Công tác xã hội với trẻ em và gia đình - Nguyễn Ngọc Lâm
Tóm tắt Công tác xã hội với trẻ em và gia đình - Nguyễn Ngọc Lâm: ...hau mà nhân viên xã hội cần phải hết sức ý thức là những vấn đề được nhận ra trong hệ thống “chăm sóc trẻ em” để đánh giá và lên kế hoạch cho trẻ em để được chính quyền địa phương chăm sóc. • Sức khỏe • Học vấn • Quan hệ gia đình và xã hội • Vị trí xã hội • Phát triển hành vi và cảm xú... đứa trẻ càng tự 56 khẳng định mình trái ngược trở lại. Điều này có thể xảy ra trong các gia đình bình thường hay nơi chăm sóc thay thế. Thanh thiếu niên có thể bị tràn ngập bởi lo lắng, cả ở hoàn cảnh không có ranh giới lẫn cảnh người lớn lạm dụng quyền hành. 4.3. Các hành vi nội tâm hóa ... gia đình. Ví dụ: Một gia đình có thêm một đứa con mới thì đứa lớn cũng có thể có nhiều biểu hiện muốn bắt chước hành vi của em nó (Thí dụ như đứa lớn không muốn vào nhà cầu mà nó muốn tiểu tiện như em nó). Khi một thành viên trong gia đình bị tai nạn, bị bệnh thì các thành viên trong gi...
ớc, Antecedent event ) B ( Hành vi phản ứng do vấn đề gạy ra – Behavior) C ( Hậu quả xảy ra sau sự kiện – Consequence) Bước 7 : Thiết lập các ưu tiên của vấn đề Hỏi thân chủ cho biết mối quan tâm lớn nhất của họ là gì, Các ưu tiên cần thực hiện để thay đổi. Thứ tự công việc có thể bị ảnh hưởng bởi những quan tâm đối với vấn đề : - Mức độ phiền muộn - Múc độ nguy hiểm - Sự liên can đến đời sống gia đình hoặc từng cá nhân thành viên - Khả năng cải thiện, thay đổi, can thiệp - Tần số xảy ra sự kiện - Cái giá của sự thay đổi dựa trên tài nguyên (tiền bạc, thời gian..) - Mức độ chấp nhận của hướng giải quyết mong muốn - Kỹ năng, tài nguyên của nhân viên xã hội, cơ quan cung cấp dịch vụ giúp đỡ. Giai đoạn II : Khảo sát bổ sung Bước 8 : Lập biểu đồ thế hệ Cùng với các thành viên gia đình xây dựng biểu đồ thế hệ với các thông tin chi tiết về vai trò và vấn đề trong cuộc sống gia đình của từng thành viên. Trong cuộc sống gia đình, cần chú ý các vấn đề sau : Sự gắn kết : phản ảnh mối quan hệ trao đổi tình cảm gắn bó giữa 103 các thành viên và tính độc lập của cá nhân. Các ranh giới : mô tà các thành tố thuộc hệ thống gia đình và các thành tố thuộc môi trường, được xác định bởi các quy tắc của vai trò cá nhân. Các ranh giới có thể rõ ràng (các quy tắc đễ nhận biết và chấp nhận), không rõ ràng(mâu thuẫn, lộn xộn, thiếu vững chắc hoặc thiếu vắng), hoặc khắt khe (cứng nhắc, không thích nghi). Sự thích nghi : cho biết một gia đình có thể thay đổi các vai trò và mối quan hệ của mình để thích nghi với ảnh hưởng của sự thay đổi. Sự hài hòa : Các tiểu hệ thống hài hòa với hệ thống gia đình và hệ thống gia đình hài hòa với môi trường. Duy trì sự hài hoà giúp đương đầu với sự thay đổi và lo lắng, để được như vậy hệ thống phải mở. Mở : Các thành viên trong gia đình có nhiều phương tiện để trao đổi với bên ngoài Đóng : Rất ít trao đổi với bên ngoài Phản hồi : Tiến trình qua đó gia đình có khả năng nhận biết và quản lý