Chuyên đề Pháp luật về phá sản doanh nghiệp

Tóm tắt Chuyên đề Pháp luật về phá sản doanh nghiệp: ...ác xã bị phá sản. Chương VIII: Xử lý vi phạm Chương IX: Điều khoản thi hành. Luật phá sản có hiệu lực ngày 15 tháng 10 năm 2004, đây là văn bản quan trọng của nước ta về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. 4. Vai trò của pháp luật phá sản. - Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích chính đáng của các...ủa họ. Giải pháp mà Luật phá sản của nước ta lựa chọn chỉ có ba chủ thể sau đây mới có quyền làm đơn yêu cầu tuyên bố phá sản DN, HTX: a. Chủ nợ: Pháp luật về phá sản được đặt ra trước hết là nhằm bảo vệ các chủ nợ. Do vậy, đối tượng đầu tiên được pháp luật qui định có quyền này là chủ nợ. ... Tòa án; + Một đại diện chủ nợ; + Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản; + Đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp cần thiết thì Thẩm phán xem xét, quyết định. Nhiệm vụ ...

pdf72 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chuyên đề Pháp luật về phá sản doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
*/ Đặc điểm của phá sản.
- Phá sản là một thủ tục thanh toán nợ đặc
biệt. Khi con nợ lâm vào tình trạng phá sản.
- Thanh toán theo danh sách chủ nợ. Tất cả
các chủ nợ (đến hạn và chưa đến hạn).
- Thanh toàn nợ trong phá sản là thanh toán
trên cơ sở giá trị tài sản còn lại của DN.
- Thanh toán nợ không chỉ bình đẳng mà còn 
dân chủ.
- Chấm dứt hoạt động của DN và thường áp 
dụng chế tài đối với chủ DN (cấm KD 1- 3 năm).
b. Nội dung cơ bản của luật phá sản 2004.
Chương I: Những qui định chung.
Chương này bao gồm những qui định xác
định đối tượng và phạm vi áp dụng của Luật phá
sản; xác định tình trạng phá sản doanh nghiệp, hợp
tác xã; xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết
tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chương II: Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản.
Chương này qui định những đối tượng nào có
quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã và khi nào thì được nộp đơn
cũng như việc thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp, hợp tác xã của Tòa án có thẩm
quyền.
Chương III: Nghĩa vụ về tài sản.
Chương này xác định nghĩa vụ về tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản; thứ
tự phân chia tài sản và việc xử lý các tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã trong các trường hợp cầm
cố, thế chấp, nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh,v.v
Chương IV: Các biện pháp bảo toàn tài sản.
Chương này qui định các biện pháp đảm bảo
tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã có yêu cầu
tuyên bố phá sản không bị thất thoát trong thời gian
Tòa án tiến hành mở thủ tục tuyên bố phá sản đến
khi thực hiện hoàn tất thủ tục phá sản đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Chương V: Hội nghị chủ nợ.
Chương này qui định ai có quyền tham gia
vào hội nghị chủ nợ; trình tự thủ tục tiến hành hội
nghị chủ nợ; nhiệm vụ và quyền hạn của hội nghị
chủ nợ cũng như những vấn đề có liên quan đến
hội nghị chủ nợ.
Chương VI: Thủ tục phục hồi, thủ tục thanh
lý.
Chương VII: Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác
xã bị phá sản.
Chương VIII: Xử lý vi phạm
Chương IX: Điều khoản thi hành.
Luật phá sản có hiệu lực ngày 15 tháng 10
năm 2004, đây là văn bản quan trọng của nước ta
về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
4. Vai trò của pháp luật phá sản.
- Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích chính đáng
của các chủ nợ, cung cấp cho các chủ nợ công cụ
để thực hiện việc đòi nợ.
Có hai phương pháp đòi nợ: đòi nợ bằng biện
pháp thông thường và đòi nợ bằng cơ chế đặc biệt.
Chính nhờ thủ tục phá sản mà các chủ nợ một
phương cách hữu hiệu nhất để bảo vệ lợi ích của
mình, hạn chế tình trạng chây ỳ, dây dưa trong việc
thanh toán công nợ, suy cho cùng là tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà kinh doanh làm ăn.
- Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của con
nợ, đem lại cho các DN đang trong tình trạng phá
sản một cơ hội phục hồi hoặc rút khỏi thị trường
một cách có trật tự.
Khi mới xuất hiện, pháp luật phá sản không
đặt vấn đề bảo vệ lợi ích cho các con nợ. Người ta
cho rằng, phá sản là tội phạm và bị trừng phạt.
Ngày nay, không còn quan niệm như vậy nữa.
Tuyệt đại đa số các nước đều cho rằng, kinh doanh
là việc khó, đầy rủi ro, vì vậy, pháp luật cần phải
đối xử nhân đạo với các nhà doanh nghiệp.
Chính vì vậy mà Nhà nước đã:
- Không bắt tù họ.
- Ngăn cấm các chủ nợ có hành vi xúc phạm
thể xác và tinh thần của con nợ.
- Bằng mọi cách tạo điều kiện cho doanh
nghiệp, hợp tác xã mắc nợ khắc phục khó khăn để
khôi phục lại sản xuất mà không tuyên bố phá sản
ngay.
- Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của người
lao động.
- Pháp luật phá sản góp phần tổ chức và cơ
cấu lại nền kinh tế.
- Pháp luật phá sản bảo đảm trật tự, kỷ
cương xã hội.
5. Sự khác nhau giữa phá sản và giải thể:
Xét về mặt hiện tượng thì phá sản và giải thể
một cơ sở sản xuất kinh doanh tưởng như là giống
nhau, vì phá sản hay giải thể đều dẫn đến việc
chấm dứt sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh
và việc phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ,
giải quyết quyền lợi cho người làm công.
Nhưng về bản chất đây là hai chế định khác
nhau.
Thứ nhất là sự khác nhau ở lý do giải thể và
phá sản.
Nếu như giải thể có nhiều lý do như người
kinh doanh không muốn kinh doanh hoặc hết thời
hạn kinh doanh, hoặc hoàn thành mục tiêu đã định,
hoặc không thể tiếp tục kinh doanh vì làm ăn thua
lỗ,
Thì phá sản chỉ có một lý do duy nhất, đó là
mất khả năng thanh toán các khoản nợ một cách
trầm trọng.
Thứ hai là sự khác nhau ở tính chất của cơ
quan thực hiện hành vi giải thể và phá sản.
Nếu giải thể do chính chủ cơ sở sản xuất kinh
doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã) hoặc cơ quan
quản lý Nhà nước thực hiện (quyết định).
Thì phá sản do cơ quan duy nhất có quyền
quyết định tuyên bố phá sản là Tòa án - cơ quan tài
phán Nhà nước.
Thứ ba là sự khác nhau ở tính chất của thủ tục
tiến hành giải thể và phá sản.
- Thủ tục giải thể là một thủ tục hành chính.
- Thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp có tính tố
tụng cao.
Thứ tư là sự khác nhau ở cách thức thanh
toán tài sản.
- Khi giải thể chủ doanh nghiệp hoặc doanh
nghiệp, hợp tác xã trực tiếp thanh toán tài sản, giải
quyết mối quan hệ nợ nần với chủ nợ.
- Còn khi phá sản, việc thanh toán tài sản,
phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp,
hợp tác xã được thực hiện thông qua một cơ quan
trung gian là tổ thanh toán tài sản sau khi có quyết
định tuyên bố phá sản.
Thứ năm là sự khác nhau ở hậu quả của thủ
tục.
- Nếu như giải thể bao giờ củng dẫn đến việc
chấm dứt hoạt động, xoá sổ doanh nghiệp, hợp tác
xã về mặt thực tế.
- Nhưng việc phá sản không phải bao giờ
cũng dẫn đến kết cục như vậy.
Ví dụ: một người nào đó mua lại toàn bộ
doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Trong trường hợp này chỉ có sự thay đổi sở hữu
chủ đối với doanh nghiệp đó mà thôi.
Thứ sáu là khác nhau ở thái độ của Nhà nước
đối với người quản lý doanh nghiệp bị giải thể và
phá sản.
Nếu DN, HTX phá sản thì Giám đốc, chủ
tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản
trị bị hạn chế quyền tự do kinh doanh thể hiện ở
chỗ bị cấm giữ chức vụ đó từ một đến ba năm ở bất
kỳ doanh nghiệp nào.
