Cách mạng Tháng Mười Nga và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày nay - Phần 3

Tóm tắt Cách mạng Tháng Mười Nga và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày nay - Phần 3: ...t, áp bức, nô dịch để vươn tới tự do và làm chủ. Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản là một học thuyết như thế, nó không chỉ giải thích thế giới một cách khoa học mà còn cải tạo thế giới bằng cách mạng. Cách mạng Tháng Mười đã thấm nhuần sâu sắc những giá trị nhân văn đó và Chủ nghĩa xã..., trong quá trình phát triển Chủ nghĩa Mác, đã nêu lên một nguyên tắc phương pháp luận quan trọng, "phân tích cụ thể một tình hình cụ thể", coi đó là bản chất, linh hồn sống của Chủ nghĩa Mác. Theo đó, ông cho rằng, các dân tộc sớm, muộn, trước sau rồi sẽ đi tới Chủ nghĩa xã hội, đó là một t...hội. Sự sụp đổ của Liên Xô và Ðông Âu như đã nói, là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội trong quá trình đi tới mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó không đồng nghĩa, đồng nhất với sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một lý tưởng, mục tiêu, một chế độ xã hội ki...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cách mạng Tháng Mười Nga và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày nay - Phần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CMT10 NGA VÀ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ 
TỔ QUỐC VIỆT NAM NGÀY NAY 
Ðó là những vấn đề mà các nhà kinh tế học hiện nay đang phải đối mặt, 
mà đôi khi họ không nhận ra rằng mình đang đi theo bước chân của 
Mác". Trong bài Phải chăng Các Mác có lý?, báo Bưu điện buổi sáng 
Ham-buốc (Ðức) viết: "Trong những ngày khốn khó này, ai đi tìm câu trả 
lời ở Các Mác chắc chắn là không sai lầm", bởi ngay trong Tuyên ngôn 
của Ðảng Cộng sản, Các Mác đã yêu cầu cần có "sự tập trung hóa trong 
tay Nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia cùng với vốn Nhà 
nước". 
Vào thời điểm kết thúc thế kỷ 20 - một thế kỷ hào hùng và bi tráng, 
trong dồn dập những sự kiện và tình huống, có một sự kiện rất đáng 
được chú ý, không phải chỉ đối với những người cộng sản mà còn thu 
hút lương tâm và trí tuệ của đông đảo mọi người trên thế giới. Công ty 
phát thanh và truyền hình của Anh (BBC) tổ chức trên phạm vi toàn cầu 
một cuộc bình chọn trên mạng in-tơ-nét: "Nhà tư tưởng thiên niên kỷ". 
Kết quả là, người có phiếu bầu cao, đứng đầu bảng là C.Mác. 
Giôn Ken Gơn-brai, nhà kinh tế học Mỹ, giải thưởng Nô-ben đã nói 
trong cuộc đối thoại với Viện sĩ Men-chi-cốp của Nga: "C.Mác là một 
nhân vật quá lớn để chúng tôi có thể dành riêng C.Mác cho những 
người cộng sản". Xtê-phan Mắc-ghên, Giáo sư Ðại học Ha-vớt của Mỹ 
viết trong bài báo về C.Mác, đăng trên "Nhật báo phố Uôn", 12-1991: 
"Bằng sự phân tích có tính chất phê phán, C.Mác, một nhà nghiên cứu 
vĩ đại đã góp phần xác định chương trình nghị sự của thời đại. Các Mác 
vẫn đang tác động đến những tư duy hiện đại về lịch sử và kinh tế". 
Mác Gôn-lơ, Tiến sĩ văn học và Thạc sĩ khoa học lịch sử, đảng viên Ðảng 
Xã hội Pháp đã nhấn mạnh: Người ta gặp một nguồn sáng chói lọi và 
ngợp đi trước tầm lớn lao và sự sâu sắc của tư tưởng Mác, trước sự vỗ 
cánh sáng tạo và say mê của một trí tuệ luôn luôn tự do, khiến cho các 
câu chữ của C.Mác được nâng cao bởi một nhịp điệu và một niềm rung 
cảm đặc biệt... Các Mác là người đồng thời không thể thiếu của chúng 
ta. Giắc-cơ Ðê Ri-đa, một triết gia hiện đại ở Phương Tây, có uy tín lớn 
ở Pháp và ở Mỹ, dù không phải là một người Mác-xít nhưng vẫn khẳng 
định sự cần thiết phải trở về với C.Mác. Ông giải thích rõ, không có 
tương lai nếu không có C.Mác, không có các di sản của C.Mác. C.Mác là 
nhà tư tưởng của Thế kỷ 21. Tầm vóc lớn lao của C.Mác và Chủ nghĩa 
Mác là ở sự kết hợp làm một sức mạnh của khoa học, cách mạng và 
nhân văn, nêu lên khát vọng cao cả giải phóng con người và loài người, 
xóa bỏ bóc lột, áp bức, nô dịch để vươn tới tự do và làm chủ. Chủ nghĩa 
xã hội và Chủ nghĩa cộng sản là một học thuyết như thế, nó không chỉ 
giải thích thế giới một cách khoa học mà còn cải tạo thế giới bằng cách 
mạng. 
Cách mạng Tháng Mười đã thấm nhuần sâu sắc những giá trị nhân văn 
đó và Chủ nghĩa xã hội hiện thực trong hơn bảy thập kỷ tồn tại và phát 
triển trước đây cũng như Chủ nghĩa xã hội hiện thực mới, sinh thành 
trong cải cách, đổi mới ngày nay, đã và đang tiếp tục được dẫn dắt bởi 
những giá trị đó. 
Phải chăng đó là phép biện chứng của sự vận động trong lịch sử hiện 
đại. Việc sụp đổ của một mô hình cụ thể của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 
và Ðông Âu không hề minh chứng rằng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa là ảo 
tưởng, là phi thực tế. Trong khi đó, sự khủng hoảng nặng nề, gay gắt 
đang diễn ra hiện nay của thế giới tư bản chủ nghĩa lại làm rõ một quy 
luật khách quan, đó là, sớm muộn, chủ nghĩa tư bản cũng sẽ được thay 
thế bằng một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, ưu việt hơn, nhân đạo 
hơn - đó là Chủ nghĩa xã hội, một Chủ nghĩa xã hội thường xuyên tự đổi 
mới để phát triển và tự hoàn thiện. Chủ nghĩa tư bản dù còn đang có 
nhiều tiềm lực để phát triển, nhưng đó không phải là đích hướng tới 
của nhân loại; tương lai và triển vọng tích cực của lịch sử không thuộc 
về chủ nghĩa tư bản mà thuộc về Chủ nghĩa xã hội. Ta nhớ lại, hơn 160 
năm về trước, trong "Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản", Mác và Ăng-
ghen đã từng nêu một dự báo thiên tài, "thất bại của giai cấp tư sản và 
thắng lợi của giai cấp vô sản đều là một tất yếu lịch sử như nhau". Lịch 
sử đang tiếp tục cuộc hành trình của mình để chứng thực cho dự báo 
thiên tài ấy. 
V.I.Lê-nin, trong quá trình phát triển Chủ nghĩa Mác, đã nêu lên một 
nguyên tắc phương pháp luận quan trọng, "phân tích cụ thể một tình 
hình cụ thể", coi đó là bản chất, linh hồn sống của Chủ nghĩa Mác. Theo 
đó, ông cho rằng, các dân tộc sớm, muộn, trước sau rồi sẽ đi tới Chủ 
nghĩa xã hội, đó là một tất yếu phổ biến, song mỗi dân tộc sẽ đem vào 
thực tiễn xây dựng Chủ nghĩa xã hội của dân tộc mình những đặc điểm, 
sắc thái riêng, độc lập và sáng tạo tìm tòi những con đường và những 
mô hình đi tới Chủ nghĩa xã hội. Tính đa dạng, phong phú của những cái 
đặc thù sẽ làm sâu sắc thêm cái phổ biến. 
