Câu hỏi ôn tập thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương

Tóm tắt Câu hỏi ôn tập thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương: ... thể cộng hòa: A. Ả rập Xê út B. Cô-oét C. Xê-ri D. Gióc-đa-ni Câu 218. Nhà nước nào sau đây có chính thể cộng hòa: A. Thái Lan B. Brunay C. Campuchia D. Indonesia Câu 219. Nhà nước nào sau đây có chính thể quân chủ hạn chế (quân chủ đại nghị, quân chủ lập hiến): A. Anh quốc B. Nhật Bản C. Nauy...g hình sự C. Ngành luật quốc tế D. Ngành luật dân sự Câu 379. Chế định “Giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt” thuộc ngành luật nào: A. Ngành luật hình sự B. Ngành luật tố tụng hình sự C. Ngành luật tố tụng dân sự D. Ngành luật hôn nhân và gia đình Câu 380. Chế định “Hòa giải” thuộc ... đều sai B. CQNN và người phạm tội có sự bất bình đẳng về địa vị pháp lý C. Tùy từng trường hợp mà các bên có thể bình đẳng hoặc không bình đẳng về địa vị pháp lý Câu 523. Trong một quan hệ hình sự: A. Luôn thể hiện sự bất bình đẳng về địa vị pháp lý D. Cả A, B và C đều sai B. Luôn thể hiện ...

doc168 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
B. Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng 
C. Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng
D. Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Câu 632. Khung hình phạt tương ứng với các mức độ phạm tội: 
A. Tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm 
B. Tội phạm nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm 
C. Tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm 
D. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm 
Câu 633. Khung hình phạt tương ứng với các mức độ phạm tội: 
A. Tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 7 năm 
B. Tội phạm nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 7 năm 
C. Tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 7 năm 
D. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 7 năm 
Câu 634. Khung hình phạt tương ứng với các mức độ phạm tội: 
A. Tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 15 năm 
B. Tội phạm nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 15 năm 
C. Tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 15 năm 
D. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 15 năm 
Câu 635. Khung hình phạt tương ứng với các mức độ phạm tội: 
A. Tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình 
B. Tội phạm nghiêm trọng có khung hình phạt trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình
C. Tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình 
D. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình 
Câu 636. Trong trách nhiệm hình sự, xét về độ tuổi: 
A. Người từ đủ 12 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm 
B. Người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm 
C. Người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm 
D. Người từ đủ 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm 
Câu 637. Trong trách nhiệm hình sự, xét về độ tuổi: 
A. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm 
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
B. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
C. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng D. Cả A, B và C đều sai
Câu 638. Hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi phạm tội: 
A. 12 năm B. 20 năm C. Tù chung thân D. Tử hình 
Câu 639. Hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi phạm tội: 
A. 20 năm B. Tù chung thân C. Tử hình D. Cả A, B và C đều sai
Câu 640. Hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội: 
A. 18 năm B. 20 năm C. Tù chung thân D. Tử hình 
Câu 641. Hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội: 
A. 20 năm B. Tù chung thân C. Tử hình D. Cả A, B và C đều sai
Câu 642. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ:
A. Có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử 
B. Có thai hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử 
C. Có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử 
D. Có thai hoặc đang nuôi con dưới 48 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử 
Câu 643. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ: 
A. Có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
B. Có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi 
C. Có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi 
D. Có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 48 tháng tuổi 
Câu 644. Căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, án treo có thể được áp dụng đối với người phạm tội bị xử phạt tù:
A. Không quá 1 năm B. Không quá 2 năm C. Không quá 3 năm D. Không quá 4 năm 
Câu 645. Khẳng định nào sau đây là đúng: 
A. Trách nhiệm hình sự là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất, bởi phương tiện để thực hiện trách nhiệm hình sự là hình phạt.
B. Trách nhiệm hành chính là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.
C. Trách nhiệm dân sự là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.
D. Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.