được sự tiến bộ của mình và biết điều chỉnh khi cần thiết trong việc hoàn thành mục tiêu của gia đình. Những mâu thuẫn trong gia đình thường do những yếu tố: - Sự hỗn độn trong tổ chức gia đình : thiếu sự tổ chức làm cho việc quản lý sự thay đổi rất khó khăn - Tổ chức cứng nhắc làm triệt tiêu sự thay đổi khi cần có sự thay đổi hoặc có những phản ứng không phù hợp khi có sự cố. - Khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình quá lớn đưa đến sự cô lập về tình cảm và sức khỏe kém - Sự gần gũi quá mức đưa đến việc mất đi tính cá biệt hóa - Thiếu khả năng giải quyết mâu thuẫn và quyết định - Thiếu khả năng liên kết giữa cha mẹ trong giải quyết vấn đè 104 - Sự liên minh giữa các thế hệ (nội hoặc ngoại) trong đối phó với vấn đề - Thiếu giao tiếp giữa các thành viên - Thiếu sự đáp ứng cho nhau về mặt cảm nhận Bước 9 : Khảo sát các kỹ năng của thân chủ (động cơ, tài nguyên) Các kỹ năng làm cha mẹ : Tôi và con tôi Tôi và những người quan trọng khác Các kỹ năng tôi cần để quan hệ hiệu quả với con tôi Các kỹ năng tôi cần để quan hệ hiệu quả với những người khác ( ví dụ như hôn phối, giáo viên, bạn bè..) có liên quan đến con tôi • Làm thế nào để truyền thông rõ ràng • Lắng nghe cẩn thận như thế nào để hiểu • Phát triển mối quan hệ của tôi như thế nào • Làm thế nào để giúp đỡ, chăm sóc và bảo vệ mà không quá đáng • Răn dạy và duy trì kỷ luật như thế nào • Làm thế nào để chứng tỏ và nhận lòng yêu thương • Làm thế nào để quản lý và giải quyết mâu thuẫn • Cho và nhận phản hồi như thế nào • Làm thế nào để duy trì sự cân đối giữa các thái cực (ví như yêu thương mà không chiếm hữu) • Làm thế nào để thương lượng thỏa hiệp • Đặt ra những giới hạn hợp lý như thế nào • Làm thế nào để khách quan đối với người khác • Làm thế nào để không ích kỷ • Làm thế nào để quyết đoán mà không lấn áp và gia trưởng • Làm thế nào để ảnh hưởng đến những người quan trọng và các hệ thống (ví như trường học) • Làm thế nào để làm việc qua nhóm (nhóm phụ huynh) • Làm thế nào để bày tỏ cảm nhận của mình một cách rõ ràng và xây dựng • Làm thế nào để truyền tự tin và sức mạnh nơi người khác • Làm thế nào để nhìn nhận bạn của con tôi theo cách nhìn của con tôi. 105 Bước 10 (a): Hỏi thân chủ của bạn (cha, mẹ) về mục tiêu của họ đối với con cái ( tham vọng, kế hoạch) Bước 10 (b) : Hỏi thân chủ của bạn (cha, mẹ) về mục tiêu cho chính họ Giai đoạn III:Thu thập thông tin ở những tình huống nhất định, qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn để có thể đánh giá sự thay đổi có được trước và sau khi can thiệp. 2.3. Lên kế hoạch cho sự can thiệp GIAI ĐOẠN I : Lên Kế hoạch Bước 1 : Xem xét những giải pháp không chính thức và/hoặc trực tiếp Trước khi bắt đầu sự can thiệp chính thức, chúng ta cần có những cuộc tiếp cận không chính thức lẫn trực tiếp như : - Tham khảo kết quả khám bệnh, ví dụ như lắng nghe vấn đề sa sút của trẻ được xem là không vâng lời, có nhiều khó khăn - Thay đổi thói quen giờ ngủ của trẻ - Tách riêng hai trẻ phá nhau trong lớp học - Giao thêm trách nhiệm cho trẻ Bước 2 : Liệt kê các mặt mạnh và các hành động tích cực của thân chủ Bước 3 : Tìm hiểu những mong đợi của những người xung quanh thân chủ Trong trường hợp họ có những phiền hà thì họ có thể đóng vai trò nào đó trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ. 