Về vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội

Tóm tắt Về vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội: ...ng theo những khuôn phép đạo đức hợp với tín điều của tôn giáo mình, hành động không phải chỉ là thực hành một số hình thức nghi lễ, mà còn phải sống theo những quy tắc đạo đức nhất định. Vì vậy, đương nhiên, một số nội dung của đạo đức trở thành bộ phận cấu thành nội đung của tôn giáo. Vấ...ủ nghĩa duy vật lịch sử, nhìn nhận vấn đề tôn giáo theo quan điểm lịch sử - cụ thể và gắn với thực tế sinh động của cuộc sống. Lênin thường nói đến những tác động tiêu cực của tôn giáo và giáo hội trong từng tình huống cụ thể, nhất là mưu toan lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động hòng...g thuần khiết. Đặc biệt, đạo đức tôn giáo được hình thành trên cơ sở niềm tin vào cái siêu nhiên (Thượng đế, Chúa, Thánh Ala) và sau này, Đức Phật cũng được thiêng hóa, nên các tín đồ thực hành đạo đức một cách rất tự nguyện, tự giác. Song, suy cho cùng, việc thực hiện những nguyên tắc, chuẩ...

pdf12 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Về vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sản văn hóa tôn giáo. 
Việc tìm hiểu, chỉ ra chân giá trị của các tôn giáo còn có ý nghĩa nhất định trong 
công cuộc đổi mới hiện nay, khi mà chúng ta cần phải huy động mọi nguồn lực 
tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, 
trong đó có vấn đề quan trọng là củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và kế thừa, 
phát huy những "hạt nhân hợp lý', những giá trị văn hóa đạo đức trong tôn giáo 
vào việc xây dựng nền đạo đức mới, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
Khi đi sâu tìm hiểu về đạo đức tôn giáo, chúng tôi thấy có nhiều quan điểm khác 
nhau. Có quan điểm cho rằng, đạo đức tôn giáo không chứa đựng những yếu tố 
tích cực, tiến bộ, mà hoàn toàn đối lập với đạo đức trần thế, không thể áp dụng vào 
đời sống hiện thực. Quan điểm khác lại cho rằng, tôn giáo không có đạo đức riêng, 
đạo đức tôn giáo chỉ là sự vay mượn đạo đức chung của nhân loại và mỗi tôn giáo 
có thể nhấn mạnh điểm này hay điểm khác. Trước khi phân tích vai trò của đạo 
đức tôn giáo đối với đời sống xã hội, chúng tôi muốn đề cập đến một cách khái 
quát cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đạo đức tôn giáo. Theo chúng tôi, để khẳng 
định có hay không có đạo đức tôn giáo thì cần phải bắt đầu từ các luận điểm sau 
đây: 
Thứ nhất, cần bắt đầu từ luận điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về đặc điểm phản 
ánh của ý thức xã hội, nhất là sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội 
trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội. 
Khi chỉ ra nguyên lý về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, 
chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời cũng chỉ ra rằng, bản thân đời sống ý thức xã 
hội cũng có tính độc lập tương đối của nó. Trong quá trình phát triển, các hình thái 
ý thức xã hội có sự giao lưu, kế thừa và ảnh hưởng lẫn nhau. Như vậy, ý thức tôn 
giáo không bao giờ tồn tại một cách biệt lập với các hình thái ý thức khác, như đạo 
đức, thẩm mỹ, chính trị, pháp luật... Giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại và 
ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra sự phong phú của mỗi hình thái ý thức xã hội. Trong ý 
thức tôn giáo không thể không có những yếu tố của tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ, 
văn hóa... và trong điều kiện xã hội có giai cấp, nó còn có cả những yếu tố chính 
trị, đảng phái nữa. Tôn giáo không thể tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm 
trong lịch sử của các dân tộc khác nhau trên thế giới, nếu như bản chất của nó chỉ 
bao gồm những sai lầm, ảo tưởng và tiêu cực. Trong Phát hiện ấn Độ, J.Nehru đã 
viết: "Rõ ràng là tôn giáo đã đáp ứng một nhu cầu trong tính chất con người và đa 
số người trên thế giới đều không thể không có một dạng tín ngưỡng nào đó... Tôn 
giáo đã đưa ra một loại giá trị cho cuộc sống con người, mà dù một số chuẩn mực 
ngày nay không còn được áp dụng, thậm chí còn tai hại, nhưng những chuẩn mực 
khác vẫn còn là cơ sở cho tinh thần và đạo đức". 
