Đại Nam thực lục tiền biên

Tóm tắt Đại Nam thực lục tiền biên: ...Đồ Sơn, tỉnh hải Dương. 14/ Cửa huyện Nghiêu phong lập sở tuần lấy thuế 10 năm. Sau sẽ trả lại. Trang 301: Kịp khi 2 viên ấy đến Gia Định, bèn đem đất 3 tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà nhường cho Tây Dương, tỉnh lại nhận số bồi quân phí đến 400 vạn đồng (ước tính đến 280 vạn lạng bạc) l...liều binh (1600 người). Đánh tan hết bọn giặc. Trang 220: Huyện nha Thanh Hà, tỉnh Hải Dương bị giặc đốt mất giấy tờ sổ sách, án kiện. Đại nam thực lục tiền biên 37 Trang 231: Thuyền giặc thuộc hạt Quảng Yên, hơn 90 thuyền, 1300 giặc, hiếp đánh phủ lỵ Nam Sách tỉnh Hải Dương, nhiếp li...t đến Lạng sợn. Trang 62: Bắc Kỳ bị bão to thiệt hại nhiều ở các tỉnh, Nam Định Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, Sơn Tây, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Yên,...nhà bị đổ nát, người chết đuối. Trang 66: Người buôn nước Tây (lũ Cô, Ra, Tinh, 3 người) theo đường Hưng Hoá đi Vân Nam, đến đồn Lũng ...

pdf74 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đại Nam thực lục tiền biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các sông Nghĩa trụ, sông Lục đầu và sông Thiên đức, 
Nguyệt đức. Đạo đường bộ thì do các phủ huyện Siêu lại, Quế dương, Gia 
lâm, Thuận thành. Các thuyền lớn nhỏ hơn 40 chiếc, ngựa 200 con, quân 6, 7 
nghìn người. 
Trang 96: Lệ cũ cử 1 cử nhân thì lấy trúng 2 tú tài, nay lấy 3 tú tài. 
Đại nam thực lục tiền biên 
 61 
 Trang 105: Nguyễn Thiện Thuật, nguyên tán tương quân thứ Sơn Tây 
đều trì liệt đi mất. 
 Trang 113: Toàn quyền đại thần Pháp là Ba Đức Na (một tên Ba tờ nô, 
giám đốc Lê na lại đính ước mới gồm 19 khoản (ghi từ trang 115 đến 119) 
thay thế cho tờ ước ký ngày 23 tháng 11, ngày 30 tháng 8, và ngày 15 tháng 
3 năm 1789. Tờ ước này lập ở Kinh đô ngày 13 tháng 5. Năm Kiến Phúc thứ 
I, tức ngày 6-6-1884. Hôm ấy tức thì hội đồng đem ấn cũ của nhà Thanh 
phong cho phá đi để đúc lại. 
 Trang 126: Thi điện. Cho 3 tên bọn Nguyễn Đức Quý được đỗ xuất 
thân và đồng xuất thân có sai bậc là: 
 Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân là Nguyễn Đức Quý (người Hoành sơn, 
Nghệ An) đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân là Dương Thúc Cáp ( người 
Quỳnh Đôi, Nghệ An) Nguyễn Thích (người Chiên Đàn, quảng Nam). 4 phó 
bảng là: Nguyễn Phu (người Mỹ Xuyên, Quảng Nam). Nguyễn Âu Chuyên 
(người Nam Định, Hành Thiện) Phan Xuân Quan (người Phù Việt, Hà tĩnh). 
Trần Khánh Hội (người Phong Lộc, Quảng Bình). 
 Trang 130: Quan thươngj thư Pháp đóng ở Hà Nội là Ba Rô cùng với 
quyền tổng đốc là Nguyễn Hữu Độ bàn chọn tướng sĩ sung bổ làm thương 
biện, bang biện ở các phủ huyện ở Bắc Ninh, Thái Nguyên và phái đi thừa 
biện ở Hưng Yên. 
 Công sứ đóng ở Hải Dương bàn trích 600 tên lính tỉnh giao cho sứ ấy 
chi lương huấn luyện...Lãnh tổng đốc là Hà Văn quang. 
 Trang 131: Khôi phục cho Nguyễn Trọng Hợp làm Hồng lô tự thiếu 
khanh quyền thự lý tổng đốc Sơn, Hưng, Tuyên. 
