Chế biến các phụ phẩm giết mổ - Vũ Chí Cương
Tóm tắt Chế biến các phụ phẩm giết mổ - Vũ Chí Cương: ...lớn gia súc cần tiêu hủy (Gerba, 2002). Vì thế, tiêu hủy xác động vật chết bằng cách chôn lấp đã bị cấm tại California và có thể ở các Tiểu bang khác. Làm phân vi sinh Làm phân vi sinh phụ thuộc vào quá trình lên men vi sinh vật có kiểm soát để phân hủy xác chết và phụ phẩm động vật. Hơn nữa.... 147 Bột xương xử lí nhiệt bằng hơi nước (bột xương hấp) - một nguồn khoáng chất cho lợn Bột xương xử lí nhiệt bằng hơi nước là một trong số các nguồn bổ sung khoáng chất được dùng để cung cấp canxi và phốt pho trong ngành công nghiệp sản xuất thức ăn. Sản phẩm này được làm từ xương hấp t...ầu về chăn nuôi gia súc và chế biến thịt như Achentina, Australia, Brazil, Uruguay và New Zealand, với khoảng 10 triệu tấn/năm. Giá trị sản phẩm bán ra của ngành chế biến phụ phẩm giết mổ trên toàn thế giới ước tính dao động từ 6-8 tỷ đô la mỗi năm. Ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ ...
hỉ các gia súc nhiễm bệnh mà còn cả quá trình tiêu hủy các phụ phẩm của gia súc đã được giết mổ. Việc đưa vào áp dụng các mức độ truy nguyên nguồn gốc chưa có tiền lệ đối với gia súc và gia cầm đã giúp tấn công các căn bệnh này hiệu quả hơn, thông qua toàn bộ chuỗi động vật từ lúc còn nguyên con cho tới khi loại thải. Khả năng truy nguyên nguồn gốc đã trở thành một trong những nhân tố then chốt trong cuộc chiến toàn cầu để đảm bảo an toàn sinh học. Việc loại thải theo cách chôn lấp hoặc chất đống tại các bãi rác làm cho phương pháp bảo vệ xã hội này trở nên bất khả thi và không thể chấp nhận được. Kiểm soát các mầm bệnh Các xác chết và phụ phẩm động vật không qua chế biến thường chứa với số lượng lớn các vi sinh vật bao gồm cả vi khuẩn và virus gây bệnh. Nếu không được chế biến một cách thích hợp và đúng lúc thì các nguyên liệu này sẽ tạo ra một môi trường hoàn hảo cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển và tiềm ẩn mối đe dọa gây ảnh hưởng tới sức khỏe động vật, sức khỏe con người và môi trường. Nếu được phép tập trung và phân hủy mà không có sự kiềm chế thì những mô này sẽ trở thành một mối hiểm họa sinh học đáng kể, thúc đẩy bệnh phát triển, hấp dẫn và chứa chấp các loài gặm nhấm, côn trùng, thú (chim) ăn xác thối và các vector truyền bệnh khác, và thu hút các động vật ăn mồi vào các khu vực đông dân cư. Gia súc và gia cầm thường bị nhiễm các mầm bệnh mặc dù những mầm bệnh này có thể không tạo ra những dấu hiệu bệnh rõ ràng trên cơ thể chúng. Rất nhiều mầm bệnh ở đại gia súc có thể truyền sang người (Enriquez và cộng sự., 2001). Những mầm bệnh này bao gồm E. coli dòng 0157:H7, các chủng Salmonella, Campylobacter jejuni, Yersina enterocolitica, Clostridium perfringens, Cryptosporidium parvum và Giardia. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy các mầm bệnh tồn tại trên động vật. Ví dụ, các nghiên cứu gần đây ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng 23% trong tổng số bò được kiểm tra có thải E.coli 0157:H7 (Smith và cộng sự., 2001); 55% bò sữa thải ra các chủng Salmonella (Troutt và cộng sự., 2001); tỷ lệ mắc Salmonella ở gia cầm có thể cao tới mức 100% trong một số đàn (Council of Agricultural Science and Technology, 1994); Salmonella có mặt ở 46% tổng số lợn được đưa vào lò mổ (Swanenburg và cộng sự., 2001); từ 2,5% đến 49% mẫu thịt lợn được kiểm tra có chứa Yersina enterocolitia (Council of Agricultural Science and Technology, 1994) và 39% bê