Câu 646. Khẳng định nào sau đây là đúng: 
A. Chỉ có tòa án mới có quyền áp dụng hình phạt đối với người phạm tội 
B. Ngoài tòa án thì Chính phủ cũng có quyền áp dụng hình phạt đối với người phạm tội 
C. Ngoài tòa án, Chính phủ thì viện kiểm sát cũng có quyền áp dụng hình phạt đối với người phạm tội 
D. Ngoài tòa án, Chính phủ, viện kiểm sát thì Quốc hội cũng có quyền áp dụng hình phạt đối với người phạm tội 
Câu 647. Quá trình tố tụng hình sự có thể được chia thành:
A. 4 giai đoạn B. 5 giai đoạn C. 6 giai đoạn D. 7 giai đoạn 
Câu 648. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật tố tụng hình sự:
A. Những QHXH phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự giữa các chủ thể của QHPL tố tụng hình sự.
B. Những QHXH phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự giữa các chủ thể của QHPL tố tụng hình sự. C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 649. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật tố tụng hình sự:
A. Phương pháp quyền uy và phối hợp, chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để điều chỉnh các QHPL tố tụng hình sự.
B. Phương pháp bình đẳng thỏa thuận giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để điều chỉnh các QHPL tố tụng hình sự C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 650. Nguồn của ngành luật tố tụng hình sự:
A. Bộ luật tố tụng hình sự là nguồn duy nhất của ngành luật tố tụng hình sự 
B. Ngoài Bộ luật tố tụng hình sự thì các đạo luật khác cũng là nguồn của ngành luật tố tụng hình sự 
C. Ngoài Bộ luật tố tụng hình sự và các đạo luật thì các văn bản dưới luật cũng là nguồn của ngành luật tố tụng hình sự D. Cả A, B và C đều sai
Câu 651. Chủ thể của ngành luật tố tụng hình sự:
A. Cơ quan tiến hành tố tụng B. Người tiến hành tố tụng
C. Người tham gia tố tụng D. Cả A, B và C đều đúng 
Câu 652. Nguyên tắc của ngành luật tố tụng hình sự: 
A. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền xâm phạm thân thể của công dân 
C. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền xâm phạm thân thể của công dân trong những trường hợp được pháp luật cho phép D. Cả A, B và C đều sai 
Câu 653. Nguyên tắc của ngành luật tố tụng hình sự: 
A. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
B. Cơ quan tiến hành tố tụng không có nghĩa vụ phải bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. 
C. Cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong một số trường hợp được pháp luật quy định. D. Cả A, B và C đều sai
Câu 654. Nguyên tắc của ngành luật tố tụng hình sự: 
A. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
B. Cơ quan tiến hành tố tụng không có nghĩa vụ phải bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
C. Cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự chỉ trong một số trường hợp được pháp luật quy định. D. Cả A, B và C đều sai
Câu 655. Nguyên tắc của ngành luật tố tụng hình sự: 
A. Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra. D. Cả A, B và C đều sai
B. Các cơ quan tiến hành tố không có nghĩa vụ phải bồi thường cho người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra.
C. Các cơ quan tiến hành tố có nghĩa vụ phải bồi thường cho người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra chỉ trong một số trường hợp do pháp luật quy định. 
Câu 656. Nguyên tắc của ngành luật tố tụng hình sự: 
A. Tòa án xét xử tập thể, có Hội thẩm tham gia 
B. Tòa án không phải xét xử tập thể và không cần có sự tham gia của Hội thẩm
C. Tòa án chỉ xét xử tập thể và có sự tham gia của Hội thẩm trong một số trường hợp được pháp luật quy định. D. Cả A, B và C đều sai 
Câu 657. Các cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự: 
A. Cơ quan điều tra B. Viện kiểm sát C. Tòa án D. Cả A, B và C đều đúng 
Câu 658. Người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự: 
A. Thư ký phiên tòa là người tiến hành tố tụng 
B. Thư ký phiên tòa không phải là người tiến hành tố tụng 
C. Thư ký phiên tòa có thể là người tiến hành tố tụng, có thể không phải là người tiến hành tố tụng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật D. Cả A, B và C đều sai
Câu 659. Người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự: 
A. Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng 
B. Hội thẩm nhân dân không phải là người tiến hành tố tụng 
C. Hội thẩm nhân dân có thể là người tiến hành tố tụng, có thể không phải là người tiến hành tố tụng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật D. Cả A, B và C đều sai 
Câu 660. Bị can: 
A. Bị can là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đã có quyết định tạm giữ nhưng chưa bị khởi tố với tư cách bị can.