 Trang 151: Ngày mồng 10 tháng 5 nhâm ngọ, bệnh kịch, giờ ngọ 
hôm ấy mà mất ở chính tẩm điện Kiến Thành. (Vua Kiến Phúc mất tháng 5 
giáp thìn). 
Đại nam thực lục tiền biên 
 62 
 Trang 154: Ngày 11, tháng 6, mùa hạ năm Kiến Phúc thứ I. (1884). 
Quần thần rước tự quận (Hàm Nghi) đến điện Cần chính nhận truyền quốc 
bảo tỷ và áo bào muôn năm nối ngôi... Ngày 12 tự quận lên ngôi ở điện Thái 
hoà, lấy sang năm là ất dậu (1885) làm Hàm Nghi thứ I. 
 Trang 159: Hà Nội, Mỹ Đức hai hạt giặc cướp nổi nhiều. Tri phủ, phủ 
ứng hoà là Cao Xuân Dục đánh dẹp đắc lực, làm việc mạnh giỏi...đổi lãnh án 
sát tỉnh Hà Nội, hiệp cùng thị giáng sung bang biện là Hoành Cao Khải 
(nguyên là tri huyện, huyện Thọ Xương, viên ấy nhiều lần bàn với quan Pháp 
dẹp bặt các giặc, rất được việc). 
 Trang 173: Giáp thân, năm Kiến Phúc thứ I (1884) tháng 9, mùa thu 
Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết đòi để vua mới nối ngôi là Thuỵ Quốc 
Công (Dụ Đức) xuống ngục... bí mật sai không cho Tự quân ăn uống. Đến 
ngày mồng 6 tháng ấy thì Tự quân chết ở ngực. 
 Trang 174: ân khoa thi hương... (nguyên ngạch trường Hà Nội cử 
nhân 25, tú tài 75, trường Nam Định cử nhân cộng 50 tên, tú tài cộng 150 
tên, ấy là đã tăng thêm 4 tên, đình duyệt lại tăng thêm 2 người đỗ cử nhân, 3 
người đỗ tú tài. Cộng thêm 9 tên: 1 cử nhân, 3 tú tài.. 
 1885- ất dậu Hàm Nghi I. Tập XXXVI. 
 Trang 195: Lãnh Hải an tổng đốc là Hà Văn Quang thăng thự tổng 
đốc. .. Thự Hưng Yên tuần phủ là Đinh Nho Quang đều thực thụ tuần phủ. 
 Trang 200: Quân Pháp phá gác Đông Nam thành tỉnh Hải Dương, (5, 
6 trượng) đắp thêm thành gạch (vuông 7 mẫu) dựng trại lính và cho thêm 2 
chiếc tàu thuỷ, cho 5, 6 ngàn lính ả Rập, 300 con ngựa chia đánh tỉnh ấy và 
ở đồn Hải phòng. 
 Trang 209: Phái viên Pháp bắt thự tổng đốc Hải An lũ Hà Văn Quan, 
vây dinh tổng đốc và nơi ở của lãnh binh, soát lấy giấy tờ và kiếm ấn quan 
Đại nam thực lục tiền biên 
 63 
phòng, các dấu đề ký và vàng bạc ở kho tỉnh ấy...Rồi đem Hà Văn Quan 
xuống thuyền chèo về Gia Định. 
 Trang 219: Ngày ất mão, kinh thành có việc. Tôn Thất Thuyết kèm 
vua vâng mệnh ba cung, ngự chạy ra miền Bắc. 
 Trang 247: Đô thống Pháp là Cô ra xi bắt thái phó Cần chính điện đại 
học sĩ lãnh lại bị thương. Thự kiêm sung cơ mật viên đại thần Kỳ vĩ quận 
công là Nguyễn Văn Tường xuống tàu thuỷ chạy đi Gia Định. 