- Còn trong trường hợp doanh nghiệp bị giải
thể thì chủ doanh nghiệp và những người quản lý
điều hành không bị hạn chế quyền đó.
6. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản.
DN, HTX 
lâm vào tình trạng 
phá sản. 
Điều kiện 1 Điều kiện 2
Không có khả năng thanh 
toán được các khoản nợ 
đến hạn
Khi chủ nợ có 
yêu cầu 
DN, HTX – LÂM VÀO PS
Nộp đơn y/c mở TT PS
TA nhận đơn, xem xét
Thụ lý đơn – mở TT PS
Tuyên bố PS trong trường 
hợp đặc biệt (không còn tài 
sản)
Thủ tục
phục hồi
Thủ tục thanh 
toán (không 
phục hồi được)
Tuyên bố PS, xóa tên DN, 
HTX
Đình 
chỉ 
(nếu 
phục 
hồi 
được)
Thanh toán TS 
(nếu ko phục 
hồi được)
Tuyên bố PS, xóa tên DN, 
HTX
II. THỦ TỤC PHÁ SẢN.
1. Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Đối với nhà kinh doanh, uy tín là điều rất
quan trọng, do đó, sự mở rộng một cách tùy tiện
phạm vi chủ thể có quyền này sẽ gây thiệt hại cho
các nhà kinh doanh. Ngược lại, sự hạn chế các chủ
thể có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu tuyên
bố phá sản cũng sẽ làm phương hại đến lợi ích
chính đáng của họ.
Giải pháp mà Luật phá sản của nước ta lựa
chọn chỉ có ba chủ thể sau đây mới có quyền làm
đơn yêu cầu tuyên bố phá sản DN, HTX:
a. Chủ nợ:
Pháp luật về phá sản được đặt ra trước hết là
nhằm bảo vệ các chủ nợ. Do vậy, đối tượng đầu
tiên được pháp luật qui định có quyền này là chủ
nợ.
Tuy nhiên, chủ nợ có bảo đảm không được
quyền làm đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã.
Vì vậy, Điều 13 Luật phá sản qui định chỉ có
các chủ nợ sau đây mới có quyền nộp đơn yêu cầu
tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
chủ nợ không có đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo một
phần.
b. Người lao động:
Luật phá sản đã cho phép họ quyền được làm
đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã nơi họ đang làm việc với điều
kiện: doanh nghiệp, hợp tác xã không trả lương,
các khoản khác khi đến tháng và người lao động
nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản.
Như vậy, điều kiện để người lao động được
làm đơn:
- Tính chất là nợ lương, các khoản khác
lương;
- Không tính đến thời hạn nợ lương là bao
lâu;
- Có văn bản thể hiện ý chí chung của tập thể
người lao động về việc đưa doanh nghiệp, hợp tác
xã ra Tòa án để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
(Thí dụ: Nghị quyết của Công đoàn).
c. Doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ:
Theo Khoản 1 Điều 15 Luật phá sản thì sau
khi phát hiện mình đã lâm vào tình trạng mất khả
năng thanh toán và mặc dù đã áp dụng các biện
pháp cần thiết mà vẫn không thoát khỏi tình trạng
đó thì chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp
pháp của doanh nghiệp phải nộp đơn yêu cầu Tòa
án tuyên bố phá sản, nếu không thì phải chịu trách
nhiệm theo qui định của pháp luật.
Cụ thể: chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước;
cổ đông hoặc một nhóm cổ đông công ty cổ phần
theo qui định của điều lệ công ty, nếu điều lệ của
công ty cổ phần không qui định thì cổ đông hoặc
một nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ
thông trong thời gian ít nhất 06 tháng; thành viên
hợp danh đối với công ty hợp danh.
Như vậy, so với các chủ nợ thì làm đơn yêu
cầu Tòa án tuyên bố phá sản của các doanh nghiệp,
hợp tác xã mắc nợ là nghĩa vụ chứ không phải là
quyền.
2. Thẩm quyền tuyên bố phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã:
Các nước khác nhau thành lập các cơ quan khác
nhau để giải quyết việc phá sản: Tòa án phá sản,
Tòa án Trọng tài, ở các nước khác là Tòa án
Ở Việt Nam cơ quan có thẩm quyền giải
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là:
+ Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã
đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp huyện đó.