B. Bị can là người đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm và đã có quyết định của người có thẩm quyền khởi tố với tư cách bị can
C. Bị can là người đã có quyết định đưa ra xét xử tại tòa án D. Cả A, B và C đều đúng 
Câu 661. Bị cáo:
A. Bị cáo là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đã có quyết định tạm giữ nhưng chưa bị khởi tố với tư cách bị can.
B. Bị cáo là người đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm và đã có quyết định của người có thẩm quyền khởi tố với tư cách bị can
C. Bị cáo là người đã có quyết định đưa ra xét xử tại tòa án D. Cả A , B và C đều đúng 
Câu 662. Khi tham gia tố tụng, bị can, bị cáo có quyền:
A. Được biết khởi tố về tội gì
B. Nhận bản quyết định khởi tố và được giải thích các quyền và nghĩa vụ
C. Nhận bản sao quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn D. Cả A, B và C đều đúng 
Câu 663. Khi tham gia tố tụng, bị can, bị cáo có quyền:
A. Đưa ra các chứng cứ và yêu cầu
B. Khiếu nại các quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát
C. Xin thay đổi người tiến hành tố tụng D. Cả A, B và C đều đúng 
Câu 664. Khi tham gia tố tụng, bị can, bị cáo có quyền:
A. Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa B. Nhận bản kết luận điều tra, cáo trạng
C. Được thông báo về nội dung quyết định giám định D. Cả A, B và C đều đúng 
Câu 665. Khi tham gia tố tụng, bị can, bị cáo có quyền:
A. Nhận quyết định đưa ra xét xử chậm nhất là mười ngày trước khi xét xử
B. Tham gia phiên tòa
C. Nói lời sau cùng tại phiên tòa và kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của tòa án
D. Cả A, B và C đều đúng 
Câu 666. Khi tham gia tố tụng, bị can, bị cáo có nghĩa vụ:
A. Phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng
B. Không sử dụng các biện pháp bào chữa trái pháp luật; Tuân thủ kỷ luật tại phiên tòa
C. Chấp hành các biện pháp ngăn chặn mà cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng
D. Cả A, B và C đều đúng 
Câu 667. Người bị tạm giữ:
A. Là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đã có quyết định tạm giữ nhưng chưa bị khởi tố với tư cách bị can.
B. Là người đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm và đã có quyết định của người có thẩm quyền khởi tố với tư cách bị can
C. Là người đã có quyết định đưa ra xét xử tại tòa án D. Cả A, B và C đều đúng 
Câu 668. Khẳng định nào sau đây là đúng: 
A. Tất cả các vụ án hình sự đều phải trải qua hai phiên tòa là sơ thẩm và phúc thẩm
B. Tất cả các vụ án hình sự chỉ phải trải qua phiên tòa sơ thẩm
C. Vụ án hình sự có thể chỉ trải qua phiên tòa sơ thẩm, tùy từng trường hợp mà phải trải qua phiên tòa phúc thẩm D. Cả A, B và C đều sai 
Câu 669. Khẳng định nào sau đây là đúng: 
A. Tất cả các vụ án hình sự đều phải trải qua thủ tục giám đốc thẩm D. Cả A, B và C đều sai 
B. Tất cả các vụ án hình sự không phải trải qua thủ tục giám đốc thẩm
C. Tất cả các vụ án hình sự có thể phải trải qua thủ tục giám đốc thẩm hoặc có thể không phải trải qua thủ tục giám đốc thẩm tùy theo từng trường hợp do pháp luật quy định
Câu 670. Khẳng định nào sau đây là đúng: 
A. Tất cả các vụ án hình sự đều phải trải qua thủ tục tái thẩm D. Cả A, B và C đều sai
B. Tất cả các vụ án hình sự không phải trải qua thủ tục tái thẩm
C. Tất cả các vụ án hình sự có thể phải trải qua thủ tục tái thẩm hoặc có thể không phải trải qua thủ tục tái thẩm tùy theo từng trường hợp do pháp luật quy định
Câu 671. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thuộc về: 
A. Tòa án nhân dân huyện, tòa án quân sự khu vực đối với những vụ án mà Bộ luật hình sự quy định từ 7 năm tù trở xuống trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền của tòa án cấp trên.