Như vậy, có thể nói, trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội, giữa hình thái ý thức 
tôn giáo và hình thái ý thức đạo đức luôn có quan hệ tương tác, đan xen và thâm 
nhập lẫn nhau. Sự tác động biện chứng đó lại diễn ra trong tính quy định của điều 
kiện sinh họat vật chất xã hội, vì vậy, bản thân tôn giáo chứa đựng những nội dung 
đạo đức là điều có thể hiểu được. 
Với tư cách những thành tố tạo nên kiến trúc thượng tầng của xã hội, tôn giáo và 
đạo đức phản ánh tồn tại xã hội theo các cách khác nhau. Tôn giáo phản ánh một 
cách hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người, trong đó, cái hiện 
thực đã bị biến dạng cái tự nhiên đã trở thành cái siêu nhiên. Còn đạo đức phản 
ánh các mối quan hệ của con người với nhau và với xã hội, đó là những mối quan 
hệ hiện thực. 
Thứ hai, khi xem xét tôn giáo như một hình thái ý thúc xã hội độc lập với các hình 
thái ý thức khác, chúng ta thấy nó chứa đựng nội dung đạo đức (bao gồm giá trị, 
chuẩn mực, lý tưởng đạo đức...) thể hiện trong giáo lý tôn giáo. 
Bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức nhằm điều 
chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của các tín đồ. Đa số các tôn giáo đều tuyên bố về 
giá trị tối cao của 'các lực lượng siêu nhiên (Thượng đế, Chúa trời, Thần thánh) và 
mọi giá trị khác phải lấy đó làm chuẩn. Thực tế cho thấy, quan niệm đạo đức của 
hầu hết mọi tôn giáo, ngoài những giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng 
liêng, còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại, như sống 
hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác... 
Trong Khoa học và tôn giáo, Bertrand Russeli cho rằng, một tôn giáo lớn bao giờ 
cũng có hệ thống tín điều, hệ thống đạo đức và giáo hội. Người theo tôn giáo 
không phải sống thế nào cũng được, mà phải sống theo những khuôn phép đạo đức 
hợp với tín điều của tôn giáo mình, hành động không phải chỉ là thực hành một số 
hình thức nghi lễ, mà còn phải sống theo những quy tắc đạo đức nhất định. Vì vậy, 
đương nhiên, một số nội dung của đạo đức trở thành bộ phận cấu thành nội đung 
của tôn giáo. 
Vấn đề trung tâm của Phật giáo là “diệt khổ" để hướng đến giải thoát, chứng được 
Niết bàn. Muốn đạt được điều đó, con người không chỉ cần có niềm tin tôn giáo, 
mà còn cần cả sự phấn đấu nỗ lực của bản thân bằng cách thực hành một đời sông 
đạo đức. Từ đó, Phật giáo đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức rất cụ thể để con 
người tu tập, phấn đấu. Trong đó, phổ biến nhất là Ngũ giới (không sát sinh, 
không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu) và Thập thiện 
(ba điều thuộc về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, ba điều 
thuộc về ý thức: không tham lam, không thù hận, không si mê, bốn điều thuộc về 
khẩu: không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không ác khẩu). 
Những chuẩn mực này, nếu lược bỏ màu sắc mang tính chất tôn giáo sẽ là những 
nguyên tắc ứng xử phù hợp giữa người với người, rất có ích cho việc duy trì đạo 
đức xã hội. 
Trong đạo đức Kitô giáo, giới răn yêu thương được xem là nền tảng. Con người 
trước hết phải yêu Thiên Chúa rồi yêu thương đến bản thân mình. Đây là cơ sở để 
thực hiện tình yêu tha nhân. Kinh thánh khuyên con người phải yêu chồng vợ, cha 
mẹ, con cái, anh em, làng xóm, cộng đồng... Những điều mà Kinh thánh răn cấm 
cũng rất cụ thể: không giết người, không lấy của người, không nói sai sự thật, 
không ham muốn chồng hoặc vợ của người, không làm chứng giả để hại người... 
Ngoài ý nghĩa đức tin vào cái siêu nhiên (Thượng đế, Chúa), những chuẩn mực, 
quy phạm đạo đức ấy là những quy phạm đạo đức rất cụ thể hướng con người đến 
điều thiện, tránh xa điều ác. 