 Trang 248: Chỉ dụ, chuẩn cho các tỉnh Nam Bắc, dùng quân Pháp 
chữa phái trấn giữ...Ngày 22 tháng 5 năm nay, nghịch thần là Thuyết làm 
còn hỏng việc... y ép mà đi nơi khác, đã hơn 2 tháng nay, đã nhiều lần phái 
đi đón rước rồi, mà không có trữ gì...Nay tiếp triều đình lại pháp điện báo 
rằng: Cần có vua chúa, mới trả thành thị...Xin rước lập con thứ hai của Dực 
tông, Anh Hoàng đế là Kiên Giang quận công úng kỵ làm tri hoàng đế để nối 
ngôi chính...lấy ngày mồng 6 tháng này (tháng 8) kính rước vào thành, ngày 
11 làm lễ tấn quang) (Đồng Khánh). 
 (Cuối tập XXXVI có sách dẫn). 
Đại Nam thực lục chính biên 
Tập XXXVII: Đệ lục kỷ-đời thứ 6-1885-1886. 
 1885-Hàm Nghi- ất Dậu. tập XXXVII. 
 Quyển I- 
 Trang 27: Thị giang ưng bang biện Hà Nội là Hoàng Cao Khải thăng 
thự Quang lộc tự thiếu khanh, lãnh bố chính sứ, quyền sung tuần phủ Hưng 
yên. 
 Trang 52: Lệ Tiến Thôn từng làm tuần phủ Hải Dương, giao nhập rất 
quen nên cho viên ấy quyền lãnh tổng đốc tỉnh ấy. 
Đại nam thực lục tiền biên 
 64 
 Trang 54: Bè lũ bọn giặc Sậy (tục gọi Bãi Sậy, ở giáp giới tỉnh Hưng 
yên Bắc Ninh, các đồ đệ giặc phần nhiều tụ họp ở đấy) họp với cai tên Phạm 
trốn ở hạt Thanh trì, Thanh Oai, ứng Hoà, Thường Tín coi đan binh dũng đi 
dẹp, thất cơ phải lui. Giặc nhân đó đốt phá phủ Thường Tín, Viên tổng đốc 
tức thì rút Hữu tín về...uỷ quan tuần phủ là Cao Xuân Dục đến chặn 
đánh...Bấy giờ có bọn giặc Sậy tiếp tục sang sông ngay, đi đánh chiếm thành 
của 3 huyện Thanh Trì, Phú Xuyên, Thanh Oai, các huyện viên đều đi trốn 
cả. Xuân Dục lập tức thân hành đốc suất các toán quân lần lượt giao chiến, 
bọn giặc thua trốn... 
 Trang 56: Chuẩn cho lấy ngày mồng 1 tháng 10 năm nay (tức 1884) 
trở về sau làm năm Đồng Khánh ất dậu (1885) (trước vẫn dùng niên hiệu 
Hàm Nghi). 
Đồng Khánh năm I. 
 1885.- ất dậu. 
 Trang 75: Chế hiệu cờ bảo hộ (cờ chia làm 4 phần: 3 phần dùng sắc 
vàng, một phần phía trên ở chỗ gần trục, chỗ một trân trục 1 phần 3 dùng sắc 
xanh, trắng, đỏ). 
 Trang 99: Quyền kinh lược sứ Bắc Kỳ là Nguyễn Trọng Hợp dâng sớ 
đem các xã, thôn (2 xã Kim bí, Vàng Trưng ở Sơn Tây, xã Cập Nhất ở Hải 
Dương, xã Thanh Nga ở Hưng yên) không chịu cho giặc ức hiếp và chống cự, 
đánh bắt đắc lực...thưởng mỗi xã 1 biển ngạch "Nghĩa dân". 
 Trang 125: Tỉnh Hải Dương, từ khi trong kinh có loạn, bọn giặc 
hoành hành. Phủ, huyện hoặc bị chúng yêu sách bức bách (Mỹ Hào, Cẩm 
Giàng) hoặc bị chúng đánh đuổi (Bình Giang) hoặc bị chúng bắt đi, còn thì 
chúng kế tiếp nhau không giữ được. Nguyễn Tán Tường là Nguyễn Thiện lấy 
tướng là sướng suất làm việc nghĩa, tự thực bắt binh lương, thân, binh, lại ở 
tỉnh , đều bị chúng bức bách, quay về thì đường xá không thông, 4 hạng dân 
Đại nam thực lục tiền biên 
 65 
đều phải bỏ nghiệp. Tháng 9 năm ngoái tàu binh của Pháp chạy đến, tổng 
đốc là Nguyễn Thành ý phái thuộc viên hướng dẫn lần lượt đánh giết các 
phủ huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Thanh Hà, Gia Lộc được yên. Duy các 
hạt: Kinh Môn, Nam Sách, Ninh Giang, Đông Triều thì giặc chưa dẹp được. 
