, C. 
haemolyticum, C. 
sodeli, C. sporogens, ( 
các type sinh độc tố C. 
botulinum ABF, C. 
botulinum BEF, C. 
botulinum CD, C. 
botulinum G), C. 
difficile, C. colinum, C. 
tetani 
Listeria L. monocytogenes, 
Erysipelothrix 
E. rhusiopathiae, 
E. tonsillarum 
Erysipelothrix, 
Renibacterium, 
Lactobacillus 
Renibacilus R. salmoninarum 
Trực khuẩn G dương không 
sinh nha bào 
Lactobacillus 40 loài 
Liên xạ khuẩn gây bệnh (trực 
khuẩn có xu hướng sinh nhánh) Corynebacterium 
C. renale, C. 
pilosum, C. cystitidis, 
C. pseudotuberculosis, 
C. kutscheri, C. 
diphtheriae 
Mycobacterium 
M. tuberculosis, 
M. bovis, B.microti, M. 
kansaii, M. marinum, 
M. scrofulaceum, M. 
goldonae, M. avium sp, 
M. intracellulare, M. 
ulcerance, M. xenopi, 
M. gastri, M. phlei, M. 
fortuitum, M. 
smegmatis, M. avium 
sp paratuberculosis, 
M. lepraemurium, M. 
leprae 
Actinomyces A. bovis, A. isaraelii, A. pyogennes 
Dermatophilus, 
Rhodococcus, 
Nocardia 
Liên xạ khuẩn không gây bệnh 
Propionibacterium, 
Bifidobacterium, 
Streptomyces 
Mycoplasmataceae 
M. bovis, M. 
bovigenitalium, M. 
canadense, M. dispar, 
M.diversum, M. 
agalactiae, M. 
capricolum, M. 
conjunctivae, M. 
ovipneumoniae, M. 
hyopneumoniae, 
M.hyosynoviae, M. 
hyorhinis, M. 
floculare, M. 
gallisepticum, M. 
synoviae, M, 
meleagridis, M. lowae, 
M. lipofaciens, M. 
glycophilum, M. 
pulmonis, M. 
arthritidis, M. 
neurolyticum, M. 
cynos, M. cannis, M. 
felis, M. pneumoniae, 
M. hominis, M. 
urealyticum, M. 
M. mycoides 
subsp mycoides, 
M.. mycoides 
subsp. capri 
Acholeplasmataceae A. laidlawii, A. axanthum. 
Các Mycoplasma 
Spiroplasmataceae 
Rickettsiaceae 
Rickettsia, 
Rochalimaea, 
Coxiella, Ehrlichia, 
Cowdria, Wolbacchia, 
Rickettsiella, 
Bartonellaceae Bartonella, Grahamella, 
 Bộ Rickettsiales 
Anaplasmataceae 
Anaplasma, 
Aegyptianella, 
Haemobartonella, 
Eperythrozoon 
Chlamydiales Chlamydiales 
C. trachomatis, 
C. pneumoniae, C. 
psittaci, C. pecorum 
-Câu hỏi ôn tập: 
 1. Trình bày phương pháp làm tiêu bản (soi tươi, nhuộm màu) soi kính hiển vi. 
 2. Kể tên một số loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật và tác dụng của chúng. 
 3. Các dạng hình thái chính của vi khuẩn. 
 4. Cấu trúc cơ bản của tế bào vi khuẩn. 
-Tài liệu tham khảo: 
1. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2000). Nhà xuất bản 
giáo dục Hà Nội. 
2. Vũ Thị Minh Đức (2001). Thực tập vi sinh vật học. Nhà xuất bản Đại Học Quốc 
Gia Hà 
3. Biền Văn Minh, Phạm Văn Ty, Kiều Hữu ảnh, Phạm Hồng Sơn, Phạm Ngọc Lan, 
Nguyễn Thị Thu Thủy (2006). Giáo trình vi sinh vật học. Nhà xuất bản Đại học Huế. 
4. Hoàng Thủy Nguyên, Đặng Đức Trạch, Ninh Đức Dự, Nguyễn Hồng Điệt, 
Nguyễn Thị Kê, Nguyễn Thị Oanh (1974). Vi sinh y học tập I. Nhà xuất bản Y học Hà 
Nội. 
5. Nguyễn Vĩnh Phước(1976). Vi sinh vật học Thú y tập III. Nhã xuất bản đại học 
và trung học chuyên nghiệp Hà Nội. 
6. Nguyễn Khắc Tuấn(1999). Vi sinh vật học, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 
7. Phạm Hồng Sơn (2002). Giáo trình vi sinh vật thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp 
Hà Nội. 
 -Giải thích thuật ngữ: 
1. Nucleus: nhân 
2. Genom: bộ gen 
3. Gram: Christian Gram nhà khoa học người Đan Mạch phát hiện ra phương pháp 
nhuộm màu tế bào vi khuẩn. Thông qua nhuộm Gram vi khuẩn được phân làm hai nhóm: 
Gram dương (bắt màu tím khi được nhuộm màu kép tím sinh thể và fuschin) 
Gram âm (không bắt màu tím nhưng bắt màu đỏ hồng khi nhuộm kép tím sinh thể và 
fuschin) 
 4. Mycoplasma: là nhóm vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất, đặc biệt không có vách tế 
bào. Chúng sống ký sinh ở động vật và côn trùng.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_vi_sinnh_vat_dai_cuong_nguyen_xuan_hoa_phan_1.pdf
Ebook liên quan