Chẩn đoán XQ di căn đến xương và phân biệt một U xương lành tính với U xương ác tính

Tóm tắt Chẩn đoán XQ di căn đến xương và phân biệt một U xương lành tính với U xương ác tính: ...ơng: nham nhở, hình hoa xúp lơ xùi vào phần mềm. -Thể màng xương: +sớm: có những đường gợn trong vỏ xương, bong màng xương. + Tiến triển: Vỏ xương bị phá hủy theo chiều sâu và rộng, màng xương phản ứng tạo ra những gai nhọn tua tủa, thẳng góc với thân xương => hình cỏ cháy. b.Sarcome khô...6. Sarcome xơ:  Tuổi: mọi lứa tuổi.  Vị trí: ở gần khớp gối.  XQuang: hình tiêu xương giới hạn không rõ. 7.U nguyên sống: (chordome) -Thể ở cao: vùng sọ, có các dấu hiệu U hố sau, U vòm. -Thể ở thấp: vùng xương cùng – cụt, là hình ảnh U tiêu xương, đôi khi có lấm tấm vôi hóa và có thể...ó hình ảnh viêm màng xương. -Thường đơn độc, có thể ở xương sọ, thành các xoang mặt và chi 3. U tạo cốt bào lành tính: -U hiếm gặp 90% gặp ở lứa tuổi 20 – 30, tuy nhiên có thể gặp ở 3 – 72 tuổi. -Nam/nữ = 2/1. vị trí thường gặp ở xương dài và cột sống (60 – 70 %) -Lâm sàng khác hẳn Osteoi...

pdf36 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chẩn đoán XQ di căn đến xương và phân biệt một U xương lành tính với U xương ác tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chẩn đoán XQ di căn đến xương
và phân biệt một U xương lành
tính với U xương ác tính
 Học viên: Vũ Quốc Hùng
 Lớp: CKI chẩn đoán hình ảnh K 13
I. Ung thư xương thứ phát
 Tất cả các loại ung thư đều có thể di căn vào 
xương nhưng các ung thư sau hay di căn vào 
xương và được xếp theo thứ tự hay gặp giảm 
dần: Tiền liệt tuyến, vú, Ung thư phế quản, tử
cung, trực tràng, đại tràng Sigma, thận, tuyến 
giáp, thực quản, nốt ruồi.
 Trẻ em thường do: Ung thư nguyên bào thần 
kinh, Ung thư xương nguyên phát và Sarcom 
Eving
Vị trí thường gặp
 Cột sống thắt lưng, xương chậu, xương sườn, 
xương ức, sọ.
 Phần gần các xương dài
Dấu hiệu lâm sàng gợi ý
 -Đau xương cường độ tăng dần, nhịp độ tăng 
dần không chịu nổi.
 -đau các rễ thần kinh hoặc hội chứng ép tủy (khi 
có di căn cột sống)
 -gãy xương cột sống hiếm gặp hơn. 
Dấu hiệu XQuang
 Thường chậm nhiều tuần hay hàng tháng so với 
lâm sàng.
 Hình di căn xương là hình đặc xương, tiêu 
xương hay hỗn hợp
a. Thể tiêu xương
 Hình hốc khuyết xương thường có giới hạn không rõ, tròn 
hay bầu dục, kích thước một đến vài Cm không có hiện tượng 
mất chất vôi quanh hình khuyết xương, ít khi chỉ có một tổn 
thương, đôi khi có rất nhiều hình hốc rất nhỏ làm cho xương 
như bị mọt. Hình thái này thường thấy trên xương dài và nếu 
khư trú ở thân xương thì rất đáng nghi ngờ.
 Xóa một đoạn xương: như cuống sống (đốt sống chột), ngành 
ngồi háng, mái che lỗ xương cùng
 Gãy bệnh lý: của một xương dài, một đốt sống làm xẹp thân 
đốt, khe khớp vẫn bình thường, trong khi các đốt khác vẫn 
bình thường. 
b. Thể tạo xương
 Hầu hết trong các ung thư tiền liệt tuyến tuy nhiên 
không phải là duy nhất, tổn thương hay khư trú ở
khung chậu và đốt sống.