và 22% bò trưởng thành ở các trang trại chăn nuôi bò sữa bị nhiễm Cryptosporidium parvum (Huetink, 2001). Virus viêm gan E (loại virus gây bệnh gan đe dọa nghiêm trọng tính mạng của người (tới 30% phụ nữ mang thai nhiễm bệnh bị chết)) là loại virus đặc hữu ở lợn (Yoo và cộng sự., 2001; Meng và cộng sự., 2002; Haas và cộng sự., 1996). Cũng đã có các bằng chứng cho thấy ở Hoa Kỳ những người thường xuyên tiếp xúc với lợn và các bác sỹ thú y là những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn (Meng và cộng sự., 2002). Rõ ràng là một số lượng đáng kể các nguyên liệu động vật sau khi giết mổ có chứa các mầm bệnh có thể lây sang người. Người ta ước tính rằng có tới hơn một nửa số động vật có chứa một hoặc nhiều tác nhân gây bệnh cho người và do đó các hoạt động chế biến nội tạng và phụ phẩm bỏ đi của gia súc gia cầm là cần thiết. Nguy cơ rủi ro từ mầm bệnh 274 Gerba (2002) đã tuyên bố rằng nếu ước tính có phần bảo thủ là chỉ 10% động vật bị nhiễm một mầm bệnh có thể gây bệnh cho người thì số lượng này cũng có thể tương đương với hơn 99% tổng lượng chất thải mang mầm bệnh truyền nhiễm thải ra các bãi chôn lấp rác. Bất kể sự gia tăng nào trong số lượng động vật bị tiêu hủy ở bãi chôn lấp rác cũng sẽ nhanh chóng làm tăng số lượng mầm bệnh cho người trong các bãi rác này. Công nhân làm việc liên quan đến quá trình vận chuyển chất thải đến bãi rác, làm việc tại các địa điểm chon lấp rác, và môi trường xung quanh bãi rác sẽ phải tiếp xúc vi sinh vật ở mật tăng cao. Các tác nhân vi sinh vật mới cũng sẽ xuất hiện, ví dụ như virus gây viêm gan E (Enriquez và cộng sự., 2001). Những tác nhân này có khả năng rất cao lây truyền theo đường không khí và những động vật thường hay lui tới bãi rác. Hiện nay, các mầm bệnh gây bệnh trên người và động vật có trong phân là nguồn tác nhân gây bệnh truyền nhiễm lớn nhất trong chất thải rắn đào thải tại các bãi chôn lấp rác (Haas và cộng sự., 1996). Hầu hết các vi sinh vật này được truyền qua con đường tiếp xúc trực tiếp chứ không qua con đường không khí. Ngược lại, không khí là con đường lây lan của rất nhiều mầm bệnh cho gia súc thông qua hít thở và tiếp xúc ở da với các vi khuẩn trong bụi không khí (Hirsh và Zee, 1999). Các nguy cơ ruit ro xảy đến với các loại động vật như chim, sâu bọ và các loài gặm nhấm cũng được dự báo là sẽ tăng lên. Điều này làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các mầm bệnh và các độc tố của vi khuẩn ở các khu vực xa nguồn chứa mầm bệnh. Phân gia súc là một nguồn thức ăn thu hút rất nhiều loài côn trùng còn các xác động vật chết lại có thể là thức ăn hấp dẫn nhất đối với chim và các loài gặm nhấm. Tùy theo thời điểm trong năm, chim xuất hiện rất nhiều ở các bãi chôn lấp rác (Belant và cộng sự., 1995) và chúng có thể đóng vai trò là những động vật trung gian trong việc truyền các vi sinh vật gây bệnh và/hoặc các độc tố của chúng (Galey, 2001). Tỷ lệ chết đáng kể của mòng biển ở Anh có liên quan đến các bãi chôn lấp rác, nơi lũ chim này viếng thăm (Ortiz và Smith, 1994). Vi khuẩn Clostridium botulinum được tìm thấy tại 63% trong tổng số các bãi chôn lấp rác được kiểm tra. Xác động vật đang thối rữa sẽ là các nhân tố thu hút hơn nữa lũ chim tới các bãi rác, từ đó làm tăng khả năng tiếp xúc và nguy cơ mắc bệnh. Hamilton và Kirstein (2002) cũng chỉ cho thấy giá trị của quá trình chế biến phụ phẩm như một cơ chế để kiểm soát các hiểm họa từ mầm bệnh vi khuẩn cũng như các mối nguy hại khác thông qua trích