106 Bước 4 (a) : Bắt đầu những vấn đề có nhiều khả năng thay đổi thành công. (b) : Chọn lãnh vực thay đổi phù hợp với cá nhân ; Sau khi thay đổi, những hành vi mới cần được khuyến khích và duy trì. Bước 5 : Chọn cách can thiệp ( với những phương pháp riêng biệt). Một khi phương pháp đã được chọn lựa, cần giám sát sự tiến bộ của thân chủ. Bước 6 : Giám sát sự tiến bộ của thân chủ Chọn một phương pháp đo lường hoặc khảo sát hành vi liên quan đến vấn đề. GIAI ĐOẠN II : Thực hiện Bước 7 : Thực hiện sự can thiệp Xem xét những gì xảy ra ở giai đoạn sớm để bảo đảm chương trình được theo dõi tốt và giải quyết được những gì không tiên liệu phát sinh. Cần tiếp xúc với cha mẹ trong 2-3 ngày của tuần đầu tiên. Bước 8 : Đánh giá sự can thiệp Từ những dữ liệu thu thập được về hành vi mục tiêu hoặc các thông tin khách quan khác, có thể điều chỉnh hoặc thay đổi sự can thiệp Mẫu theo dõi diễn biến hành vi giữa người mẹ và trẻ Thăm viếng số.. Báo cáo :..Tên thân chủ : Hành vi của trẻ Thường xuyên thỉnh thoảng Không bao giờ 1. Chơi thoải mái 2. Cười 3. Chạy 4. Nói chuyện thoải mái 5. Đáp ứng với sự quan tâm 6. Nhờ sự giúp đỡ 107 7. 8. .. Hành vi của người mẹ 1. Nói chuyện với trẻ 2. Nhìn trẻ 3. Cười với trẻ 4. Hôn trẻ 5. Vuốt ve trẻ 6. Giúp trẻ khi trẻ có khó khăn 7. Trả lời khi trẻ hỏi 8. Quan tâm đến trẻ 9. . 10. Bước 9 : Giai đoạn cuối hoặc chấm dứt trị liệu Quyết định chấm dứt trị liệu tùy thuộc vào thân chủ, tùy vào các mục tiêu đã được xác định lúc đầu trị liệu. Những mục tiêu mới có thể phát sinh trong thời gian trị liệu. GIAI ĐOẠN III : Theo dõi Bước 10 : Thực hiện một bài tập theo dõi Các câu hỏi sau đây có ích trong cuộc phỏng vấn bán cấu trúc : • Khi nào chương trình chấm dứt?.. • .....có thể mô tả tình hình với X ra sao? • Các hành vi mục tiêu là gí? • Hành vi cũ có trở lại không? Khi nào? Ở đâu? thường xuyên không? • .có thể mô tả mối quan hệ với X ra sao? • có còn lo lắng về X nữa không? • .có nghĩ là chương trình tiến triển tốt/không tốt? • Cha của X có thay đổi thái độ với X hay không? • .. 108 Bước 11 : Đánh giá về sự phát triển Bước 12 : Tạo điều kiện để có sự tham gia của trẻ và gia đình. 3. Các nguyên tắc hành động trong công tác xã hội với trẻ em và gia đình Phần lớn các nguyên tắc áp dụng cho phương pháp công tác xã hội có hiệu quả đối với người lớn cũng áp dụng với trẻ em. Thấu cảm, nồng nhiệt, thành thật được cho là có hiệu quả trong mối quan hệ giúp đỡ trẻ em. Thấu cảm thật sự đòi hỏi nhân viên xã hội nhìn và hiểu đứa trẻ như là một cá nhân trong bối cảnh của riêng em và cố gắng tiếp cận quan điểm của trẻ. Đừng bao giờ tự cho mình đã