Phải nói rằng, tôn giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ thể của 
cuộc sống thế tục và ít nhiều mang giá trị có tính nhân văn. Trên thực tế, những 
giá trị, chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì 
đạo đức xã hội. Do vậy, có thể khẳng định rằng, "trong hệ thống những giá trị 
chuẩn mực tôn giáo, ngoài những điều khuyên răn cấm đoán tạo nên nội dung 
riêng của đạo đức tôn giáo, còn có những điều khuyên răn cấm đoán không hề có 
nội dung tôn giáo, mà là biểu hiện của các mối quan hệ thuần tuý trần thế”. 
Thứ ba, từ việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta có thể khẳng 
định rằng, khi bàn về tôn giáo, các nhà kinh điển đã đề cập đến vấn đề đạo đức tôn 
giáo, trong đó, các ông không chỉ phê phán mặt tiêu cực, mà còn chỉ ra một số ý 
nghĩa tích cực của đạo đức tôn giáo. 
Khi mới ra đời, hầu hết các tôn giáo đều phản ánh khát vọng tự do, bình đẳng của 
người lao động. C.Mác đã khẳng định: "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu 
hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện 
thực ấy". Con người bất lực, không kiếm tìm được hạnh phúc nơi trần thế và đành 
phải tìm hạnh phúc ấy nơi Thiên đường. Tôn giáo đã gieo vào họ mềm tin ở sự 
cứu vớt, giải thóat của các đấng siêu nhiên. Ph.Ăngghen đã nghiên cứu lịch sử tôn 
giáo, đặc biệt là lịch sử Thiên chúa giáo và chứng minh rằng, sự xuất hiện của tôn 
giáo này là phản ứng chống lại sự bất công và tàn bạo của chế độ nô lệ. Tương tự 
như vậy, Phật giáo nguyên thuỷ là khát vọng của quần chúng phản kháng lại sự 
phân chia đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội ấn Độ cổ đại. Thiên chúa giáo kêu gọi 
tình yêu thương giữa con người với con người, Phật giáo chủ trương bình đẳng, từ 
bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha. Ngoài ra, chúng ta còn có thể nêu lên những nét tích cực 
của nhiều tôn giáo khác, khi các tôn giáo này xây dựng mối quan hệ yêu thương 
giữa người với người, hướng con người vào những việc thiện, biết giữ gìn đạo đức 
và xa lánh những điều ác. 
Song, cũng phải thừa nhận rằng, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không đi sâu 
vào những vấn đề nói trên. Toàn bộ thời gian của các ông được dành cho việc 
nghiên cứu thững vấn đề cơ bản của cách mạng, những vấn đề gắn liền với sự 
nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế 
giới. 
Khi phân tích, đánh giá vai trò xã hội của tôn giáo, các nhà sáng lập chủ nghĩa 
Mác - Lênin luôn xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ 
nghĩa duy vật lịch sử, nhìn nhận vấn đề tôn giáo theo quan điểm lịch sử - cụ thể và 
gắn với thực tế sinh động của cuộc sống. Lênin thường nói đến những tác động 
tiêu cực của tôn giáo và giáo hội trong từng tình huống cụ thể, nhất là mưu toan 
lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động hòng bảo vệ chế độ bóc lột và đầu độc 
quần chúng bị áp bức. Chúng đã biến đạo đức tôn giáo thành bộ áo nguỵ trang cho 
lợi ích giai cấp. 
Điểm nổi bật trong học thuyết cửa chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo là, tôn giáo 
được xem xét gắn liền với thực tiễn đấu tranh giai cấp ở châu âu đương thời, phục 
vụ trực tiếp những yêu cầu cách mạng của giai cấp vô sản. Do hoàn cảnh lúc đó, 
các ông phải nói nhiều đến mặt tiêu cực của tôn giáo, mà chưa có điều kiện đi sâu 
nghiên cứu các khía cạnh văn hóa, tâm lý, tình cảm, đạo đức của tôn giáo. Tuy 
nhiên, phải thấy rằng, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã lưu ý đến 
khía cạnh tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, nhu cầu của sự phát triển 
xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định. Ph.Ăngghen viết: "Tôn giáo do con 
người tạo ra, bản thân những người nảy cảm thấy được nhu cầu cần phải có tôn 
giáo và họ hiểu được những nhu cầu cần có tôn giáo của quần chúng". 