dẫn các số liệu thu được từ một nghiên cứu của Bộ Y tế Anh Quốc (UK. Department of Health, 2001; Bảng 5). Nguy cơ con người tiếp xúc với các mối nguy hại sinh học được thấy là không đáng kể khi động vật chết và phụ phẩm được chế biến theo phương pháp chế biến phụ phẩm, thiêu hủy hoặc đốt trên giàn thiêu. Tuy nhiên, thiêu hủy hoặc đốt trên giàn thiêu được báo cáo là nguyên nhân gây ra sự tiếp xúc, ở mức độ vừa phải đến mức độ cao, với các hóa chất độc hại tạo ra bởi quá trình đốt cháy nguyên liệu. Chỉ những nguyên liệu đã được chế biến mới có khả năng tiếp xúc không đáng kể với các mối nguy hiểm sinh học và hóa học. Tác nhân gây ra BSE là một ngoại lệ duy nhất có thể gây ra nguy cơ không đáng kể cho con người khi các sản phẩm rắn thu được từ quá trình chế biến phụ phẩm được thiêu hủy. Nguy cơ con người tiếp xúc với TSE được đánh giá là rất nhỏ khi các sản phẩm rắn của quá trình chế biến phụ phẩm được thiêu hủy. Bảng 5. Tóm tắt các mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe gây ra bởi các phương pháp xử lý phụ phẩm động vật khác nhau Bệnh/các chất nguy hiểm Chế biến phụ phẩm Thiêu hủy Chôn lấp Giàn thiêu Chôn sâu 275 Campylobacter, E. coli, Listeria, Salmonella, Bacillus anthracis, C. botulinum, Leptospira, Mycobacterium tuberculosis var bovis, Yersinia Rất nhỏ Rất nhỏ Trung bình Rất nhỏ Cao Cryptosporidium, Giardia Rất nhỏ Rất nhỏ Trung bình Rất nhỏ Cao Clostridium tetani Rất nhỏ Rất nhỏ Trung bình Rất nhỏ Cao Prions của BSE và bệnh giả dại Trung bình Rất nhỏ Trung bình Trung bình Cao Mê tan, CO2 Rất nhỏ Rất nhỏ Trung bình Rất nhỏ Cao Nhiên liệu – Các hóa chất đặc trưng, các muối kim loại Rất nhỏ Rất nhỏ Rất nhỏ Cao Rất nhỏ Các tiểu phần, SO2, NO2 Rất nhỏ Trung bình Rất nhỏ Cao Rất nhỏ PAH, dioxin Rất nhỏ Trung bình Rất nhỏ Cao Rất nhỏ Các chất sát trùng, chất tẩy rửa Rất nhỏ Rất nhỏ Trung bình Trung bình Cao H2S Rất nhỏ Rất nhỏ Rất nhỏ Cao Phóng xạ Rất nhỏ Trung bình Rất nhỏ Trung bình Trung bình Phỏng theo UK. Department of Health, 2001. Ghi chú: Rất nhỏ - khả năng tiếp xúc của con người với mối nguy hiểm là thấp nhất Trung bình – khả năng tiếp xúc của con người với mối nguy hiểm ở mức trung bình Cao – khả năng tiếp xúc của con người với mối nguy hiểm là cao nhất Tác động của việc không có ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ Đây là một lĩnh vực đặc biệt khó định lượng vì phần lớn các lựa chọn thay thế đều không được định lượng theo cách giống như phương pháp chế biến phụ phẩm truyền thống. Tuy nhiên, một báo cáo được Hiệp hội các nhà chế biến phụ phẩm của Anh đặt hàng (do Det Norske Vertitas tiến hành năm 2001) có thể đưa ra một ví dụ về một vài ảnh hưởng của việc vận hành một loạt các lựa chọn xử lý phụ phẩm khác (Bảng 6). Bảng 6. Tóm tắt các lựa chọn Sử dụng hay Loại bỏ Chế biến phụ phẩm cộng với Thiêu hủy♣/ Thiêu hủy có thu hồi năng lượng♥ Chôn lấp rác thải A Mỡ - Thức ăn động vật MBM-TA động vật G Không thu hồi năng lượng – Lớn♣ M Tiêu hóa yếm khí và thu hồi năng lượng B Mỡ - TA động vật MBM- Phân bón H Không thu hồi năng lượng – Vừa♣ N Bãi chứa rác Không thu hồi năng lượng C Mỡ - TA động vật I Không thu hồi năng 276 MBM- Chôn lấp lượng – Nhỏ♣ D Mỡ - Nhiên liệu MBM- Chôn lấp J Thu hồi năng lượng – Lớn♥ E Mỡ - Nhiên liệu MBM – Nhiên liệu tại chỗ K Thu hồi năng lượng – Vừa♥ F Mỡ - Nhiên liệu MBM – Nhiên liệu tại chỗ L Thu hồi năng lượng – Nhỏ♥ Mỗi một giải pháp thay thế được sắp xếp theo thứ tự dựa trên các chỉ tiêu trình bày ở Bảng 