 Tổn thương là những hình đám mờ gianh giới không 
rõ, khi tổn thương bé và nhiều làm xương có hình thái 
như bông.
 Đôi khi có hình đốt sống đậm đặc (đốt sống ngà), tuy 
nhiên không phải đều có nghĩa là di căn ung thư vì có 
thể gặp trong bệnh Paget, bệnh hodgkin, lao đốt sống 
đã khỏi, chấn thương đốt sống thời kỳ lui bệnh hay 
không có nguyên nhân rõ.
 Các ung thư có di căn thể tạo xương: tiền liệt tuyến, 
vú, ống tiêu hóa, bàng quang, sarcom máu .
c. Thể hỗn hợp
 Phối hợp cả tiêu xương và đặc xương, hình thái 
này không phải là hiếm
II. Chẩn doán phân biệt U xương 
lành tính và U xương ác tính
Chẩn đoán Xqmột số U xương ác 
tính
I. Ung thư xương nguyên phát
 1. Sarcome xương (ostesosarcome): hay gặp xếp thứ 2 
sau Kaller gồm có Sarcome cốt hóa và Sarcome không 
cốt hóa
 Tuổi thường gặp ở người trẻ
 Giới nam >nữ.
 Vị trí: hành xương dài (80%)
 Có 2 thể: cốt hóa và không cốt hóa 
a.Sarcome cốt hóa:
-thể đặc xương:
+Tổn thương mờ đậm, đôi khi rải rác vài vết sáng.
+Bờ viền không rõ nét.
+Tiến triển nhanh, làm thân xương phình to, mất cấu trúc 
+Vỏ xương: nham nhở, hình hoa xúp lơ xùi vào phần mềm.
-Thể màng xương: 
+sớm: có những đường gợn trong vỏ xương, bong màng xương.
+ Tiến triển: Vỏ xương bị phá hủy theo chiều sâu và rộng, màng 
xương phản ứng tạo ra những gai nhọn tua tủa, thẳng góc với thân 
xương => hình cỏ cháy.
b.Sarcome không cốt hóa (Sarcome tiêu hủy)
- Tiêu hủy xương: nhưng khuyết tròn, bầu dục ở vùng đầu 
xương, lan nhanh sang xương xốp và phần mềm.
- Đầu xương trống rỗng, dễ gãy.
- Vỏ xương bị phá hủy, hình ảnh cựa gà, cỏ cháy.
2. Sarcome sụn 
(chondrosarcome)
 Tuổi: Thường gặp ở những người lớn tuổi.
 Giới: nữ >nam.
 Vijtris: xương dài, khung chậu.
 Nguyên phát hoaecj thứ phát do thoái hóa sụn hoặc u 
sụn.
 Tiến triển chậm.
 XQ:
 Vùng không cản quang dạng tiêu xương, vôi hóa dạng 
lấm tấm.
 Ranh giới không rõ, xâm lấn xung quanh (bậc cao).
3. Sarcome Ewing (ung thư liên võng nội mạc tủy)
• Xquang giai đoạn sớm:
• Những vệt sáng từ ống tủy đi ra.
• Lan cả ra thân xương và tổ chức đặc của xương.
Xquang giai đoạn tiến triển:
-Xương mất vôi nhiều.
-Đường viền của xương mờ, ống tủy rộng.
-Gãy xương bệnh lý.
-Đôi khi có phản ứng màng xương bồi đắp song 
song trục xương, tạo cấu trúc vỏ xương như hình vỏ
hành.
4. Đa U tủy xương kahler
 Xquang: khuyết xương dạng đột xương là dấu hiệu 
gợi ý nhất.
 Khuyết xương hình tròn hoặc bầu dục.
 Đường kính vài mm đến vài cm.
 Ranh giới rõ đậm độ đều, không có phản ứng màng xương 
xung quanh.