Theo ông, sự xuất hiện của đạo Kitô ở La Mã cổ đại đã đáp ứng mong muốn được 
giải phóng của quần chúng nô lệ bị áp bức, nhưng họ lại không tìm được cách giải 
phóng trong hiện thực. C.Mác đã từng chỉ rõ rằng, chính sự không hoàn thiện của 
con người đã sản sinh ra một thế giới cần có tôn giáo và ngược lại, tôn giáo cũng 
đáp ứng những yêu cầu của con người trong các thế giới ấy. Khi bàn về thuyết tạo 
thần, Lênin cũng nhìn thấy tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, chỉ có 
điều là đứng trước kẻ thù đang ra sức đề cao nhu cầu tôn giáo để chống lại cách 
mạng, ông đã phê phán không thương tiếc những nhà văn tuyên truyền tạo thần và 
"nâng nhu cầu tôn giáo lên" . 
Về chính sách của Đảng Cộng sản đối với tôn giáo, Lênin luôn nhắc nhở rằng, 
không được đối xử với tôn giáo một cách thô bạo, không được công khai tuyên 
chiến với tôn giáo, cần phải gắn việc phê phán tôn giáo với vận động quần chúng, 
đưa họ tham gia vào các họat động thực tiễn nhằm xây dựng "thiên đường trên trái 
đất". 
Như vậy, có thể khẳng định rằng, có một đạo đức tôn giáo và đạo đức ấy mang 
tính đặc thù, đồng thời, có sự giao thoa giữa những giá trị đạo đức chung toàn 
nhân loại với đạo đức tôn giáo. Tuỳ theo hoàn cảnh ra đời và những điều kiện lịch 
sử cụ thể, tư tưởng đạo đức trong mỗi tôn giáo có những nét đặc thù riêng biệt. 
Ngoài mặt hạn chế, đạo đức tôn giáo cũng có một số giá trị nhất định trong đời 
sống xã hội, là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền đạo đức xã 
hội. 
Về những ảnh hưởng tích cực của đạo đức tôn giáo. 
Do tôn giáo có sự đồng hành lâu dài với con người trong lịch sử, nên có thể xem 
nó như một phần tài sản văn hóa của nhân loại. Trong quá trình phát triển, lan 
truyền trên bình điện thế giới, tôn giáo không chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin 
của con người, mà còn có vai trò chuyển tải, hoà nhập văn hóa và văn minh, góp 
phải duy trì đạo đức xã hội nơi trần thế. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống 
tinh thần của con người. Với tư cách một bộ phận của ý thức hệ, tôn giáo đã đem 
lại cho cộng đồng xã hội, cho mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc những biểu 
hiện độc đáo thể hiện trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các 
yếu tố văn hóa vật chất cũng như tinh thần. 
Điều dễ nhận thấy là, những hệ thống đạo đức của tôn giáo rất khác nhau về niềm 
tin, rất xa nhau về địa lý vẫn có một mẫu số chung là nội dung khuyên thiện. Điểm 
mạnh trong truyền thụ đạo đức tôn giáo là, ngoài những điều phù hợp với tình cảm 
đạo đức của nhân dân, nó được thực hiện thông qua tình cảm tín ngưỡng, mềm tin 
vào giáo lý. Do đó, tình cảm đạo đức tôn giáo được tín đồ tiếp thu, tạo thành đức 
tin thiêng liêng bên trong và chi phối hành vi ứng xử của họ trong các quan hệ 
cộng đồng. Họat động hướng thiện của con người được tôn giáo hóa sẽ trở nên 
mạnh mẽ hơn, nhiệt thành hơn. 
Là hình thức phản ánh đặc thù, phản ánh hư ảo thế giới hiện thực, tôn giáo đã góp 
phần chế ngự các hành vi phi đạo đức. Do tuân thủ những điều răn dạy về đạo đức 
của các tôn giáo, nhiều tín đồ đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho xã 
hội ngày càng thuần khiết. 
Đặc biệt, đạo đức tôn giáo được hình thành trên cơ sở niềm tin vào cái siêu nhiên 
(Thượng đế, Chúa, Thánh Ala) và sau này, Đức Phật cũng được thiêng hóa, nên 
các tín đồ thực hành đạo đức một cách rất tự nguyện, tự giác. Song, suy cho cùng, 
việc thực hiện những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức ấy cũng là để phục vụ cho 
mềm tin siêu nhiên. Sự đan xen giữa hy vọng và sợ hãi, giữa cái thực và cái thiêng 
đã mang lại cho tôn giáo khả năng thuyết phục tín đồ khá mạnh mẽ. Trên thực tế, 
chúng ta thấy nhiều người cung tiến rất nhiều tiền của vào việc xây dựng chùa 
chiền, làm từ thiện... vốn là những tín đồ tôn giáo. 