hiểu trẻ trước chưa biết gì về trẻ. 3.1. Luôn luôn lấy trẻ làm trọng tâm : Nhân viên xã hội luôn quan tâm đến trẻ trong mọi giai đoạn và mọi bước của công việc ( trẻ cảm thấy như thế nào và có thể bị ảnh hưởng như thế nào ). Nhân viên xã hội buộc phải tôn trọng đứa trẻ như một con người, quan tâm đến nhu cầu của đứa trẻ liên quan đến tuổi tác, dân tộc, tôn giáo, giới tính, khuyết tậtDù hoàn cảnh nào đi nữa, nhân viên xã hội cũng cần phải tỏ ra tôn trọng và quan tâm đến gia đình ruột hoặc người nuôi hộ của đứa trẻ. 3.2. Cố gắng hiểu thế giới của trẻ : Nhân viên xã hội đảm bảo rằng toàn bộ bối cảnh của trẻ sẽ cho mình biết cách làm việc với trẻ. Phải hiểu được ước muốn và cảm xúc từ chính đứa trẻ. Trẻ cần được hiểu và được cung cấp thông tin về những gì xảy ra đối với trẻ. Vấn đề là khám phá được cái nhìn của trẻ về những sự kiện ảnh hưởng đến trẻ, cái gì gây ra sự đau buồn và nguy hại nơi trẻ, những tác động ngầm của tổn thương tình cảm hay 109 tâm lý. Nhân viên xã hội cần hình thành mối quan hệ tin tưởng, làm việc phải đúng giờ, làm những gì mình đã nói là sẽ làm hoặc giải thích vì sao không thể làm được. 3.3. Làm việc với trẻ thành công phải có sự tham gia tích cực của trẻ và của gia đình trẻ. Nhân viên xã hội cần phải tham khảo ý kiến với đứa trẻ trước khi có quyết định vì trẻ có quyền biết và có quyền trình bày quan điểm của mình.Trẻ cần được giải thích để hiểu rõ về những quyết định khác nhau và mặc dù quan điểm của trẻ được lắng nghe, nhưng nếu quan điểm về một ý muốn nào đó có nguy cơ nghiêm trọng đối với trẻ hoặc người khác thì sẽ bị bác bỏ. Trẻ có thể tham gia trực tiếp qua các cuộc thảo luận hay vui chơi với nhân viên xã hội. Sự tham gia tốt của gia đình càng giúp cho làm việc với được thành công hơn. Điều quan trọng là không nên làm suy yếu đi vai trò của cha mẹ để không làm đe dọa vị trí của trẻ trong gia đình. Theo chuẩn thực hành về sự tham gia của trẻ em, sự tham gia của trẻ em là cách lối cuốn mọi trẻ em, gồm cả trẻ em có những khả năng khác nhau và trẻ em có nguy cơ tham gia một cách tự nguyện và có cơ sở vào bất kỳ vấn đề nào có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các em. Sự tham gia của trẻ em có giá trị xuyên suốt mọi chương trình và diễn ra mọi nơi, từ các hộ gia đình cho tới mọi cấp. Tổng quan chuẩn thực hành về sự tham gia của trẻ em : • Một cách tiếp cận có đạo đức : Trung thực và minh bạch. Nhân viên người lớn cần có cam kết thực hiện các hoạt động có đạo đức (cân bằng về quyền lực và vị thế giữa người lớn và trẻ em) về sự tham gia của trẻ em và trước hết là vì lợi ích tốt nhất của trẻ. 110 • Sự tham gia của trẻ em là phù hợp và tự nguyện. Trẻ em tham gia vào những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến các em và các em có quyền lựa chọn có nên tham gia hay không? • Một môi trường thân thiện, khuyến khích sự tham gia. Trẻ em được an toàn, được chào đón và được khuyến khích tham gia. • Cơ hội bình đẳng. Sự tham gia của trẻ em cần tránh không để có phân biệt đối xử hoặc loại trừ • Nhân viên làm việc hiệu quả và tự tin. Nhân viên người lớn thực hiện các hoạt động có sự tham gia của trẻ em phải được đào tạo chuyên môn để có thể làm việc hiệu quả nhất. • Sự tham gia thúc đẩy sự an toàn và bảo vệ đối với trẻ em. Các chính sách và nguyên tắc bảo vệ trẻ em là một phần không thể thiếu trong công tác có sự tham gia của trẻ. • Đảm bảo có theo dõi đánh giá. Tôn trọng sự tham gia của trẻ em cũng có nghĩa là phải thực hiện các hoạt động phản hồi, đáp ứng hoặc đánh giá chất lượng ảnh hưởng của sự tham gia đó. 3.4. Bí mật cần được đảm bảo vì lợi ích tốt nhất cho trẻ. Điều quan trọng là nhân viên xã hội phải nhìn đứa trẻ như chính nó, trong một môi trường mà nó cảm thấy thoải mái. Nhân viên xã hội không thể cung cấp những thông tin bí mật mang tính riêng cho những người không cần biết và nếu nhận thấy cần chia sẻ với người cần thiết thì tiến trình này phải được bàn với đứa trẻ. 3. 5. Nhân viên xã hội phải luôn luôn sẵn sàng 111 Điều cần thiết là khi đứa trẻ biết cách tìm đến nhân viên xã hội thì nhân viên xã hội phải luôn đáp ứng ngay tức khắc. 112 KẾT LUẬN Vai trò của nhân viên xã hội là huy động nguồn lực nhằm giúp đỡ gia đình thực hiện vai trò trong khả năng hạn chế của họ. Công việc này đòi hỏi phải có những kỹ năng nghiệp vụ đặc biệt. Đó là mối quan hệ giúp đỡ hay phục vụ, đặc biệt vì sự hiểu biết của nhân viên xã hội phải gắn liền với biết cách làm. Nhân viên xã hội cần phát huy cao nhất khả năng có mặt của người mẹ bên cạnh đứa trẻ đang có những đòi hỏi, cũng như những người được cha mẹ giao trông nom trong một thời gian khi cha mẹ không thể thực hiện vai trò cha mẹ. Nhân viên xã hội chịu trách nhiệm xác định những rối loạn của đứa trẻ, của cha mẹ, cũng như đánh giá được khả năng cùng với những hạn chế của họ. Trong quá trình công việc này, nhân viên xã hội phải làm việc bằng các giác quan, bằng trực giác, bằng quan sát cá nhân, với quá trình bản thân, sự hiểu biết và kinh nghiệm trong quá trình nghề nghiệp, về nhận thức vấn đề. tất cả các mối quan hệ có được với bất kỳ đứa trẻ nào đều gợi lại cho nhân viên xã hội hình ảnh của mình lúc còn thơ ấu với ký ức về khó khăn, thuận lợi, như mong muốn có sự khắc phục những đau khổ của đứa trẻ hiện nay mà xưa kia mình đã phải chịu đựng. Không chỉ khi làm việc với các trẻ em mà cả với các thiếu niên, nhân viên xã hội đều có cảm xúc đó, điều đó có nghĩa là khi l2m việc với trẻ em thì nhân viên xã hội cũng đồng thời làm việc với thời thơ ấu xa xưa của chính mình, với cảm xúc khi rơi vào nghịch cảnh lúc trẻ hay do d8úa trẻ gây ra cho mình. Vì thế nhân viên xã hội rất dễ mang tính chủ quan. Do đó, công việc của nhân viên xã hội là nên làm tập thể để có thể trao đổi những suy nghĩ riêng của từng người, chia sẻ những giải pháp để tránh sự lạm quyền cũng như sự nản chí. Chính những suy nghĩ chủ quan đã làm nên cá tính từng người, đã dẫn dắt nhân viên xã hội vào