 Trang 130: Tuần phủ Hưng Yên là Hoàng Cao Khải tâu nói: 1 đoạn 
đê công xã Diên An huyện Kim Động hạt ấy, thế nước chảy sói vào mạnh, 
nên ở bên trong phải đắp riêng một con đê mới. 
 Trang 165: Quyền kinh lược Bắc Kỳ là Nguyễn Trọng Hợp đem tính 
thế toàn kỳ tư viên nói: vào khoảng tháng 8, 9 năm ngoái, các hạt Hưng Yên, 
Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội nhiều nơi có rối loạn. Quan Pháp lần lượt tiến 
công đến đánh, bắt đầu hạ được đồn Thanh Mai ở Sơn Tây, đến Địch Châu ở 
Hưng yên (có tên gọi là Lư Châu) và các hạt Thuận Thành tỉnh Bắc, Bình 
Giang tỉnh Đông, bỗng gặp các phủ: Thường Tín ứng Hoà thuộc Hà Nội, 
Kiến Xương, Thái Bình thuộc Nam Định cũng đồng thời kế tiếp nối lên, quân 
Pháp liền chia ra dàn đông để dẹp, nha ấy cùng đi hiền dụ, ngăn dẹp khắp 
hạt, các quan tỉnh Hải dương, Hưng yên, Nam định, Hà nội cùng đi với quan 
quân Pháp sự thẩm Pháp có khi cũng cùng với quan 5 khoanh tiến đến các 
hạt: Đông Ngàn, Đông Khê, Kim Huy, An Lãng, Bình Xuyên đánh bắt, đi 
đến đâu bọn giặc chạy trốn đến đấy... hiện đều hơi yên. Duy có phủ Kiến 
Thuỵ, Kinh Môn, Nam Sách ở tỉnh Đông, Yên Thế, Hữu Lũng ở Bắc, gián 
hoặc còn tụ tập, còn như giặc Khách thì đều trốn đến thượng du. 
 Trang 147: Đặc thần nước Pháp là Pôn be sang làm toàn quyền đại 
thần...Vua bèn chuẩn cho Pôn toàn quyền làm Hàn lâm viên trực học sĩ và ấn 
sĩ trong Nam là Trương Vĩnh Ký ( người Gia Định đi theo toàn quyền đến) 
làm hàn lâm viện thị giảng học sĩ. 
 Trang 150: Đổi tên 3 huyện: Đường Hào, Đường An, Thuỷ Đường ở 
Hải Dương... (Các huyện ấy cũng âm với chữ huý, đổi là Mỹ hào, Nàng An, 
Thuỷ Nguyên). 
Đại nam thực lục tiền biên 
 66 
 Trang 151: Tập cục Đại Nam công báo...do sứ quán kiêm giữ, cứ 10 
ngày hợp 1 tờ. 
 Trang 168: Nguyên tham tri lãnh tổng đốc Hải Dương, Quảng Yên là 
Hà Văn Quang, tuần phủ Hải Dương là Nguyễn Văn Phong; thị lang lĩnh 
tuần phủ Quảng Yên là Hoàng Vỹ, năm Tự Đức thứ 36 (1883) bị quân đại 
Pháp ngờ bắt đem đi nơi khác. 
 Trang 199: Tổng đốc Hải yên Nguyễn Thành ý vì có bệnh xin về 
hưu...cho bố chánh sứ Hải Dương là Nguyễn Khắp Vỹ thông thự tuần phủ, 
giúp việc tổng đốc Hải Yên. 
 Trang 215: Toàn quyền Pháp đại thần ở Bắc Kỳ là Pôn Be chết thống 
sứ Vy ân quyền làm công việc toàn quyền. 