Đạo đức tôn giáo hướng con người đến những giá trị nhân bản, góp phần tích cực 
vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân. Bất kỳ tôn giáo nào cũng đề cập đến tình yêu. 
Tinh thần "từ bi" trong Phật giáo không chỉ hướng đến con người, mà còn đến cả 
muôn vật, cỏ cây Phật giáo kêu gọi lòng nhân đạo, yêu thương và bảo vệ sự sống. 
Đặc biệt, trong quan hệ giữa con người với con người, Phật giáo muốn tình yêu 
thương ấy phải biến thành hành động "bố thí", cứu giúp những người đau khổ 
hoặc "nhẫn nhục” để giữ gìn đoàn kết. 
Muốn giải thóat khỏi đau khổ, con người phải tự hoàn thiện đạo đức cá nhân, diệt 
trừ tham, sân, si, xoá bỏ vô minh, chặt đứt cây "nghiệp" để vượt qua biển khổ luân 
hồi. Đạo đức của Kitô giáo cũng đề cập đến tình yêu: yêu thương bản thân mình, 
yêu tha nhân và yêu thiên nhiên, trong đó, yêu tha nhân là trọng tâm của quan 
niệm đạo đức về tình yêu. Những chuẩn mực của đạo đức Kitô giáo giúp con 
người hoàn thiện đạo đức cá nhân trong quan hệ với cộng đồng. Tình yêu tha nhân 
ở đây không đơn thuần là tình yêu trong tâm tưởng mà được cụ thể hóa: cho kẻ đói 
ăn, cho kẻ rách mặc, chăm sóc người ốm đau, bệnh họan, khuyên can người lầm 
lỗi... Tóm lại, đây là những hành vi đạo đức rất cụ thể, rất thiết thực khi trong xã 
hội còn nhiều cảnh khổ cần được cứu vớt, giúp đỡ. 
Tuy nhiên, tình yêu, lòng từ bi mà đạo đức tôn giáo đề cập đến còn chung chung, 
trừu tượng. Các tôn giáo đều muốn san bằng mọi bất công, mâu thuẫn trong xã hội 
bằng đạo đức. ý tưởng đó dù tất đẹp, nhưng khó có thể hiện thực hóa trong cuộc 
sống trần thế. Song, có thể nói, việc hoàn thiện đạo đức cá nhân mà đạo đức tôn 
giáo đề ra nhằm hướng đến mục đích siêu nhiên, hướng đến chốn Thiên đường của 
Chúa hay cõi Niết bàn của Phật, dẫu sao vẫn có những tác động tích cực đến đạo 
đức cá nhân và xã hội. 
Về những ảnh hương tiêu cực của đạo đức tôn giáo. 
Về bản chất, chúng ta không thể quên rằng, thế giới quan tôn giáo là thế giới quan 
tiêu cực. Một khi đã thâm nhập vào ý thức con người (các tín đồ, các giáo dân và 
quần chúng chịu ảnh hưởng của tôn giáo), nó sẽ làm cho con người lãng quên hiện 
thực, đặt tất cả tinh thần, tâm tưởng vào thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị 
đích thực. Chức năng thế giới quan của tôn giáo dẫn dắt các tín đồ theo một triết lý 
sống không hành động, không đấu tranh trong thực tại, lấy tu dưỡng tâm tính làm 
điều cốt yếu để mau chóng được giải thoát ở bên ngoài thực tại, nơi Thiên đường 
của Chúa hay Niết bàn của Phật. Theo cách nhìn của tôn giáo, cuộc đời là nơi đầy 
những cám dỗ, lành ít, dữ nhiều, đầy những cạm bẫy, những cái ác, những sự ô uế, 
vẩn đục làm vấy bẩn linh hồn. Muốn sớm được đến gần Chúa và trở về nơi nước 
Chúa, các con chiên phải tránh xa qủy dữ. 