 Vỏ xương mỏng từ trong ra ngoài.
 Xương mất chất vôi lan tỏa, các khuyết xương rất nhỏ nằm 
kề nhau tạo nên hình loãng xương không đặc hiệu.
 Có thể có mất đoạn xương hoặc gãy xương bệnh lý, xẹp 
đốt sống.
5. Sarcome tế bào lưới của xương (Reticulosarcome)
 Tuổi: thường gặp ở người trẻ tuổi.
 Vị trí: xương dài. 
*Xquang: 
-những vùng tiêu xương không rõ gianh giới.
-Khó phân biệt với Sarcome Ewing trên XQ.
6. Sarcome xơ:
 Tuổi: mọi lứa tuổi.
 Vị trí: ở gần khớp gối.
 XQuang: hình tiêu xương giới hạn không rõ.
7.U nguyên sống: (chordome)
-Thể ở cao: vùng sọ, có các dấu hiệu U hố sau, 
U vòm.
-Thể ở thấp: vùng xương cùng – cụt, là hình 
ảnh U tiêu xương, đôi khi có lấm tấm vôi hóa và 
có thể phát triển rất to.
II. Ung thư xương thứ phát:
 Tất cả các ung thư đều có thể di căn vào xương.
 Thường gặp là: tiền liệt tuyến, vú, phế quản, tử cung, 
trực tràng, đại tràng Sigma, dạ dầy, thận, giáp trạng, 
nốt ruồi.
 ở trẻ em: thường do ung thư nguyên bào thần khinh.
 Vị trí thường gặp:
 Cột sống thắt lưng, xương chậu, xương sườn, xương ức, 
xương sọ.
 Phần gần các xương dài.
Xquang: thường chậm nhiều tuần, nhiều tháng 
so với lâm sàng
1.Thể đặc xương:
 Hầu hết từ ung thư tiền liệt tuyến.
 Nhiều đám mờ nhỏ bờ không rõ.
 Khi tổn thương nhỏ và nhiều thì xương có hình 
ảnh như bông.
 Khi tổn thương lớn thì có hình ảnh đốt sống 
ngà.
 Cần phân biệt với bệnh Parget, Hodgkin, lao đốt 
sống đã khỏi
2.Thể tiêu xương:
-Hình hốc khuyết xương: có giới hạnh không rõ, 
hình tròn hoặc bầu dục, kích thước một vài Cm.
-Mất vôi quanh ổ khuyết xương: Thường nhiều 
tổn thương làm cho xương như bị mọt khoét.
Hình xóa một đoạn xương: Như cuống sống 
ngành ngồi háng, mái che lỗ xương cùng.
-Gãy xương bệnh lý: xẹp đốt sống trong khi khe 
khớp bình thường.
3.Thể hỗn hợp:
-có cả hình ảnh tiêu xương và đặc xương
Chẩn đoán hình ảnh U xương lành 
tínhI.U tổ chức tạo xương:
1. U xương dạng xương (Osteoid osteoma):
 Hình khuyết xương nhỏ (1 -2 cm), hình tròn hoặc bầu dục.
 Phản ứng tạo xương rất mạnh xung quanh hình khuyết 
xương.
 Thường ở đầu trên xương chày hay xương đùi (50%), xương 
cánh tay,cung sau đốt sống.
2. U xương lành tính:
-Hình mờ đậm đồng đều, thấy rõ thớ xương.
-Hình tròn hoặc bầu dục.
-Bờ viền liên tục, rõ dệt.
-Không bao giờ có hình ảnh viêm màng xương.
-Thường đơn độc, có thể ở xương sọ, thành các 
xoang mặt và chi
3. U tạo cốt bào lành tính:
-U hiếm gặp 90% gặp ở lứa tuổi 20 – 30, tuy 
nhiên có thể gặp ở 3 – 72 tuổi.
-Nam/nữ = 2/1.
vị trí thường gặp ở xương dài và cột sống (60 –
70 %)
-Lâm sàng khác hẳn Osteoid osteoma: đau không 
rõ ràng, ít đau.