Theo Lê-nin, vấn đề là ở chỗ "Chủ nghĩa xã hội không phải là kết quả 
của những sắc lệnh từ trên ban xuống. Tính chất máy móc, hành chính 
và quan liêu không dung hợp được với tinh thần của Chủ nghĩa xã hội; 
Chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần 
chúng nhân dân". 
3- Những biện pháp đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch 
bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Mười và bảo vệ sự nghiệp xây 
dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay 
Công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch có ý nghĩa 
đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ có ý nghĩa làm thất bại âm mưu, ý đồ 
đen tối của các thế lực thù địch mà còn củng cố lòng tin của nhân dân 
trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự lãnh 
đạo của Ðảng, đưa đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Do đó cần phải tập 
trung làm tốt một số biện pháp sau đây: 
- Một là, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, giáo dục và tuyên truyền 
để làm rõ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Ðông Âu và Liên Xô sụp 
đổ không có nghĩa là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội. 
Sự sụp đổ của Liên Xô và Ðông Âu như đã nói, là sự sụp đổ của một mô 
hình chủ nghĩa xã hội trong quá trình đi tới mục tiêu xây dựng xã hội xã 
hội chủ nghĩa. Nó không đồng nghĩa, đồng nhất với sự cáo chung của 
chủ nghĩa xã hội với tư cách là một lý tưởng, mục tiêu, một chế độ xã 
hội kiểu mới thuộc về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà 
loài người đang vươn tới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, 
mỗi nước có một cách lựa chọn mô hình của mình, Liên Xô và Ðông Âu 
chọn mô hình kế hoạch tập trung. Mô hình đó với những điều kiện cụ 
thể - lịch sử nhất định, đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh và thời kỳ đầu 
xây dựng chủ nghĩa xã hội có thể là thích hợp, nhưng sai lầm lớn nhất là 
khi mô hình đó đã trở nên lạc hậu, thậm chí bị biến dạng dẫn tới trì trệ, 
kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển thì những người lãnh đạo Liên 
Xô và Ðông Âu lại không nhận thức được sự lạc hậu và lỗi thời đó, hoặc 
đã nhận thức được nhưng không có biện pháp đột phá để giải quyết 
mâu thuẫn này. Hơn nữa, cải tổ đã mất phương hướng, phạm những 
sai lầm chính trị nghiêm trọng dẫn tới thất bại và đổ vỡ. Sau những diễn 
biến ở Liên Xô dẫn tới đổ vỡ và tan rã hệ thống xã hội chủ nghĩa, các 
nước xã hội chủ nghĩa còn lại và phong trào cộng sản quốc tế ra sức 
khắc phục khủng hoảng, thoái trào để tiếp tục phục hồi và phát triển 
chủ nghĩa xã hội trên một trình độ mới thông qua cải cách, đổi mới để 
phát triển. Trung Quốc, Việt Nam đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - 
Lê-nin phù hợp với thực tiễn của mỗi nước, đã đề ra các biện pháp đột 
phá để giải quyết các vấn đề của đất nước mình trên cơ sở kiên định 
mục tiêu, lý tưởng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành 
tựu to lớn của Trung Quốc, Việt Nam trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; 
sự phục hồi của các Ðảng Cộng sản, đảng cánh tả ở khắp nơi trên thế 
giới; xu hướng cánh tả và hướng theo chủ nghĩa xã hội của nhiều nước 
ở châu Mỹ la-tinh... đã khẳng định sức sống mãnh liệt của Chủ nghĩa 
Mác - Lê-nin, của Cách mạng Tháng Mười và triển vọng tích cực của chủ 
nghĩa xã hội. 
Những xu hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển mạnh trên thế giới 
trong những năm đầu thế kỷ 21 đã minh chứng một nhận định sáng 
suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cách mạng Tháng Mười mở ra con 
đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại 
mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã 
hội trên toàn thế giới". (Hồ Chí Minh, Toàn tập, T12, Nxb Chính trị quốc 
gia, HN, 1996, tr.301). 

File đính kèm:

  • pdfcach_mang_thang_muoi_nga_va_su_nghiep_bao_ve_to_quoc_viet_na.pdf