Muốn chứng được Niết bàn (đạt đến giải thoát), các tín đồ phật tử phải từ bỏ mọi 
ham muốn dục vọng, diệt trừ tham, sân, si. Tất cả những quan niệm, những triết lý 
sống đó cho thấy mặt tiêu cực của thế giới quan tôn giáo. 
Hạnh phúc trong đạo đức tôn giáo là hạnh phúc hư ảo. Tôn giáo không đề cao 
cuộc sống trần gian. Mặt khác, nó khuyên con người nhẫn nhục trước tình cảnh nô 
lệ, biết sợ hãi trước sức mạnh siêu nhiên. Chính vì vậy, tôn giáo trở thành công cụ 
phục vụ đắc lực cho lợi ích của giai cấp thống trị (dù rằng, lúc đầu tôn giáo không 
phải là của giai cấp thống trị). Tôn giáo làm cho nhân dân đắm chìm vào đam mê, 
làm tê liệt ý chí đấu tranh giai cấp. C.Mác gọi "tôn giáo là thuốc phiện của nhân 
dân là theo nghĩa đó và cũng vì vậy, đạo đức tôn giáo đối lập với đạo đức chân 
chính. 
Về mặt nào đó, đạo đức tôn giáo đã tạo cho con người thế giới quan và nhân sinh 
quan sai lệch, làm hạn chế tính tích cực, chủ động và sáng tạo của con người. Đạo 
đức tôn giáo hướng con người tới khát vọng hạnh phúc, song đó là thứ hạnh phúc 
hư ảo, hão huyền. Tinh thần nhẫn nhục mà các tôn giáo đề ra thể hiện thái độ cực 
đoan, thủ tiêu đấu tranh. Nó tạo cho các tín đồ thái độ bàng quan trước thế giới 
hiện thực, bằng lòng với số phận. không tích cực đấu tranh chống lại những cái 
xấu, cái ác, an ủi và ru ngủ con người trong niềm tin rằng kẻ gây tội ác sẽ phải 
chịu "quả báo" hoặc bị trừng trị ở kiếp sau. Chính tâm lý đó đã ngăn cản con 
người đi đến hạnh phúc thực sự của mình nơi trần thế. 
Thêm nữa, đạo đức tôn giáo quá chú trọng đến việc hoàn thiện đạo đức cá nhân 
nhưng lại bỏ quên các mối quan hệ xã hội của con người. Với tính cách một hình 
thái ý thức xã hội, đạo đức cũng phản ánh tồn tại xã hội, cũng có quá trình phát 
sinh, phát triển và biến đổi cùng với điều kiện sinh sống của con người. Do vậy, 
muốn hoàn thiện đạo đức cá nhân, không thể tách nó khỏi những điều kiện sinh 
họat vật chất cùng các quan hệ xã hội khác của con người. 
C. Mác đã khẳng định rằng, "bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã 
hội" và nhân cách con người cũng chỉ có thể được hoàn thiện trong các mối quan 
hệ xã hội mà thôi. 
Như trên đã phân tích, đạo đức tôn giáo có nhiều điểm tích cực, phù hợp với xã 
hội ta hiện nay. Song, cũng sẽ là không khoa học, nếu chúng ta tuyệt đối hóa đạo 
đức tôn giáo, thổi phồng vai trò của nó. Ph.Ăngghen từng khẳng định rằng, ngay 
cả một số yếu tố tiến bộ của đạo đức tôn giáo cũng chỉ giống với đạo đức mới của 
chúng ta về mặt hình thức mà thôi. Vì vậy, mặc dù tôn giáo "là sự phản kháng 
chống lại sự nghèo nàn của hiện thực" nhưng rất cuộc nó vẫn chỉ là một sự phản 
kháng mang tính tiêu cực, thụ động của con người mà thôi. 
Có thể nói, trong điều kiện hiện nay, việc phân tích vai trò của đạo đức tôn giáo để 
khẳng định một cách khách quan, khoa học những đóng góp, đồng thời chỉ ra 
những ảnh hưởng tiêu che của nó trong đời sống xã hội là điều cần thiết. Chúng ta 
hy vọng rằng, những giá trị nhân văn, hướng thiện, những chuẩn mực đạo đức tiến 
bộ trong tôn giáo sẽ giúp phần làm phong phú hệ giá trị đạo đức của dân tộc và 
hữu ích trong công cuộc xây dựng xã hội mới. 

File đính kèm:

  • pdfve_vai_tro_cua_dao_duc_ton_giao_trong_doi_song_xa_hoi.pdf