-Hình ảnh là khối tiêu xương, bao quanh bởi viền 
xơ, có phản ứng đặc xương xung quanh nhưng không 
mạnh. Có thể phát triển mở rông ra ngoài (Thổi vỏ)
U xương U nguyên bào xương
II. U tổ chức tạo sụn:
1. U sụn (chondroma):
 Là những vùng sáng không cản quang, hình 
tròn hoặc bầu dục.
 Có thể có những lấm tấm nhỏ do vôi hóa bên 
trong.
 Bờ viền rõ net, liên tục, mỏng.
 Trong lòng có thể có vách như kén xương.
2. U xương sụn (osteochndroma):
 XQ: -Hình mọc thêm xương cấu trúc vừa đặc 
vừa rỗng nhưng ranh giới luôn rõ ràng.
3. U nguyên bào sụn lành tính
(chondroblastoma):
-Hiếm gặp nam nhiền hơn nữ, tuổi 
trung bình 17 tuổi (có thể gặp từ 10-60 tuổi).
-Thường ở đầu các xương dài, có thể
gặp ở xương gót, xương bả vai. 
-Tổn thương khuyết xương có ranh giới 
rõ, bờ đều hoặc không, lấm chấm vôi hóa. 
Khoảng 50% trường hợp có phản ứng màng 
xương.
III. U tổ chức liên kết:
1. XQ U xơ không tạo xương (non-ossifying fibroma)
 Vùng không cản quang ở hành xương, gần bờ xương.
 Hình bầu dục, trục lớn thẳng đứng, bờ viền rõ nét, có 
vách.
2. U tế bào khổng lồ (giant cell tumor):
 Hình nang lớ có nhiều vách ngăn (bọt xà phòng).
 Bờ viền liên tục, đều và rõ nét.
 Đầu xương bị tổn thương phồng to ra, vỏ xương 
mỏng.
 Không bao giờ có phản ứng màng xương.
 Khi ác tính hóa thì vỏ xương bị phá hủy, u ăn sang 
phần mềm và có thể lan tỏa sang các vùng lân cận.
3. U xơ hỗn hợp (chondromyxoid fibroma).
-Vùng không cản quang, hình bầu dục, có 
trục lớn thẳng đứng.
-Kích thước có thể tới 7-8 cm, bờ U đều nhẵn, 
liên tục.
4. U máu xương - u phình mạch:
-Thường phát hiện tình cờ, đôi khi phát hiện 
do gây đau.
-Xuất hiện chủ yếu ở cột sống và vòm sọ.
-Đốt sống có hình nhiều vạch dọc và hơi to 
hơn bình thường.
-Khi ở vòm sọ thì có hình mạng lưới nhỏ.
IV. Nang xương:
1. Nang đơn thuần (Simple bone cyst):
 Vùng sáng đều, hình tròn và bầu dục.
 Bờ viền liên tục, mỏng, rõ nét, đều.
 Cực phía hành xương đậm hơn tạo lên hình ảnhđáy vỏ trứng.
 Xương có thể bị rạn nứt hoặc gãy do U lớn (bằng quả trứng gà) nhưng 
không có phản ứng màng xương, không lan vào sụn khớp.
2. Nang xương ký sinh trùng:
 Thường do sán Taenia eschincoque.
 Hình XQ giống nang đơn độc nhưng gặp ở nhiều nơi trên cơ thể.
 Trong một U nang có thể có nhiều hang hốc.
3. Nang răng:
 Nang thường khư trú ở chân răng hoặc xung quanh chân răng do u men 
răng
 Hình u nang rất lớn ở xương hàm dưới, ngang vị trí răng khôn.
 Khi vỏ xương bị vỡ thì dẽ bị nhầm với u ác tính.

File đính kèm:

  • pdfchan_doan_xq_di_can_den_xuong_va_phan_biet_mot_u_xuong_lanh.pdf