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền
tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng
ký kinh doanh cấp tỉnh đó.
Trong trường hợp cần thiết Tòa án nhân dân
cấp tỉnh (Tòa kinh tế) lấy lên để tiến hành thủ tục
phá sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền của
Tòa án nhân dân cấp huyện.
3. Thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác
xã:
Theo Điều 5 Luật phá sản qui định thì thủ tục
phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm:
- Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
- Phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
- Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
4. Quyền hạn, nghĩa vụ của các bên trong
quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp
tác xã:
a. Thẩm phán:
Thẩm phán là người đứng ngoài quan hệ chủ
nợ – con nợ trong vụ phá sản, nhân danh Nhà nước
giải quyết mọi vấn đề cơ bản liên quan đến vụ phá
sản.
Việc tiến hành thủ tục phá sản tại Tòa án nhân
cấp cấp huyện do Chánh án Tòa án nhân dân cấp
huyện quyết định cử một Thẩm phán phụ trách.
Tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì tùy tính chất
của từng vụ mà Chánh tòa Toà kinh tế Tòa án nhân
dân cấp tỉnh quyết định cử một hay tổ Thẩm phán
gồm ba Thẩm phán phụ trách trong trường hợp này
một Thẩm phán được giao làm tổ trưởng.
Thẩm quyền của Thẩm phán được qui định
trong Điều 8 Luật phá sản. Cụ thể:
Thẩm phán hoặc tổ Thẩm phán có nhiệm vụ,
quyền hạn giám sát, tiến hành thủ tục phá sản; ra
quyết định mở thủ tục phá sản ra quyết định thành
lập tổ quản lý, thanh lý tài sản, triệu tập hội nghị
chủ nợ.
Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu
phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thẩm phán cung
cấp tài liệu (bản sao) cho Viện kiểm sát nhân dân
cùng cấp để xem xét việc khởi tố về hình sự và vẫn
tiến hành thủ tục phá sản theo luật định.
Thẩm phán chịu trách nhiệm trước Chánh án
và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình.
b. Tổ quản lý tài sản:
Tâm lý chung của các doanh nghiệp, hợp tác
xã lâm vào tình trạng phá sản là muốn tẩu tán tài
sản, thà cho người thân hoặc tự tiêu xài còn hơn là
để trả lại cho các chủ nợ.
Vì vậy, xuất hiện yêu cầu phải bảo toàn khối
tài sản còn lại của con nợ để sau này bán đi thanh
toán cho các chủ nợ.
Công việc này là rất quan trọng và phức tạp,
do đó phải được một cơ quan chuyên trách tiến
hành là Tổ quản lý tài sản.
Thành phần của Tổ quản lý tài sản được qui
định tại Khoản 2 Điều 9 Luật phá sản, bao gồm:
+ Một chấp hành viên của cơ quan thi hành
án cùng cấp làm Tổ trưởng;
+ Một cán bộ của Tòa án;
+ Một đại diện chủ nợ;
+ Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp
tác xã bị mở thủ tục phá sản;
+ Đại diện công đoàn, đại diện người lao
động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia
Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp cần
thiết thì Thẩm phán xem xét, quyết định.
Nhiệm vụ chủ yếu của tổ quản lý tài sản là
xác định thực trạng tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã (có bao nhiêu, nợ bao nhiêu) và ở mức độ
nào đó tham gia quản lý tài sản đó.
Tổ quản lý tài sản không có chức năng tham
gia quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Công việc này vẫn thuộc về chủ doanh
nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của chủ doanh
nghiệp, hợp tác xã mắc nợ.
c. Hội nghị chủ nợ:
Hội nghị chủ nợ là cơ quan duy nhất của các
chủ nợ được thành lập để giải quyết một cách tập
thể các vấn đề liên quan đến lợi ích của họ.
*
* Thành phần của Hội nghị chủ nợ bao
gồm:
+ Chủ nợ
+ Chủ DN, HTX mắc nợ hoặc đại diện hợp
pháp
+ Đại diện cho người lao động, đại diện
Công đoàn được người lao động uỷ quyền;
+ Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản. Trong trường hợp này họ trở thành chủ nợ
không có đảm bảo.