7. Một số được xác định dựa trên cơ sở các số liệu định lượng theo từng lựa chọn chế biến và một số thông tin khác được lấy từ các cơ sở dữ liệu chung. Từ kết quả của việc thu thập dữ liệu, báo cáo đã đưa ra một hệ thống xếp cấp các lựa chọn dựa trên các tiêu chí về môi trường và sự bền vững. Một cách tóm tắt, bốn lựa chọn hàng đầu bao gồm ba lựa chọn về chế biến phụ phẩm và một về thiêu hủy có thu hồi nhiệt quy mô lớn (Hình 6). Việc các hoạt động chế biến phụ phẩm tạo ra các sản phẩm có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi và hoạt động chế biến phụ phẩm tạo ra các sản phẩm được dùng làm nguồn năng lượng đứng đầu trong hệ thống xếp cấp là điều rất chắc chắn. Bảng 7. Các chỉ tiêu đánh giá hệ thống xếp cấp tiêu hủy Môi trường Tính bền vững Ô nhiễm – Không khí Xếp cấp chất thải Ô nhiễm – Nước Pháp lý Ô nhiễm – Đất Công suất Các nguồn năng lượng Sự phiền toái Cân bằng Cacbon Tính cộng đồng Hình 6. Kết quả đánh giá tác động của môi trường tổng thể Tuy nhiên, sự có mặt (có kiểm soát) của phương pháp biogas và chôn lấp rác thải ở nhóm cuối của hệ thống xếp cấp là một biểu hiện cho thấy hai phương pháp này, nếu được sử dụng để loại thải một lượng lớn phụ phẩm động vật, có thể dẫn đến các tác động bất lợi rất lớn đối với môi trường. Mặc dù không được đưa cụ thể vào nghiên cứu của Det Norske Vertitas nhưng phương pháp chất đống phụ phẩm động vật không kiểm soát cũng được đưa vào tóm tắt ở Hình 6 để minh họa vị trí dự kiến trong bất kỳ nghiên cứu nào. Ngoài các tiêu chí về sự tác động tới môi trường đã được minh họa thì dĩ nhiên sẽ không có phụ phẩm nào của quá trình chế biến được sử dụng. Nói cách khác, việc sử dụng các sản phẩm chế biến được mô tả ở Bảng 2 sẽ không tồn tại. Mỗi năm, có khoảng 12,5 triệu tấn protein và 6 triệu tấn mỡ động vật đã được chế biến ra từ 66 triệu tấn phụ phẩm động vật. Xét trên góc độ toàn cầu, khối lượng này tương đương với khoảng 8% tổng lượng protein của thế giới được cung cấp làm thức ăn gia súc và 6% tổng lượng cung cấp dầu và mỡ thế giới. 277 Nếu những nguyên liệu này không còn được sản xuất cho các ứng dụng truyền thống nữa thì những nguồn nguyên liệu thay thế sẽ cần phải được tạo ra. Nếu những nguồn thay thế này thực sự chỉ là protein thực vật và các loại hạt có dầu thì việc trồng các loại cây màu này sẽ dẫn đến những hậu quả xấu về môi trường. Những hậu quả này có thể bao gồm việc phá rừng, sử dụng quá nhiều phân bón, ô nhiễm các nguồn nước và thậm chí là sự tăng lên của các loại nguyên liệu biến đổi gen trong môi trường. Mặc dù những tác động này dường như không thể định lượng được và phần nào chỉ mang tính suy đoán nhưng một số hoặc tất cả trong số chúng có thể đủ nghiêm trọng để phá vỡ trạng thái cân bằng về môi trường hiện nay đang có dưới sự góp mặt của các hệ thống chế biến phụ phẩm giết mổ. Các tác động đến sức khỏe con người và động vật, đặc biệt là các bệnh lây từ động vật sang người, được xử lý một cách chuyên nghiệp bởi ngành chế biến phụ phẩm giết mổ qua nhiều thời kỳ. Nếu không có giải pháp chế biến này, nguy cơ lan rộng các loại bệnh có thể sẽ tăng lên. Kết luận Thách thức được nêu ra ở chương này là để phục vụ cho việc phác thảo kế hoạch tương lai cho một thế giới không có ngành chế biến phụ phẩm giết mổ. Trong khuôn khổ của thách thức này, một vài giả định đưa ra có thể hoặc không thể là sự thật khi sự kiện không có ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ xảy ra. Trước hết, giả định được đưa ra là