B. Tòa án nhân dân huyện, tòa án quân sự khu vực đối với những vụ án mà Bộ luật hình sự quy định từ 15 năm tù trở xuống trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền của tòa án cấp trên.
C. Tòa án nhân dân huyện, tòa án quân sự khu vực đối với những vụ án mà Bộ luật hình sự quy định từ 20 năm tù trở xuống trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền của tòa án cấp trên.
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 672. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thuộc về:
A. Tòa án nhân dân cấp huyện B. Tòa án nhân dân cấp tỉnh
C. Tòa án nhân dân tối cao D. Cả B và C đều đúng 
Câu 673. Quyền kháng cáo yêu cầu xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thuộc về:
A. Bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
B. Người làm chứng; Người phiên dịch; Người giám định
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 674. Quyền kháng cáo yêu cầu xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thuộc về:
A. Bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
B. Người làm chứng; C. Người phiên dịch; Người giám định D. Cả A, B và C đều đúng 
Câu 675. Thời hạn kháng cáo yêu cầu xét xử phúc thẩm vụ án hình sự:
A. 15 ngày kể từ ngày tuyên án B. 20 ngày kể từ ngày tuyên án
C. 30 ngày kể từ ngày tuyên án D. 45 ngày kể từ ngày tuyên án 
Câu 676. Quyền kháng nghị yêu cầu xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thuộc về: 
A. Viện kiểm sát cùng cấp với tòa sơ thẩm B. Viện kiểm sát cấp trên
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 677. Thời hạn kháng nghị yêu cầu xét xử phúc thẩm vụ án hình sự:
A. Của viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của viện kiểm sát cấp trên là 30 ngày kể từ ngày tuyên án.
B. Của viện kiểm sát cùng cấp là 30 ngày, của viện kiểm sát cấp trên là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
C. Của viện kiểm sát cùng cấp là 45 ngày, của viện kiểm sát cấp trên là 60 ngày kể từ ngày tuyên án.
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 678. Thẩm quyền của tòa án phúc thẩm: 
A. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm; Sửa bản án, quyết định sơ thẩm
B. Hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại; Hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 679. Trên một tờ báo có đưa tin: “Sáng ngày 20 tháng 6 năm 2008, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo về việc ban hành  công bố các luật đã được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII. 
A. Lệnh B. Quyết định C. Luật D. Nghị quyết 
Câu 680. Trên một tờ báo có đưa tin: “Sáng ngày 20 tháng 6 năm 2008, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo về việc ban hành  công bố các luật đã được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII. 
A. Lệnh B. Quyết định C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 681. Trên một tờ báo có đưa tin: “Sáng ngày 20 tháng 6 năm 2008, Chủ tịch nước CHXHCN Việt 
Nam đã tổ chức cuộc họp báo về việc ban hành  công bố các luật đã được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII. 
A. Nghị quyết B. Quyết định C. Luật D. Cả A, B và C đều sai 
Câu 682. Trên một tờ báo có đưa tin: “Sáng ngày 25 tháng 8 năm 2007, Chủ tịch nước CHXHCN Việt 
Nam đã tổ chức cuộc họp báo về việc ban hành  công bố việc đặc xá cho phạm nhân đợt hai năm 2007. 
A. Lệnh B. Chỉ thị C. Quyết định D. Nghị quyết 
Câu 683. Trên một tờ báo có đưa tin: “Sáng ngày 25 tháng 8 năm 2007, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo về việc ban hành  công bố việc đặc xá cho phạm nhân đợt hai năm 2007. 
A. Lệnh B. Chỉ thị C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 684. Trên một tờ báo có đưa tin: “Sáng ngày 25 tháng 8 năm 2007, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo về việc ban hành  công bố việc . cho phạm nhân đợt hai năm 2007. 