công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em và đã tạo nên sức mạnh của khả năng hóa giải các vấn đề 113 xã hội, là cái mốc để giúp trẻ em có được cái quyền được xã hội tôn trọng và bảo vệ, đồng thới cũng làm cho trẻ hiểu trách nhiệm của mình đối với xã hội. Khi đón tiếp một đứa trẻ vào cơ sở hoặc tiếp xúc với trẻ ngoài đường phố thi luôn luôn có một thời gian để chia sẻ. Việc tiếp xúc qua da thịt của một trẻ không chỉ cho nhân viên xã hội biết tình trạng thể chất mà còn biết cả khả năng, trí năng và cảm xúc của trẻ. Khi ta nhìn trẻ, không biết trẻ có nhìn ta hay tránh né ánh mắt của nhân viên xã hội. hoặc khi nhân viên xã hội nói, trẻ có vẽ chăm chú nghe hay không hoặc cứng người lên hay muốn nhỏm dậy theo nhân viên xã hộiCó những trẻ làm cho nhân viên xã hội yên tâm khi ngồi với nó nhưng cũng có trẻ luôn làm cho nhân viên xã hội rối mù lên và quay như chong chóng. Tất cả việc làm của nhân viên xã hội là để nâng đỡ khát vọng sống của đứa trẻ, để cho nó lớn lên. Nhân viên xã hội nhận thấy rằng kinh nghiệm làm cho đứa trẻ nói lên và cảm thấy mình được một người khác, nhân viên xã hội quan tâm có khi làm cho nó gần gũi hơn là với cha mẹ chúng. Giá trị này cũng thấy được trong trường hợp nhận con nuôi mà cha mẹ nuôi cũng giống như nhân viên xã hội, đem đến cho đứa trẻ sự chăm sóc, tình thương, đả giúp cho đứa trẻ lớn lên và trưởng thành, hoặc đơn giản hơn chỉ là nó được những người trông nom nó. Khi đứa trẻ gặp đau khổ, nó không biết kêu với ai, không biết chia sẻ với ai, vì thế nhân viên xã hội phải nhận ra được sự đau khổ của trẻ mà không cần biết nguyên nhân từ đâu, để nâng đỡ chia sẻ giúp trẻ tự vượt qua. Sụ giúp đỡ của nhân viên xã hội là một chỗ dựa nội tâm hết sức ân cần, chu đáo đối với trẻ. Khi giúp trẻ tự phấn đấu, đòi hỏi nhân viên xã hội phải tiếp cận được sự tuyệt vọng của trẻ mà nhân viên xã hội rất dễ cảm nhận thấy, đồng thời cũng phải giữ một khoảng cách nào đó khi giúp trẻ. Làm sao giúp đỡ trẻ mà không tỏ ra thương hại những gì đã xảy ra với nó. Đứa trẻ phải tự tìm ra cách vượt qua khó khăn từ những cuộc gặp gỡ với nhân viên xã hội hoặc với những người chuyên môn khác như nhà tâm lý, bác sỹ, y tá, nhà giáo dục, nâng đỡ và động viên trẻ, khơi dậy sự sáng tạo và những khả năng vốn có để thực hiện ước muốn và duy trì ước muốn của trẻ. Trao đổi với trẻ cũng là một cách điều trị. Tính chủ quan, cá tính, khả năng, cách tiếp xúc của nhân viên xã hội giúp cho biết cách xử 114 trí với tư cách là người đồng hành với trẻ. Khi quan hệ với trẻ, nhân viên xã hội có sự truyền cảm cả từ hai phía. Khi chấp nhận đầu tư vào việc giúp đỡ trẻ bằng nghiệp vụ chuyên môn của mình thì phải cân nhắc tính toán đến những lời nói có thể gợi lại tình thương hay sự căm giận trong quá khứ của trẻ. Sự truyền cảm trong tiếp xúc với trẻ cũng sẽ lôi kéo nhân viên xã hội vào, cho dù nhân viên xã hội có ý thức hay không. Chính vì sự truyền cảm đó mà m\nhân viên xã hội mới có thể đeo đuổi việc