 Trang 226: Tuần phủ Hưng Yên là Hoàng Cao Khải làm sớ đem việc 
tháng 9, 10, 11 năm trước. từng đem quan quân và các người lệ phái nô dũng, 
hợp cùng quân Pháp đánh dẹp giặc Bãi Sậy đều được thắng trận, cùng tháng 
giêng năm nay, viên tuần phủ trước là Đinh Nho Quang, bàn uỷ phó lãnh 
binh là Vũ Văn Mân coi quan quân đánh dẹp ở hạt huyện An Thi có công, và 
các tháng 3, 7, 8, 12 về Kiến Phúc năm đầu; các tháng 8, 9, 10 năm trước, 
mấy lần bọn giặc kéo đến quấy, cướp các hạt...đã theo quan cự chiến đắc 
lực... 
 Các thôn đắc lực (Hưng Nhân, Sài Quất, Lai Hạ, Trương Xá, Liễn 
Cốc) cùng đều có biển ngạch để khuyến khích. 
 Trang 235: Tuần phủ Hưng Yên là Hòng Cao Khải làm sớ đem 
những việc: Tháng 2 năm ngoái viên tuần phủ ấy sung làm bang tá Hà Nội, 
coi đem binh, voi, mang theo bang tá phủ Thường Tín là Nguyễn Chén đến 
đánh dẹp bọn giặc ở hạt Kim Động, thắng trận và các tháng 3, 5, 6, 7 năm 
nay bang tá huyện Tiên lữ là Lương Văn Trực linh mục là Phạm Tuyên thuộc 
hạt ấy, họp lại đem quân lính, hiệp cùng thâm hào tổng lý canh giữ nhà và 
làng, không bị giặc phá hại, phân biệt nghị thưởng tâu lên. 
Đại nam thực lục tiền biên 
 67 
 Trang 241: Cho thự tuần phủ Hưng Yên là Hoàng Cao Khải được 
thực thụ và gia hàm thự lý tổng đốc, nhưng lãnh tuần phủ, kiêm tiễu phủ sứ ở 
ba tỉnh: Hải Dương, Bắc Ninh và Hưng Yên. Bấy giờ bọn giặc rừng bãi sậy 
hãy còn lan tràn liên kết, quấy nhiễu bừa bãi 2 hạt Hải dương và Bắc Ninh. 
 Trang 243: Quan quân Pháp đóng ở Thanh Hoá, đánh phá ở Ba Đình 
(ba thôn Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê thuộc huyện Nga Sơn, đình làm 
liền nhau nên gọi là Ba Đình) đi đến san phẳng đồn ấy. 
 Trang 149: Phủ thần tỉnh Hưng Yên là Hoàng Cao Khải đem hiện tại 
tình hình dẹp giặc, tư vào viện nói: tháng chạp năm trước đi đến các hạt có 
giặc đánh dẹp, lần lượt thắng 7 trận, bắt sống được nhiều cừ, mục của giặc 
(cừ 10 tên, mục 12 tên). Hiện nay các phủ huyện ở hạt Bắc (Thuận Thành, 
Văn Giang, Gia Lâm, Lương Tài và Gia Bình) đều đã yên ổn, duy một hạt 
tỉnh Đông hãy còn giặc ương ngạnh- Những phủ huyện: Gia Lộc, Thanh Hà 
và Ninh Giang. 
 Trang 250: Công sứ Nam Định cai quản cả Ninh Bình. Công sứ Hà 
Nội cai quản cả Hưng Yên. 
 Trang 251: Những tỉnh Bắc Ninh, Thanh Hoá, Hải Dương bị tai nạn 
dịch lệ. 
 Phủ thần tỉnh Hưng yên là Hoàng Cao Khải tâu nói: "huyện Đông An 
hạt tỉnh ấy vốn là ruộng đồng màu mỡ, mấy năm nay giặc giã quấy nhiễu, 
dân ly tán, ruộng đồng bỏ hoang, bàn uỷ cho bang tá hàm tri huyện Đặng 
Đình Trâm đến đấy xem địa thế, chia đặt đồn, quan tỉnh ấy thay nhau đến 
khuyên bảo đốc thúc, đã tự đến và chiêu mộ, lập thành được 22 ấp (mỗi ấp 7, 
8 nhà đến 30, 40 nhà) ruộng hơn 700 mẫu. 
 Trang 271: Lập trường học chữ và tiếng nước đại Pháp. Diệp Văn 
Cương sung trưởng giáo, Nguyễn Hữu Mẫn làm trợ giáo. 
Đại nam thực lục tiền biên 
 68 
Đại nam thực lục chính biên 
 Tập XXXVIII. Đệ lục kỷ, đời thứ 6. Đồng Khanh năm thứ 2, 3. 