A. Lệnh . đại xá B. Chỉ thị..........đặc xá 
C. Quyết địnhđặc xá D. Quyết định....đại xá 
Câu 685. Trên một tờ báo có đưa tin: “Sáng ngày 25 tháng 8 năm 2007, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo về việc ban hành  công bố việc .. cho phạm nhân đợt hai năm 2007. 
A. Lệnh.đặc xá B. Quyết định . đại xá 
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 686. Việc khách hàng khiếu nại ngân hàng thương mại là thuộc loại khiếu nại: 
A. Dân sự B. Hành chính C. Lao động D. Cả A, B và C đều đúng 
Câu 687. Việc khách hàng là cá nhân (vay tiền ngân hàng với mục đích sinh hoạt, tiêu dùng) khởi kiện ngân hàng thương mại lên tòa án. Đây là vụ án.
A. Dân sự B. Kinh tế C. Hành chính D. Lao động 
Câu 688. Việc khách hàng là cá nhân có đăng ký kinh doanh (vay tiền ngân hàng với mục đích kinh doanh) khởi kiện ngân hàng thương mại lên tòa án. Đây là vụ án.
A. Dân sự B. Kinh tế C. Hành chính D. Lao động 
Câu 689. Việc khách hàng là doanh nghiệp (vay tiền ngân hàng với mục đích kinh doanh) khởi kiện ngân hàng thương mại lên tòa án. Đây là vụ án.
A. Dân sự B. Kinh tế C. Hành chính D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 690. Ngày 23/02/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành  02/2008/.-TTg về tăng cường công tác phòng chống bão lũ năm 2008.
A. Quyết định  QĐ B. Chỉ thị  CT 
C. Thông tư .. TT D. Nghị quyết .. NQ 
Câu 691. Hành vi vi phạm pháp luật: 
A. Không bao giờ vi phạm đạo đức B. Có thể bao gồm cả vi phạm đạo đức 
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 692. Hành vi vi phạm đạo đức: 
A. Không bao giờ vi phạm pháp luật B. Có thể bao gồm cả vi phạm pháp luật 
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 693. Hành vi vi phạm tôn giáo: 
A. Không bao giờ vi phạm pháp luật B. Có thể bao gồm cả vi phạm pháp luật 
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 694. Hành vi vi phạm pháp luật: 
A. Không bao giờ vi phạm tôn giáo B. Có thể bao gồm cả vi phạm tôn giáo 
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 695. Hành vi vi phạm tập quán: 
A. Không bao giờ vi phạm pháp luật B. Có thể bao gồm cả vi phạm pháp luật 
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 695. Các vụ án hình sự: 
A. Không bao giờ liên quan đến phần dân sự B. Đa số liên quan đến phần dân sự 
C. Đều liên quan đến phần dân sự D. Cả A, B và C đều sai 
Câu 696. Hành vi vi phạm pháp luật : 
A. Không bao giờ vi phạm tập quán B. Có thể bao gồm cả vi phạm tập quán 
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 697. Hành vi vi phạm pháp luật: 
A. Không bao giờ vi phạm quy tắc của các tổ chức xã hội C. Cả A và B đều đúng 
B. Có thể bao gồm cả vi phạm quy tắc của các tổ chức xã hội D. Cả A và B đều sai 
Câu 698. Hành vi vi phạm quy tắc của các tổ chức xã hội: 
A. Không bao giờ vi phạm pháp luật B. Có thể bao gồm cả vi phạm pháp luật 
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 699. Người lập di chúc chưa chết thì có thể hủy bỏ di chúc do mình lập ra hay không, nếu nó đã được trao cho người thừa kế: 
A. Có thể hủy bỏ C. Có thể hủy bỏ nếu những người thừa kế thỏa thuận được với nhau 
B. Không thể hủy bỏ D. Có thể hủy bỏ nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
Câu 700. Các vụ án hình sự: 
A. Không bao giờ liên quan đến phần dân sự B. Có thể liên quan đến phần dân sự 
C. Đều liên quan đến phần dân sự D. Cả A, B và C đều sai 

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_thi_trac_nghiem_mon_phap_luat_dai_cuong.doc