* Hội nghị chủ nợ có những quyền hạn chủ
yếu sau đây:
+ Xem xét, thông qua phương án hoà giải và
các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh do
doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ đưa ra.
+ Trong trường hợp không thông qua phương
án đó thì thảo luận và kiến nghị với Thẩm phán về
việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã.
Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất phải được triệu
tập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập xong
danh sách chủ nợ.
Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất được coi là hợp
lệ khi có quá nửa số chủ nợ không có đảm bảo đại
diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở
lên tham gia;
* Hội nghị chủ nợ được hoãn một lần, nếu
có một trong các điều kiện sau đây:
+ Không đủ quá nửa số chủ nợ không có
đảm bảo đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ
không có bảo đảm trở lên tham gia;
+ Quá nửa số chủ nợ không có đảm bảo có
mặt tại Hội nghị chủ nợ biểu quyết đề nghị hoãn
Hội nghị chủ nợ;
+ Người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ
nợ theo qui định của pháp luật vắng mặt có lý do
chính đáng.
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định hoãn
Hội nghị chủ nợ thì trong thời hạn ba mươi ngày,
kể từ ngày ra quyết định hoãn Hội nghị chủ nợ,
Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.
5. Tổ chức Hội nghị chủ nợ và phục hồi
kinh doanh.
Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục
phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị
chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý
với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh,
kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu
doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Hội nghị
chủ nợ lần thứ nhất thông qua, doanh nghiệp, hợp
tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh của mình và nộp cho Toà án.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận
được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh,
Thẩm phán phải xem xét để ra một trong các quyết
định:
1. Đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem
xét, quyết định;
2. Đề nghị sửa đổi, bổ sung phương án phục
hồi hoạt động kinh doanh nếu thấy phương án đó
chưa bảo đảm
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết
định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng
phá sản ra Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu
tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương
án phục hồi.
Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh được thông qua khi có quá nửa số chủ
nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ hai
phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu
quyết tán thành.
Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục
hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp
tác xã lâm vào tình trạng phá sản là ba năm.
Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh.
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục
phục hồi hoạt động kinh doanh nếu có một trong
các trường hợp sau đây:
- Đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh;
- Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ
không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng
số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán
đồng ý đình chỉ.
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình
chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó được coi không
còn lâm vào tình trạng phá sản.
6. Thanh lý tài sản và thanh toán nợ.
a. Các trường hợp thanh lý tài sản.
- Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong
trường hợp đặc biệt
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện
pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh,
không thành thì Toà án ra quyết định mở thủ tục
thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần
phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp
dụng thủ tục phục hồi.
- Khi Hội nghị chủ nợ không thành do Chủ
doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia Hội nghị
chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi
Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần.
- Không đủ số chủ nợ (trên 50% đại diện 2/3)
tham gia Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ
đã được hoãn một lần.
- Sau sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ
nợ lần thứ nhất nhưng:
Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng
được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không
đúng hoặc không thực hiện được phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh.
b. Phân chia tài sản.
Là phân chia tài sản còn lại của DN, HTX do
tổ quản lý và thanh lý tài sản lập như sau:
1. Phí phá sản.
2. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo
hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho
các chủ nợ trong danh sách chủ nợ. theo nguyên
tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản
nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ
của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh
toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh
toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ
Nguyên tắc trả:
Nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các
khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ
số nợ của mình.
Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán
các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán
một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương
ứng.
7. Tuyên bố phá sản DN, HTX.
Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh
nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đồng thời với việc ra
quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản (không
còn TS để chia hoặc đã chia xong).
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác
xã bị phá sản trong trường hợp đặc biệt
- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết
thời hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản chủ doanh
nghiệp hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm
ứng phí phá sản thì Toà án ra quyết định tuyên bố
doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản và nhận các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên
quan gửi đến, Toà án ra quyết định tuyên bố doanh
nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, nếu doanh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không còn tài
sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí
phá sản.
Chú ý:
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác
xã bị phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản
của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh
của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được
thanh toán nợ.
Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có
quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị
phá sản được giải quyết theo thủ tục đòi nợ thông
thường.

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_phap_luat_ve_pha_san_doanh_nghiep.pdf