1877-1883. 
 1877- Đinh Hợi. 
 Quyển VIII- Đinh Hợi-Đồng Khánh năm thứ 2-1887. 
 Trang 20: Nước đại Pháp sai viên Khâm sai sứ cũ đóng ở nước Thanh 
là Công Tăng sang làm chánh, toàn quyền trước là Bi U về nước. 
 Trang 34: Mới đặt nha Hải phòng ở Hải dương, trích phủ Kiến thuỵ 
(hai huyện Nghi dương, An lão) huyện An dương và 2 tổng, huyện Kim 
thành (Dan kiên, Du viên) cùng 4 xã huyện Thuỷ nguyên (Tả quan, Lỗi 
dương, Lâm đồng, Bình đông) tỉnh Hải Dương vào nha ấy, đặt ra quan lại 
(chánh phó sứ và đề đốc đều 1 người. Kinh lịch 1 người, bát, cửu phân đều 2 
người, thư lại 6 người hành nhân 1 người), cho Quang lộc tự Khanh lãnh bố 
chính sứ Hà Nội là Cao Xuân Dục, thăng thự thị lang, sung Hải Phòng sứ; 
trước tá sung bang tá Sơn tây là Nguyễn Văn tân, thăng thụ Hồng Lô tự thiếu 
Khanh, sung phó sứ, lãnh binh gia hàm đề đốc là Nguyễn Viết Vinh, sung 
lãnh đề đốc. 
 Quyển IX. Mậu Tí. Đồng Khánh năm thứ 3-1888. 
 1888-Mậu Tí. 
 Trang 48: Cho nha Hải Phòng tỉnh Hải Dương, chiếu lệ các tỉnh đạo, 
mộ đặt đội tuần thành (lính 50 người, đặt suất đội, đội trưởng thư lại, theo 
như lệ), đó là theo lời xin của quan phòng sứ Cao Xuân Dục. 
 Trang 102: Quyền toàn quyền là Bô Di về nước, Nguyễn Thượng tư 
là Ba tô sang quyền thay. 
 Trang 107: Cho thự lý hàm tổng đốc, lãnh Hưng yên tuần phủ là 
Hoàng Cao Khải, thăng thự tổng đốc 2 tỉnh Hải Dương, Quảng Yên. Nguyên 
tham tri bộ hộ là Trần Hữu Huệ thăng thự tổng đốc Sơn Tây, Hưng Yên, 
Đại nam thực lục tiền biên 
 69 
Tuyên Quang... Quang lặc trị khanh là Phạm Ngọc Côn thăng thự thị lang, 
lãnh tuần phủ Hưng yên. 
 Trang 133: Xuống dụ chuẩn cho nhượng giao các xứ Hà Nội, Hải 
Dương và Quảng Nam (mặt phố Hà Nội, Hải Phòng, ở Hải Dương và Đà 
nẵng ở Quảng Nam) đều do viên toàn quyền kinh doanh, khai thương. 
 Trang 140: Viên quan đồn người Pháp đóng ở Quảng Bình, đi đem 
vua Hàm nghi về cửa Thuận an, nhân đáp tầu thuỷ đem đến ở đất Anh-xa nhị 
(gần địa giới nước Pháp). Trước đây Trưng Quang Ngọc và Nguyễn Định 
Tình, tới đồn Pháp đầu thú, xin đón xuất để về, quan Pháp bèn cùng đi đến 
xã Thắng Cục (thuộc thương nguyên Tuyên Hoá) bấy giờ vua Hàm Nghi 
cùng ở với hai người, đương gối đầu vào gươm ngủ say, nghe quan Pháp chợt 
đến, sợ hãi dậy chống cự, quan pháp nắm tay vua, Lê Hợp con của thuyết 
tung gươm, một là muốn đâm quan Pháp. một là muốn đâm xuất để, không 
cho sống để về, viên quan Pháp liền giết chết ngay, đưa xuất để về tỉnh. 
(Xuất để không chịu nhận là thực, quan tỉnh Quảng Bình hỏi ra mới biết viên 
huyện Tuyên Hoá là Nguyễn Nhuận, năm trước Nhuận từng sung chức Dực 
thiện sai viên ấy đến xem, bảo quả là đính thực.) 