gia súc vẫn được nhân giống, nuôi và giết mổ để cung cấp thực phẩm cho con người tiêu thụ với lượng sản phẩm xấp xỉ mức độ hiện nay. Mức sản xuất này hoàn toàn có thể tăng lên tương ứng với nhu cầu thịt, sữa và trứng được dự báo là lớn hơn vì dân số toàn cầu đang không ngừng tăng lên. Nếu ngành chế biến phụ phẩm không tồn tại thì mỗi năm vẫn có khoảng 66 triệu tấn (145,2 tỷ pound) phụ phẩm động vật chứa nhiều nước và rất dễ bị phân hủy được tạo ra trên toàn thế giới. Nếu không được xử lý một cách nhanh chóng, các nguyên liệu này sẽ phân hủy và gây ô nhiễm nhanh chóng bởi sự giải phóng một loạt các hợp chất, nguyên tố hoặc năng lượng vào môi trường theo cách hoàn toàn không được kiểm soát. Nếu không có hoạt động chế biến phụ phẩm và các sản phẩm chế biến không được sử dụng thì sẽ không có sự thu hồi và lưu giữ các nguyên tố như đã thấy trong các qui trình chế biến phụ phẩm hiện nay. Từ việc xem xét và phân tích các lựa chọn đưa ra, có thể thấy phần lớn các lựa chọn không bao gồm công đoạn chế biến phụ phẩm chỉ là những qui trình nhỏ khi nói đến khối lượng lớn các nguyên liệu được tạo ra hàng năm trên thế giới. Việc vứt bỏ hay tiêu hủy không được kiểm soát có thể xảy ra, nhưng giả định là đã có một khung pháp lý nào đó thì con người cũng không thể tưởng tượng được điều này xảy ra trên một phạm vi rộng ở bất kỳ khoảng thời gian nào. Trong số những phương pháp xử lý có kiểm soát được thảo luận, chỉ có ba phương pháp hiện đã có và có thể xử lý được lượng phụ phẩm động vật được tạo ra. Theo thuật ngữ thực hành thì ba phương pháp này là chôn lấp ở bãi rác, thiêu hủy và thiêu hủy có thu hồi nhiệt. Nghiên cứu của DNV cho thấy rất rõ ràng là việc sử dụng phương pháp chôn lấp ở mức độ cao có thể dẫn đến khả năng xuất hiện các tác động tới sức khỏe con người và môi trường. Phương pháp thiêu hủy có thể làm dịu bớt những lo ngại về sức khỏe con người, nhưng năng lượng có trong các nguyên liệu sẽ bị mất đi vĩnh viễn và do đó phương pháp này không thể được coi là một giải pháp thay thế bền vững. Phương pháp thiêu hủy có thu hồi nhiệt được coi là lựa chọn tốt nhất đối với sức khỏe con người và môi trường khi thay thế phương pháp chế biến phụ phẩm giết mổ truyền thống. Dự án Biomal ở Thụy Điển đã giúp đưa kỹ thuật này lên vị trí cao nhất trong số các lựa chọn thay thế phương pháp chế biến phụ phẩm. Tuy nhiên, như đã mô tả rõ về quá trình chế biến ở phần trước, phương pháp tiêu hủy có thu hồi nhiệt không cho phép thu hồi protein có tiềm năng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay làm nguồn cung cấp năng lượng hoặc khoáng chất cho các ứng dụng khác. Ngoài ra phương pháp 278 này cũng không cho phép thu hồi các chất béo đã qua chế biến mà có thể được dùng trong thức ăn chăn nuôi, xà phòng, các chất hóa dầu hay nhiên liệu sinh học. Không có các sản phẩm này thì không hiểu lợi nhuận của ngành chăn nuôi sẽ như thế nào?. Các giá trị năng lượng có thể tương đối cao nhưng liệu chúng có đủ cao để đảm bảo một ngành công nghiệp bền vững? Do đó, nếu một thế giới không có ngành chế biến phụ phẩm giết mổ đã thực sự tồn tại thì gần như chắc chắn sẽ có một ai đó, vào một ngày nào, đứng lên kêu gọi phát minh ra một công nghệ mới thân thiện với môi trường, bền vững và kinh tế cho toàn bộ ngành chăn nuôi gia súc. Có lẽ công nghệ mới này sẽ lại mang tên “chế biến phụ phẩm giết mổ”. Tài liệu tham khảo Belant, J.L., T.W. Semans, S.W. Gabrey, and R.A. Dolbeer. 