giúp đỡ trẻ. Lời nói của nhân viên xã hội phải giúp cho sự suy nghĩ về đứa trẻ và về chính bản thân nhân viên xã hội, cho phép trẻ suy nghĩ. Một lời nói vô nghĩa không có giá trị gì, một lời nói sai hoặc nói dối, hoặc gây tổn thương tinh thần là lời nói độc ác nếu chỉ nói để nói bằng mọi cách. Lời nói với trẻ không chỉ không chỉ là những tín hiệu giao tiếp thông thường mà còn phải chứa đựng tình người, có tính nhân bản. Có nhiều lúc muốn nói nhưng lại không tìm được lời nên đành phải ra hiệu bằng tay một cách vụng về, nhưng không bao giờ được che dấu cảm xúc của mình. Công việc giúp đỡ trẻ giống như cuộc sống, không đơn điệu, không chỉ có nản chí, thất vọng mà còn có những khích lệ, hăng say. Số phận của con người không chỉ liên quan đến quá khứ mà cả tương lai, đứa trẻ nào cũng có một quá khứ, có thể đau buồn nhưng bao giờ nó cũng hướng về tương lai tươi sáng, công việc của nhân viên xã hội là mở những trang đã viết để xem lại chứ không phải để xé đi và mở những trang mới ra viết tiếp. Vì thế mà công tác xã hội là một ngành vô cùng khó khăn, một công tác đòi hỏi phải luôn được tự đào tạo mỗi khi tiếp xúc với đứa trẻ.Phải có nghiệp vụ vững bởi vì nhân viên xã hội không được quyền chọn trẻ, hoàn cảnh không được lựa chọn đó buộc nhân viên xã hội phải luôn sáng suốt, làm chủ bản thân, tránh cư xử thô bạo với trẻ. Nhiệt tình với trẻ chỉ có được trên sự nắm vũng kiến thức, những kinh nghiệm thu nhận được của bản thân và những suy tư về công việc của mình. Cần phải đặt ra câu hỏi với mỗi nhân viên xã hội về sự lựa chọn nghề nghiệp này, tại sao nhân viên xã hội cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi làm việc với trẻ. Hơn nữa, nhân viên xã hội không được tự cho mình là người “trưởng thành” vì “trưởng thành” có nghĩa không còn lón lên nữa, là cạn kiệt kinh nghiệm sống rồi. Chính nhờ có kinh 115 nghiệm sống càng từng trải đời nên nhân viên xã hội mới có thể giúp đõ được trẻ em tốt hơn. Trong bối cảnh phát triển ngành công tác xã hội tại Việt Nam, đào tạo chuyên ngành công tác xã hội với trẻ em và gia đình là cần thiết, nhất là tại các cơ sở xã hội chăm sóc trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, kế đó là cho các nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại cộng đồng nhằm tăng cường hệ thống an sinh nhi đồng và gia đình. 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại học Fordham, Hành vi con người và Môi trường xã hội, Khoa PNH, 1997 2. Karen V. Harper-Dorton & Martin Herbert, Working with Children and their Families, Revesed Edition, Lyceum Book, Chicago, 1997. 3. Joachim Welp, Children in Crisis : Development point of view, Thông tin khoa học, Hội TLGD TP.HCM, 2002, tr.30. (người dịch : TS Đinh Phương Duy) 4. Marian Brandon, Gillian Schofield & Liz Trinder, Social Work with Children, MacmillianPress LTD, 1998 (người dịch : Nguyễn Thị Nhẫn- BXB ĐHMBCTP. HCM)
File đính kèm:
- cong_tac_xa_hoi_voi_tre_em_va_gia_dinh_nguyen_ngoc_lam.pdf