 Trang 152: Lê Đính làm tổng đốc Hà Nội, Hưng yên. 
 Trang 155: thưởng cho Trương Quang Ngọc làm lãnh binh tỉnh 
Khánh Hoà. 
 Trang 157: Ngày hai mươi nhăm, là ngày Nhâm Dần, bệnh lại nguy 
kịch, ngày giáp thìn, giờ giáp tuất, mất ở chính điện căn thành, (Đồng 
Khánh) thọ 25 tuổi, con trai. Con cái 9 người (Hoàng tử 6, hoàng nữ 3). 
Trọn bộ 
Cuối tập XXXVIII có 2 phần quan trọng 
 1- Sách dẫn từ trang 159 đến trang 214. Tân riêng từ tập XXXVII đến 
tập XXXVIII. 
Đại nam thực lục tiền biên 
 70 
 2- Sự kiện và tư liệu trong toàn bộ từ tập I đến tập 38. Trang 215 đến 
trang 381. 
 Trang 245: Những vấn đề chung: (Trích ở phần tư liệu). 
 Chia Bắc thành làm 23 phủ, 100 huyện, 848 tổng, 6280 xã, thôn, 
phường, vạn trại, sách: số đinh thực nạp là 193.389 người. 
Số liệu đinh điền cả nước (năm 1819-Kỷ Mão-Gia Long 18) 
Địa phương (trấn) Đinh (Người) Điền thổ (mẫu) 
1. Quảng đức 34.000 74.000 
2. Quảng bình 13.500 36.100 
3. Quảng trị 17.200 56.500 
4. Quảng nam 36.900 137.100 
5. Quảng ngãi 15.400 60.000 
6. Bình định 33.300 85.900 
7. Phú yên 5.000 46.900 
8. Bình hoà 5.000 12.800 
9. Bình thuận 9.200 2.600* 
10. Phiên an 28.200 1.090* 
11. Biên hoà 10.600 2.800* 
12. Định tường 19.800 7.000 
13. Vĩnh thành 37.000 9.900 
14. Hà tiên 1.500 60 
15. Nghệ an 115.400 413.500 
16. Thanh hoá 40.300 323.200 
17. Thanh bình 9.100 120.800 
18. Hoài đức 5.100 5.300 
19. Hải dương 23.900 535.500 
20. Kinh bắc 43.900 595.500 
Đại nam thực lục tiền biên 
 71 
21. Sơn nam hạ 38.700 515.300 
22. Sơn tây 35.400 475.800 
23. Hưng hoá 6.500 11.300 
24. Tuyên quang 3.800 31.400 
25. Yên quảng 2.100 17.900 
26. Lạng sơn 5.300 6.700 
27. Cao bằng 81.000 36.600 
28. Thái nguyên 6.700 57.900 
*- Sở và khoảnh 
Tập VI. Trang 196-197 trích ở trang 17. 
 Trang 248: thống kê hộ khẩu cả nước có 719.510 đinh, gồm: 
Thừa thiên 37.083 Quảng nam 44.587 
Quảng bình 14.534 Quảng trị 19.189 
Gia định (5 trấn) 118.790 Bến thành (11 trấn) 248.302 
Thanh hoa 44.482 Bình định 39.965 
Quảng ngãi 18.828 Nghệ an 80.287 
Phú yên 5.693 Bình hoà 5.525 
Bình thuận 9.592 Ninh bình 12.788 
Tân cương 22.475 
Tập IX. 
Trang 243. Kỷ Sửu. Minh Mệnh thứ 9. Năm 1829, trích trang 36. 
 1831-Tân Mão minh mệnh 12. 
 Trang 247: Chia tỉnh từ Quảng trị ra Bắc. Tập X, trang 355-380. 
 1- Quảng bình: 1 phủ, 4 huyện. 
 2- Quảng trị: 3 phủ, 3 huyện, 10 châu. 
 3- Nghệ an: 9 phủ, 29 huyện. 
Đại nam thực lục tiền biên 
 72 
 4- Hà tĩnh: 2 phủ, 6 huyện. 
 5- Thanh hoa: 9 phủ, 19 huyện, 3 châu. 
 6- Hà nội: 4 phủ, 15 huyện 
 7- Ninh bình: 2 phủ, 7 huyện. 