1995. Abundance of gulls and other birds at landfills in Northern Ohio. American Midland Naturalist. 134:30-40. Biomal EU project. www.Biomal.com. Council of Agricultural Science and Technology. 1994. Foodborne Pathogens: Risks and Consequences. Task Force Report No. 122. Ames, Iowa. Det Norske Vertitas. 2001. Options for disposal or use of animal by-products. U.K. Renderers Association. Enriquez, C., N. Nwachuku, and C.P. Gerba. 2001. Direct exposure of animal enteric pathogens. Reviews of Environmental Health. 16:117-131. EU Animal By-Products Regulation. 2002. EC Regulation 1774. Galey, F.D. 2001. Botulism in the horse. Veterinary Clinics of North America-Equine Practice. 17:579. Gerba, C.P. 2002. Potential health implications from the disposal of large animals in landfills. Presentation to the Arizona Department of Agriculture, June 11, 2002. Haas, C.N., J. Anotai, and R.S. Engelbrecht. 1996. Monte Carlo assessment of microbial risk associated with land filling of fecal material. Water Environment Research. 68:1123-1131. Hamilton, C.R. and D. Kirstein. 2002. National Renderers Association technical review. Heutink, R.E. 2001. Epidemiology of Cryptosporidium spp. and Giardia duodenalis on a Diary Farm. Vet. Parasitology. 102:53-67. Hirsh D.C., Zee Y.C. 1999. Veterinary microbiology. Malden: Blackwell Science. Meng X.J., B. Wiseman, D.K. Guenette, F. Elvinger, T.E. Toth, R.E. Engle, S.U. Emerson, R.H. Purcell. 2002. Prevalence of antibodies to the hepatitis E virus in veterinarians working with swine and in normal blood donors of the United States and other countries. J. Clin. Microbiol. 40:117-122. Smith, D., M. Blackford, S. Younts, R. Moxley, J. Gray, L. Hungerford, T. Milton, and T. Klopfenstein. 2001. Ecological relationships between the prevalence of cattle shedding E. coli O157:H7 and characteristics of the cattle or conditions of the feedlot pen. J. Food Prot. 64(12):1899-1903. Swanenburg, M., H.A.P. Urlings, J.M.A. Snijders, D.A. Keuzenkamp, and F. van Knapen. 2001. Salmonella in slaughter pigs: prevalence, serotypes and critical control points during slaughter in two slaughterhouses. Int. J. of Food Microbiol. 70:243-254. 279 Taylor, D.M., and S.L Woodgate. 2003. OIE publication on risk of prion diseases in Animals. World Organization for Animal Health, Paris. Troutt, Galland J.C., Osburn B.I., R.L. Brewer, R.K. Braun, J.A. Schmitz, P. Sears, and A.B. Childers. 2001. AB: Prevalence of Salmonella spp in cull (market) dairy cows at slaughter. JAVMA. 219:1212-1215. United Kingdom Department of Health. 2001. A rapid qualitative assessment of possible risks to public health from current foot and mouth disposal options -Main Report. www.doh.gov.uk/fmdguidance. Woodgate, S.L. 2005. Proceedings Australian Renderers Association Technical Symposium. Woodgate, S.L., and J. Van der Veen. 2004. The role of fat processing and rendering in the European Union animal production industry. Biotechnology, Agronomy, Society and Environment. 8(4):283-294. World Organization for Animal Health. 2002. Report of OIE ad-hoc group on carcass disposal. Yoo, D., P. Willson, Y. Pei, M.A. Hayes, A. Deckert, C.E. Dewey, R.M. Friendship, Y.Yoon, M. Gottschalk, C. Yason, and A. Giulivi. 2001. Prevalence of Hepatitis E Virus Antibodies in Canadian Swine Herds and Identification of a Novel Variant of Swine Hepatitis E Virus. Clin Diagn Lab Immunol. 6:1213–1219. 280 281
File đính kèm:
- che_bien_cac_phu_pham_giet_mo_vu_chi_cuong.pdf