 8- Nam định: 4 phủ, 17 huyện. 
 9- Hưng yên: 2 phủ, 8 huyện 
 10-Hải dương: 4 phủ, 18 huyện. 
 11- Sơn tây: 5 phủ, 22 huyện. 
 12- Quan yên: 1 phủ, 3 huyện, 3 châu. 
 13- Hưng hoá: 3 phủ, 5 huyện, 16 châu. 
 14- Tuyên quang: 1 phủ, 1 huyện, 5 châu. 
 15- Bắc ninh: 4 phủ, 20 huyện. 
 16- Thái nguyên: 2 phủ, 9 huyện, 2 châu. 
 17- Lạng sơn: 1 phủ, 7 châu. 
 18- Cao bằng: 1 phủ, 4 châu. 
 1832- Nhâm thìn minh mệnh 13. 
 Chia tỉnh từ Quảng nam trở vào. Tập XI. Trang 202. 218. 
 1- Quảng nam: 2 phủ, 5 huyện. 
 2- Biên hoà: 1 phủ, 4 huyện. 
 3- Bình định: 2 phủ, 5 huyện. 
 4- Vĩnh long: 3 phủ, 6 huyện. 
 5- Bình định: 2 phủ, 5 huyện 
 6- Định tường: 1 phủ, 3 huyện. 
 7- Phú yên: 1 phủ, 2 huyện. 
 8- An giang: 2 phủ, 4 huyện. 
 9- Bình thuận: 2 phủ, 4 huyện. 
 10- Hà tiên: 1 phủ, 3 huyện. 
 11- Khánh hoà: 2 phủ, 4 huyện. 
Đại nam thực lục tiền biên 
 73 
 12- Phiên an: 2 phủ, 5 huyện. 
 1847. Đinh Tị, thiệu trị 7. 
 Trang 249: Tổng kê nhân đinh trong cả nước: 
1. Năm 1802 722.590 người (Gia long 1) 
2. Năm 1819 615.912 - (Gia long 18) 
3. Năm 1820 620.246 - (Minh mệnh 1) 
4. Năm 1840 970.516 - (Minh mệnh 21) 
5. Năm 1841 925.184 - (Thiệu trị 1) 
6. Năm 1847 1.020.388 - (Thiệu trị 7) 
Kê mỗi tỉnh (Năm 1847) 
Tỉnh Người Tỉnh Người 
1. Thừa thiên 42.751 17. Nghệ an 56.870 
2. Quảng nam 65.468 18. Thanh hoá 63.353 
3. Quảng ngãi 25.766 19. Ninh bình 30.350 
4. Bình định 52.110 20. Hà nội 64.201 
5. Phú yên 9.596 21. Hải dương 49.475 
6. Khánh hoà 10.426 22. Sơn tây 51.304 
7. Bình thuận 17.570 23. Bắc ninh 63.774 
8. Biên hoà 16.949 24. Nam định 78.368 
9. Gia định 51.788 25. Hưng yên 20.584 
10. Định tường 26.799 26. Tuyên quang 6.734 
11. Vĩnh long 41.336 27. Hưng hoá 11.219 
12. An giang 22.998 28. Quảng yên 3.639 
13. Hà tiên 5.728 29. Lạng sơn 11.224 
14. Quảng trị 33.169 30. Cao bằng 11.013 
15. Quảng bình 22.438 31. Thái nguyên 11.710 
16. Hà tĩnh 45.678 
Đại nam thực lục tiền biên 
 74 
Trích ở trang 88. 
 Tập XXVI- Trang 285-287. 
 Số liệu so sánh 2 năm 1840 và 1847 
 Tập XXVI- Trang 184.385. 
1847 1840 1847 
 Đinh tỵ Đinh 970.516 người 1.029.501 người 
Thiệu trị 7 Ruộng đất 4.063.892 mẫu 4.278.013 mẫu 
 Thóc 2.804.744 hộc 2.960.134 hộc 
 Tiền 2.852.462 quan 3.108.162 quan 
 Vàng 1.470 lạng 1.608 lạng 
 Bạc 121.114 lạng 128.773 lạng 
..... 

File đính kèm:

  • pdfdai_nam_thuc_luc_tien_bien.pdf
Ebook liên quan